intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động thực tập sản xuất ngành Cơ khí tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hoạt động thực tập sản xuất ngành Cơ khí tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore" nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí của Trường. Cụ thể là hoạt động thực tập sản xuất tại Trường và thực tập sản xuất tại doanh nghiệp trong quá trình học tập tại Trường của học viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động thực tập sản xuất ngành Cơ khí tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH CƠ KHÍ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẰNG NGHỀ VIỆT NAM – SINGAPORE Bùi Hoàng Phúc1 Email: buihoangphucdnm@gmail.com TÓM TẮT Thời đại kinh tế thị trường, các nước có nền công nghiệp phát triển có xu hướng chuyển dịch công nghệ sản xuất, hoạt động sản xuất về các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động nhiệt huyết, có tiềm năng phát triển với chi phí vừa phải. Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế cũng là nơi nhận được sự dịch chuyển này nhờ nguồn lao động dồi dào, nhiệt huyết, có tinh thần học hỏi, đặc biệt là chi phí nhân sự cạnh tranh hơn các thị trường khác như Ấn Độ, Trung Quốc... Nhu cầu về lực lượng lao động chất lượng cao, có chuyên môn, có kỹ năng thực hành sản xuất đủ tốt để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, Bình Dương. Thực hiện nghiên cứu bằng nhiều phương pháp như nghiên cứu sản phẩm hoạt động của người học tại Trường, phỏng vấn lãnh đạo, giảng viên, học viên khoa Cơ khí... nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí của Trường. Cụ thể là hoạt động thực tập sản xuất tại Trường và thực tập sản xuất tại doanh nghiệp trong quá trình học tập tại Trường của học viên. Từ khóa: Cao đẳng nghề; Cơ khí; Giáo dục nghề nghiệp; Thực tập sản xuất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện nay đang có sự chuyển dịch công nghệ sản xuất, hoạt động sản xuất từ các quốc gia có nền kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... sang các quốc gia có trình độ phát triển kém hơn nhưng có nguồn lao động dồi dào như Philippin, Indoneshia, Ấn Độ,... Ở Việt Nam sự chuyển dịch này đang diễn ra khá mạnh mẽ nhờ lực lượng lao động trẻ, có nhiệt huyết, có tinh thần học hỏi và nguồn chi phí cho nhân sự hợp lý hơn. Hội nhập Quốc tế làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển năng động, nhưng cũng làm cho thị trường lao động mang tính quốc tế hóa rất cao. Chuyên môn của người lao động cần được nâng lên. Tính phức tạp và yêu cầu của công việc càng cao, mức độ cạnh tranh ở thị trường lao động, môi trường làm việc ngày càng gay gắt hơn, môi trường xã hội ngày càng phức tạp,… buộc năng lực của người lao động phải được phát triển. Điều đó đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đầu ra của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp... mà trong đó nhu cầu về kỹ năng thực hành sản xuất là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. 318
  2. Tại Việt Nam, năng lực của lao động nói chung chưa đáp ứng được kỳ vọng về trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất của các nước phát triển. Do đó, nhiều năm qua vấn đề đào tạo nhân sự có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII năm 2021 của Đảng đã đề ra một trong những nhiệm vụ nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa đất nước phát triển bền vững, đó là việc nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực chất lượng cao là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Nghị quyết có đoạn viết: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Đại hội đảng XIII, 2021). Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore ra đời với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng nhiệm vụ trọng tâm của Trường vẫn xoay quanh việc tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho người học tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Các ngành nghề đào tạo của Trường cũng mang tính thực hành cao như: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Nguội sửa chữa máy công cụ, Công nghệ ô tô, Quản trị mạng máy tính... nên hoạt động thực hành sản xuất luôn được sự quan tâm từ lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt, khoa cơ khí của Trường có các nghề như “Nguội sửa chữa máy công cụ” được xem là nghề trọng điểm Quốc gia và “Cắt gọt kim loại” là nghề trọng điểm Quốc tế... Theo tác giả Nguyễn Thị Ban “Mỗi một nghề đều được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là kiến thức nghề và kỹ năng thao tác nghề. Nghĩa là, người làm nghề nào cũng phải có năng lực hội đủ cả hai yếu tố ở trình độ nhất định” (Nguyễn Thị Ban, 2012). Với nghề cơ khí, đó chính là kiến thức về chuyên môn cơ khí và kỹ năng thực hành sản xuất. Như vậy, chương trình đào tạo nghề cơ khí cũng phải bao gồm 2 nhóm yếu tố trên mà trong thao tác thực hành sản xuất có chứa đựng cả kiến thức nghề nên muốn biết người học có được kiến thức và kỹ năng nghề hay không thì chỉ cần quan sát thao tác thực hành sản xuất của họ trong thực tiễn. Theo đó, việc thực tập sản xuất nên được dạy song song với chương trình lý thuyết tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nghề của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và kỹ năng thực hành sản xuất đối với người học nghề cơ khí nói riêng. Tác giả tiến hành nghiên cứu “hoạt động sản xuất ngành cơ khí của trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore” để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí của Trường, kết quả thu được sẽ phản ánh đúng thực trạng từ đó có thể bàn luận thêm các biện pháp cải tiến trong tương lai. 319
  3. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Năm 2019, trên 精密工学会誌 - Tạp chí cơ khí chính xác của Nhật Bản, Các tác giả có nhắc đến vai trò quan trọng của việc thực hành sản xuất trong ngành cơ khí chính xác: “Hiện nay, làm thế nào để đào tạo ra được người học có đủ kỹ năng sản xuất trong ngành cơ khí chính xác được nhiều cơ sở giáo dục và doanh nghiệp quan tâm. Cơ sở giáo dục sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng sản xuất cơ bản của nghề Các doanh nghiệp sẽ đào tạo người lao động theo cách riêng của họ để phục vụ sản xuất, tạo ra sản phẩm như mong đợi trong tương lai. Trong đó, 高専(Kousen) - trường Cao đẳng nghề là một hệ thống giáo dục, đào tạo dựa trên tính thực hành cao trên cơ sở cho người học thực hành sản xuất và đo kiểm trên các thiết bị, máy móc hiện đại trong ngành” [SHINOZAKI, SAKAMOTO, ISHIBASHI, NAKASHIMA, 2019]. Năm 2020, trong nghiên cứu “Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Việt – Đức Nghệ An”, tác giả Nguyễn Khắc Toàn cho biết: “Hiện nay, đào tạo nghề thường tích hợp giữa lí thuyết và thực hành. Sự tích hợp thể hiện ở chỗ thực hiện đào tạo đòi hỏi người dạy phải vừa chuyên sâu về kiến thức, mặt khác phải thành thục về kĩ năng tay nghề từ đó truyền thụ lại cho người học; Người học trong cùng một thời điểm vừa tiếp thu kiến thức, vừa thực hiện các thao tác trong chuỗi hoạt động tạo ra, hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Đào tạo nghề cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết khi còn trên ghế nhà trường. Về kiến thức, học sinh hiểu được cơ sở khoa học về vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, quy trình thực hiện, biện pháp tổ chức quản lí sản xuất và an toàn lao động để người học có thể thích ứng với thực tiễn lao động sản xuất. Học sinh được trang bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong cả quá trình đào tạo như kĩ năng sử dụng công cụ hỗ trợ; gia công vật liệu; các thao tác kĩ thuật; xây dựng kế hoạch từ khối lượng công việc; tính toán, thiết kế và quan trọng nhất là khả năng ứng dụng linh hoạt vào thực tiễn. Đó là những cơ sở ban đầu hình thành kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp; phát huy tính sáng tạo và song song với đó là hình thành kỉ luật, tác phong lao động cho các học sinh sinh viên” (Nguyễn Khắc Toàn, 2020). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Nội dung: Các văn bản, tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Cách thức thực hiện: Nghiên cứu, tổng hợp các văn bản, tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Hệ thống lại những nội dung đã nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ kh tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Tìm hiểu về thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore. Thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn sẽ làm rõ 320
  4. thêm thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí tại Trường cũng như làm rõ thêm các biện pháp cải tiến được đề xuất. - Nội dung: Thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí, những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Từ đó đề xuất các biện pháp quản cải tiến hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore. - Cách thức thực hiện: xây dựng hệ thông câu hỏi để phỏng vấn Hiệu trưởng/ Phó hiệu trưởng, Trưởng phòng đào tạo/ Trưởng khoa cơ khí, giáo viên, học viên có tham gia tổ chức hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí cho học viên tại Trường. 2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Mục đích: Thu thập thông tin từ các sản phẩm của hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí nhằm hỗ trợ các phương pháp làm rõ vấn đề hơn. - Nội dung: Các hồ sơ liên quan đến hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí như kế hoạch thực tập sản xuất trong chương trình học, kết quả đánh giá thực tập của giáo viên hướng dẫn, kế hoạch thực tập sản xuất tại doanh nghiệp, kết quả đánh giá thực tập sản xuất của doanh nghiệp, sản phẩm mẫu do học viên sản xuất... và các hồ sơ liên quan khác. - Cách thức thực hiện: Thu thập, hệ thống và phân tích các thông tin, dữ liệu từ hồ sơ có liên quan đến đề tài nghiên cứu ở phòng đào tạo, khoa cơ khí và các khoa, ngành có liên quan tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan về trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore (tên giao dịch quốc tế: Vietnam – Singapore Vocational College) có tiền thân là Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – Singapore, được thành lập từ năm 1997 theo Dự án hợp tác đào tạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Singapore. Trong quá trình thực hiện dự án, Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – Singapore đã khẳng định được uy tín trong lĩnh vực đào tạo nghề, được các doanh nghiệp quốc tế đánh giá rất cao về chất lượng chuyên môn cũng như tác phong làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng nhiệm vụ trọng tâm của Trường vẫn xoay quanh việc tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho người học tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Các ngành nghề đào tạo của Trường cũng mang tính thực hành cao như: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Nguội sửa chữa máy công cụ, Công nghệ ô tô, Quản trị mạng máy tính... nên hoạt động thực hành sản xuất luôn được sự quan tâm từ lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt, khoa cơ khí của Trường có các nghề như “Nguội sửa chữa máy công cụ” được xem là nghề trọng điểm Quốc gia và “Cắt gọt kim loại” là nghề trọng điểm Quốc tế... Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích các ngành nghề thuộc khoa cơ khí của Trường. 321
  5. Khoa cơ khí của Trường đào tạo nhiều ngành nghề, nhiều hệ đào tạo khác nhau đáp ứng được nhu cầu lao động đa dạng của nghề cơ khí nói chung. Các ngành nghề đang được đào tạo như: nguội sửa chữa máy công cụ (còn được biết đến với tên gọi bảo dưỡng công nghiệp) – là nghề trọng điểm quốc gia, cắt gọt kim loại (hay cơ khí chế tạo máy) – là nghề trọng điểm quốc tế, bảo trì thiết bị cơ điện, công nghệ ô tô, chế tạo khuôn mẫu. Các hệ đào tạo cũng đa dạng như cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Ngoài ra, còn có các lớp liên thông từ sơ cấp nghề, thợ lên trung cấp, từ trung cấp lên cao đẳng; các lớp đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là có 1 lớp hệ cao đẳng đang thí điểm học theo chuẩn Quốc tế được chuyển giao từ Cộng hòa liên bang Đức, với chương trình đào tạo 3 năm rưỡi sẽ tốt nghiệp trong năm 2022 hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho học viên, khoa cơ khí và cả trưởng Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore trong tương lai. Đội ngũ nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề bao gồm 18 giảng viên hợp đồng dài hạn với khoảng 40% giảng viên là thạc sỹ, 60% giảng viên là kỹ sư. Bên cạnh đó là 20 giảng viên cơ hữu, các bộ lãnh đạo với khoảng 70% cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sỹ. Cơ sở vật chất được trang bị khá tốt với các phân xưởng thực hành sản xuất được phân chia theo chức năng thực hành rõ ràng cùng với số lượng máy móc thiết bị đáp ứng đủ nhu cầu thực hành sản xuất của học viên. Về các máy móc thiết bị phục vụ hoạt động thực hành sản xuất ngành cơ khí của Trưởng đáp ứng đủ về số lượng và chủng loại như: 25 máy tiện cơ, 2 máy tiện CNC, 30 máy phay cơ, 3 máy phay CNC, 1 máy cắt dây CNC, 2 máy bắn điện, máy in 3D, máy quét 3D,... các thiết bị đo như thước cặp, panme, thước đo chiều sâu lỗ... cũng được trang bị đầy đủ. Các Xưởng thực hành được bố trí theo chức năng các nhóm ngành như sau: TT TÊN XƯỞNG SỐ LƯỢNG HỆ THỐNG PHÒNG HỌC CHUYÊN MÔN, THÍ NGHIỆM 1 Phòng kỹ thuật cơ sở 1 2 Phòng thực hành máy vi tính 1 3 Phòng ngoại ngữ 1 4 Phòng thí nghiệm Fablab 1 HỆ THỐNG XƯỞNG THỰC HÀNH NHÓM NGHỀ CƠ KHÍ. Nghề Cắt gọt kim loại 1 Phòng thí nghiệm vật liệu 1 2 Phòng thực hành đo lường 1 3 Phòng thực hành CAD/CAM 1 4 Phòng điện cơ bản 1 5 Xưởng nguội cơ bản 1 6 Xưởng gia công cắt gọt vạn năng 1 7 Xưởng gia công cắt gọt CNC 1 Nghề Chế tạo khuôn mẫu 1 Phòng thực hành Thiết kế khuôn mẫu 1 2 Xưởng Gia công trên máy công cụ 1 3 Xưởng Gia công trên máy CNC 1 4 Xưởng lắp ráp và hoàn thiện khuôn 1 HỆ THỐNG XƯỞNG THỰC HÀNH NHÓM NGHỀ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP Nghề Bảo trì thiết bị cơ điện 1 Xưởng Bảo trì xưởng 1 322
  6. 2 Xưởng Bảo trì máy 1 3 Xưởng Nguội 1 4 Xưởng Hàn 1 Nghề Nguội sửa chữa máy công cụ 1 Phòng thực hành lập trình CAD/CAM 1 2 Phòng thực hành Thủy lực - khí nén 1 3 Xưởng Sửa chữa Máy công cụ vạn năng 1 4 Xưởng sửa chữa máy CNC 1 HỆ THỐNG XƯỞNG THỰC HÀNH NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1 Xưởng động cơ 2 2 Xưởng Diesel 1 3 Xưởng gầm ô tô 1 4 Xưởng điện ô tô 1 Về số lượng học sinh sinh viên qua các khóa: Số lượng học viên các khóa HỆ CAO ĐẲNG 2016 - 2019 2017-2019 2018-2020 Cắt gọt kim loại 64 66 96 Công nghệ ô tô 60 71 80 Bảo trì thiết bị cơ điện 29 23 26 Nguội sửa chữa máy công cụ 33 24 17 Số lượng học viên các khóa HỆ TRUNG CẤP 2016 - 2019 2017-2019 2018-2020 Cắt gọt kim loại 49 98 120 Công nghệ ô tô 56 60 88 Bảo trì thiết bị cơ điện 33 31 35 Nguội sửa chữa máy công cụ 16 34 70 Ngoài ra, trường Trung cấp nghề Dĩ An từ khi sáp nhập, được gọi là cơ sở 3 của trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore cũng có số lượng học viên nghề cắt gọt kim loại tăng hàng năm, cụ thể như sau: Số lượng học viên các khóa tại cơ sở 3 HỆ TRUNG CẤP 2016 - 2019 2017-2020 2018-2020 Cắt gọt kim loại 16 24 43 Có thể thấy với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và UBND Tỉnh Bình Dương, cũng như sự đầu tư về chương trình đào tạo, hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề cơ khí của Trường cao đẳng Việt Nam – Singapore đã đào tạo và cung cấp được một lượng lớn lao động lành nghề cho địa bàn tỉnh Bình Dương, các tỉnh thành lân cận và các nước khác như Nhật Bản, Đài Loan,...Từ đó cũng thu hút được sự quan tâm của người lao động có nhu cầu học nghề, bằng chứng là số lượng học viên ngày càng tăng tại khoa cơ khí của Trường. 3.2. Thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore 3.2.1. Thực tập sản xuất tại các Xưởng cơ khí bên trong Trường Hoạt động thực tập sản xuất tại các Xưởng cơ khí bên trong Trường như Tiện, Phay, Hàn... đang được lãnh đạo Trường, Khoa và các giảng viên khoa Cơ khí quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, cụ thể là ngoài thời gian dạy lý thuyết trên lớp, toàn bộ HSSV đều được 323
  7. vận hành máy, tham gia trực tiếp hoạt động thực tập sản xuất hằng ngày tại các Xưởng. Thêm nữa, có một số buổi học lý thuyết còn được thiết kế giảng dạy tại Xưởng để HSSV vừa có thể học lý thuyết vừa thao tác thực hành sản xuất, giúp HSSV hiểu nhanh và hiểu sâu hơn nghề mình đang theo học. Theo thầy Lê Tuấn Nhật – Trưởng khoa Cơ khí của Trường thì thời lượng thực tập sản xuất của HSSV lên đến hơn 70% khóa học. Qua trao đổi với giảng viên và lãnh đạo khoa Cơ khí của Trường, chúng tôi có đưa ra một số ưu điểm và hạn chế của hoạt động thực tập sản xuất của HSSV khoa Cơ khí như sau: - Ưu điểm: học sinh sinh viên được thực hành sản xuất trực tiếp trên các máy công cụ từ cơ bản như tiện cơ, phay cơ, đến các máy tiên tiến hơn như tiện CNC, phay CNC, bắn điện, cắt dây CNC, in 3D... Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Singapore và gần đây có thêm chương trình chuẩn Quốc tế được chuyển giao từ Cộng hòa liên ban Đức cho ngành cắt gọt kim loại hệ Cao đẳng. Các kiến thức cơ sở cũng được giảng dạy tại nhà xưởng một cách trực quan, sinh động với các thiết bị, dụng cụ, máy móc thực tế. Số lượng máy móc đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu mỗi học viên đều có đủ thời gian sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thực tập sản xuất của mình. Hơn nữa, học viên còn được có cơ hội thực tập sản xuất nhiều hơn với các chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp như đơn đặt hàng từ công ty TNHH CAMSO VIỆT NAM (KCN VSIP 2 mở rộng – Tân Uyên, Bình Dương) từ năm 2017, công ty TNHH NHỰA CHINLI (KCN Việt Hương – Thuận An, Bình Dương) từ năm 2018. Bên cạnh đó, học viên của Khoa còn được hướng dẫn bởi các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được Trường cử đi đào tạo ở Singapore. - Hạn chế: Một số máy móc đã cũ dẫn đến thời gian sản xuất cho một sản phẩm mất nhiều thời gian hơn, mặc dù vẫn đáp ứng được nhu cầu học tập của học viên, tuy nhiên nếu thay thế được bằng máy móc mới hơn thì sẽ tiết kiệm được thời gian thực hành hơn và học viên có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hơn trong một buổi học từ đó kỹ năng, kỹ xảo của học viên cũng được nâng cao. 3.2.2. Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp bên ngoài Trường Ngoài thời gian thực tập sản xuất tại các Xưởng bên trong Trường, HSSV khoa cơ khí của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore còn có cơ hội tiếp xúc với môi trường sản xuất thực tế thông qua việc thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể, trong suốt khóa học, trung bình học viên sẽ được thực tập sản xuất tại doanh nghiệp 2 lần, mỗi lần khoảng 2 tháng. Lần 1 vào giữa khóa học, lần 2 là trước khi tốt nghiệp. Trường hợp HSSV không thể tự tìm nơi thực tập sản xuất phù hợp thì nhân viên phòng Đối ngoại của Trường hoặc giảng viên của Khoa sẽ kết nối với các doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề theo học của HSSV, trao đổi với doanh nghiệp để tạo điều kiện tốt nhất có thể cho HSSV trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Từ kết quả các cuộc phỏng vấn đại diện phòng Đối ngoại, HSSV, giảng viên, lãnh đạo khoa Cơ khí thì hoạt động thực tập sản xuất tại doanh nghiệp của HSSV trường Cao đằng nghề Việt Nam – Singapore có một số ưu điểm và hạn chế như sau: - Ưu điểm: Việc thực tập sản xuất tại doanh nghiệp với kế hoạch như đã nêu trên là điều đáng ghi nhận mà nhà trường đã kết hợp với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học viên có thể thực hành sản xuất thực tế tại doanh nghiệp, sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại hơn phục vụ sản xuất thực tế trên thị trường mà nhà trường chưa thể trang bị được, cũng như tác phong 324
  8. công nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng mềm xử lý tình huống trong môi trường sản xuất thực tế... những điều mà chỉ có tại cơ sở sản xuất mới cho học viên được trải nghiệm tốt nhất. Theo thầy Trần Hùng Phong – Hiệu trưởng trường Cao Đẳng nghề Việt Nam – Singapore thì hiện tại nhà trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Bình Dương, giúp cho học viên nơi đây có nhiều lựa chọn trong việc tìm nơi thực tập phù hợp với kỹ năng, kỹ xảo, điều kiện nơi ở, đi lại,... cũng như nguyện vọng nghề nghiệp theo đuổi trong tương lai. Ngoài ra, đối với các chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp thì trong quá trình học tập tại Trường, học viên còn được nhà trường và doanh nghiệp tạo điều kiện cho thực tập sản xuất tại nhà máy của doanh nghiệp, sản xuất trực tiếp trên sản phẩm giao cho khách hàng của doanh nghiệp, thực hành sản xuất từ các máy móc, thiết bị, dụng cụ thực tế mà sau khi tốt nghiệp học viên sẽ được sử dụng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. - Hạn chế: mặc dù có được nhiều điều kiện thuận lợi như đã trình bày bên trên, vẫn còn đâu đó những hạn chế trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp bên ngoài nhà trường. Đối với các doanh nghiệp chưa hợp tác nhiều, chưa có mối quan hệ tốt với Trường, Khoa thì đôi khi học viên không được thực tập sản xuất theo đúng như mong đợi mà chỉ được giao cho các việc ngoài chuyên môn hoặc chỉ tham gia rất ít hoạt động thực tập sản xuất tại doanh nghiệp, nguyên nhân là bởi khi doanh nghiệp chưa có được mối quan hệ hợp tác qua lại với nhà trường đủ sâu thì vẫn còn cảm giác e dè khi trao cho học viên cơ hội thực tập sản xuất trên sản phẩm thực, máy móc thiết bị tân tiến có giá trị cao như máy móc nghề cơ khí. Thêm nữa, đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nhân sự, máy móc chỉ đáp ứng đủ cho dây chuyền sản xuất phục vụ khách hàng nên việc cho một học viên thực tập sản xuất trên chính máy móc thiết bị đang phục vụ sản xuất và thêm nhân sự có chuyên môn cao để hướng dẫn, giám sát hoạt động thực tập sản xuất của học viên cũng là điều khó khăn của doanh nghiệp. 3.3. Thảo luận các vấn đề, biện pháp cải tiến - Vấn đề về hoạt động thực tập tại Trường: Các máy móc cũ nên được thay bằng máy mới hơn để giúp học viện có thể thực tập sản xuất được nhiều sản phẩm hơn với cùng thời gian sử dụng máy, các máy cũ có thể dùng cho các chuyên ngành khác như bảo trì, lắp ráp, sửa chữa... Bên cạnh đó việc giữ chân các giảng viên cũng nên được xem xét thận trọng vì với kinh nghiệm làm nghề, kiến thức chuyên môn cao của các giảng viên thì rất dễ dàng nhận được các lời mời làm việc có mức thu nhập, phúc lợi, đãi ngộ tốt hơn ở các doanh nghiệp trong nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp có yếu tố đầu tư từ nước ngoài. - Vấn đề về hoạt động thực tập tại Doanh nghiệp: Tăng cường các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, chú trọng quan tâm các chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp để giúp học viên có môi trường thực tập sản xuất đúng nghề đang theo học và sẽ làm việc trong tương lai. Đối với các doanh nghiệp chưa có mối quan hệ hợp tác đủ lâu thì nên có những hợp đồng, ký kết giữa lãnh đạo Trường, Khoa với lãnh đạo Doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học viên thực tập sản xuất đúng như mong đợi của học viên và nhà trường. - Vấn đề khác: Bên cạnh việc giữ chân các giảng viên cũ thì việc tìm đội ngũ giảng viên kế thừa cũng nên được xem xét, và nếu học viên của Trường trở thành giảng viên của Trường trong tương lai thì đó là câu chuyện giáo dục nghề nghiệp rất tốt để kể về nhà trường. Với quy định chương trình đào tạo phải được cập nhật 2 năm 1 lần, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nói chung, ngành cơ khí nói riêng thì đòi hỏi các giảng viên phải được 325
  9. cập nhật kiến thức thường xuyên, đầy đủ với các công cụ, sản phẩm, máy móc, công nghệ mới mà thế giới đang sử dụng, môi trường cho giảng viên là các cơ sở giáo dục ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, là môi trường doanh nghiệp sản xuất... Bởi vì, khi có giảng viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng thực hành sản xuất tốt bằng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động thực tập sản xuất của học viên theo học tại Trường. 4. KẾT LUẬN Thực tập sản xuất nói chung và thực tập sản xuất ngành cơ khí nói riêng là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế của nước ta hiện nay. Bên cạnh việc đào tạo ra nguồn lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ để cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong nước, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn phải đề ra mục tiêu cung ứng nguồn lao động có chất lượng cao hơn với kỹ năng thực hành sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu chuyển giao công nghệ, hoạt động sản xuất từ các nước phát triển đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và cả cung ứng nguồn lao động lành nghề cho các nước phát triển như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... theo chương trình hợp tác lao động, thực tập sinh kỹ năng... Thông qua nghiên cứu thực trạng hoạt động thực tập sản xuất ngành cơ khí của trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, chúng tôi nhận thấy hoạt động thực tập sản xuất của học viên tại Trường và tại các doanh nghiệp hợp tác với trường đang thực hiện một cách nghiêm túc và đó cũng là lý do mà nhà Trường được sự tín nhiệm cao từ các doanh nghiệp cũng như học viên theo học nơi đây. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một số hạn chế như các vấn đề về máy móc, thiết bị, nhân sự của Trường và sự cam kết thực hành đúng nghề tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được giải quyết trong tương lai gần để chất lượng dạy nghề nói chung, chất lượng hoạt động thực tập sản xuất của học viên nói riêng ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu mong đợi của các bên liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước 1. Đại hội đảng XIII. (2021). Retrieved from daihoidang.vn: https://daihoidang.vn/toan-van-phat-bieu- nham-chuc-cua-thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh/1928.vnp 2. Nguyễn Khắc Toàn. (2020). Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An. Tạp Chí Giáo Dục, Số đặc biệt kỳ 1 tháng 5/2020, tr 284-288. 3. Nguyễn Thị Ban. (2012). Tiếp cận thực tập nghề trong đào tạo giáo viên phổ thông. Tạp chí giáo dục, Số 285 kỳ 1 tháng 5/2012, tr 18-20. Tài liệu tham khảo nước ngoài 4. SHINOZAKI, A., SAKAMOTO, T., ISHIBASHI, D., & NAKASHIMA, M. (2019). 機械加工や測 定の基礎を学ぶ高専の機械実習教育. 精密工学会誌, Vol.85, No.6, 2019, pages 485-488. 326
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
44=>2