Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH<br />
TRONG SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG Ở CÁC KHOA<br />
NGOẠI TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN<br />
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Huỳnh Lê Hạ*, Bùi Hồng Ngọc**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đứng trước thực trạng tỉ lệ vi khuẩn đề kháng kháng sinh (KS) ngày càng gia tăng do sử dụng<br />
không hợp lý KS nói chung và kháng sinh dự phòng (KSDP) nói riêng, tháng 06/2016, bệnh viện Bình Dân đã<br />
triển khai chương trình quản lý kháng sinh (QLKS) trên đối tượng KSDP, tuy nhiên hiệu quả của chương trình<br />
chưa được đánh giá một cách đầy đủ.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng KSDP và đánh giá hiệu quả chương trình QLKS trong sử dụng<br />
KSDP tại bệnh viện Bình Dân.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có so sánh trước sau tiến hành trên<br />
hồ sơ bệnh án (HSBA)được phân loại phẫu thuật sạch và sạch nhiễm tại khoa niệu và tổng quát trong 2 khoảng<br />
thời gian: trước can thiệp (01-05/2016) và sau can thiệp (08/2016-03/2017). Nghiên cứu so sánh tỉ lệ hợp lý giữa<br />
2 giai đoạn trước – sau can thiệp về các tiêu chí: chỉ định sử dụng hoặc không sử dụng KSDP, loại KSDP, liều<br />
KSDP, đường dùng KSDP, thời điểm dùng KSDP và khoảng thời gian sử dụng KSDP. Tài liệu đánh giá là Phác<br />
đồ sử dụng KSDP bệnh viện Bình Dân (2015), Hướng dẫn sử dụng KSDP Hội Dược sĩ Hoa Kì (2013).<br />
Kết quả: 334 HSBA được đưa vào nghiên cứu (160 HSBA trước can thiệp và 174 HSBA sau can thiệp). Tỉ<br />
lệ sử dụng KSDP hợp lý nói chung tăng có ý nghĩa thống kê từ 27,5% lên 63,8% sau can thiệp (p