Bài giảng học môn ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
lượt xem 137
download
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một vật thể hoặc một sự kiện nào đó. Theo Luật BVMT Việt Nam 2005 thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 2, Luật BVMT 2005).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng học môn ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- M ỤC L ỤC CHƯƠNG I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) ................................................................................................................................... 3 1.1. Môi trường và ĐTM ........................................................................................................ 3 1.2. Khái niệm về ĐTM ......................................................................................................... 4 1.3. Định nghĩa ĐTM ............................................................................................................. 4 1.4. Mục đích của ĐTM ......................................................................................................... 6 1.5. Ý nghĩa của ĐTM ........................................................................................................... 6 1.6. Nội dung và yêu cầu của ĐTM ........................................................................................ 7 1.6.1. Nội dung chính ......................................................................................................... 7 1.6.2. Các yêu cầu .............................................................................................................. 8 1.7. Lịch sử phát triển ............................................................................................................ 9 CHƯƠNG II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA ĐTM .............. 11 2.1. Lược duyệt (Screening) ................................................................................................. 11 2.2. Đánh giá tác động môi trường sơ bộ (Preliminary Environmental Impact Assessment) .. 13 2.3. Đánh giá tác động môi trường đầy đủ (Full Environmental Impacts Assessment) .......... 14 2.3.1. Các điều kiện để thực hiện ĐTM ............................................................................ 14 2.3.2.1. Cơ sở pháp lý................................................................................................... 14 2.3.2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ............................. 14 2.3.2.3. Các số liệu về hiện trạng môi trường liên quan đến khu vực thực hiện dự án ... 15 2.3.2.4. Quy mô dự án .................................................................................................. 15 2.3.2. Phân biệt giữa ĐTM và ĐMC (Đánh giá môi trường chiến lược) ............................ 16 2.3.2.1. Định nghĩa ĐMC ............................................................................................. 17 2.3.2.2. Mục tiêu và ý nghĩa của ĐMC.......................................................................... 17 2.3.2.3. Phân biệt giữa ĐTM và ĐMC .......................................................................... 17 2.3.3. Đánh giá tác động môi trường đầy đủ (Full EIA) .................................................... 18 2.3.3.1. Chuẩn bị .......................................................................................................... 18 2.3.3.2. Đánh giá tác động môi trường ......................................................................... 19 CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................................................................................................................ 25 3.1. Khái quát về các phương pháp ĐTM (EIA Methodologies) ........................................... 25 3.2. Phương pháp liệt kê các thông số môi trường (Index methods) ...................................... 26 3.3. Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường (Checklists) ...................................... 27 3.3.1. Danh mục đơn giản (Simple checklists) .................................................................. 27 3.3.2. Danh mục mô tả (Descriptive checklists) ................................................................ 28 3.3.3. Danh mục dạng câu hỏ i (Questionnaire checklists) ................................................. 28 3.3.4. Danh mục có ghi mức độ tác động (Scaling checklists) ........................................... 29 3.3.5. Danh mục có ghi trọng số mức độ tác động (Scaling-weighting checklists)............. 29 3.4. Phương pháp ma trận môi trường (Matrices) ................................................................. 31 3.4.1. Phương pháp ma trận tương tác đơn giản (Simple Interaction Matrices) ................. 31 3.4.2. Phương pháp ma trận định lượng (Quantified Matrices) hay ma trận định cấp (Graded Matrices) ............................................................................................................ 32 3.5. Phương pháp chập bản đồ (Overlay maps)..................................................................... 34 3.6. Phương pháp sơ đồ mạng lưới (Networks)..................................................................... 34 3.7. Phương pháp mô hình (Modellings) .............................................................................. 35 3.8. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng (Sound Ecological Principles)............... 37 3.8.1. Giá trị lợi nhuận hiện tại (Net Present Value - NPV)............................................... 38 3.8.2. Suất lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi ích-chi phí (B/C) ..................................................... 39 3.8.3. Hệ số hoàn vốn nộ i tại (K) (Internal Return Rate) ................................................... 40 3.8.4. Tỷ số vốn đầu tư ban đầu so với tổng số lợi nhuận .................................................. 40 1 Biên soạn: Trần Phước Cường
- CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG (ĐGRRMT) ...................................... 42 4.1. Khái niệm về rủi ro môi trường ..................................................................................... 42 4.2. Cơ cấu rủi ro được đề xuất cho các dự án phát triển....................................................... 43 4.3. Mối nguy hiểm và sự không chắc chắn .......................................................................... 44 4.4. Quá trình đánh giá rủi ro (Risk Assessment) .................................................................. 45 4.5. Đặc thù rủi ro (Risk Characterisation) ........................................................................... 47 4.6. Quản lý rủi ro (Risk Management) ................................................................................ 47 BÀI TẬP LỚN - ĐTM CHO MỘT DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH ......................................... 49 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 49 1.1. Xuất xứ của dự án ..................................................................................................... 49 1.2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ............................................... 49 1.3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM ............................................................... 49 1.4. Tổ chức thực hiện ĐTM ............................................................................................ 49 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ........................................................................... 49 1.1. Tên dự án .................................................................................................................. 49 1.2. Chủ dự án .................................................................................................................. 49 1.3. Vị trí địa lý của dự án ................................................................................................ 50 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án ...................................................................................... 50 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI ................ 50 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường .............................................................................. 50 2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ............................................................................................ 50 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................................... 50 3.1. Đánh giá tác động...................................................................................................... 50 3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá............................................ 51 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG............................................................................................... 51 4.1. Đối với các tác động xấu ........................................................................................... 51 4.2. Đối với các sự cố môi trường..................................................................................... 51 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.................... 51 5.1. Chương trình QLMT ................................................................................................. 51 5.2. Chương trình giám sát môi trường ............................................................................. 51 CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ............................................................ 52 6.1. Ý kiến của UBND cấp xã .......................................................................................... 52 6.2. Ý kiến của UBMTTQ cấp xã ..................................................................................... 52 6.3. Ý kiến phản hồ i và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của UBND cấp xã và UBMTTQ cấp xã ............................................................................................................. 52 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ........................................................................... 52 1.1. Kết luận..................................................................................................................... 52 1.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 52 1.3. Cam kết ..................................................................................................................... 52 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 53 2 Biên soạn: Trần Phước Cường
- CHƯƠNG I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) Chương này sẽ cung cấp cho người đọc các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện một ĐTM, các khái niệm cơ bản về ĐTM cũng như vai trò của ĐTM trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam. 1.1. Môi trường và ĐTM Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một vật thể hoặc một sự kiện nào đó. Theo Luật BVMT Việt Nam 2005 thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 2, Luật BVMT 2005). Môi trường theo cách hiểu tương đối thì có thể là rất rộng (như vũ trụ, Trái đất, không khí,…) và cũng có thể là hẹp (môi trường bề mặt nước, môi trường sông,…). Các yếu tố tạo ra môi trường được gọi là thành phần môi trường. Môi trường có thành phần hết sức quan trọng đó là con người và các hoạt động của con người kể cả tự nhiên và văn hóa-xã hộ i. Con người, trong quá trình tồn tại và phát triển dù bằng ngẫu nhiên hay cố tình cũng luôn luôn tác động vào môi trường. Ngược lại, môi trường cũng luôn có tác động đến con người. Quá trình phát triển luôn kèm theo sử dụng tài nguyên thiên nhiên (gỗ, đất, nước, không khí, nhiên liệu hóa thạch,…) đồng thời cũng thải vào môi trường các chất phế thải (chất thải rắn, khí, lỏng từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế,…). Những chất thải đó dần dần làm ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, người ta đã cho rằng phát triển là đồng hành với ô nhiễm. Chúng ta biết rằng sự phân huỷ chất bẩn trong môi trường tự nhiên là một quy luật đã có từ hàng vạn năm. Quá trình phân huỷ chất bẩn như vậy là nhờ tác động tích cực của đất, các VSV trong đất, nước, bức xạ, năng lượng mặt trời, các loài động thực vật… Quá trình đó gọi là quá trình “tự làm sạch”. Các quá trình “tự làm sạch” luôn tuân theo một quy luật riêng của chúng và ứng với một “tốc độ làm sạch” xác định. Như vậy, con người muốn tồn tại và phát triển trong môi trường của mình thì nhất thiết phải xác lập tốt một mối tương quan giữa phát triển với tự làm sạch của môi trường. Để làm được điều này, cần hiểu được ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế –xã hội (KTXH), hoạt động sản xuất đến các yếu tố cấu thành môi trường. Ngược lại cũng cần hiểu được các phản ứng của môi trường đến các thành phần môi trường. Quá trình hiểu, xác định và đánh giá đó được gọi là đánh giá tác động môi trường (ĐTM). 3 Biên soạn: Trần Phước Cường
- 1.2. Khái niệm về ĐTM Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Là sự đánh giá chính thức các tác động đối với môi trường có thể có của một chính sách, chương trình hay dự án (sau đây gọi là dự án). Qua đó, các giải pháp, các phương án (về kỹ thuật hay quản lý) được đề xuất và chấp nhận nhằm giảm thiểu các tác động đó đến môi trường. Khái niệm này được áp dụng từ khi bắt đầu dự án, trong quá trình vận hành cho tới khi chấm dứt dự án. Tác động: Có thể sử dụng từ " nh hưởng" ả Là hiệu ứng của một sự vật, một hoạt động lên một vật thể hoặc một hoạt động khác. Tác động có thể thay đổi theo không gian và thời gian trong phạm vi của hiệu ứng. Đáng kể: Có nghĩa tương đương với các từ "có ý nghĩa, đáng chú ý...". Là tác động nằm ngoài giới hạn chịu đựng, ngoài giới hạn chấp nhận được của một vật thể hay một hoạt động khác. (ngưỡng trong KHXH thường là 5%). Sự đáng kể là sự biến động vượt quá ngưỡng chịu đựng (khoảng 5%) của một vật thể. Tuy nhiên, đối với cảnh quan, quần thể các sinh vật quý hiếm,… thì sự đáng kể này khó được chấp nhận mà chủ yếu phụ thuộc vào người đánh giá. Khái niệm về ĐTM: ĐTM là sự phân tích một cách có khoa học những tác động có lợi hoặc có hại do các hoạt động phát triển có thể mang lại cho tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện môi trường. Qua đó, đề xuất các phương án hợp lý nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa hoạt động phát triển và BVMT. - Hoạt động phát triển: Dự án xây dựng một nhà máy, chương trình, các loại hình dịch vụ. Ví dụ: Dự án mở rộng đường, xây dựng mới một Bệnh viện, quy hoạch khu dân cư. - Các phương án nhằm giải quyết mâu thuẫn: các giải pháp KH-KT, công nghệ, quản lý, các chính sách, các công cụ pháp luật, kinh tế... 1.3. Định nghĩa ĐTM Munn (1979) định nghĩa ĐTM như sau: ĐTM có thể được mô tả như một quá trình nhằm xác định những hậu quả có thể có đối với môi trường sinh học, địa chất, lý học, sức khoẻ con người và phúc lợi xã hội của việc thực hiện các hoạt động cụ thể đó. 4 Biên soạn: Trần Phước Cường
- Clark và những người khác (1980) định nghĩa ĐTM: ĐTM là một quá trình phân tích có hệ thống các tác động có thể có của việc thực hiện các dự án, các chính sách và các chương trình. Mục tiêu chính của ĐTM là cung cấp cho những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trước khi ra quyết định, để thay đổi (nếu có) thiết kế dự án cuối cùng. Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio De Janeiro (Brazil) năm 1992 đã thống nhất đưa ra Tuyên bố: ĐTM –một công cụ quốc gia- sẽ được thực hiện vì các hoạt động đã đề xuất mà có thể có tác động bất lợi đáng kể đến môi trường và được các nhà chức trách sử dụng để ra quyết định về các hoạt động đó. Năm 1998, Nick Harvey, một chuyên gia môi trường của Australia đã định nghĩa ĐTM như sau: ĐTM là một quá trình xác định và dự báo các tác động môi trường tiềm tàng (bao gồm môi trường sinh học, địa chất và vật lý học, văn hoá và kinh tế xã hội) của các hoạt động, các chính sách, các chương trình và các dự án, và thông báo những nội dung này đến những nhà ra quyết định trước khi họ ra những quyết định về các hoạt động đó (Harvey, N. 1998). Trong điều kiện của Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường (bổ sung) năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa ĐTM như sau: ĐTM là quá trình phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó (Điều 3 - mục 20). - Phân tích, đánh giá tác động và dự báo: o Xác định tác động: nguồn gốc phát sinh tác động từ các hoạt động o Phân tích: theo không gian và thời gian o Đánh giá: theo mức độ (cường độ), tốt hay không tốt, đáng kể hay không đáng kể o Dự báo - Đề xuất các giải pháp: o Phòng tránh o Kiểm soát o Khắc phục Như vậy, có thể thấy rằng ở Việt Nam mặc dù những bức xúc về môi trường chỉ mới xuất hiện vào những năm 1990, nhưng ĐTM không còn là một khái niệm riêng trong đội ngũ 5 Biên soạn: Trần Phước Cường
- các nhà khoa học nữa mà nó đã chuyển vào đội ngũ các nhà quản lý, khoa học kỹ thuật rộng hơn, đồng thời đã được đưa vào luật Bảo vệ Môi trường (1994). Trong luật BVMT Việt Nam 2005 cũng có một số điều quy định rất chặt chẽ về thực hiện ĐTM đối với chủ các dự án, cụ thể là: Điều 19 (mục 1): Chủ các dự án quy định tại điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều 19 (mục 4): Trường hợp có thay đổ i về quy trình, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo ĐTM bổ sung. Như vậy, việc thực hiện một ĐTM cho dự án đã trở thành yếu tố rất quan trọng trong khoa học môi trường, hơn thế nữa nó cũng đã trở thành yếu tố bắt buộc trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế ở Việt Nam chưa mạnh nên từ những năm 1985 đến 1992 các dự án lớn và trung bình của nước ta về cơ bản đã chưa được lập báo cáo ĐTM mà chỉ đề cập sơ bộ đến một số vấn đề về môi trường có thể xảy ra. Sau 1992, một số dự án quan trọng đã được đánh giá tác động môi trường như thuỷ điện Sơn La, Sông Hinh, dự án nhà máy mía đường Đài Loan (Thanh Hoá), nhiều công trình thăm do dầu khí cũng được lập báo cáo ĐTM. Gần đây, nhiều dự án trọng điểm quốc gia đã được lập báo cáo ĐTM như dự án đường Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Dung Quất, cảng nước sâu Cái Lân, và nhiều công trình khác. 1.4. Mục đích của ĐTM Với những khái niệm và định nghĩa của ĐTM như đã nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng một trong những vai trò trọng tâm và cơ bản của ĐTM đó là một công cụ để đạt được sự phát triển bền vững- một sự phát triển mà không tốn chi phí quá đắt (Glasson et. al. 1995). ĐTM còn là một công cụ góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định các hoạt động phát triển. ĐTM còn giúp cơ quan xét duyệt, những nhà ra quyết định và triển khai các hoạt động có đủ cơ sở để ra một quyết định đúng đắn và toàn diện hơn về vấn đề cần xem xét, đánh giá. 1.5. Ý nghĩa của ĐTM Hai ý nghĩa lớn của ĐTM: - ĐTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc xét duyệt và ra quyết định đối với hoạt động phát triển. Tại thời điểm này các nhân tố môi trường được xem là tương đương với các nhân tố kỹ thuật, công nghệ và kinh tế xã hội. 6 Biên soạn: Trần Phước Cường
- - ĐTM không có ý nghĩa phủ quyết đối với các hoạt động phát triển. Người lập báo cáo ĐTM và chủ dự án cũng như người ra quyết định (cơ quan QLNN) không nên nhìn nhận sự đối lập của môi trường và phát triển. 1.6. Nội dung và yêu cầu của ĐTM Nội dung và yêu cầu của công tác ĐTM phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của hoạt động phát triển. Điều này có nghĩa rằng, nếu hoạt động phát triển càng lớn, phạm vi không gian rộng và thời gian hoạt động càng dài thì việc đánh giá càng phức tạp, đòi hỏi công việc đánh giá phải ở nhiều mức độ chuyên môn khác nhau. Trong tài liệu này, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung và yêu cầu chính của công tác ĐTM được dựa trên luật BVMT, các văn bản pháp quy, Nghị định và Thông tư hướng dẫn mới nhất của Việt Nam. 1.6.1. Nội dung chính 1. Mô tả địa điểm nơi hoạt động phát triển dự kiến sẽ triển khai. Phạm vi rộng: Lưu vực, vùng lãnh thổ. Phạm vi hẹp: Một khu phố, cụm dân cư, phân xưởng sản xuất,... 2. Xác định các điều kiện đánh giá: Biên không gian và thời gian. 3. Mô tả hiện trạng môi trường trong phạm vi đánh giá (MT được hiểu theo nghĩa rộng). - Môi trường tự nhiên: + Môi trường không khí: các điều kiện về khí hậu, thời tiết, chất lượng môi trường không khí... + Môi trường nước: nước mặt, nước ngầm. + Môi trường đất + Các hệ sinh thái tự nhiên. - Môi trường xã hội: Y tế, giáo dục, văn hoá, mức sống, điều kiện sống,... Ghi chú: Trường hợp không có đủ điều kiện, số liệu thì cần giới hạn điều kiện biên không gian và thời gian. Giới hạn vẫn phải thể hiện đủ mức độ tác động của dự án đối với môi trường. Phải đủ rộng tức là phải đẩy đủ các tác động chính, trực tiếp của dự án. 4. Xác định các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án. Lần lượt các đối tượng chịu tác động: - Môi trường không khí. - Môi trường nước. - Môi trường đất. - Chất thải rắn. - Môi trường xã hội 7 Biên soạn: Trần Phước Cường
- 5. Dự báo các tác động có thể xảy ra khi hoạt động được triển khai. 6. Xem xét khả năng hoàn nguyên khi hoạt động phát triển chấm dứt hoặc khi dự án đi vào hoạt động ổn định. 7. Các biện pháp phòng tránh, kiểm soát và khắc phục: các chính sách, các biện pháp kỹ thuật & công nghệ, các chương trình & chính sách. 8. So sánh các phương án hoạt động khác nhau của dự án & trong trường hợp dự án không được triển khai. 9. Kết luận và kiến nghị Phương pháp luận: phát huy tính độc lập trong tư duy để đánh giá, tránh việc dựa vào các tài liệu mẫu, rập khuôn một cách máy móc. 1.6.2. Các yêu cầu Công tác ĐTM nói chung và báo cáo ĐTM nói riêng cần phải đạt được những yêu cầu sau đây: 1. Phải thực sự là một công cụ giúp cho việc lựa chọn, ra quyết định và thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT. ĐTM cung cấp thêm tư liệu đã được cân nhắc, phân tích, đánh giá một cách khoa học về các lợi ích đạt được cũng như các tổn hại đến môi trường, tài nguyên để cơ quan ra quyết định có điều kiện lựa chọn phương án hành động phát triển một cách hợp lý và chính xác hơn. 2. Phải đề xuất được các phương án phòng tránh, kiểm soát, giảm bớt các tác động tiêu cực, tăng cường các mặt có lợi mà vẫn đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu của phát triển. Có thể nói rằng, không có hoạt động phát triển nào có thể đáp ứng những lợi ích và yêu cầu cấp bách trước mắt của con người mà không làm tổn hại ít nhiều đến TNMT. ĐTM phải làm rõ điều đó, không phải để ngăn cản sự phát triển kinh tế – xã hội mà để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động phát triển đó. Vì vậy, ĐTM có trách nhiệm nghiên cứu, góp phần đề xuất biện pháp bảo vệ, thậm chí cải thiện được tình hình TNMT. Khi phương án đã đề xuất không thể chấp nhận được vì gây tổn hại quá lớn về TNMT thì phải đề xuất phương án khác thay thế. 3. Phải là công cụ có hiệu lực để khắc phục những hậu quả, các tác động tiêu cực đến môi trường của các hoạt động đã được hoàn thành hoặc đang tiến hành. Các biện pháp khắc phục đòi hỏi có tính khả thi cao về mặt kỹ thuật, công nghệ, kinh tế cũng như xã hội, nghĩa là các biện pháp này phải được xem xét, cân nhắc và đánh giá cụ thể. Trong thực tế, nhất là tại các nước đang phát triển, nhiều hoạt động phát triển đã được tiến hành hoặc đã được hoàn thành, nhưng có lúc chưa hề có ĐTM. Do đó, việc hình thành các tập thể khoa học có đủ kiến 8 Biên soạn: Trần Phước Cường
- thức, kinh nghiệm và phương pháp luận cần thiết, phù hợp với nội dung và yêu cầu của ĐTM trong từng trường hợp cụ thể là hêt sức quan trọng. 4. Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu. Các thuật ngữ sử dụng cần đơn giản và phổ thông. Khoa học môi trường rất phức tạp, nội dung khoa học được xem xét trong ĐTM rất phong phú. Tuy nhiên, người sử dụng kết quả cuối cùng của ĐTM không phải là nhà khoa học mà là người quản lý. Vì vậy, bố cục ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu, dùng ngôn ngữ, thuật ngữ phổ thông, cách diễn đạt và trình bày phải cụ thể, thiết thực, có sức thuyết phục, giúp cho người ra quyết định thấy được vấn đề một cách rõ ràng, khách quan, từ đó quyết định đúng đắn, kịp thời. 5. Báo cáo ĐTM phải chặt chẽ về tính pháp lý, phải có đầy đủ cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý vì nó liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ cũng như tinh thần của các cộng đồng dân cư ở các khu vực, hoặc các tầng lớp dân cư ở địa phương. 1.7. Lịch sử phát triển Lịch sử phát triển của ĐTM có thể được tóm tắt như sau: - Năm 1969: Mỹ ban hành Luật và các chính sách môi trường quốc gia, có hiệu lực ngày 1/1/1970. Luật này yêu cầu phải đánh giá các hoạt động phát triển lớn trong Liên bang có gây ra những tác động đáng kể đến môi trường. - Năm 1972: Singapore là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hình thành Bộ Môi trường nhằm đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển. Nhật cũng là quốc gia đầu tiên của Châu Á thực hiện các thủ tục về ĐTM đối với các dự án phát triển lớn. - Năm 1973: Canada ban hành Chỉ thị về ĐTM. - Năm 1974: Anh, Australia, New Zealand và Columbia banh hành luật pháp cụ thể về ĐTM ở các mức độ khác nhau. - Năm 1975: Thái lan cũng giới thiệu bộ luật về ĐTM - Năm 1976: Pháp và Ireland cũng ban hành Luật cụ thể về ĐTM, nhưng ở Ireland thì ĐTM không phải là điều bắt buộc ở thời điểm đó. Tây Đức cũng ban hành Luật về ĐTM. - Năm 1977: Philippines thiết lập hệ thống ĐTM thông qua Nghị định của Tổng thống. - Năm 1979: Lần lượt các quốc gia Hà Lan, Trung Quốc và Đài Loan ban hành bộ Luật về ĐTM. Ở Trung Quốc, quốc hội khoá V thông qua Luật BVMT trong đó có quy định chi tiết về các nguyên tắc ĐTM. Đài Loan thì áp dụng các nguyên tắc ĐTM trong các ngành kinh tế khác nhau bắt đầu năm 1979. 9 Biên soạn: Trần Phước Cường
- - Ở Việt Nam: Năm 1984 đã có Báo cáo thông tin ban đầu về ĐTM ở Hồ Trị An. Năm 1985 bắt đầu triển khai công tác điều tra về việc sử dụng TNTN. Đến 30/12/1993, quốc hội thông qua Luật BVMT và đến 4/1994 bắt đầu có hiệu lực. Quá trình phát triển của ĐTM trên thế giới có thể minh hoạ ở hình dưới đây. 10 Biên soạn: Trần Phước Cường
- CHƯƠNG II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA ĐTM Đánh giá tác động môi trường là một việc làm rất quan trọng và hữu ích, có ý nghĩa thiết thực đối với các hoạt động phát triển của một khu vực, một quốc gia. Tuy nhiên, do ĐTM là một quá trình nghiên cứu, phân tích tổng hợp phức tạp, đòi hỏi chuyên gia có kinh nghiệm, tốn kém về thời gian, kinh phí. Vì vậy, chỉ cần thực hiện ĐTM cho một số các dự án phát triển quan trọng. Đối với mốt số dự án phát triển hoặc các hoạt động kinh tế xã hội khác sau khi xem xét thấy các hành động của nó tác động không nhiều đến môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên thì có thể bỏ qua ĐTM, hoặc thực hiện ĐTM ở mức độ sơ bộ. Việc xem xét vấn đề này đã được các tổ chức, các quốc gia có các quy định cụ thể đối với việc thực hiện ĐTM cho từng dự án. Theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP – United Nations Environment Programme) thì quy trình đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo 3 bước lớn: Bước 1: Lượt duyệt các tác động môi trường (Screening) Bước 2: Đánh giá sơ bộ các tác động môi trường (Preliminary Assessment) Bước 3: Đánh giá đầy đủ các tác động môi trường (Full Assessment) Trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các nội dung đó để sinh viên nắm bắt rõ hơn về công tác ĐTM. 2.1. Lược duyệt (Screening) Lược duyệt là yêu cầu tối thiểu phải thực hiện đối với các dự án thuộc diện bắt buộc phải xét đến các tác động môi trường của chúng. Về nguyên tắc, quá trình lượt duyệt phải được thực hiện từ khi dự án bắt đầu hình thành, bắt đầu về quy mô, khu vực thực hiện dự án, trình độ công nghệ, trình độ quản lý và đặc điểm riêng về phong tục tập quán, văn hoá xã hội của khu vực lân cận. Mục tiêu của lượt duyệt là giúp cho việc hình thành, xây dựng dự án được tốt hơn, đầy đủ hơn. Vì vậy, công tác lượt duyệt phải do chủ dự án thực hiện. Nội dung chính của lượt duyệt bao gồm: - Rà soát, điểm lại các dự án tương tự trước đây được thực hiện tại địa phương hoặc ở các địa phương khác trong và ngoài nước đã gây ra tác động gì? - Dự đoán theo định tính xem các hoạt động của dự án có tác động như thế nào đến môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế xã hội tại địa phương. 11 Biên soạn: Trần Phước Cường
- - Việc dự đoán đúng và đầy đủ sẽ giúp cho chúng ta kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổ i một phần dự án một cách nhanh chóng, tránh lãng phí về tài chính và thời gian. Phương pháp đánh giá: - So sánh chi tiết quan trọng của dự án đang xem xét với các dự án tương đương đã thực hiện thông qua một số chỉ tiêu sơ bộ như quy mô, địa điểm thực hiện, công nghệ. - So sánh dự án đang xem xét với 2 loại dự án khác: dự án không cần làm ĐTM (trường học, trạm xá) và dự án nhất thiết phải làm ĐTM (nhà máy, khu công nghiệp, bến cảng,…) từ đó chúng ta có thể xác định được nhu cầu cần hay không cần làm ĐTM. - Dự đoán bằng suy luận dựa trên cơ sở khoa học công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn về các tác động mà dự án sẽ gây ra cho môi trường và đánh giá khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên đối với các tác động đó (phương pháp nội suy). - Phân tích toàn diện và chi tiết về các chỉ tiêu kinh tế, chi phí và lợi nhuận trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (chỉ lấy các dữ liệu sẵn có). Như trên đã đề cập, lượt duyệt phải do chủ dự án thực hiện với sự tư vấn của chuyên gia (nếu cần thiết), và cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thẩm định. Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore được xem là quốc gia có cấu trúc tổ chức và kinh nghiệm hàng đầu trong công tác BVMT. Do tiếp cận với ĐTM sớm nhất Đông Nam Á (1972) nên Singapore sớm có cơ quan quản lý môi trường, cơ quan kiểm soát ô nhiễm môi trường. Các cơ quan này có nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn, thậm chí họ được phép ra quyết định thay đổi phương án, thay đổi công nghệ và ngay cả đình chỉ hoạt động của dự án hoặc đình chỉ hoạt động của một cơ sở gây ô nhiễm môi trường vượt quá mức cho phép. Ở Việt Nam, mặc dù công tác BVMT mới phát triển nhưng ở cấp Trung ương chúng ta đã có Cục Bảo vệ Môi trường, Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường. Ở cấp địa phương, chúng ta có các Sở TN&MT. Các cơ quan này tham mưu cho Chính phủ cũng như UBND các thành phố/tỉnh hoàn chỉnh các quy định, chính sách quản lý môi trường để chúng ta có thể thực hiện tốt công tác ĐTM nói riêng và BVMT nói chung. Kết quả của quá trình lượt duyệt là một văn bản quyết định cuối cùng của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường (có thẩm quyền quyết định). Văn bản này đưa ra kết luận: 12 Biên soạn: Trần Phước Cường
- Dự án này không có các tác động đáng kể đến môi trường nên không cần thực hiện ĐTM, và Dự án cần tiếp tục thực hiện ĐTM. Quá trình lượt duyệt được tóm tắt như sau: Dự án phát triển Bước 1: Kiểm tra danh mục của dự án - Theo Luật định - Theo quy định Bước 2: Kiểm tra địa điểm thực hiện dự án Có ở vùng cần thực hiện ĐTM không? Bước 3: Tham khảo sách, tài liệu, văn bản pháp luật về hướng dẫn ĐTM Bước 4: Thu thập thông tin (tham vấn ý kiến nhà khoa học, cơ quan QLNN,…) Bước 5: Lập danh mục các câu hỏi lượt duyệt Bước 6: Đưa ra văn bản quyết định cuối cùng 2.2. Đánh giá tác động môi trường sơ bộ (Preliminary Environmental Impact Assessment) Đánh giá tác động môi trường sơ bộ (PEIA) còn được gọi là đánh giá tác động môi trường ban đầu (Initial Environmental Examination – IEE) hay đánh giá nhanh các tác động môi trường (Rapid Environmental Impacts Assessment – REIA). ĐTM này đòi hỏi sự phân tích, xem xét và đánh giá với trình độ chuyên môn cao hơn. Nội dung chính của ĐTM sơ bộ: - Xác định các tác động chính của dự án đối với môi trường tại địa điểm dự kiến thực hiện dự án. 13 Biên soạn: Trần Phước Cường
- - Mô tả chung các tác động môi trường, dự báo phạm vi và mức độ của các tác động đó. - Trình bày rõ tính chất và tầm quan trọng của các tác động đó đến môi trường trước người ra quyết định (cơ quan ra quyết định) để họ có thể ra quyết định phù hợp. ĐTM sơ bộ được thực hiện ngay trong giai đoạn đầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật sơ bộ (nghiên cứu tiền khả thi). Đánh giá này giúp chúng ta thu hẹp những tranh cãi về một số vấn đề quan trọng như vị trí, quy mô của dự án. Nếu làm tốt đánh giá sơ bộ, kịp thời điều chỉnh về khái niệm dự án thì có thể không cần thực hiện ĐTM đầy đủ nữa. ĐTM sơ bộ do cơ quan chủ trì dự án thực hiện theo các hướng dẫn trong các quy định ĐTM của các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế. Phương pháp đánh giá: Phương pháp thường được sử dụng trong ĐTM sơ bộ là phương pháp ma trận (matrices) và phương pháp danh mục (checklists) tác động môi trường. Việc thẩm định ĐTM sơ bộ do cơ quan quản lý môi trường thực hiện và có thể dẫn đến 2 kết luận: cần thiết làm ĐTM chi tiết và không cần thiết làm ĐTM chi tiết. So với quá trình lượt duyệt thì quá trình ĐTM sơ bộ tương đối khó hơn và phức tạp hơn. Vì vậy, khi thực hiện ĐTM sơ bộ (hay ĐTM nhanh) thì chúng ta nên lựa chọn một nhóm chuyên gia có trình độ cao hơn, nhiều kinh nghiệm hơn và đúng phạm vi chuyên môn mà dự án đang xem xét có liên quan đến. 2.3. Đánh giá tác động môi trường đầy đủ (Full Environmental Impacts Assessment) Đánh giá tác động môi trường đầy đủ là khung cơ bản của ĐTM. Đây là bước thực hiện sau khi lượt duyệt và ĐTM sơ bộ có kết luận là phải làm ĐTM chi tiết. 2.3.1. Các điều kiện để thực hiện ĐTM 2.3.2.1. Cơ sở pháp lý Luật BVMT, các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, Quy định, Chỉ thị, Công ước quốc tế, thoả thuận,… 2.3.2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Các bộ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí, nước (mặt, ngầm, biển ven bờ…), đất, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn của Bộ Y tế,… 14 Biên soạn: Trần Phước Cường
- 2.3.2.3. Các số liệu về hiện trạng môi trường liên quan đến khu vực thực hiện dự án - Môi trường vật lý, hoá học: + Địa hình, địa chất + Chất lượng môi trường không khí + Chất lượng môi trường nước + Điều kiện khí tượng thuỷ văn - Môi trường sinh học (tài nguyên thiên nhiên): + Các hệ sinh thái + Quần thể động thực vật + Sinh vật quý hiếm - Môi trường văn hoá-xã hội (điều kiện kinh tế-xã hội): + Dân số, dân tộc, cơ sở hạ tầng + Hiện trạng sử dụng đất + Y tế cộng đồng + Ngành nghề + Thu nhập người dân + Văn hoá giáo dục, dân trí + Các chỉ t iêu đặc trưng riêng của khu vực 2.3.2.4. Quy mô dự án Công nghệ được sử dụng trong dự án, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận tính hiện đại trong tương lai, các tác động có thể của dự án trước mắt và lâu dài. Tóm lại, muốn có một báo cáo ĐTM đầy đủ thì việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết như đã nêu trên và hiểu được nội dung của dự án là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tập hợp được đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn bao quát về các vấn đề liên quan đến dự án phát triển cũng là điều hết sức quan trọng cho việc hoàn chỉnh một báo cáo ĐTM đây đủ. ĐTM đầy đủ phải tuân thủ theo quy định Nghị định 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP (bổ sung cho Nghị định 80) ngày 28/02/2008 của Chính phủ và Thông tư 05/2008/BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT. 15 Biên soạn: Trần Phước Cường
- Dưới đây xin giới thiệu trình tự thực hiện một báo cáo ĐTM đầy đủ như sau: Dự án đề xuất Cần lượt duyệt Không cần ĐTM Lượt duyệt các tác động môi trường Tác động MT không Cần có đánh giá MT đáng kể Đánh giá tác động môi trường sơ bộ Cần chuẩn bị cho Không cần ĐTM đầy đủ ĐTM Chuẩn bị cho ĐTM đầy đủ - Lập nhóm đánh giá - Xác định phạm vi đánh giá (Scoping) - Xác định các nơi cần liên hệ - Xác định nơi và thời gian nộp báo cáo - Lập đề cương đánh giá Thực hiện lập ĐTM đầy đủ - Xác định các hành động quan trọng của dự án (Activities) - Xác định các biến đổi về môi trường (Environmental changes) - Xác định các tác động đến môi trường (Identifications) - Dự báo các tác động tiềm ẩn (Forecast) - Đánh giá các tác động đến TNTN (Evaluation) - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu hoặc xử lý (Mitigation remedies) - Đề xuất chương trình quan trắc, theo dõi (Monitoring) - Báo cáo và thông tin kết quả (Communication) Sử dụng kết quả của ĐTM 2.3.2. Phân biệt giữa ĐTM và ĐMC (Đánh giá môi trường chiến lược) Phần trên chúng ta đã nắm rõ về khái niệm, định nghĩa và các quy trình thực hiện ĐTM. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa ĐTM và ĐMC đối với các dự án phát triển trong tiến trình phát triển của Việt Nam. 16 Biên soạn: Trần Phước Cường
- 2.3.2.1. Định nghĩa ĐMC Theo Therivel và cộng sự, 1992 thì ĐMC là quá trình đánh giá các tác động môi trường của một chính sách, một kế hoạch, quy hoạch hoặc một chương trình phát triển và các phương án thay thế một cách có hệ thống và toàn diện, là việc chuẩn bị một báo cáo về kết quả đã đánh giá và sử dụng chúng cho việc ra quyết định một cách có trách nhiệm. Luật BVMT Việt Nam 2005 (điều 3, mục 19) định nghĩa ĐMC như sau: ĐMC là quá trình phân tích, dự báo các tác động đến MT của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm PTBV. 2.3.2.2. Mục tiêu và ý nghĩa của ĐMC ĐMC có các mục tiêu và ý nghĩa sau đây: - ĐMC tạo nên cơ sở để chọn lọc các phương án thay thế của dự án - ĐMC ở mức kế hoạch cung cấp các chiến lược chắc chắn để lựa chọn các phương án thay thế thích hợp, xác định những dữ liệu thiếu và tiến hành xem xét đánh giá tác động môi trường ở mức dự án mộ t cách tiết kiệm hơn, nhanh hơn và thiết thực hơn. Đó là quá trình tiếp cận thứ bậc trong đánh giá tác động môi trường. - ĐMC theo vùng cung cấp tóm tắt các tác động của toàn thể các hoạt động của mỗ i dự án được thực hiện trong vùng, điều đó giúp cho thắng lợi hơn trong ĐMC ở mức kế hoạch. - ĐTM ở mức dự án khó có thể phát hiện các tác động tích luỹ. Đánh giá tích lu ỹ tiến hành phân tích các hậu quả môi trường khi một vùng nào đó chịu sức ép của các tác động quá khứ, hiện tại và nhìn thấy tác động cả trong tương lai do các dự án tạo nên. Trong trường hợp này ĐMC sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu của các tác động loại như vậy. 2.3.2.3. Phân biệt giữa ĐTM và ĐMC Sự khác nhau giữa ĐTM và ĐMC được trình bày ở bảng dưới đây: ĐTM ĐMC Đối tượng Một dự án cụ thể Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình Mục tiêu Xác định, dự báo, phân tích và Xác định, dự báo, phân tích và đánh giá tác động môi trường 01 đánh giá tổng hợp hậu quả môi dự án cụ thể trường của Chiến lược, quy hoạch, 17 Biên soạn: Trần Phước Cường
- kế hoạch, chương trình phát triển vùng, ngành… Quy trình Xem xét, đánh giá môi trường 01 Tiến hành song song với quá trình dự án đã được xác định xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình và lồng ghép vào bất cứ quá trình nào của chúng Tính chất Chi tiết hơn và mang tính đố i phó Tổng hợp hơn và mang tính chủ với tác động tiêu cực của dự án động (ngăn ngừa) Phương pháp Sử dụng các phương pháp thông Sử dụng các phương pháp tổng đánh giá thường, ít quan tâm đến tác động hợp, quan tâm đến các tác động tích hợp, tương hỗ, gián tiếp tổng hợp, tích hợp, tương hỗ… Chỉ thị đánh giá Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chí phát triển bền vững Sản phẩm Đưa ra biện pháp giảm thiểu ô Đưa ra các đề xuất định hướng, nhiễm, công nghệ xử lý, quan trắc lồ ng ghép các quan tâm môi môi trường… đảm bảo đạt TCMT trường trong chiến lược, kế họach, chương trình… đảm bảo PTBV. Mức độ ảnh Vùng cục bộ, các bên liên quan Vùng rộng lớn, toàn xã hộ i hưởng 2.3.3. Đánh giá tác động môi trường đầy đủ (Full EIA) 2.3.3.1. Chuẩn bị Sau khi quá trình lượt duyệt và ĐTM sơ bộ xét thấy cần thiết thực hiện ĐTM chi tiết, chúng ta cần bắt tay vào công tác chuẩn bị. Công tác chuẩn bị bao gồm các việc sau: a. Thành lập nhóm chuyên gia ĐTM Nhóm chuyên gia này phải: - Đảm bảo số chuyên gia có đủ chuyên môn về ĐTM và các lĩnh vực hoạt động của dự án. - Có tư cách độc lập (Independent Assessment Team) và có đủ quyền lực độc lập với nhóm xây dựng dự án. - Có nhóm trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều phối các hoạt động ĐTM cho dự án. - Có cán bộ liên lạc (điều phối viên) chịu trách nhiệm là cầu nối thông tin giữa nhóm chuyên gia và các cơ quan có liên quan đến dự án. 18 Biên soạn: Trần Phước Cường
- b. Xác định phạm vi cần thực hiện ĐTM (cả về không gian, thời gian và mức độ sâu cạn của việc đánh giá) - Nhóm đánh giá cần đi vào những vấn đề trọng điểm, làm rõ các vấn đề gay cấn nhất dựa trên cơ sở khoa học và đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý. - Khi xác định vấn đề, nhóm chuyên gia cần dựa trên yêu cầu đã đặt ra về thời gian thực hiện ĐTM, về điều kiện tài chính cho phép. c. Xác định các cơ quan có thẩm quyền quyết định về tài chính, kế hoạch, cấp giấy phép và kiểm tra việc thực hiện dự án (ĐTM). Thiết lập các mối quan hệ cần thiết giữa nhóm đánh giá với cơ quan quản lý. d. Thu thập các luật, quy định có liên quan đến ĐTM và lĩnh vực hoạt động của dự án. e. Xây dựng đề cương cho ĐTM, trong đề cương phải làm rõ các nội dung sau: - Giới thiệu về dự án cần ĐTM (tên dự án), mục đích cụ thể của việc đánh giá (nhằm giải quyết vấn đề gì?). - Các phương pháp, văn bản hướng dẫn được sử dụng trong quá trình đánh giá. - Các tài liệu, tư liệu tham khảo (số liệu, báo cáo,…) dùng trong quá trình đánh giá. - Dự kiến về chương trình quan trắc môi trường (monitoring). - Dự kiến chương trình làm việc của nhóm đánh giá (các việc cần phải làm, kế hoạch và chương trình làm việc, kế hoạch hộ i thảo, trao đổi ý kiến chuyên gia, in ấn, thờ i gian nộp hồ sơ và bảo vệ báo cáo, thời gian biểu,…). - Kinh phí thực hiện báo cáo, viện trợ cần xin. - Và các công việc khác. Cần lưu ý rằng, đề cương ĐTM của các dự án quan trọng phải được cơ quan quản lý môi trường cấp Trung ương, cấp địa phương tương ứng với mức độ, phạm vi của dự án, xét duyệt và nhất trí trước khi chính thức tiến hành. Nên hạn chế, tránh các bất đồng về nội dung, mức độ, phạm vi và phương pháp đánh giá. 2.3.3.2. Đánh giá tác động môi trường 1. Xác định khả năng tác động đến môi trường của dự án Bước 1: Xác định các hoạt động quan trọng (key actions) của dự án 19 Biên soạn: Trần Phước Cường
- Một dự án thường có các hoạt động quan trọng cần được làm rõ từ giai đoạn xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động. Các hoạt động này là nguồn gây tác động chính đến môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ 1: ĐTM của một Dự án xây dựng Nhà máy chế biến thuỷ sản 1000 tấn sản phẩm/năm. Các hoạt động bao gồm: 1. Giai đoạn trước khi Dự án đi vào hoạt động - Công tác giải toả mặt bằng: đập phá, phát quang khu vực gây nên bụi, tiếng ồn. - San lấp mặt bằng: gây bụi, tác động đến nước ngầm, nước cấp, nước mặt. - Thi công xây dựng: + Tập trung nguyên vật liệu, thiết bị thi công, công nhân,… + Thi công xây dựng: bụi, ồn, nước thải, khí thải giao thông, CTR,… + Lắp đặt thiết bị: bụi, ồn, CTR,… 2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động - Khí thải - Nước thải - CTR - …. Bước 2: Xác định các biến đổi môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội do các hoạt dộng của dự án gây nên. Các biến đổi môi trường (environmental changes) này thường là vật lý, hoá học, sinh học,… tương ứng với mỗ i một hoạt động của dự án nên. Ví dụ 2: Hoạt động của dự án nhà máy giấy sẽ gây ô nhiễm không khí do mùi hôi mercaptan dẫn đến chất lượng không khí bị thay đổ i. Nước thải chứa nhiều bột giấy, lignin, NaOH sẽ gây biến đổi chất lượng nước mặt, nước ngầm…, hoạt động khai thác cây làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất giấy gây nên mất cân bằng sinh thái,… Bước 3: Xác định mức độ tác động của dự án đến TNTN và chất lượng môi trường sống của con người. Các biến đổ i môi trường nói trên (biến đổi bậc 1) sẽ có tác động đến tài nguyên thiên nhiên, các HST, sức khoẻ và các điều kiện sống của con người ở các mức độ khác nhau tuỳ theo tính chất và quy môi dự án (biến đổi bậc 2). Ví dụ: từ các biến đổ i bậc 1 nêu trên thì các biến đổ i bậc 2 sẽ là sức khoẻ cộng đồng bị ảnh hưởng do ô nhiễm không khí, đất bị thoái hoá do lignin, xút, gia súc bị bệnh dịch, cá chết hoặc nhiễm độc… Vì vậy, mục tiêu của ĐTM là phải xác định đúng và đủ các hoạt động của dự án, xem xét đánh giá toàn diện cả biến đổi môi trường tự nhiên đồng thời biến đổ i về kinh tế - văn hoá- xã hộ i. Cần phải luôn luôn so sánh, 20 Biên soạn: Trần Phước Cường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bài tập Hóa phân tích
217 p | 15952 | 579
-
Bài giảng môn học đánh giá tác động môi trường
0 p | 397 | 129
-
Bài giảng môn học Đánh giá tác động môi trường - ĐH Thủy lợi
161 p | 438 | 48
-
Bài giảng Bài tập môn Hóa đại cương: Chương 1
142 p | 328 | 38
-
Bài giảng Hóa học hữu cơ - Nguyễn Thanh Giang
8 p | 142 | 17
-
Bài giảng Đánh giá đất đai - Huỳnh Thanh Hiền
0 p | 206 | 17
-
Bài giảng Công nghệ lên men - Bài: Bia đen
47 p | 105 | 13
-
Bài giảng Môi trường - Con người - Bài 3: Ô nhiễm môi trường nước và không khí
32 p | 127 | 13
-
Bài giảng môn học Kinh tế môi trường - Chương 4: Đánh giá giá trị kinh tế các tác động môi trường
67 p | 115 | 9
-
Bài giảng Kỹ thuật phòng thí nghiệm: Bài 0 - ThS. Nguyễn Hồng Hiếu
2 p | 109 | 6
-
Bài giảng Toán cao cấp 1: Giới thiệu môn học - Nguyễn Văn Tiến (2017)
8 p | 79 | 4
-
Bài giảng Quy hoạch phòng lũ - TS. Nguyễn Mai Đăng
39 p | 74 | 3
-
Bài giảng Toán rời rạc 2 - Giới thiệu môn học
7 p | 61 | 3
-
Bài giảng Vật lý đại cương 1: Giới thiệu môn học - Nguyễn Đức Cường
6 p | 61 | 3
-
Bài giảng Các phương pháp sàng lọc để đánh giá hoạt tính sinh học trong nghiên cứu phát triển thuốc: Chương 1
25 p | 13 | 3
-
Dạy học tích cực và đánh giá trong giảng dạy thực hành môn Trắc địa cho sinh viên chuyên ngành Kĩ thuật tại trường Đại học Tiền Giang
5 p | 62 | 1
-
Sử dụng kiểm tra, đánh giá thường kỳ trong giảng dạy môn học Cơ học kỹ thuật
8 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn