Tác động của yếu tố bảo vệ môi trường đến việc thực thi tái chế bao bì đóng gói sản phẩm của khách hàng
lượt xem 1
download
Bài viết "Tác động của yếu tố bảo vệ môi trường đến việc thực thi tái chế bao bì đóng gói sản phẩm của khách hàng" tập trung vào ảnh hưởng của yếu tố bảo vệ môi trường đến việc thực hiện tái chế bao bì đóng gói sản phẩm của khách hàng. Tình hình rác thải môi trường hiện nay “Rác thải môi trường” đang là một vấn đề nghiêm trọng đối với toàn cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của yếu tố bảo vệ môi trường đến việc thực thi tái chế bao bì đóng gói sản phẩm của khách hàng
- TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VIỆC THỰC THI TÁI CHẾ BAO BÌ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM CỦA KHÁCH HÀNG Nghiêm Tạ Công Tố Uyên* Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Thái Hòa TÓM TẮT Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, việc bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách. Bài báo này tập trung vào ảnh hưởng của yếu tố bảo vệ môi trường đến việc thực hiện tái chế bao bì đóng gói sản phẩm của khách hàng. Tình hình rác thải môi trường hiện nay “Rác thải môi trường” đang là một vấn đề nghiêm trọng đối với toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Bảo vệ Môi Trường Thế Giới (WWF), Việt Nam mỗi ngày có 2.500 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường (WWF Việt Nam, 2023). Hiện nay, nhu cầu mua sắm tăng cao và kéo theo lượng rác thải bao bì ngày càng nhiều. Trong bối cảnh này, tái chế bao bì đóng gói sản phẩm là một phương tiện hiệu quả để giảm thiểu lượng rác thải và tăng cường sự bảo vệ cho môi trường. Bên cạnh đó Logistics ngược đang được xem như một giải pháp quan trọng trong việc thu hồi, xử lý và kết hợp với Logistics xanh để tái sử dụng các sản phẩm bao bì đóng gói. Từ khóa: Logistics Ngược; Logistics Xanh; Rác thải nhựa; Tái chế. 1. LOGISTICS NGƯỢC (REVERSE LOGISTICS) VÀ LOGISTICS XANH (GREEN LOGISTICS) GIẢI PHÁP CHO VIỆC HẠN CHẾ RÁC THẢI Khi mà phân tích từ khóa Reverse Logistics thì xuất hiện của các nhành nhỏ của hậu cần ngược như hình 1 bao gồm: Supply chain, waste, recycling, e-waste. Cơ sở dữ liệu web của khoa học (WOS) đã được sử dụng để tìm kiếm các bài báo liên quan nhằm tạo ra hình ảnh trực quan. 876
- Hình 3. Keyword co-occurrence analysis of reverse logistics (nguồn: (Sun và c.s., 2022)) 1.1 Logistics Ngược (Reverse Logistics), một xu thế mới Theo trang NetSuite (NetSuite.com, 2021), Logistics ngược bắt đầu từ người tiêu dùng cuối cùng, di chuyển ngược lại qua chuỗi cung ứng đến nhà phân phối hoặc từ nhà phân phối đến nhà sản xuất. Hậu cần ngược cũng có thể bao gồm các quy trình trong đó người tiêu dùng cuối cùng chịu trách nhiệm xử lý sản phẩm lần cuối, bao gồm tái chế, tân trang hoặc bán lại. Reverse Logistics là một khái niệm kinh doanh quan trọng được sử dụng trong việc quản lý phế thải và quá trình thu hồi sản phẩm. Reverse Logistics được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành sản xuất, bán lẻ và vận chuyển. Reverse Logistics mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, bao gồm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng tương tác với khách hàng, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế từ sản phẩm phế thải. Tuy nhiên một trong những lợi ích quan trọng của Reverse Logistics là giúp giảm thiểu lượng phế thải được sản xuất. Việc thu hồi lại sản phẩm có thể cho phép tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý một cách hiệu quả các tài nguyên và phế thải. Điều này giúp giảm lượng rác thải và giảm chi phí sản xuất. Hình 4. Reverse Logistics Supply Chain (nguồn: (NetSuite.com, 2021)) 1.2 Logistics Xanh (Green Logistics) góp phần phát triển bền vững 877
- Theo trong bài về Green Logistics của McKinnon (McKinnon, 2010) thì Green Logistics (còn được gọi là Logistics Xanh) là một khái niệm liên quan đến việc áp dụng các giải pháp và công nghệ xanh để tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Mục đích của Green Logistics là giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động vận chuyển hàng hóa đến môi trường, đồng thời tăng cường hiệu quả và tính bền vững của hoạt động kinh doanh. Các hoạt động Green Logistics bao gồm việc sử dụng các phương tiện vận chuyển xanh như xe chạy bằng năng lượng mặt trời hoặc điện, tối ưu hóa tuyến đường và lịch trình vận chuyển để giảm thiểu thời gian và khoảng cách di chuyển, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý thông minh hàng hóa, lưu trữ và vận chuyển, và tái chế và sử dụng lại đồng bộ các sản phẩm và vật liệu. Theo trang Karma Metric (Sustainable packaging, 2022) thì tính bền vững và tôn trọng môi trường đã trở thành hai vấn đề cơ bản đối với các doanh nghiệp. Người tiêu dùng ngày nay ngày càng nhạy cảm với những chủ đề này và mong đợi rằng các doanh nghiệp có thể chịu trách nhiệm về sinh thái học (và về điểm này, hoạt động tiếp thị có thể tạo ra sự khác biệt trong việc thúc đẩy hành vi bền vững ). Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường đang hành động để mang lại các giải pháp xanh hơn cho khách hàng của họ. Nhưng trước tiên chúng ta phải đối phó với thực tế. Sự gia tăng của thị trường thương mại điện tử cũng kéo theo sự gia tăng sản xuất bao bì, do đó lượng khí thải CO2 vào khí quyển ngày càng lớn. Các công ty biết rõ vấn đề và cần tối ưu hóa chuỗi cung ứng để làm cho quy trình bền vững hơn với môi trường. Phát triển bền vững là một khái niệm liên quan đến việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng của thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ. Trong trường hợp Green Logistics, phát triển bền vững có thể được đạt được bằng cách giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động vận chuyển hàng hóa đến môi trường và cải thiện hiệu quả và tính bền vững của hoạt động kinh doanh. 1.3 Logistics ngược và việc hạn chế rác thải Ứng dụng của Reverse Logistics trong thu hồi phế thải là rất đa dạng, bao gồm việc thu hồi các sản phẩm trả lại, các sản phẩm hư hỏng, sản phẩm quá hạn sử dụng, các bao bì, vật liệu đóng gói, và các vật liệu tái chế khác. Nó cũng có thể bao gồm việc thu hồi các sản phẩm tái sử dụng và các linh kiện của sản phẩm để sử dụng lại trong quá trình sản xuất mới. Reverse Logistics cũng liên quan đến Green Logistics. Green Logistics là một hình thức vận chuyển và quản lý hàng hóa nhằm tối ưu hóa các hoạt động của chuỗi cung ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Các chiến lược Green Logistics bao gồm việc tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển, sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường, và sử dụng các công nghệ mới để giảm thiểu lượng khí thải được sinh ra trong quá trình vận chuyển. Reverse Logistics có liên quan đến Green Logistics trong việc giảm thiểu lượng phế thải và tối ưu hóa việc tái sử dụng các sản phẩm. Nó có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách giảm lượng phế thải được sản xuất và tối ưu hóa quá trình vận chuyển sản phẩm. Trong tổng thể, Reverse Logistics đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý phế thải và tài nguyên, đồng thời đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. Việc kết hợp Reverse Logistics và Green Logistics sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững và giúp các doanh nghiệp đạt được những lợi ích kinh tế và môi trường lớn. 2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LOGISTICS NGƯỢC (REVERSE LOGISTICS) 878
- Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về Reverse Logistics trong thu hồi phế liệu, từ việc nghiên cứu các tiêu chuẩn và quy trình quản lý phế liệu, đến việc phân tích chi phí và hiệu quả của quá trình tái chế và thu hồi phế liệu. Các nghiên cứu này đã đưa ra nhiều kết luận quan trọng và đưa ra những giải pháp để cải thiện hiệu quả của quá trình Reverse Logistics. Từ các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, các chuyên gia đưa ra nhận định rằng Reverse Logistics là một phương pháp quản lý hiệu quả trong việc thu hồi và tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng, giúp giảm thiểu tác động của rác thải đến môi trường và cải thiện tài nguyên sử dụng. Các ứng dụng của Reverse Logistics trong thu hồi phế liệu cũng có thể được liên kết với Green Logistics, trong đó mục tiêu chính là giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua các hoạt động vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hoá . 2.1 Logistics ngược các nghiên cứu về thu hồi phế liệu Logistics ngược (Reverse Logistics) là quá trình quản lý, vận hành các hoạt động liên quan đến thu hồi, xử lý và tái sử dụng các sản phẩm, vật liệu, phế liệu và bất kỳ tài sản nào đã được sử dụng hoặc tiêu thụ. Trong ngành công nghiệp, logistics ngược thường liên quan đến quản lý các hoạt động thu hồi phế liệu, sản phẩm trả lại, và các vật liệu đang trong quá trình tái sử dụng hoặc tái chế. Nghiên cứu về thu hồi phế liệu là một trong những chủ đề quan trọng trong lĩnh vực Logistics ngược. Các nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề liên quan đến quản lý thu hồi phế liệu, bao gồm cả việc đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa quy trình thu hồi và xử lý phế liệu, cũng như xác định các rủi ro và thách thức trong quá trình này. Một số ví dụ về các nghiên cứu về thu hồi phế liệu như là: Managing value in reverse logistics systems (Johnson, 1998); Reverse logistics activities in three companies of the process industry (Sellitto, 2018); An emergy-based evaluation of a reverse logistics network for steel recycling (Giannetti và c.s., 2013);… Các nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác hiểu rõ hơn về các vấn đề và giải pháp trong quá trình quản lý thu hồi phế liệu, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và hướng dẫn để tối ưu hóa quy trình này. 2.2 Các nghiên cứu về vai trò của khách hàng Trong lĩnh vực Logistics ngược, khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thu hồi sản phẩm, vật liệu và phế liệu, đặc biệt là trong các mô hình kinh doanh dịch vụ hoặc các sản phẩm có tính thân thiện với môi trường. Các nghiên cứu về vai trò của khách hàng trong Logistics ngược thường tập trung vào các chủ đề sau: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ thu hồi và tái sử dụng sản phẩm: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ thu hồi và tái sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp cải thiện dịch vụ và tăng cường quan hệ với khách hàng; Nhận thức của khách hàng về tác động của sản phẩm đến môi trường: Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá nhận thức của khách hàng về tác động của sản phẩm đến môi trường, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và thiết kế các sản phẩm phù hợp với xu hướng bảo vệ môi trường; Thái độ và hành vi của khách hàng đối với việc thu hồi và tái sử dụng sản phẩm: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá thái độ và hành vi của khách hàng đối với việc thu hồi và tái sử dụng sản phẩm, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và phát triển các chương trình khuyến mãi và marketing phù hợp. Một số ví dụ về các nghiên cứu về vai trò của khách hàng trong logistics ngược: Give me back my empties or else! A preliminary analysis of customer compliance in reverse logistics practices (UK) 879
- (Breen, 2006); … 3. KẾT LUẬN Hiện nay có rất ít nghiên cứu về Reverse Logistics có góc nhìn của khách hàng được thực hiện, đa phần các nghiên cứu về chủ đề này tập trung vào góc độ của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đáng chú ý vì khách hàng có vai trò quan trọng trong việc thu hồi phế liệu và tái sử dụng sản phẩm. Dựa vào Google Scholar (Google Scholar, 2023) khi tìm kiếm từ khóa "Reverse Logistics", chúng ta sẽ nhận được hơn 120,000 kết quả trả về. Tuy nhiên, với từ khóa "reverse logistics customer perspective" trả về số lượng kết quả rất hạn chế, chỉ có khoảng 20 kết quả liên quan đến chủ đề này. Trong khi đó, với từ khóa "reverse logistics business perspective" thì số lượng kết quả trả về lên đến hơn 10,000 kết quả. Hình 5. Biểu đồ thể hiện mức độ tìm kiếm các dữ liệu Một trong những nghiên cứu tiêu biểu về Reverse Logistics với góc nhìn của khách hàng là của Eloranta và Heiskanen (2010), đã nghiên cứu về vai trò của khách hàng trong việc thu hồi phế liệu điện tử. Nghiên cứu của họ cho thấy khách hàng có ý chí cao trong việc tái sử dụng sản phẩm và sẵn sàng trả lại sản phẩm cũ cho nhà sản xuất để tái chế. Tuy nhiên, còn rất nhiều khía cạnh khác cần được nghiên cứu về Reverse Logistics với góc nhìn của khách hàng, nhằm cung cấp thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất trong việc đưa ra các quyết định về thu hồi phế liệu và tái sử dụng sản phẩm. Vì vậy, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu hơn về quan điểm của khách hàng trong việc áp dụng Reverse Logistics. Chúng ta cần tập trung vào việc đo lường sự hài lòng của khách hàng về Reverse Logistics, hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và thái độ của khách hàng. Các kết quả của những nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và cải thiện quá trình Reverse Logistics của họ, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường giá trị cho khách hàng. Ở bài báo này chỉ đề xuất ý tưởng nghiên cứu về ý định thực hiện của khách hàng nên sẽ chưa có giải pháp cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 880
- 1. Breen, L. (2006). Give me back my empties or else! A preliminary analysis of customer compliance in reverse logistics practices (UK). Management Research News, 29(9), 532–551. https://doi.org/10.1108/01409170610708989 2. Giannetti, B. F., Bonilla, S. H., & Almeida, C. M. V. B. (2013). An emergy-based evaluation of a reverse logistics network for steel recycling. Journal of Cleaner Production, 46, 48–57. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2012.05.024 3. Google Scholar. (2023). https://scholar.google.com/ 4. Johnson, P. F. (1998). Managing value in reverse logistics systems. Transportation Research Part E: Logistics and Transportation Review, 34(3), 217–227. https://doi.org/10.1016/S1366- 5545(98)00016-7 5. McKinnon, A. C. (B.t.v). (2010). Green logistics: Improving the environmental sustainability of logistics. Kogan Page. 6. NetSuite.com. (2021, Tháng Giêng 14). A Guide to Reverse Logistics. Oracle NetSuite. https://www.netsuite.com/portal/resource/articles/inventory-management/reverse-logistics.shtml 7. Plastic pollution is growing relentlessly as waste management and recycling fall short, says OECD. (2022, Tháng Hai 22). https://www.oecd.org/environment/plastic-pollution-is-growing- relentlessly-as-waste-management-and-recycling-fall-short.htm 8. Sellitto, M. A. (2018). Reverse logistics activities in three companies of the process industry. Journal of Cleaner Production, 187, 923–931. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2018.03.262 9. Sun, X., Yu, H., & Solvang, W. D. (2022). Towards the smart and sustainable transformation of Reverse Logistics 4.0: A conceptualization and research agenda. Environmental Science and Pollution Research, 29(46), 69275–69293. https://doi.org/10.1007/s11356-022-22473-3 10. Sustainable packaging: Towards greener logistics - Karma Metrix. (2022, Tháng Bảy 1). karmametrix.com. https://karmametrix.com/blog/web-sustainability/sustainable-packaging-green- logistics/ 11. TTWTO VCCI - (Publications) The White Book on Vietnamese E-Business 2021. (2021). https://wtocenter.vn/chuyen-de/17837-the-white-book-on-vietnamese-e-business-2021 12. WWF Việt Nam: Nhựa dùng một lần vẫn phổ biến ở Việt Nam – VD-Office. (2023). https://www.vd-office.org/en/wwf-vietnam-single-use-plastic-is-still-prevalent-in-vietnam/ 881
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động của môi trường các dự án sản xuất hóa chất cơ bản
111 p | 473 | 229
-
Bài giảng đánh giá tác động môi trường
147 p | 556 | 163
-
Bài giảng học môn ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
53 p | 674 | 137
-
Giáo trình -Đánh giá tác động môi trường -chương 1
19 p | 127 | 44
-
Cơ chế tác động của estrogen Tác động của estrogen được xác định bởi các
13 p | 254 | 23
-
Năng lượng (Tác động của môi trường lên hoạt tính enzyme )
10 p | 119 | 13
-
Nghiên cứu cơ chế tác động giảm sóng của rừng ngập mặn khu vực Hải Phòng
10 p | 94 | 11
-
Tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng áo đường mềm ở khu vực Bắc Trung Bộ
10 p | 64 | 5
-
Phân tích các yếu tố thủy động lực biển khu vực đảo Phú Quý
9 p | 61 | 5
-
Mối liên hệ giữa nhiễm bẩn vi sinh và yếu tố lượng mưa: Trường hợp điển hình các hồ Kinh thành Huế
3 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá tác động của một số yếu tố mặt đệm đến dòng chảy lũ hạ lưu sông Cả bằng công nghệ giải đoán ảnh Landsat
9 p | 83 | 2
-
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng động của công trình biển dưới tác động của tải trọng sóng và gió
9 p | 79 | 2
-
Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến ổn định bờ sông: Trường hợp nghiên cứu tại sông Cái Lân, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
10 p | 13 | 2
-
Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước nhạt dưới đất đồng bằng ven biển Hà Tĩnh
5 p | 62 | 1
-
Nghiên cứu về quy luật biến động của một số yếu tố khí tượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu
6 p | 74 | 1
-
Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên kinh tế xã hội ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 52 | 1
-
Các yếu tố thúc đẩy hành vi vì môi trường của giới trẻ: Trường hợp sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
17 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn