TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÕNG NÔN VÀ BUỒN NÔN CỦA DEXAMETHASON<br />
SAU PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN GIÁP<br />
Nguyễn Minh Lý*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả dự phòng nôn sau mổ cắt tuyến giáp (TG) của dexamethason.<br />
Phương pháp: 100 bệnh nhân (BN) tuổi từ 18 - 70, ASA I, II được mổ cắt TG dưới gây mê nội<br />
khí quản (NKQ) bằng propofol với kỹ thuật TCI nồng độ đích 3,8 - 4,0 µg/kg/ml. Chia BN làm 2<br />
nhóm, mỗi nhóm 50 BN. Nhóm dexamethason (nhóm D) được tiêm dexamethason 8 mg trước<br />
khi khởi mê, nhóm chứng không được tiêm dexamethason. Kết quả: nhóm D giảm tỷ lệ nôn và<br />
buồn nôn sau mổ xuống còn 8% so với nhóm chứng 30%. Nhóm D nôn và buồn nôn chủ yếu<br />
trong 6 giờ đầu và số lần nôn ít hơn, nhóm không dùng dexamethason nôn kéo dài với số lần<br />
nôn nhiều, cần dùng nhiều thuốc điều trị hơn. Kết luận: dùng dexamethason 8 mg dự phòng có<br />
tác dụng giảm tỷ lệ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật TG.<br />
* Từ khoá: Cắt tuyến giáp; Dexamethason; Nôn, buồn nôn; Gây mê.<br />
<br />
Evaluate the Effectiveness of Dexamethasone for Prevention of<br />
Post-operative Nausea and Vomiting in Patients Undergoing<br />
Thyroidectomy<br />
Summary<br />
The aim of study was to evaluate the effectiveness of dexamethasone for prevention of postoperative nausea and vomiting (PONV) after thyroidectomy. Method: 100 patients ranging from<br />
16 to 75 years old, ASA I, II (American Society of Anesthesiologist) received propofol targetcontrolled infusion anaesthesia method (TCI) with concentration plasma (Cp) 3.8 - 4.0 /ml.<br />
These patients were randomly divided into two groups: group D received dexamethasone 8 mg<br />
IV mg before induction and the control group did not receive dexamethasone IV. Results: PONV<br />
decreased by 8% in group D compared to 30% in the control group. In the meantime, PONV in<br />
group D was found within 2 - 6 hours, whereas this state stayed longer in the control group<br />
Conclusion: Dexamethasone 8 mg significantly reduced the incidence of PONV in patients<br />
undergoing thyroidectomy.<br />
* Key words: Thyroidectomy; Dexamethasone; Vomiting; Nausea; Anesthesia.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sau phẫu thuật cắt TG, biến chứng<br />
nôn và buồn nôn thường chiếm tỷ lệ cao,<br />
khoảng 60 - 80% nếu không có các<br />
biện pháp dự phòng kịp thời. Nguyên<br />
<br />
nhân có thể do thủ thuật này gây kích<br />
thích dây thần kinh phế vị và kích thích<br />
vào vùng hầu họng hoặc do tác dụng<br />
phụ của thuốc mê và giảm đau [3, 4, 5, 7].<br />
<br />
* Bệnh viện TWQĐ 108<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Lý (nguyenminhly@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 04/11/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/12/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2015<br />
<br />
124<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật ảnh<br />
hưởng nặng đến tâm sinh lý, làm BN hồi<br />
phục chậm sau phẫu thuật, kéo dài thời<br />
gian điều trị, ngoài ra có thể gây ra một số<br />
biến chứng nguy hiểm như bục vết mổ,<br />
mất nước và điện giải, gây nguy cơ viêm<br />
phổi do BN hít phải dịch dạ dày (Hội<br />
chứng Mendelson). Nhiều nghiên cứu<br />
gần đây đã tập trung vào tìm nguyên<br />
nhân và các biện pháp phòng ngừa giảm<br />
nôn sau phẫu thuật TG [3, 4, 5, 7, 9].<br />
Dexamethason là một loại corticoid được<br />
cho là có tác dụng dự phòng nôn rất tốt<br />
sau phẫu thuật [1, 4, 6, 8]. Tuy nhiên,<br />
nghiên cứu về tác dụng này trên nhóm<br />
BN mổ cắt TG còn chưa nhiều. Chính vì<br />
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này<br />
nhằm: Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn<br />
và buồn nôn của dexamethason trong<br />
phẫu thuật cắt TG.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
100 BN mổ phiên, chia ngẫu nhiên làm<br />
hai nhóm, mỗi nhóm 50 BN, tuổi từ 18 70, ASA I, II theo phân loại của Hiệp hội<br />
Gây mê Hoa Kỳ (American Society of<br />
Anesthesiologist) có chỉ định cắt gần<br />
hoàn toàn hoặc hoàn toàn TG được gây<br />
mê NKQ và rút NKQ ngay sau mổ.<br />
Loại trừ những BN chống chỉ định gây<br />
mê hoặc BN có biến chứng về gây mê<br />
hay phẫu thuật.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, so<br />
sánh ngẫu nhiên.<br />
125<br />
<br />
* Phương pháp tiến hành:<br />
- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ:<br />
+ Máy gây mê Omedha kèm monitor<br />
cung cấp đầy đủ và chuẩn định (Calibration)<br />
các thông số về hô hấp. Monitor đa thông<br />
số Phillipe.<br />
+ Bơm tiêm kiểm soát nồng độ đích<br />
(TCI), ống NKQ, đèn các cỡ.<br />
+ Thuốc propofol, dexamethason,<br />
ondansetron và thuốc men phương tiện<br />
gây mê hồi sức khác.<br />
- Chuẩn bị BN:<br />
+ BN được thăm khám 1 ngày trước<br />
mổ, kiểm tra các xét nghiệm cận lâm<br />
sàng, đo cân nặng chiều cao, tiên lượng<br />
đặt NKQ.<br />
+ Khai thác tiền sử say tàu xe, rối loạn<br />
tiền đình, có tiền sử nôn - buồn nôn sau<br />
mổ, tính điểm yếu tố nguy cơ.<br />
+ Tại phòng mổ, BN đều được đặt một<br />
đường truyền tĩnh mạch ngoại vi với kim<br />
20 G. Lắp đặt monitor theo dõi các thông<br />
số, thở oxy 2 - 3 l/phút.<br />
- Khởi mê và duy trì mê:<br />
+ Nhóm dexamethason (nhóm D): tiêm<br />
chậm các thuốc theo thứ tự sau: fentanyl<br />
3 mcg/ml, tracium 0,5 mg/kg, propofol<br />
được dùng với bơm tiêm TCI với nồng độ<br />
đích trong huyết tương dao động từ 3,5 4,0 µg/ml. Sau khi đặt NKQ, tiêm chậm<br />
dexamethason 8 mg tĩnh mạch.<br />
+ Nhóm chứng (chứng): sử dụng thuốc<br />
như nhóm D, chỉ khác là sau khi đặt NKQ<br />
không được tiêm dexamethason.<br />
- Kết thúc phẫu thuật:<br />
+ Trước khi kết thúc phẫu thuật 30 phút,<br />
truyền perfalgan 1 g/tĩnh mạch, ketogesic<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
30 mg. Khi BN tỉnh và hồi phục các phản<br />
xạ, rút ống NKQ, thở oxy 2 - 3 l/phút.<br />
+ Nếu BN nôn được dùng thêm<br />
ondansetron 8 mg tĩnh mạch chậm, BN<br />
nôn kéo dài nhắc lại thuốc sau 4 giờ.<br />
* Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:<br />
- Đặc điểm của BN: tuổi, giới, chiều cao<br />
và cân nặng.<br />
- Yếu tố nguy cơ tính theo thang điểm<br />
Apfel gồm 4 điểm: tiền sử say tàu xe hoặc<br />
nôn sau mổ (1 điểm); giới nữ (1 điểm);<br />
không hút thuốc lá (1 điểm); dùng morphin<br />
sau mổ (1 điểm) [9].<br />
<br />
- Thời gian phẫu thuật tính từ khi rạch<br />
da đến mũi khâu cuối cùng.<br />
- Thời gian gây mê tính từ khi BN mất<br />
ý thức đến khi tỉnh táo hoàn toàn.<br />
- Lượng propofol và fentanyl dùng<br />
trong mổ.<br />
- Mức độ và số lần buồn nôn, nôn theo<br />
dõi trong 24 giờ đầu sau mổ.<br />
- Số lần nôn phân loại theo 3 mức:<br />
nhẹ: BN buồn nôn hoặc nôn < 2 lần/24<br />
giờ, trung bình: 2 - 6 lần/24 giờ; nặng:<br />
> 6 lần/24 giờ.<br />
- Số lần phải tiêm thuốc điều trị chống<br />
nôn ondansetron.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm của nhóm BN nghiên cứu.<br />
nhãm BN<br />
p<br />
<br />
®Æc ®iÓm BN<br />
<br />
Nhóm D (n = 50)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 50)<br />
<br />
Nam n (%)<br />
<br />
18 (36)<br />
<br />
16 (32)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nữ n (%)<br />
<br />
32 (64)<br />
<br />
34 (68)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tuổi (năm) X SD<br />
<br />
46,9 11,2<br />
<br />
48,5 13,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chiều cao (cm) X SD<br />
<br />
155,2 8,2<br />
<br />
157,6 7,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Cân nặng (kg) X SD<br />
<br />
52,7 8,4<br />
<br />
51,6 8,1<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Yếu tố nguy cơ X SD<br />
<br />
1,9 1,2<br />
<br />
2,0 1,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Hai nhóm nghiên cứu có độ tuổi, chiều cao cân nặng, giới và yếu tố nguy cơ nôn và<br />
buồn nôn khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Bảng 2: Thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê.<br />
Nhãm bn<br />
<br />
p<br />
<br />
Thêi gian<br />
<br />
Nhóm D (n = 50)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 50)<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật (phút) X SD<br />
<br />
88,2 15,5<br />
<br />
86,8 12,4<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian gây mê (phút) X SD<br />
<br />
95 ,7 18<br />
<br />
95, 4 ± 13,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật và thời gian gây mê giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05).<br />
126<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
Bảng 3: Lượng thuốc mê và giảm đau dùng trong mổ.<br />
Nhãm BN<br />
<br />
p<br />
<br />
Thuèc dïng<br />
<br />
Nhóm D (n = 50)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 50)<br />
<br />
Propofol (mg) X SD<br />
<br />
623 57,5<br />
<br />
618 50,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Fentanyl (g) X SD<br />
<br />
235 27,3<br />
<br />
240 25,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Lượng thuốc mê và giảm đau dùng trong mổ giữa 2 nhóm khác nhau không có<br />
ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 4: Mức độ nôn và buồn nôn sau mổ.<br />
Nhãm BN<br />
p<br />
<br />
Møc ®é n«n vµ buån n«n<br />
<br />
Nhóm D (n = 50)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 50)<br />
<br />
Mức độ nhẹ (n, %)<br />
<br />
3 (6)<br />
<br />
11 (22)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Mức độ trung bình (n, %)<br />
<br />
1 (2)<br />
<br />
3 (6)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
0<br />
<br />
1 (2)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
4 (8)<br />
<br />
15 (30)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Mức độ nặng (n, %)<br />
Tổng<br />
<br />
BN bị nôn và buồn nôn ở nhóm chứng cao hơn nhóm dùng dexamethason trong tất<br />
cả các thời điểm sau mổ có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nhóm dùng dexamethason<br />
không gặp BN nào bị nôn nặng > 6 lần/24 giờ.<br />
Bảng 5: Số lần cần tiêm thuốc chống nôn.<br />
Nhãm BN<br />
p<br />
<br />
Tiªm thuèc chèng n«n<br />
<br />
Nhóm D (n = 50)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 50)<br />
<br />
Tiêm thuốc 1 lần<br />
<br />
4 (8,0)<br />
<br />
11 (22,0)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Tiêm thuốc 2 lần<br />
<br />
0<br />
<br />
4 (8,0)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Tiêm thuốc 3 lần<br />
<br />
0<br />
<br />
1 (2%)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Nhóm dùng dexamethason cần tiêm thuốc điều trị chống nôn ít hơn nhóm chứng có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của hai nhóm nghiên cứu<br />
tương đương nhau với tỷ lệ nữ giới phải<br />
can thiệp mổ cắt TG cao hơn nam. Thời<br />
gian mổ, thời gian gây mê, lượng thuốc<br />
mê và giảm đau dùng trong hai nhóm<br />
cũng như yếu tố nguy cơ tính theo thang<br />
điểm Apfel của hai nhóm khác nhau<br />
không có ý nghĩa thống kê (bảng 2, 3).<br />
127<br />
<br />
Theo Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ, tỷ lệ<br />
nôn và buồn nôn sau phẫu thuật nói<br />
chung khoảng 20 - 30%, tỷ lệ này lên đến<br />
70 - 80% ở BN có nguy cơ cao [6]. Trong<br />
phẫu thuật TG, tỷ lệ nôn và buồn nôn<br />
thường rất cao. Theo Aybars Tavlan và<br />
CS, nguy cơ nôn và buồn nôn lên đến<br />
63 - 84% [3], của Gunn Hee Kim là 53,3%<br />
[7], Christine F là 64% [5]. Nguyên nhân<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
của tình trạng này hiện chưa rõ. Nhiều tác<br />
giả cho rằng do tính chất phẫu thuật kích<br />
thích vào dây thần kinh phế vị và vùng<br />
hầu họng, ngoài ra thuốc mê và thuốc<br />
giảm đau cũng có tác dụng kích thích vào<br />
thụ thể hoá học ở trung khu nôn. Do đó,<br />
rất nhiều tác giả đã nghiên cứu tìm<br />
nguyên nhân cũng như các phương pháp<br />
đề phòng, điều trị giảm nôn sau phẫu<br />
thuật TG [3, 4, 5, 7].<br />
<br />
hơn, 11 BN (22%) phải dùng thuốc điều<br />
trị so với 4 BN (8%) ở nhóm dùng<br />
dexamethason và 4 BN phải tiêm nhắc lại<br />
thuốc chống nôn lần 2; 1 BN nhắc lại lần<br />
3 (bảng 5). Như vậy, việc phối hợp dùng<br />
thêm dexamethason khi khởi mê góp<br />
phần làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ nôn và<br />
buồn nôn sau mổ.<br />
<br />
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh<br />
dexamethason có hiệu quả cao trong<br />
phòng tránh nôn và buồn nôn sau mổ.<br />
Chen CC và CS dùng 8 - 10 mg<br />
dexamethason làm giảm tác dụng phụ<br />
nôn và buồn nôn [4]. Nguyễn Văn Chừng<br />
và CS [1] khi dùng ondansetron 4 mg phối<br />
hợp với dexamethason 4 mg, làm giảm tỷ<br />
lệ nôn và buồn nôn còn 8,75% so với<br />
nhóm chứng là 47,17%. So sánh với các<br />
loại thuốc phòng tránh nôn sau mổ,<br />
nghiên cứu của Ho CM, Wu HL và CS<br />
thấy dexamethason có tác dụng phòng<br />
tránh nôn sau mổ với hiệu quả cao, giá<br />
thành rẻ, tuy nhiên các tác giả cũng cho<br />
rằng việc phối hợp nhiều loại thuốc sẽ<br />
cho hiệu quả cao hơn dùng dexamethason<br />
đơn thuần [8]. Theo hướng dẫn kiểm soát<br />
nôn và buồn nôn sau mổ của Hiệp hội<br />
Gây mê châu Âu [9] và Hiệp hộị Gây mê<br />
Sản phụ khoa Canada [6], dexamethason<br />
liều 8 - 10 mg có tác dụng phòng tránh<br />
nôn do nó có khả năng làm tăng giải<br />
phóng nồng độ endorphins và kích thích<br />
ăn ngon miệng.<br />
<br />
Hồ Văn Tuấn và CS trong một khảo<br />
sát thấy tỷ lệ nôn và buồn nôn ở BN gây<br />
mê NKQ là 39,3%, đặc biệt BN nữ có<br />
nguy cơ nôn và buồn nôn cao gấp 7,2 lần<br />
so với nam, BN có tiền sử say tàu xe có<br />
tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ cao gấp<br />
5,76 lần, sử dụng morphin cao gấp 3,62<br />
lần, có tiền sử hút thuốc lá lại giảm tỷ lệ<br />
nôn và buồn nôn sau mổ [2]. Tỷ lệ BN n÷<br />
mổ TG cao hơn nam cũng là yếu tố góp<br />
phần làm tăng tỷ lệ BN nôn sau mổ BN có<br />
biểu hiện nôn hay buồn nôn trong nhóm<br />
nghiên cứu được điều trị bằng ondansetron<br />
8 mg tĩnh mạch chậm cho kết quả tốt. Một<br />
số BN có biểu hiện nôn kéo dài được tiêm<br />
nhắc lại 1 ống sau 4 giờ, tăng truyền dịch<br />
bồi phụ nước điện giải đều hết nôn sau<br />
24 giờ sau mổ.<br />
KẾT LUẬN<br />
Gây mê kết hợp với dexamethason 8<br />
mg tiêm tĩnh mạch trước mổ làm giảm<br />
tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ TG còn<br />
8% so với nhóm chứng 30% khi gây mê<br />
không dùng dexamethason. Nhóm dùng<br />
dexamethason có nôn và buồn nôn chủ<br />
yếu trong 6 giờ đầu và mức độ nhẹ,<br />
nhóm không dùng dexamethason có số<br />
lần nôn nhiều và kéo dài hơn. Như vậy,<br />
dexamethason 8 mg có tác dụng làm giảm<br />
đáng kể tỷ lệ nôn và buồn nôn sau phẫu<br />
thuật TG.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu bảng 4 cho thấy<br />
tác dụng phụ nôn và buồn nôn ở nhóm<br />
chứng gặp nhiều hơn so với nhóm được<br />
tiêm dexamethason. Nôn và buồn nôn ở<br />
nhóm chứng kéo dài với số lần nôn nhiều<br />
128<br />
<br />