Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ENZYME VISCOZYME L<br />
THAY THẾ HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT CARRAGEENAN<br />
TỪ RONG SỤN KAPPAPHYCUS ALVAREZII (DOTY) DOTY<br />
EVALUATING THE EFFECT OF USING VISCOZYME L<br />
ENZYME REPLACING CHEMICALS IN PRODUCTION OF CARRAGEENAN<br />
FROM SEAWEED KAPPAPHYCUS ALVAREZII (DOTY) DOTY<br />
Bùi Huy Chích1, Đỗ Văn Ninh2, Vũ Ngọc Bội3<br />
Ngày nhận bài: 16/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 16/10/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phương pháp sử dụng enzyme Viscozyme L xử lý rong trong quá trình sản xuất carrageenan từ rong Kappaphycus<br />
alvarrezii (Doty) Doty có nhiều ưu điểm so với phương pháp xử lý rong bằng NaOH. Cụ thể, sử dụng enzyme Viscozyme<br />
L xử lý rong cho hiệu suất quy trình và sức đông carrageenan cao hơn, khắc phục những hạn chế của quá trình sản xuất<br />
carrageenan theo phương pháp sử dụng NaOH xử lý rong như: carrageenan thu được thường lẫn hóa chất, quá trình tinh<br />
chế rất khó khăn, ô nhiễm môi trường, độc hại cho người sản xuất.<br />
Từ khóa: Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty, carrageenan, Viscozyme L<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Method of using Viscozyme L enzyme for treating seaweed in the production of carrageenan from seaweed<br />
Kappaphycus alvarrezii (Doty) Doty has several advantages over the NaOH treatment method. Specifically, Viscozyme<br />
L enzyme treatment of seaweed gave higher yield and higher carrageenan gelation degree, overcoming the disadvantages<br />
of carrageenan production by NaOH treatment where carrageenan obtained was often mixed with chemicals, difficult to be<br />
refined, causing environmental pollution, and harmful to workers.<br />
Keywords: Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty, carrageenan, Viscozyme L<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rong sụn là nguyên liệu để sản xuất<br />
Carrageenan, một loại polysaccharide được biết và<br />
sử dụng từ lâu, ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực<br />
như chế biến sữa, thịt, mỹ phẩm, thuốc... Tuy nhiên,<br />
công nghệ chế biến rong sụn và Carrageenan<br />
từ rong sụn ở Việt Nam còn hạn chế nên rong sụn<br />
nguyên liệu ít được tiêu thụ trong nước mà chủ<br />
yếu chủ yếu xuất khẩu qua thương lái dưới dạng<br />
nguyên liệu khô nên rất dễ bị ép giá, bị động trông<br />
chờ vào thị trường nước ngoài. Trong khi, hàng năm<br />
đất nước ta vẫn phải tốn một lượng ngoại tệ lớn để<br />
nhập khẩu các loại Carrageenan làm phụ gia cung<br />
cấp cho các ngành công nghiệp trong nước [1].<br />
<br />
Hiện tại, các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực<br />
nuôi trồng và thu nhận Carrageenan từ rong sụn theo<br />
quy trình xử lý rong bằng acid hay kiềm. Phương<br />
pháp xử lý này sản xuất Carrageenan còn có một<br />
số hạn chế là Carrageenan thu được thường lẫn với<br />
hóa chất nên quá trình tinh chế gặp nhiều khó khăn,<br />
ô nhiễm môi trường, độc hại với người sản xuất.<br />
Do vậy, đòi hỏi bức xúc của thực tiễn đặt ra là cần<br />
nghiên cứu phát triển để có được công nghệ sản<br />
xuất Carrageenan từ rong sụn hiệu quả, ổn định,<br />
hạn chế việc sử dụng hóa chất làm ảnh hưởng đến<br />
an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường cung cấp<br />
cho các ngành công nghiệp trong nước và hướng<br />
đến xuất khẩu, hạn chế được tình trạng xuất khẩu<br />
<br />
Th.S Bùi Huy Chích: Trường Cao đẳng cộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu<br />
TS. Đỗ Văn Ninh: Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
TS. Vũ Ngọc Bội: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
Phú Nhuận, TP. HCM cung cấp, hoạt độ 100 FBG/g,<br />
điều kiện thích hợp để chế phẩm hoạt động:<br />
pH 3,5 - 5,5 và nhiệt độ 40 - 550C. Bảo quản chế<br />
phẩm ở nhiệt độ 1 - 100C.<br />
<br />
rong nguyên liệu khô với giá rẻ, nhập khẩu<br />
Carrageenan với giá cao như hiện nay. Từ đó, góp<br />
phần giải quyết đầu ra cho nghề nuôi trồng rong<br />
sụn, nâng cao giá trị thương phẩm. Thúc đẩy nghề<br />
trồng rong sụn tại Việt Nam phát triển.<br />
Với phương pháp sử dụng enzyme để xử lý rong,<br />
phản ứng xảy ra trong điều kiện nhẹ nhàng, hiệu quả<br />
cao do tính đặc hiệu của enzyme [6], không độc hại<br />
cho người sản xuất và ảnh hưởng đến môi trường,<br />
đảm bảo an toàn thực phẩm đang là một hướng<br />
nghiên cứu được nhiều nhà khoa học trong và ngoài<br />
nước quan tâm.Trong phạm vi bài báo này, chúng<br />
tôi không trình bày quá trình nghiên cứu để từ đó đề<br />
xuất quy trình sản xuất carrageenan từ rong sụn theo<br />
phương pháp xử lý rong bằng enzyme Viscozyme L<br />
mà sử dụng luôn quy trình đã nghiên cứu để đánh giá<br />
hiệu quả sử dụng enzyme Viscozyme L thay thế hóa<br />
chất trong sản xuất carrageenan từ rong sụn.<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Các phương pháp phân tích<br />
- Xác định hàm ẩm: bằng phương pháp sấy đến<br />
khối lượng không đổi theo tiêu chuẩn TCVN 3700 - 90.<br />
- Xác định sức đông theo Craigle (1978) [5].<br />
- Phương pháp nhuộm kép: Dùng để phân biệt<br />
một cách rõ ràng các mô của một cơ quan. Những<br />
mô có màng tế bào hóa gỗ sẽ bắt màu xanh của<br />
phẩm lục iode hoặc xanh methylene. Những mô có<br />
màng tế bào cấu tạo bằng cellullose, sẽ bắt màu<br />
hồng của phẩm đỏ carmin [4].<br />
- Xác định hiệu suất thu hồi Carrageenan theo<br />
công thức [3]:<br />
A(100-W2)<br />
100%<br />
X=<br />
P(100-W1)<br />
Trong đó, A: là số gram Carrageenan thu được (g);<br />
P: Số gram rong đem nấu chiết (g); W1: Độ ẩm của<br />
rong nguyên liệu (g); W2: Độ ẩm của Carrageenan (g).<br />
2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Tiến hành thí nghiệm sản xuất carrageenan theo<br />
hai quy trình: Xử lý rong bằng enzyme Viscozyme L<br />
và sản xuất carrageenan theo phương pháp xử lý<br />
rong bằng NaOH trên cùng mẫu rong nghiên cứu. Với<br />
mỗi quy trình sản xuất, đánh giá hiệu suất thu hồi sản<br />
phẩm, sức đông, pH và màu sắc sản phẩm thu được.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Nguyên liệu: Rong sụn Kappaphycus alvarrezii<br />
(Doty) Doty được nuôi trồng tại đầm Thủy Triều, xã<br />
Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Thời<br />
gian thu mẫu, ngày 4/4/2013, rong có độ tuổi là 45<br />
ngày. Sau đó, rong được chuyển về phòng thí nghiệm<br />
Trường Đại học Nha Trang phơi khô tới độ ẩm ≤ 25%,<br />
và được sử dụng để tiến hành tách chiết Carrageenan.<br />
- Enzyme Viscozyme L: Của hãng Novozymes<br />
do Công ty Nam Giang - 133/7 Hồ Văn Huê, Phường 9,<br />
<br />
Rong sụn khô<br />
Ngâm (1 - 2h)<br />
Rửa<br />
Xử lý enzyme<br />
- Tỷ lệ nước nấu/rong 50/1<br />
- t0C= 950C;<br />
- Thời gian nấu 70 phút<br />
<br />
Rửa<br />
<br />
- Tỷ lệ rong/nước: 20/1<br />
- Nồng độ enzyme: 1%<br />
- Nhiệt độ xử lý 450C<br />
- pH = 4,6<br />
<br />
Nấu chiết<br />
<br />
Bã<br />
<br />
Lọc nóng<br />
<br />
KCl 0,3%<br />
<br />
Bổ sung KCl<br />
Để đông, cắt sợi<br />
Cấp đông<br />
Rã đông<br />
Phơi hoặc sấy<br />
Carrageenan<br />
Hình 1. Sản xuất carrageenan theo phương pháp xử lý rong bằng enzyme Viscozyme L (Bùi Huy Chích, Đỗ Văn Ninh và cs, 2013)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
nhằm loại bỏ tạp chất tạo ra trong quá trình thủy phân<br />
enzyme. Tiếp theo, rong được đem đi nấu chiết ở<br />
950C, tỷ lệ nước/rong khô: 50/1 và thời gian 70 phút.<br />
Hỗn hợp được lọc qua một lớp vải, rồi bổ sung 0,3%<br />
KCl vào dịch lọc, để đông tự nhiên, cắt miếng, cấp<br />
đông, rã đông và làm khô thu sản phẩm carrageenan.<br />
<br />
Giải thích hình 1: Rong sụn khô được rửa sạch,<br />
ngâm trương nở từ 1 - 2 giờ, tiếp đó đem xử lý bằng<br />
Viscozyme L với các thông số: Lượng nước gấp<br />
20 lần trọng lượng rong khô; Tỷ lệ enzyme/rong:<br />
1%; Nhiệt độ: 450C; pH môi trường: 4,6; Thời gian:<br />
60 phút. Sau khi xử lý enzyme rong được đem đi rửa<br />
<br />
Rong sụn khô<br />
Ngâm, rửa<br />
Xử lý kiềm<br />
<br />
- Nhiệt độ 300C<br />
- Thời gian 40 phút<br />
- Nồng độ NaOH 6%<br />
<br />
Rửa trung tính<br />
- Nhiệt độ 102 C<br />
- Thời gian 65 phút<br />
- Tỷ lệ nước/rong 52/1<br />
0<br />
<br />
Nấu chiết<br />
Lọc<br />
<br />
Bã<br />
<br />
Dịch lọc<br />
<br />
KCl 0,06%<br />
<br />
Làm đông, tan giá<br />
Phơi/ sấy<br />
Xay nghiền<br />
Bao gói<br />
Hình 2. Sản xuất carrageenan theo phương pháp xử lý rong bằng NaOH (Đào Trọng Hiếu, 2007)<br />
<br />
Giải thích hình 2: Rong sụn khô được rửa sạch,<br />
ngâm trương nở từ 1 - 2 giờ, tiếp đó đem xử lý với<br />
NaOH với các thông số: Lượng nước gấp 20 lần<br />
trọng lượng rong khô; Nồng độ NaOH: 6%; Nhiệt<br />
độ: 300C; Thời gian: 40 phút. Sau khi xử lý NaOH<br />
rong được đem đi rửa trung tính bằng HCl nhằm loại<br />
bỏ tạp chất và trung hòa kiềm dư. Tiếp theo, rong<br />
được đem đi nấu chiết ở 1020C, tỷ lệ nước/rong khô:<br />
52/1 và thời gian 65 phút. Hỗn hợp được lọc qua<br />
một lớp vải, rồi bổ sung 0,06% KCl vào dịch lọc, để<br />
đông tự nhiên, cắt miếng, cấp đông, rã đông và làm<br />
khô thu sản phẩm carrageenan [2].<br />
Song song, tiến hành chụp hình ảnh và làm tiêu<br />
bản đối với rong trước, sau khi xử lý NaOH, enzyme<br />
Viscozyme L để quan sát sự thay đổi của thành tế<br />
bào rong.<br />
Để có được hình ảnh của rong sụn trước và sau<br />
<br />
12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
khi xử lý với kiềm, enzyme Viscozyme L sử dụng<br />
phần mềm máy ảnh của điện thoại iphone 4s.<br />
Để quan sát sự thay đổi của thành tế bào rong<br />
trước, sau khi xử lý NaOH, Viscozyme L dùng<br />
phương pháp nhuộm kép và quan sát dưới kính<br />
hiển vi điện tử với độ phóng đại 100X.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả quan sát hình ảnh thành tế bào rong<br />
trước và sau khi xử lý<br />
Hình ảnh của rong sụn trước và sau khi xử lý<br />
với kiềm, enzyme Viscozyme L thể hiện ở hình 3,<br />
hình 4 và hình 5.<br />
Vi ảnh thành tế bào rong trước và sau khi xử<br />
lý NaOH và Viscozyme L quan sát dưới kính hiển<br />
vi bằng phương pháp nhuộm kép được thể hiện ở<br />
hình 6, hình 7 và hình 8.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
Thành tế bào<br />
<br />
Hình 3. Ảnh chụp rong sụn khi chưa xử lý<br />
<br />
Hình 6. Vi ảnh rong sụn khi chưa xử lý<br />
<br />
Hình 4. Ảnh chụp rong sụn sau khi xử lý<br />
NaOH 6%, T0 thường, τ= 40 phút<br />
<br />
Hình 7. Vi ảnh rong sụn sau khi xử lý bằng<br />
NaOH 6%, T0 thường, τ= 40 phút<br />
<br />
Hình 5. Ảnh chụp rong sụn khi xử lý bằng<br />
enzyme 1%, T0= 45 0C, pH= 4,6, τ= 60 phút<br />
<br />
Hình 8. Vi ảnh rong sụn khi xử lý bằng<br />
enzyme 1%, T0 = 450C, pH = 4,6, τ = 60 phút<br />
<br />
1.1. Màu sắc thân rong<br />
Màu sắc của thân rong xử lý bằng phương pháp<br />
NaOH có màu trắng sáng hơn (hình 3, 4, 5). Do khi<br />
dùng kiềm (hình 4) có tác dụng bào mòn thân rong,<br />
phá vỡ nhiều lớp tế bào sắc tố, khử sắc tố trong<br />
rong nên thân rong thu được có màu trắng sáng.<br />
Trong khi đó, dùng enzyme (hình 5) thì khi bào mòn<br />
thân rong thì một phần nó đã phá vỡ lớp tế bào sắc<br />
tố nhưng vẫn chưa triệt nên sắc tố vẫn còn lưu lại<br />
một ít trong thân rong nên màu sắc tối hơn.<br />
1.2. Kích thước thân rong<br />
Sau khi xử lý, kích thước thân rong có sự thay<br />
đổi rõ rệt, có thể nhận biết bằng mắt thường (hình<br />
3, 4, 5). Cụ thể, kích thước thân rong sau khi xử lý<br />
<br />
với NaOH 6% giảm nhiều nhất sau đó đến thân rong<br />
xử lý bằng enzyme. Do khi xử lý rong bằng NaOH<br />
và enzyme có tác dụng bào mòn thân rong. Tuy<br />
nhiên, ngoài tác dụng bào mòn thân rong NaOH còn<br />
tấn công vào các lớp tế bào bên trong. Đây cũng là<br />
cơ sở để giải thích nguyên nhân hiệu suất thu hồi<br />
carrageenan của phương pháp xử lý bằng NaOH<br />
thấp hơn phương pháp xử lý bằng enzyme.<br />
1.3. Kích thước thành tế bào của rong sụn<br />
Thành tế bào của rong sau khi xử lý đều giảm<br />
rõ rệt, tùy thuộc vào phương pháp xử lý rong khác<br />
nhau mà mức độ giảm khác nhau. Đối với phương<br />
pháp xử lý rong bằng NaOH (hình 4, 7) thì thành<br />
tế bào mất hẳn và có thể NaOH tấn công cắt<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
mạch Carrageenan. Đối với phương pháp xử lý rong bằng enzyme Viscozyme (hình 5, 8) thành tế bào giảm<br />
so với khi chưa xử lý, có thể mất hẳn.<br />
2. Kết quả đánh giá chất lượng Carrageenan theo phương pháp xử lý bằng enzyme với phương pháp<br />
xử lý bằng hóa chất<br />
Kết quả đánh giá chất lượng Carrageenan theo phương pháp xử lý bằng enzyme với phương pháp xử lý<br />
bằng hóa chất được thể hiện ở bảng 1.<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy:<br />
Bảng 1. Kết quả đánh giá chất lượng Carrageenan theo phương pháp xử lý bằng enzyme<br />
với phương pháp xử lý bằng hóa chất<br />
Hiệu suất Sức đông<br />
pH<br />
(%)<br />
(g/cm2) (Carrageenan 1%)<br />
<br />
STT<br />
<br />
Mẫu<br />
<br />
1<br />
<br />
Xử lý bằng NaOH<br />
<br />
16,76<br />
<br />
580±5<br />
<br />
8,6<br />
<br />
2<br />
<br />
Xử lý bằng enzyme Viscozyme<br />
<br />
29,31<br />
<br />
617±5<br />
<br />
6,2<br />
<br />
2.1. Về mặt hiệu suất<br />
Sử dụng chế phẩm enzyme Viscozyme L thu<br />
được Carrageenan có hiệu suất thu nhận cao hơn<br />
khi dùng hóa chất. Do enzyme Viscozyme L có tác<br />
dụng bào mòn thành tế bào của thân rong, giúp<br />
cho quá trình chiết được triệt để và dễ dàng hơn.<br />
Còn khi sử dụng NaOH để xử lý rong, do NaOH<br />
là một kiềm mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến mạch<br />
polysaccharide, cụ thể làm cắt mạch liên kết dẫn<br />
đến rong bị gãy vụn, gây thất thoát carrageenan,<br />
làm giảm hiệu suất.<br />
2.2. Về sức đông<br />
Carrageenan thu được từ phương pháp sử<br />
dụng enzyme có sức đông cao hơn hẳn việc<br />
sử dụng hóa chất. Do enzyme có tác động nhẹ<br />
nhàng vào thành tế bào rong (hình 5, 8) nên ít ảnh<br />
hưởng đến cấu trúc của Carrageenan, các liên kết<br />
glucoside không bị cắt đứt nên sức đông cao. Tuy<br />
nhiên, khi sử dụng kiềm thì ngoài tác động bào<br />
mòn thành tế bào rong, nó còn tác động vào chuỗi<br />
polysaccharide (hình 4, 7) làm cắt đứt các liên kết<br />
glycoside nên sức đông của Carrageenan thấp hơn<br />
xử lý bằng enzyme.<br />
<br />
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Màu sắc<br />
<br />
2.3. Về pH của dung dịch Carrageenan 1%<br />
Carrageenan thu được theo phương pháp xử<br />
lý bằng enzyme Viscozyme L có pH nằm trong vùng<br />
trung tính (pH 6,2), trong khi Carrageenan thu được<br />
theo phương pháp xử lý bằng NaOH có pH nằm<br />
trong vùng kiềm tính (pH 8,6). Quá trình ngâm xử lý<br />
rong với NaOH 6% trong thời gian 40 phút, NaOH<br />
không chỉ phá vỡ thành tế bào bên ngoài của thân<br />
rong mà còn có thời gian để thẩm thấu sâu vào các<br />
lớp tế bào bên trong thân rong. Do đó, sau khi xử<br />
lý xong với kiềm, mặc dù quy trình đã có công đoạn<br />
rửa trung tính rong. Tuy nhiên, công đoạn này chỉ<br />
loại bỏ được lớp kiềm bám ở bề mặt thân rong và<br />
không có tác dụng với các lớp bên trong. Dẫn đến<br />
sản phẩm thu được vẫn còn lẫn hóa chất kiềm.<br />
Ngoài ra, chính vì công đoạn rửa trung tính không<br />
có tác dụng với các lớp bên trong dẫn đến còn tồn<br />
dư NaOH trong các lớp tế bào thân rong, nên khi<br />
nấu chiết kết hợp với nhiệt độ cao làm cắt mạch<br />
Carrageenan dẫn đến sức đông của Carrageenan<br />
giảm. Ngoài ra còn gây khó khăn cho công đoạn<br />
tinh chế và ứng dụng trong thực phẩm do nhiễm dư<br />
lượng NaOH.<br />
<br />