TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011<br />
TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN ĐÀN CỪU NUÔI<br />
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT NUÔI THỦY AN<br />
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC TẨY TRỪ<br />
Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Xuân Bả<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
Bùi Văn Lợi , Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm 56 mẫu phân của 14 cừu Phan Rang nuôi thử<br />
nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
nhằm xác định thành phần loài kí sinh, tỷ lệ, cường độ nhiễm và đánh giá hiệu lực một số loại<br />
thuốc tẩy ký sinh trùng. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở cừu là 100% gồm<br />
có 6 loài thuộc ba lớp Trematoda (sán lá), Nematoda (giun tròn), Protozoa (đơn bào), không có<br />
ký sinh trùng thuộc lớp Cestoda (sán dây). Có 100% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp<br />
Nematoda và Protozoa, 85,71% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Trematoda. Có 80% cừu bị<br />
nhiễm Strongyloides sp. ở mức độ (+), 37,50% cừu nhiễm Trichocephalus sp. ở mức độ (++) và<br />
42,86% cừu nhiễm Trichostrongylidae ở mức độ nhiễm (+++). Sử dụng thuốc Nitroxinyl để tẩy<br />
Trematoda có hiệu lực cao hơn so với Albendazol (75% so với 50%). Đối với Nematoda thì hiệu<br />
quả tẩy của thuốc Albendazol (33,33%) cao hơn Levamisol HCl (25%).<br />
Từ khóa: cừu, kí sinh trùng, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, hiệu quả điều trị.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Trong những năm gần đây đàn cừu trong cả nước có xu hướng tăng về số lượng.<br />
Tổng đàn cừu cả nước tăng từ 4.000 con (năm 1976) lên 56.827 con năm 2004, nhiều<br />
nhất ở Ninh Thuận (42.000 con) [1]. Gần đây, do sự bùng phát dịch bệnh ở nhiều vật<br />
nuôi phổ biến như trâu bò, lợn, gia cầm nên cừu và một số giống gia súc khác như dê,<br />
thỏ… được người chăn nuôi quan tâm lựa chọn. Thời gian qua đã có nhiều địa phương<br />
(Tây Nguyên, Hà Nội...) nhập và nuôi khảo nghiệm giống cừu Phan Rang bước đầu cho<br />
kết quả tốt [2]. Trung tâm Nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm,<br />
Đại học Huế đã nhập đàn cừu Phan Rang với số lượng ban đầu là 21 con (6 con đực<br />
sinh sản; 11 con cái sinh sản và 4 cừu con theo mẹ) vào tháng 2 năm 2009, với mục tiêu<br />
đánh giá khả năng thích nghi của giống cừu này trong điều kiện nóng ẩm cao và giới<br />
thiệu giống vật nuôi mới làm đa dạng vật nuôi trong vùng. Sau 1 tháng nuôi thử nghiệm<br />
đã có 7 con cừu bị chết. Kết quả mổ khám cho biết, nguyên nhân chính là do cừu nhiễm<br />
ký sinh trùng ở mức độ rất nặng và stress do vận chuyển. Xuất phát từ vấn đề trên<br />
69<br />
<br />
chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: (1) Xác định thành phần loài kí sinh trên<br />
cừu nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An; (2) Xác định tỷ lệ và cường độ<br />
nhiễm ký sinh trùng trên đàn cừu; (3) Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc tẩy.<br />
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 56 mẫu phân của cừu Phan Rang nuôi tại Trung<br />
tâm Nghiên cứu Vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Cừu được<br />
nuôi trong từng ô chuồng riêng lẻ, sàn chuồng cao hơn mặt đất 30 cm. Mặt sàn có các<br />
khe hở để cho phân rơi xuống đất. Hàng ngày cừu được cung cấp đầy đủ thức ăn và<br />
nước uống. Thức ăn cho cừu là cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá cây được thu cắt xung quanh<br />
thành phố Huế và sử dụng cho ăn tươi.<br />
Các loại thuốc được sử dụng để tẩy ký sinh trùng là Levamisol HCl 1 mg/1 kg P<br />
(Levamisol, Cty TNHH Minh Huy), Albendazol 12 mg/1kg P (Han-Dertil-B, Hanvet),<br />
Nitroxinil 10 mg/kg P (Fasciolid, Vinavetco). Levamisol và Nitroxinyl được đưa vào cơ<br />
thể cừu bằng đường tiêm bắp thịt; Albendazol được đưa vào bằng đường uống.<br />
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Xác định thành phần loài ký sinh ở đường tiêu hóa, tỉ lệ và cường độ<br />
nhiễm trên đàn cừu<br />
Mẫu phân của cừu được thu theo từng cá thể vào buổi sáng sớm. Phân được lấy<br />
trong trực tràng hoặc ltrên nền chuồng (trước khi thu mẫu, nền chuồng và xung quanh<br />
chuồng được quét dọn sạch sẽ vào buổi chiều của ngày hôm trước để tránh thu mẫu cũ).<br />
Mỗi mẫu phân lấy khoảng 20g cho vào túi nilon, bên ngoài có ghi số hiệu của mẫu, tính<br />
biệt và các thông tin khác được ghi trong sổ số liệu thô. Những cừu này không được sử<br />
dụng bất kỳ loại thuốc điều trị giun sán nào trong vòng 2 tháng trước khi tiến hành<br />
nghiên cứu. Tất cả cừu được xác định trọng lượng và kiểm tra phân trong cùng một thời<br />
điểm.<br />
Mẫu phân được bảo quản lạnh trong bình đựng mẫu đưa về phòng thí nghiệm và<br />
tiến hành kiểm tra xét nghiệm tại phòng thí nghiệm Ký sinh trùng thuộc Khoa Chăn<br />
nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế về thành phần các loài ký sinh<br />
trùng, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm.<br />
- Xác định thành phần các loài ký sinh trùng dựa trên phương pháp lắng cặn<br />
Benedek (1943) [3].<br />
+ Nguyên lý: lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng giữa trứng giun sán và tỷ trọng của<br />
nước lã, khi để lắng cặn trứng giun sán có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng<br />
xuống đáy.<br />
70<br />
<br />
+ Cách tiến hành: lấy 5 - 10 gram phân cho vào cốc sạch rồi cho một ít nước lã<br />
sạch vào dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho tan rồi lọc qua rây, cho nước lọc vào cốc<br />
tam giác. Sau đó lấy rây lọc ra rồi đổ nước vào cho đến vạch 500 ml, để lắng 20 – 30<br />
phút. Tiến hành gạn bỏ phần nước ở trên bề mặt và làm lại 3 - 5 lần đến khi nước trong.<br />
Tiếp theo, lấy cặn cho vào hộp lồng. Dùng pi pét hút 1 giọt xanh methylen nhỏ vào hộp<br />
lồng. Cuối cùng, dùng ống hút lấy cặn trong hộp lồng làm tiêu bản, sau đó đưa lên kính<br />
hiển vi để soi.<br />
- Phương pháp phù nổi của Fulleborn [4].<br />
- Xác định cường độ và tỷ lệ nhiễm bằng phương pháp đếm trứng theo Stoll<br />
(1926) [7]. Sử dụng để tính số lượng trứng trong 1 gam phân.<br />
+ Cách tiến hành: lấy 4 gam phân của gia súc cần xét nghiệm bỏ vào trong cốc<br />
đong 100ml. Rót dung dịch NaOH 0,1 N vào sao cho phân + dung dịch = 60 ml. Tiến<br />
hành làm tan phân. Bỏ 10 – 15 viên bi thủy tinh vào cốc đựng phân lắc đều trong vòng 3<br />
– 5 phút để làm tan phân. Tiếp theo dùng ống hút chia độ hút 0,15 ml dung dịch làm tiêu<br />
bản. Sau đó, đọc kết quả (chú ý phải đọc hết số tiêu bản làm từ 0,15 ml dung dịch). Cuối<br />
cùng, tính toán số liệu (gọi X là số trứng có trong 0,15 ml dung dịch thì số trứng trong 1<br />
gam phân là 100 x X)<br />
Cách tính toán kết quả như sau: dựa vào số trứng trên 1 gam phân (eggs per<br />
gram (E.P.G)):<br />
<br />
E.P.G<br />
Sán lá gan<br />
<br />
Sán lá dạ cỏ<br />
<br />
Giun tròn<br />
<br />
Cầu trùng<br />
<br />
+<br />
<br />
≤ 200<br />
<br />
≤ 400<br />
<br />
≤ 400<br />
<br />
≤ 1000<br />
<br />
++<br />
<br />
200 - ≤ 500<br />
<br />
400 - ≤ 1000<br />
<br />
400 - ≤ 1000<br />
<br />
1000 - ≤ 3000<br />
<br />
+++<br />
<br />
> 500<br />
<br />
>1000<br />
<br />
>1000<br />
<br />
>3000<br />
<br />
Cường độ<br />
nhiễm<br />
<br />
2.2.2. Đánh giá kết quả điều trị của 3 loại thuốc điều trị ký sinh trùng<br />
Chúng tôi tiến hành chia các cừu thành 3 nhóm để đánh giá hiệu quả của thuốc tẩy:<br />
- Nhóm 1: Sử dụng thuốc Levamisol HCl: cho 4 cừu nhiễm giun tròn<br />
- Nhóm 2: Sử dụng thuốc Albendazol: trên 6 cừu nhiễm sán lá gan, sán lá dạ cỏ<br />
và giun tròn<br />
- Nhóm 3: Sử dụng Nitroxinyl: trên 4 cừu nhiễm sán lá gan, sán lá dạ cỏ và giun<br />
tròn.<br />
71<br />
<br />
So sánh hiệu quả điều trị sán lá của Albendazol với hiệu quả điều trị sán lá của<br />
Nitroxinyl.<br />
So sánh hiệu quả điều trị giun tròn của Levamisol với Albendazol và Nitroxinyl<br />
(do Albendazol và Nitroxinyl vừa có tác dụng tẩy sán lá vừa có tác dụng tẩy giun tròn).<br />
Trước và sau khi điều trị mẫu phân của các cừu cũng được thu thập theo quy<br />
trình trên và mẫu phân lần 2, 3, 4 và 5 được thu vào các thời điểm sau 24 giờ, 5 ngày, 10<br />
ngày và 15 ngày kể từ khi tiêm thuốc điều trị.<br />
Xác định hiệu quả của các loại thuốc tẩy bằng phương pháp Stoll (1926) kiểm<br />
tra số lượng trứng trong phân trước và sau khi tẩy, từ đó đánh giá hiệu quả của thuốc<br />
điều trị. Mẫu sạch mầm bệnh là những mẫu có ít hơn 30 trứng /1 gam phân (E.P.G < 30)<br />
[6].<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Thành phần, tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài ký sinh trùng trên cừu<br />
Kết quả đánh giá thành phần các loại ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm và cường độ<br />
nhiễm trên đàn cừu Phan Rang sau 3 tháng nuôi thích nghi tại Trung tâm nghiên cứu vật<br />
nuôi Thủy An được trình bày trên bảng 1 và 2.<br />
Bảng 1. Thành phần các loài ký sinh trùng trong đường tiêu hóa của đàn cừu<br />
<br />
Số hiệu cừu<br />
Loại ký<br />
sinh trùng<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12 13<br />
<br />
14<br />
<br />
Trichostrongylidae*<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
Strongyloides sp.<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
Trichocephalus sp.<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
Fasciola sp.<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
Paramphistomum sp. -<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
Eimeria sp.<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
* Trychostrongylidae:<br />
Trichostrongylus sp..<br />
<br />
Haemonchus sp., Mecistocirrus sp., Nematodirus sp.,<br />
<br />
Qua bảng 1 cho thấy: cừu nuôi ở Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An nhiễm<br />
ký sinh trùng thuộc ba lớp Trematoda (sán lá) (Fasciola sp., Paramphistomum sp.),<br />
Nematoda (giun tròn) (Trichostrongylidae*, Strongyloides sp., Trichocephalus sp.),<br />
Protozoa (đơn bào) (Eimeria sp.), không có ký sinh trùng thuộc lớp Cestoda (sán dây).<br />
Trong đó 100% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Nematoda và Protozoa, 85,71% cừu<br />
72<br />
<br />
nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Trematoda.<br />
Trong 14 cừu kiểm tra có 2 cừu nhiễm 3 loại ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 14,3%; 8<br />
cừu nhiễm 4 loại ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 57,1% và 4 cừu nhiễm 5 loại ký sinh trùng<br />
chiếm tỷ lệ 28,6%. Như vậy, mỗi cừu không nhiễm đơn lẻ từng ký sinh trùng mà nhiễm<br />
hỗn hợp nhiều loại ký sinh trùng khác nhau.<br />
Bảng 2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng trong đường tiêu hóa của đàn cừu<br />
<br />
Tên giun sán<br />
<br />
Số<br />
Số<br />
mẫu<br />
Tỷ lệ<br />
mẫu<br />
kiểm<br />
nhiễm<br />
nhiễm<br />
tra<br />
(%)<br />
(+)<br />
(n)<br />
<br />
Cường độ nhiễm<br />
+<br />
Sl<br />
<br />
++<br />
<br />
TL(%)<br />
<br />
Sl<br />
<br />
+++<br />
<br />
TL(%) Sl TL(%)<br />
<br />
Trichostrongylidae<br />
<br />
56<br />
<br />
56<br />
<br />
100,00 16<br />
<br />
28,57<br />
<br />
16<br />
<br />
28,57<br />
<br />
24<br />
<br />
42,86<br />
<br />
Strongyloides sp.<br />
<br />
56<br />
<br />
20<br />
<br />
35,71<br />
<br />
16<br />
<br />
80,00<br />
<br />
4<br />
<br />
20,00<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Trichocephalus sp.<br />
<br />
56<br />
<br />
32<br />
<br />
57,14<br />
<br />
20<br />
<br />
62,50<br />
<br />
12<br />
<br />
37,50<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Fasciola sp.<br />
<br />
56<br />
<br />
20<br />
<br />
35,71<br />
<br />
12<br />
<br />
60,00<br />
<br />
4<br />
<br />
20,00<br />
<br />
4<br />
<br />
20,00<br />
<br />
Paramphistomum<br />
sp.<br />
<br />
56<br />
<br />
48<br />
<br />
85,71<br />
<br />
28<br />
<br />
58,34<br />
<br />
16<br />
<br />
33,33<br />
<br />
4<br />
<br />
8,33<br />
<br />
Eimeria sp.<br />
<br />
56<br />
<br />
56<br />
<br />
100,00 24<br />
<br />
42,86<br />
<br />
20<br />
<br />
35,71<br />
<br />
12<br />
<br />
21,43<br />
<br />
Kết quả phân tích 56 mẫu phân cho thấy, 14 cừu kiểm tra đều nhiễm ký sinh<br />
trùng. Trong đó, 100% cừu nhiễm Trichostrongylidae và Eimeria sp., 48 mẫu trong tổng<br />
số 56 mẫu của các cừu kiểm tra nhiễm Paramphistomum sp. chiếm tỷ lệ 85,71%. Tỷ lệ<br />
nhiễm Trichocephalus sp. là 57,14% và tỷ lệ nhiễm Fasciola sp. và Strongyloides sp. là<br />
thấp nhất chiếm 35,71%. Kết quả này cao hơn so với những nghiên cứu trên đàn cừu ở<br />
Việt Nam của (Drozdz J., 1971) (Fasciola 20%, Paramphistomum 37%,<br />
Trichostrongylidae 58,9%), cao hơn so với nghiên cứu về Eimeria của (Dinka Ayana et<br />
al, 2009) trên cừu ở Thổ Nhĩ Kỳ (59,6%).<br />
Kết quả đánh giá về cường độ nhiễm ký sinh trùng ở cừu cho thấy: 80% cừu bị<br />
nhiễm Strongyloides sp. ở mức độ (+), đối với Trichocephalus sp. là 62,5%, Fasciola sp.<br />
là 60%, thấp nhất là Trichostrongylidae (28,57%). Mức độ nhiễm (++) cao nhất là<br />
Trichocephalus sp. (37,5%), kế đến là Eimeria sp. (35,71%) và thấp nhất là Fasciola sp.<br />
và Strongyloides sp. (20%). Mức độ nhiễm (+++) chủ yếu là Trichostrongylidae<br />
(42,86%) và Eimeria sp. (21,43%), thấp nhất là Paramphistomum sp. (8,33%).<br />
Từ kết quả trên cho thấy cừu là đối tượng vật nuôi rất dễ nhiễm các loại ký sinh<br />
trùng, đặc biệt là hai họ Trichostrongylidae và Eimeria. Mức độ nhiễm nặng nhất là với<br />
73<br />
<br />