intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm theo quyết định số 36/2003/QĐ-BGD&ĐT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm theo quyết định số 36/2003/QĐ-BGD&ĐT đề cập đến các hoạt động TTSP tại các trường THCS, trên cơ sở thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, với sự vận vào thực tiễn ở trường cao đẳng sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm theo quyết định số 36/2003/QĐ-BGD&ĐT

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 36/2003/QĐ-BGD&ĐT Th.S. Hồ Cảnh Hạnh Trường CĐSP Bà Rịa Vũng Tàu 1. Đặt vấn đề: Thực tập sư phạm (TTSP) là chương trình bắt buộc đối với sinh viên sư phạm nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần về Tâm lý học, Giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm; củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục. Thực tập sư phạm được thực hiện ở các năm học thứ 2 (TTSP lần 1) và thứ 3 (TTSP lần 2), với thời lượng được quy định trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (3 đvht cho TTSP lần 1 và 6 đvht cho TTSP lần 2), trong đó TTSP lần 2 là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp. Thực tập sư phạm được tổ chức tại tại các trường phổ thông, mầm non (được chọn làm nơi thực hành, thực tập sư phạm) thông thường dưới hình thức thực tập tập trung từ 3 đến 6 tuần. Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện hoạt động thực hành, TTSP như các quyết định số 1096/QĐ ngày 28/8/1980, số 360/QĐ ngày 10/4/1986, số 173/QĐ ngày 23/3/1988, … quy định về công tác tổ chức và nội dung, yêu cầu chuyên môn của các đợt thực hành, thực tập sư phạm; Thông tư số 31/TT ngày 4/11/1989 hướng dẫn về chế độ chi tiêu cho hoạt động TTSP. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cùng với sự tiến chuyển của xã hội, đổi mới và phát triển giáo dục, những quy định trên đây đều thể hiện nhiều bất cập. Ngày 1/8/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) đã ra quyết định số 36/2003/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy. Quy chế đã quy định khá đầy đủ về mục đích, nội dung, phương thức tổ chức, cách đánh giá và điều kiện đảm bảo đối với hoạt động thực hành, thực tập sư phạm cho tất cả các cơ sở đào tạo giáo viên, đặc biệt quy định trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hoạt động TTSP. Mặc dù vậy, một số nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn, còn chung chung, khó vận dụng, nhất là đối với vấn đề kinh phí cho hoạt động thực hành, TTSP. 51
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Bài viết dưới đây chỉ đề cập đến các hoạt động TTSP tại các trường THCS, trên cơ sở thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, với sự vận vào thực tiễn ở trường cao đẳng sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu. 2. Một số nội dung quy định tại quyết định số 36/2003/QĐ-BGD&ĐT cần được điều chỉnh, cụ thể hóa. 2.1. Nội dung thực tập giảng dạy (Điều 13, điều 16). Mức quy định tối thiểu cho nội dung thực tập giảng dạy cho mỗi sinh viên theo quyết định 36/2003/QĐ-BGD&ĐT là: Dạy Soạn giáo án Dự giờ Tập giảng Số giờ Số giờ dạy đánh giá TTSP lần 1 10 6 4 1 1 không quy không quy TTSP lần 2 2 8 8 định cụ thể định cụ thể Trên thực tế, các cơ sở đào tạo đều có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các đoàn thực tập: Sinh viên phải soạn giáo án cho tất cả các giờ dạy mẫu (của giáo viên hướng dẫn) cho sinh viên dự giờ; các giờ tập giảng (có sự tham dự của giáo viên hướng dẫn và nhóm thực tập) và các giờ dạy (bao gồm giờ dạy có đánh giá và giờ dạy không đánh giá). Các quy định thường ở mức cao hơn so với quy định của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, sinh viên còn tổ chức tự giảng tập trong nhóm trước khi dạy trên lớp. Thông thường các trường CĐSP đào tạo nghép 2 ngành, sinh viên cần phải được thực tập, dự giờ dạy mẫu ở cả các ngành phụ, do đó cần tăng thêm định mức dự giờ dạy mẫu; bố trí giờ dạy ít nhất ở hai khối lớp. 2.2. Nội dung làm báo cáo thu hoạch (Điều 13, điều 16). Cuối đợt thực tập mỗi sinh viên sư phạm làm một báo cáo thu hoạch rút kinh nghiệm bao gồm cả bài tập nghiên cứu Tâm lý- Giáo dục học (đối với TTSP lần 1), báo cáo thu hoạch dưới dạng bài tập nghiên cứu (đối với TTSP lần 2) về các nội dung: tìm hiểu thực tế giáo dục, thực tập làm chủ nhiệm và công tác Đội, thực tập giảng dạy. Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm chấm và cho điểm báo cáo thu hoạch (người viết gạch chân những điểm cần chú ý). Trên thực tế, giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm gặp khó khăn khi chấm điểm thu hoạch về giảng dạy (đối với trường hợp giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm không trực tiếp hướng dẫn giảng dạy hoặc hướng dẫn giảng dạy khác chuyên ngành). Vì vậy, cần quy định cụ thể điểm số cho từng nội dung phù hợp với hệ số quy định cho các nội dung của từng đợt TTSP. Trên cơ sở tự nhận xét, đánh giá của sinh viên, để chấm điểm bản thu hoạch, nên phân công trách nhiệm như sau: - Nhóm sinh viên thảo luận và ghi nhận xét (các ý kiến đã được thống nhất). - Giáo viên hướng dẫn giảng dạy ghi ý kiến nhận xét và cho điểm phần thực tập giảng dạy. 52
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm ghi ý kiến nhận xét và cho điểm phần thực tập chủ nhiệm, phần tìm hiểu thực tiễn giáo dục; cùng với giáo viên Tổng phụ trách Đội ghi ý kiến nhận xét và cho điểm phần thực tập công tác Đội. - Trưởng Ban chỉ đạo (trường THCS) ghi nhận xét đánh giá, kết luận cho điểm. Phần thực hiện bài tập Tâm lý- Giáo dục học hoặc bài tập nghiên cứu được tách riêng, kết quả được đưa vào điểm đánh giá học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên hoặc học phần Phương pháp NCKH. 2.3. Đánh giá, xếp loại kết quả TTSP (Điều 14, điều 17). Đánh giá, xếp loại kết quả TTSP của sinh viên được lượng hóa thành các điểm số cho các nội dung TTSP. Điểm tổng hợp là điểm trung bình cộng các nội dung thực tập giảng dạy (GD), chủ nhiệm lớp (CNL), báo cáo thu hoạch (BCTH) và ý thức tổ chức kỷ luật (TCKL): • Điểm TTSP lần 1 = (GD + BCTH x 2 + CNL x 2 + TCKL) : 6 • Điểm TTSP lần 2 = (BCTH + TCKL + CNL x 2 + GD x 3) : 7 Với 7 loại xuất sắc, giỏi, khá, TB khá, TB, yếu và kém. Tuy nhiên đây là một học phần của chương trình đào tạo, điểm TTSP được đưa vào điểm trung bình chung học tập toàn khóa, do đó việc xếp loại chủ yếu phục vụ mục đích đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác TTSP hàng năm. Vì vậy, chỉ nên phân thành các loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình và không đạt yêu cầu. 2.4. Kinh phí cho hoạt động TTSP (Điều 30, điều 31). Kinh phí cho hoạt động TTSP do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ sở đào tạo trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm bao gồm chi phí cho việc làm đồ dùng dạy học, chi lương cho giảng viên hướng dẫn TTSP, công tác phí, bồi dưỡng báo cáo viên, giáo viên hướng dẫn, ban chỉ đạo, tiền xe của sinh viên và các khoản chi khác cho sinh viên tại các trường thực tập. Đối với các khoản chi cho Ban chỉ đạo và giáo viên cơ sở thực tập, theo quy định tại thông tư số 30/TT ngày 13/12/1984 của Bộ Giáo dục quy định chế độ cho giáo viên phổ thông làm nhiệm vụ hướng dẫn TTSP, bình quân mỗi giáo viên hướng dẫn giảng dạy cho mỗi sinh viên được quy đổi thành 20 đến 25 giờ chuẩn; 18 giờ chuẩn cho mỗi giáo viên hướng dẫn một nhóm sinh viên thực tập chủ nhiệm; ngoài ra còn số giờ chuẩn cho Ban chỉ đạo, cho giáo viên dạy mẫu, giáo viên hướng dẫn công tác Đội và hoạt động ngoài giờ,…Kinh phí được thanh toán theo giá biểu phụ cấp dạy thêm giờ. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh phí thanh toán theo chế độ dạy thêm giờ là rất lớn, rất khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong điều kiện giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính (theo NQĐ 43/CP). Do đó các khoản chi này được thanh toán cho các cơ sở thực tập để bồi dưỡng theo đúng tinh thần quyết định 36/2003/QĐ-BGD&ĐT và được các cơ sở đào tạo khoán chi cho các cơ sở thực tập với định mức tính trên đầu sinh viên thực tập. Dưới đây là một vài số liệu về định mức công tác và kinh phí cho hoạt động TTSP của trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay. + Định mức giờ chuẩn cho hoạt động TTSP: 53
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Giáo viên hướng dẫn giảng dạy (định mức cho 1 sinh viên): 7 tiết/đợt/SV (TTSP lần 1); 20 tiết/đợt/SV (TTSP lần 2) bao gồm số giờ chuẩn quy đổi để thực hiện các nhiệm vụ hướng dẫn soạn giáo án; dự giờ, góp ý giờ giảng tập; dự giờ, đánh giá giờ dạy. - Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: 3 tiết/tuần/nhóm SV (từ 4-6 người). - Giáo viên dạy mẫu: 12 tiết/đợt/nhóm SV (TTSP lần 1); TTSP lần 2 là 4 tiết/đợt/nhóm SV (toàn bộ nhóm chuyên môn). - Hướng dẫn công tác Đội và hoạt động ngoài giờ: 1 tiết/SV/đợt. - Ban chỉ đạo của trường THCS: 4 tiết/tuần/người. - Các báo cáo (kinh nghiệm giảng dạy, chủ nhiệm, tình hình giáo dục,…): 2 tiết/báo cáo/đoàn/đợt. + Kinh phí: - Kinh phí trường CĐSP chuyển cho các cơ sở thực tập bằng hình thức khoán chi với định mức 200.000đ/SV (TTSP lần 1) và 400.000đ/SV (TTSP lần 2). - Định mức chi cho các hoạt động khác như hỗ trợ SV làm đồ dùng dạy học: 300.000đ/đoàn/đợt; hỗ trợ trang trí cho Lễ ra mắt, Lễ tổng kết: 200.000đ/đoàn/đợt; tiền nước uống cho sinh viên: 500đ/SV/ngày; tiền xe đi/về cho mỗi SV: 40.000đ (trong tỉnh); bồi dưỡng Ban chỉ đạo các cấp theo quy chế chi tiêu nội bộ trường CĐSP (trừ Ban chỉ đạo trường thực tập) với định mức không quá 12 ngày/đợt/người. - Tổng kinh phí chi cho hoạt động TTSP của sinh viên trong khóa học bình quân 800.000đ/SV chiếm khoảng 4,2% kinh phí chi thường xuyên hàng năm (chưa kể kinh phí cho hoạt động thực hành sư phạm). 3. Kết luận. Nội dung hoạt động thực hành, thực tập sư phạm chiếm tỷ trọng đáng kể (hơn 7%) trong khung chương trình đào tạo giáo viên (THCS). Đây là hoạt động mang tính “rèn luyện tay nghề” không được sai sót; “sản phẩm” không được hư hỏng, đòi hỏi có sự cộng hưởng về trách nhiệm, chủ động phối, kết hợp của cả hệ thống, từ các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, cơ sở thực tập, giáo viên hướng dẫn thực tập, giảng viên thuộc cơ sở đào tạo đến sinh viên khi đi thực tập. Trong điều kiện các cơ sở đào tạo và các cơ sở thực tập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, với nghĩa vụ tham gia vào quá trình đào tạo giáo viên được quy định tại Quyết định 36/2003/QĐ-BGD&ĐT, kinh phí cho hoạt động TTSP ngoài trách nhiệm của trường sư phạm (là chủ yếu) cần được huy động từ các cơ sở thực tập, từ đóng góp của sinh viên và từ nguồn vận động các tổ chức chính trị, xã hội khác. Tài liệu tham khảo 1. Bộ GD-ĐT, Quy chế trường thực hành sư phạm, QĐ số 31/1998/QĐ- BGD&ĐT ngày 20/05/1998. 2. Bộ GD-ĐT, Quy chế thực hành, thực tập sư phạm cho các trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên, QĐ số 36/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/08/2003. 54
  5. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 3. Hồ Cảnh Hạnh, Cộng đồng trách nhiệm trong hoạt động thực hành, thực tập sư pham. Kỷ yếu hội thảo “Trường thực hành với vấn đề đào tạo nghiệp vụ của các trường sư phạm”, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, tháng 4/2007. 4. Hồ Cảnh Hạnh, Đề xuất mô hình tổ chức, quản lý trường thực hành trong trường CĐSP. Kỷ yếu hội thảo “Mô hình trường thực hành trong trường sư phạm đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo giáo viên”, Bộ GD-ĐT, tháng 3/2008. 55
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2