intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả can thiệp sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả can thiệp sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân nội trú có sử dụng kháng sinh trong thời gian 6 tháng cuối năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả can thiệp sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

  1. 59 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Mã Lan Thanh, Nguyễn Thị Hạnh, Dương Quốc Hiền, Huỳnh Trinh Trí TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân nội trú có sử dụng kháng sinh trong thời gian 6 tháng cuối năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Kết quả: tổng cộng 1.325 bệnh nhân có sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý được cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp là 83,8% (trước can thiệp là 63,3%). Trong đó, tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý của hệ nội là 83% (trước can thiệp là 65,8%), hệ ngoại là 84,8% (trước can thiệp là 60,6%). Nghiên cứu nhận thấy kháng sinh dự phòng có ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh không hợp lý. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng có khả năng góp phần tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý gấp 10,8 lần, có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý được cải thiện sau can thiệp, góp phần giảm chi phí điều trị, giảm đề kháng kháng sinh. Nghiên cứu cho thấy kháng sinh dự phòng có ảnh hưởng đến sử dụng KS không hợp lý. ABSTRACT Objective: The objective of study was to evaluate the efficacy of an antibiotic intervention at An Giang General Hospital. Methods: Cross – sectional study. Subjects: The data from inpatient trials using antibiotics in the period from last 6 months of 2016 and first 6 months of 2017. Results: In a total of 1,325 medical records before and after intervention. The rate of antibiotic use was significantly improved after intervention (83.8%) (before intervention was 63.3%). In particular, the reasonable antibiotic use rate of the internal system was 83% (before intervention was 65.8%), of the Surgical system was 84.8% (before the intervention was 60.6%). The study found that prophylactic antibiotics affect the use of antibiotics inappropriately. The use of prophylactic antibiotics is likely to contribute to a 10.8-fold increase in the
  2. 60 use of antibiotics reasonably, which is statistically significant at p
  3. 61 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên hồ sơ nội trú có sử dụng kháng sinh tại BVĐKTTAG 6 tháng cuối năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh án sử dụng kháng sinh diệt Helicobacter Pylori. 3. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang Cỡ mẫu: 𝑍 2 𝛼 𝑝(1−𝑝) 1− 2 𝑛 = 𝑑2 Nghiên cứu trước đây của các tác giả khác p = 67,31% [3], chọn sai số d mong muốn là 4%, tính được n = 528,3 nên chúng tôi chọn cỡ mẫu là 600 bệnh nhân. 3. Định nghĩa các biến số - Sử dụng kháng sinh hợp lý: đáp ứng tiêu chí chính và/hoặc tiêu chí phụ + Tiêu chí chính: • Có ổ nhiễm trùng trên lâm sàng: Ổ áp xe, vết thương nhiễm trùng, phổi ran ẩm nổ, nước tiểu đục… • Có bằng chứng của nhiễm trùng bao gồm các dấu hiệu lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh hoặc các xét nghiệm (như cấy máu dương tính, nhuộm soi tươi, PCR, Xquang ngực có hình ảnh viêm phổi,…) + Tiêu chí phụ: • Khi có ≥ 2 dấu chứng của Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) ▪ Sốt > 380C hoặc < 360C; ▪ Nhịp tim > 90 nhịp/phút; ▪ Nhịp thở > 20 nhịp/phút, hoặc PaCO2 < 32mmHg; ▪ Bạch cầu máu > 12.000/µL hoặc < 4.000/µL hoặc > 10% tế bào non ở máu ngoại vi. • Kết hợp với:
  4. 62 ▪ CRP > 4 lần bình thường; ▪ Procalcitonin > 2 lần bình thường. + Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học: • Nếu có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ; • Phối hợp kháng sinh khi cần thiết. + Kháng sinh dự phòng theo phác đồ. − Sử dụng kháng sinh không hợp lý: không có các tiêu chí trên. − Kháng sinh dự phòng phẫu thuật: đợt điều trị không quá 24 giờ sau mổ. − Bệnh nặng: bệnh đang điều trị ở ICU hoặc có sốc. − Bệnh không nặng: không nằm ở ICU, không có sốc. - Chia 4 khối lâm sàng: ICU; Nhiễm; Các khoa khối nội: Nội Tổng hợp, Nội Thần kinh, Nội Tiêu hóa, Nội Thận - Tiết niệu, Nội Tim mạch, Khoa Lao; Các khoa khối ngoại: Ngoại Tổng hợp, Ngoại Tiết niệu, Ngoại Ung bướu, Ngoại Cơ xương khớp, bệnh lý về Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt... − Thời gian nằm viện: + Thời gian nằm viện ngắn: ≤ 7 ngày. + Thời gian nằm viện dài: > 7 ngày. − Người đánh giá phiếu khảo sát sử dụng kháng sinh: Bác sĩ trong ban giám sát sử dụng kháng sinh, có trình độ sau đại học, có nhiều năm kinh nghiệm, đánh giá dựa theo Hướng dẫn sử dụng Kháng sinh theo Quyết định 708/QĐ-BYT của Bộ Y tế và phác đồ điều trị của BVĐKTTAG. − Trước can thiệp sử dụng kháng sinh + Bệnh viện đang xây dựng lại phác đồ điều trị, các phác đồ có sử dụng kháng sinh theo Quyết định 708/QĐ-BYT của Bộ Y Tế. Bệnh viện chưa tổ chức lớp tập huấn cho Bác sĩ, Dược sĩ về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. + Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh mới thành lập, chưa đi vào chiều sâu. Đoàn kiểm tra các khoa lâm sàng hàng tháng chưa xây dựng thang điểm chấm cụ thể
  5. 63 cho sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị, đúng chỉ định, an toàn, hợp lý. Một số Bác sĩ còn chỉ định sử dụng kháng sinh theo thói quen, cho kháng sinh để yên tâm, không tuân thủ phác đồ. − Các biện pháp can thiệp tại bệnh viện giúp sử dụng kháng sinh hợp lý: thời gian bắt đầu can thiệp từ tháng 10/2016. + Xây dựng xong phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh viện mở lớp tập huấn sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho các Bác sĩ, Dược sĩ lâm sàng do Sở Y Tế An Giang chủ trì. + Hội đồng thuốc và điều trị hoạt động đi vào chiều sâu, thành lập Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh kiểm tra giám sát việc tuân thủ phác đồ điểu trị và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Định kỳ hàng tháng bình toa có sử dụng kháng sinh trên buổi sinh hoạt KHKT của bệnh viện. Xây dựng thang điểm chấm cụ thể về sử dụng kháng sinh hợp lý, chú trọng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cấy vi sinh và vai trò của điều dưỡng trong thực hiện y lệnh. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: nhập số liệu và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. Các biến số được sử dụng phép kiểm định thống kê Odds Ratio (OR). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu Đặc điểm chung 2016 (n= 608) 2017 (n=717) Tuổi trung bình (năm) 55,88 59,32 Giới nam 51,8% 50,3% Thời gian nằm viện TB 9,2 10,29 Tình trạng bệnh Nặng 87,8% 86,3% Không nặng 12,2% 13,7%
  6. 64 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi, giới, thời gian nằm viện và tình trạng bệnh trước và sau can thiệp. Khoa sử dụng kháng sinh Khoa Năm 2016 Năm 2017 n = 608 % n = 717 % ICU 44 7,2 49 6,8 Nhiễm 95 15,6 110 13 Khối Nội 181 29,8 278 38,8 Khối Ngoại 288 47,4 280 39,4 Nhận xét: Khoa Nhiễm, Khoa ICU sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp tương đương nhau; Khối nội sử dụng kháng sinh nhiều hơn sau can thiệp, Khối ngoại sử dụng kháng sinh có giảm hơn sau can thiệp. Kháng sinh dự phòng Năm 2016 năm 2017 n = 608 % n = 717 % Có 19 3,1 16 2,2 Không 589 96,9 701 97,8 Nhận xét: chưa thấy có sự cải thiện về sử dụng kháng sinh dự phòng sau can thiệp sử dụng kháng sinh. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý theo năm Kháng sinh Năm 2016 Năm 2017 Hợp lý 63,3 % 83,8 % Không hợp lý 36,7 % 16,2 % Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý đã tăng rõ sau can thiệp Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý theo khối lâm sàng
  7. 65 2016 2017 Hợp lý % Không hợp lý% Hợp lý% Không hợp lý% ICU 68,18 31,82 89,8 10,2 Nhiễm 74,74 25,26 73,6 26,34 Khối Nội 61,88 38,12 87,1 12,9 Khối Ngoại 40,28 59,72 83,6 16,4 Nhận xét: sử dụng kháng sinh hợp lý của các khoa lâm sàng tăng lên sau can thiệp. Sử dụng kháng sinh không hợp lý Năm 2016 Năm 2017 n = 608 % n = 717 % Không hợp lý 223 36,7 116 16,2 Loại KS không hợp lý 23 10,3 18 15,5 Liều dùng không hợp lý 43 19,2 36 31 Thời gian sử dụng không hợp lý 29 13 9 7,7 Đường dùng không hợp lý 7 3,1 0 0 Phối hợp KS không hợp lý 35 15,6 4 3,4 Không đủ tiêu chuẩn sử dụng KS 86 38,5 49 42,2 Một số yếu tố liên quan đến sử dụng kháng sinh Năm 2016 Năm 2017 Độ Độ Không Không Hợp lý O tin Hợp lý O tin hợp lý hợp lý n (%) R cậy n (%) R cậy n (%) n (%) 95% 95%
  8. 66 Nhóm bệnh 21 66. 10 33. 36 84. 16. (0.5 Nội-nhiễm 3 6 7 4 (0.53 7 0 0 2- và ICU 17 59. 11 40. 0.7 - 23 83. 70 16. 0.7 1.16 Ngoại 2 7 6 3 4 1.03) 4 6 46 4 8 ) Phẫu 12 63. 36. 18 85. 14. (0.7 thuật 5 5 72 5 (0.70 1 8 2 1.2 8- Có 26 63. 15 36. 1.0 - 42 83. 30 17. 3 1.93 Không 0 3 1 7 0 1.43) 0 0 86 0 ) Tình trạng bệnh 66. 33. 89. 10. (0.9 Nặng 49 2 25 8 (0.69 88 8 10 2 1.8 1- Không 33 62. 19 37. 1.1 - 51 82. 10 17. 1 3.61 nặng 6 9 8 1 5 1.92) 3 9 6 1 ) Thời gian 21 62. 37. (0.5 nằm bệnh 4 9 12 1 1.0 (0.74 34 85. 14. 0.7 2- Ngắn 17 63. 6 36. 3 - 7 3 60 7 8 1.68 Dài 1 8 97 2 1.44) ) KS dự 94. 81. 18. phòng 18 7 1 5.3 10. (1.4- 13 3 3 8 0.8 (0.2 Có 36 62. 22 33. 8 82.12 58 83. 11 16. 3 3- Không 7 3 2 7 ) 8 9 3 1 2.9) BÀN LUẬN Trong 6 tháng cuối năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 có tổng cộng 1.325 bệnh nhân có sử dụng kháng sinh được đưa vào nghiên cứu; trong đó nam chiếm tỷ lệ 51,%. Tuổi trung bình 57,6. Không có sự khác biệt về tuổi, giới, thời gian nằm viện, tình trạng bệnh trước và sau can thiệp. Khoa Nhiễm, Khoa ICU sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp tương đương nhau; Khối nội sử dụng kháng sinh nhiều hơn sau can thiệp (trước can thiệp 29,8% sau can thiệp 38,8%). Khối ngoại sử dụng kháng sinh có giảm hơn sau can thiệp (trước can thiệp 47,4%, sau can thiệp 39,4%). Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý được cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp là 83,8% (trước can thiệp là 63,3%) so với nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy là 77,9%. (trước can thiệp là
  9. 67 47,6%) [1] và Bệnh viện tuyến cuối Charoankrung Pracharak, Bangkok – Thái Lan là 74,6% (trước can thiệp là 42,2%) [7]. Trong đó, tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý của hệ nội là 83% (trước can thiệp là 65,8%), của hệ ngoại là 84,8% (trước can thiệp là 60,6%). Một số yếu tố liên quan như: nhóm bệnh, phẩu thuật, tình trạng bệnh, thời gian nằm viện chưa thấy có sự tương quan ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh không hợp lý. Chỉ có kháng sinh dự phòng là ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh không hợp lý. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng có khả năng góp phần tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý gấp 10,8 lần có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Sau can thiệp sử dụng kháng sinh, việc sử dụng kháng sinh dự phòng chưa có sự cải thiện. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu tại Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội năm 2015, kết quả nghiên cứu khảo sát 198 hồ sơ bệnh án có phẩu thuật tại khoa ngoại cho thấy không có trường hợp nào sử dụng theo phác đồ kháng sinh dự phòng, 100% người bệnh được dùng kháng sinh sau mổ [5]. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý cũng được cải thiện rõ: đường dùng kháng sinh không hợp lý giảm còn 0% (trước can thiệp là 3,1%), thời gian sử dụng kháng sinh không hợp lý giảm còn 7,7% (trước can thiệp là 13%), phối hợp kháng sinh không hợp lý giảm còn 3,4% (trước can thiệp là 15,6%). KẾT LUẬN − Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang trước can thiệp (năm 2016) là 63,3%, sau can thiệp (năm 2017) là 83,8%. − Một số yếu tố liên quan như: nhóm bệnh, phẩu thuật, tình trạng bệnh, thời gian nằm viện chưa thấy có sự tương quan ảnh hưởng đến sử dụng KS không hợp lý. Chỉ có KS dự phòng là ảnh hưởng đến sử dụng KS không hợp lý. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng có khả năng góp phần tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý gấp 10,8 lần có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. − Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại BVĐKTTAG đã giúp nâng ao kiến thức, ỹ năng thực hành của các Bác sĩ trong việc chỉ định sử dụng kháng sinh, góp phần giảm chi phí điều trị và kháng thuốc của vi khuẩn.
  10. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Quang Bính (2013), Chiến lược sử dụng kháng sinh và chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện, Bệnh viện Chợ Rẫy. 2. Global Antibiotic Resistance Partnership - Việt Nam (2010), Phân tích thực trạng: Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam. 3. Nguyễn Thị Hiền Lương (2012), Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 - 2011, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 4. Sở Y tế An Giang (2011), Báo cáo kết quả sử dụng thuốc và cận lâm sàng tại các bệnh viện trong tỉnh An Giang năm 2011. 5. Nguyễn Thị Hoài Thu (2016), "Thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Thanh Nhàn", Tạp chí Y tế Công cộng, 40(13), tr. 70-77. 6. Ntšekhe M., Hoohlo-Khotle N. , Tlali M., Tjipura D. (2011), Antibiotic Prescribing Patterns at Six Hospitals in Lesotho - Submitted to the US Agency for International Development by the Strengthening Pharmaceutical Systems (SPS) Program, Management Sciences for Health, Arlington, VA. 7. Pungjitprapai A., Tantawichien T. (2011), "Assessment of appropriateness of restricted antibiotic use in Charoenkrung Pracharak Hospital, a tertiary care hospital in Bangkok, Thailand", Southeast Asian J Trop Med Public Health, 42(4), pp. 926-935.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2