intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sẽ xem xét thực trạng chất lượng công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tại quận Ninh Kiều, TPCT từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của hoạt động KTĐG và là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều, TPCT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

  1. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 INVESTIGATION OF THE CURRENT ASSESSMENT MANAGEMENT OF PRIMARY SCHOOL PUPILS IN NINH KIEU DISTRICT, CAN THO CITY Ngo Thi Uyen*, Luu Nguyen Quoc Hung Can Tho University ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 07/5/2024 Testing and evaluating student learning outcomes helps adjust the educational process, contributing to improve the quality of teaching. Revised: 08/8/2024 Management of inspection and evaluation activities is shown in Published: 08/8/2024 planning management, organizing implementation, directing implementation, inspection and evaluation. This article uses the method KEYWORDS of collecting information by questionnaire and surveying 150 subjects including: 104 homeroom teachers, 12 administrators, 34 subject Testing and evaluation teachers at primary schools in Ninh Kieu district. The results show the Operations management importance and current status management’s testing and assessment Learning result activities of students in primary schools in Ninh Kieu district, Can Tho city, performing at "Average" to "Good" levels. However, there is still a Primary school significant number of subjects who rate some contents in the inspection Pupil and evaluation stage of management activities at an unsatisfactory level, accounting for 22%. The results of studying the current situation of the topic contribute to creating a basis for proposing measures to improve the management of testing activities to assess the learning outcomes of students in primary schools in Ninh Kieu district, Can Tho city according to the 2018 general education program. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ Ngô Thị Uyên*, Lƣu Nguyễn Quốc Hƣng Trường Đại học Cần Thơ THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 07/5/2024 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Quản lý hoạt động kiểm Ngày hoàn thiện: 08/8/2024 tra đánh giá thể hiện ở lập kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện, chỉ đạo Ngày đăng: 08/8/2024 thực hiện, kiểm tra đánh giá. Bài báo này sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi và khảo sát 150 khách thể bao gồm: 104 giáo TỪ KHÓA viên chủ nhiệm, 12 cán bộ quản lý, 34 giáo viên bộ môn của các trường tiểu học trên địa bàn quận Ninh Kiều. Kết quả cho thấy tầm quan trọng Kiểm tra đánh giá của quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá và thực trạng quản lý hoạt động Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học quận Kết quả học tập Ninh Kiều thành phố Cần Thơ thực hiện ở mức “Trung bình” đến “Tốt”. Tuy nhiên vẫn còn số lượng đáng kể khách thể đánh giá một số nội dung Trường tiểu học trong khâu kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý này ở mức chưa đạt Học sinh chiếm đến 22%. Kết quả nghiên cứu thực trạng góp phần tạo cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10314 * Corresponding author. Email: ngothiuyen15@gmail.com http://jst.tnu.edu.vn 137 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 1. Giới thiệu Cùng với sự đổi mới toàn diện của giáo dục, đặc biệt trong công tác kiểm tra đánh giá (KTĐG) học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 27/2020/TT- BGD&ĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Việc ban hành Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trên cơ sở kế thừa những ưu việt của Thông tư hiện hành với mục đích đánh giá chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh (HS) để hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [1]. Quan tâm nghiên cứu về kiểm tra đánh giá HS có thể kể đến như nghiên cứu của Atabek và các cộng sự (2014) đã khẳng định đánh giá là một bước quan trọng trong môi trường giáo dục, là một quá trình để đo lường những gì HS biết hoặc những gì HS đã học được. Trong đó có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá và các bài kiểm tra là một trong những công cụ quan trọng nhất và được sử dụng rộng rãi [2]. Nghiên cứu về quản lý đánh giá giáo dục ở bậc trung học của tác giả Zamili và các cộng sự (2020) đã quan tâm đến thực trạng về quản lý đánh giá trong giáo dục trung học tại một số trường trung học thuộc tỉnh Java, Indonesia. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu về việc đạt được tiêu chuẩn đánh giá giáo dục và đề xuất những biện pháp liên quan đến 8 tiêu chuẩn giáo dục quốc gia dựa trên các chỉ số trong công cụ tự đánh giá của trường học [3]. Ở bậc tiểu học, Mansor và các cộng sự (2019) đã nghiên cứu quản lý đánh giá bao gồm: thực trạng, điểm yếu và thách thức của phương pháp đánh giá tại một số trường tiểu học ở Malaysia. Kết quả khẳng định tầm quan trọng của đánh giá như một công cụ theo dõi sự phát triển và tiến bộ của HS trong học tập thay vì chỉ tập trung vào điểm số hoặc thứ hạng; giảm sự phụ thuộc hoàn toàn vào điểm số từ các kỳ thi tập trung; trao quyền và thừa nhận vai trò của trường học và giáo viên (GV) trong việc thực hiện đánh giá chất lượng; và để đảm bảo HS đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp nhận về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và năng lực khác nhau [4]. Phan Thị Hồng Lan (2019) quan tâm đến biện pháp quản lý đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học. Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp quản lý đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học và kết luận rằng nó liên quan đến quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động đánh giá HS [5]. Đỗ Minh Trang (2022) đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đánh giá HS ở các trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay gồm: Đổi mới giáo dục, đổi mới đánh giá người học, những vấn đề đang đặt ra trong quản lý quá trình đánh giá HS và những yêu cầu sư phạm trong đánh giá [6]. Gần đây có nghiên cứu của Nguyễn Hoài Bảo (2022) đã quan tâm đến thực trạng KTĐG kết quả học tập của HS ở trường phổ thông, cho thấy việc đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp HS liên tục nhận được phản hồi để biết những thiếu sót, điểm yếu để cả hai GV và HS có thể điều chỉnh việc dạy và học các hoạt động [7]. Ninh Kiều là một trong những quận trung tâm, phát triển nhất của thành phố Cần Thơ (TPCT) trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, các trường tiểu học trên địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT luôn nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt công tác giáo dục đáp ứng mục tiêu của chương trình GDPT 2018 và công tác quản lý KTĐG được thực hiện một cách nghiêm túc, việc quản lý điều hành công việc theo quy chế. Song, từ thực tiễn cho thấy rằng việc quản lý KTĐG kết quả học tập của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ninh Kiều theo chương trình GDPT 2018 vẫn còn tồn đọng những hạn chế, bất cập. Nghiên cứu sẽ xem xét thực trạng chất lượng công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tại quận Ninh Kiều, TPCT từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của hoạt động KTĐG và là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều, TPCT. http://jst.tnu.edu.vn 138 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 1.1. Yêu cầu đặt ra đối với kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 * Đảm bảo đánh giá được năng lực phẩm chất học sinh Đánh giá HS tiểu học được thực hiện theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của chương trình GDPT cấp tiểu học. Theo đó, đánh giá có thể diễn ra ngay trong quá trình dạy học, đảm bảo phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của HS, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để HS cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Bên cạnh đó, đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS, coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS, giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ học sinh (CMHS). * Đảm bảo đa dạng các lực lượng tham gia đánh giá Chương trình đa dạng các lực lượng tham gia đánh giá trong đó GV là người điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em. Đồng thời, HS tự nhận xét, tham gia nhận xét, tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để ngày một tiến bộ. Đề cao vai trò của CMHS trong quá trình đánh giá. CMHS tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS, tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS. CBQL kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. Các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục. * Đảm bảo thiết kế công cụ đánh giá phù hợp với từng chủ đề/môn học Vận dụng linh hoạt, đa dạng các công cụ đánh giá trong đánh giá thường xuyên. Sử dụng hợp lí, hiệu quả, thường xuyên các công cụ đánh giá, kết hợp nhuần nhuyễn, đảm bảo các công cụ đánh giá phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với từng chủ đề, môn học và đều tập trung hình thành, phát triển năng lực người học. Xây dựng công cụ đánh giá theo đặc thù môn học, đảm bảo bám sát yêu cầu cần đạt của từng môn học, chủ đề, gắn liền với thực tiễn học tập, sinh hoạt của chính HS. 1.2. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học Trong bối cảnh đổi mới không ngừng của giáo dục, KTĐG luôn là biện pháp đánh giá kết quả giáo dục, là cơ sở để xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ GV, về vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Nhận thức đúng đắn của cán bộ quản lý (CBQL) về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS, giúp người CBQL đưa ra những quyết định đúng đắn, tác động tích cực đến toàn bộ quá trình KTĐG tại nhà trường. Nếu GV, HS có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động KTĐG, họ sẽ có những hành động đúng, phương pháp, hình thức đánh giá hay học tập thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Ngược lại nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí có những hành động tiêu cực. Từ đó tác động đến công tác quản lý và tạo rào cản lớn cho người CBQL trong việc quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS. Như vậy trong quá trình quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS cần phải giúp cho tất cả CBQL, GV, HS nhận thức đúng vai trò của KTĐG và nắm vững kiến thức về KTĐG tại nhà trường tiểu học thông qua phổ biến trong các cuộc họp, các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về KTĐG đặc biệt trong tình hình đổi mới giáo dục toàn diện như hiện nay. KTĐG kết quả học http://jst.tnu.edu.vn 139 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 tập của HS trong nhà trường là vấn đề rất quan trọng, đảm bảo mối liên hệ thường xuyên và bền vững trong quá trình dạy và học, do đó việc quản lý tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học là vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. 1.3. Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động mỗi cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất [8]. Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động GV sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá [9]. Đánh giá đề cập đến những công cụ xác định khó khăn, khoảng trống trong học tập và cách cải thiện kết quả học tập của học sinh. Việc xác định công cụ học tập giúp định hình việc học hiệu quả và củng cố khả năng của học sinh trong việc làm chủ việc học của mình và giúp người học hiểu rằng mục tiêu là cải thiện việc học chứ không phải là điểm số cuối kỳ [10]. Nghiên cứu của Atabek và các cộng sự đã khẳng định đánh giá là một bước quan trọng trong môi trường giáo dục, là quá trình để đo lường những gì học sinh biết hoặc những gì họ đã học được [2]. Kết quả học tập là mức độ kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực, môn học nào đó [11]. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lý thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên [12]. Theo Phó Đức Hòa, quy trình đánh giá kết quả học tập của HS ở trường tiểu học là trình tự (logic) các hoạt động đánh giá của người dạy và người học (tự đánh giá) nhằm đạt được mục đích yêu cầu của dạy học đề ra [13]. Quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS phản ánh chất lượng dạy học một cách chính xác, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để cải thiện thực trạng nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng tổng thể. Kết quả KTĐG là cơ sở để chứng thực kết quả học tập, năng lực, phẩm chất, mức độ đạt được của HS, đồng thời đánh giá năng lực và hiệu quả giảng dạy cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nhà trường từ đó đánh giá hiệu quả quản lý. Quản lý tốt hoạt động KTĐG là thúc đẩy các mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó KTĐG vừa xác định kết quả học tập (KQHT), vừa là tiền đề để ra các quyết định quản lý đúng đắn trong việc chỉ đạo của nhà trưởng. Vì vậy, quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh là một khâu không thể tách rời trong công tác quản lý giáo dục của người cán bộ quản lý, trong đó KTĐG vừa là xác định kết quả học tập, vừa là tiền đề xây dựng tạo ra các quyết định quản lý. Nội dung quản lý là sự triển khai đồng bộ các chức năng cơ bản của quản lý đối với hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS ở trường tiểu học. Với hướng tiếp cận theo chức năng quản lý, nội dung quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS ở trường tiểu học bao gồm: quản lý xây dựng kế hoạch; Quản lý việc tổ chức hoạt động; Quản lý việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá việc quản lý hoạt động. Dựa vào cơ sở lý luận, nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều, TPCT theo chương trình GDPT 2018 từ đó là cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa vào bảng câu hỏi nhằm thu thập thực trạng, thông tin về quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều, TPCT. Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 150 khách thể bao gồm các CBQL, GVCN, GVBM ở 5 trường tiểu học trọng điểm trong quận Ninh Kiều, TPCT gồm: Tiểu học Cái Khế 2, Tiểu học Nguyễn Du, Tiểu học Lê Quý Đôn, Tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Võ Trường Toản. Số liệu sau khi thu thập phiếu khảo sát, câu hỏi được thống kê mã hóa trên phần mềm Excel sau đó xử lý qua phần mềm SPSS 22. Phiếu khảo sát đều được thiết kế theo 5 mức độ của thang đo Likert từ thấp đến cao, quy ước như sau: 1,00-1,49 = Không quan trọng/Rất chưa đạt; 1,50- http://jst.tnu.edu.vn 140 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 2,49 = Ít quan trọng/Chưa đạt; 2,50-3,49 = Trung bình; 3,50-4,49 = Quan trọng/Tốt; 4,50-5,00 = Rất quan trọng/Rất tốt. Tính toán tần suất, điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC) và mối tương quan giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập qua đánh giá của CBQL, GVCN, GVBM. Từ các kết quả thu thập được, sau đó tiến hành xử lý, phân tích, so sánh, tổng hợp, đưa ra những đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều, TPCT. 3. Kết quả 3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ ảng . Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT Mức độ quan trọng TT Nội dung Tổng ĐT ĐLC TH CBQL GV GVBM 1 Phân công GV coi, chấm kiểm tra. 150 4,28 0,581 4,00 4,37 4,12 3 Tổ chức, chỉ đạo nhiệm vụ của GV trong ĐG 2 150 4,12 0,655 3,92 4,13 4,15 4 thường xuyên, ĐG định kỳ. 3 Xử lý GV vi phạm quy chế trong công tác KTĐG. 150 4,39 0,565 4,33 4,44 4,26 2 4 Lấy ý kiến của GV, HS, CMHS trong công tác KTĐG. 150 4,41 0,604 4,50 4,39 4,44 1 Trung bình tổng 150 4,30 0,600 4,19 4,33 4,24 Ghi chú: TH: Thứ hạng; TT: Thứ tự Bảng 1 thể hiện thực trạng nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS. Theo đó, ĐTB tổng của khách thể là 4,30 dao động từ mức 3,5-4,49 như vậy hầu hết các khách thể đã lựa chọn mức quan trọng và ĐLC tổng của khách thể là 0,600, nhỏ hơn 1, cho thấy rằng ý kiến của các khách thể không khác biệt nhau. Lấy ý kiến của GV, HS, CMHS trong công tác KTĐG được đánh giá cao nhất trong nội dung đánh giá về tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTĐG với ĐTB=4,41 và ĐLC=0,604, sau đó đến nội dung Xử lý GV vi phạm quy chế trong công tác KTĐG được xếp thứ hai với ĐTB=4,39 và ĐLC=0,565, tiếp đến là Phân công GV coi, chấm kiểm tra với ĐTB=4,28 và ĐLC=0,581, nội dung được xếp thứ hạng cuối cùng là Tổ chức, chỉ đạo nhiệm vụ của GV trong ĐG thường xuyên, ĐG định kỳ với ĐTB=4,12 và ĐLC=0,655. Cụ thể, từng khách thể CBQL, GV và GVBM có ĐTB tổng lần lượt là 4,19; 4,33; 4,24. Từ đó, có thể khẳng định rằng 150 khách thể đều có cùng quan điểm về thực trạng nhận thức vai trò, tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTĐG, đều đánh giá nhận thức ở mức quan trọng. 3.2. Thực trạng quản lý lập kế hoạch hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ Kết quả bảng 2 cho thấy rằng ĐTB tổng là 4,32 nằm trong khoảng 3,5-4,49 do đó có thể thấy quan điểm của các khách thể là hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập hiện nay của học sinh trường tiểu học quận Ninh Kiều là tốt. Bảng 2 cũng cho thấy rằng các câu trả lời của khách thể không có sự khác biệt quá lớn vì ĐLC tổng nhỏ hơn 1 (ĐLC=0,636). Từng khách thể CBQL, GVBM và GVCN cũng cho rằng việc lập kế hoạch hoạt động KTĐG đang diễn ra ở mức tốt khi ĐTB của từng khách thể đều dao động từ mức 4,13 đến 4,36. Bên cạnh đó, nội dung được đánh giá với thứ hạng cao nhất là Kiểm tra, giám sát việc xây dựng đề kiểm tra, đề thi, chấm kiểm tra lên điểm của GV (ĐTB=4,43). Cùng xếp thứ 2 là nội dung Xác định nội dung kiểm tra khoa học, phù hợp với yêu cầu cần đạt của từng môn học và Xác định phương thức, cách thức tiến hành kiểm tra cụ thể, phù hợp với thực tiễn nhà trường cũng được đánh giá ở mức tốt trong việc lập kế hoạch KTĐG với ĐTB=4,36, xếp cuối cùng là Xác định mục tiêu KTĐG phù hợp với chương trình của Bộ và nhà trường với ĐTB=4,19 và ĐLC=0,757 cho thấy không có sự khác biệt giữa câu trả lời của các khách thể. http://jst.tnu.edu.vn 141 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 ảng 2. Thực trạng quản lý lập kế hoạch hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT Mức độ thực hiện TT Nội dung Tổng ĐT ĐLC TH CBQL GV GVBM 1 Xây dựng kế hoạch KTĐG đầu năm. 150 4,26 0,629 4,00 4,32 4,17 3 Xác định mục tiêu KTĐG phù hợp với chương 2 150 4,19 0,757 4,25 4,23 4,06 4 trình của Bộ và nhà trường. Xác định nội dung kiểm tra khoa học, phù hợp với 3 150 4,36 0,583 3,92 4,38 4,47 2 yêu cầu cần đạt của từng môn học. Xác định phương thức, cách thức tiến hành kiểm 4 150 4,36 0,605 4,33 4,37 4,35 2 tra cụ thể, phù hợp với thực tiễn nhà trường. Kiểm tra, giám sát việc xây dựng đề kiểm tra, đề 5 150 4,43 0,606 4,17 4,52 4,24 1 thi, chấm kiểm tra lên điểm của GV. Trung bình tổng 150 4,32 0,636 4,13 4,36 4,26 Như vậy khẳng định rằng thực trạng việc quản lý lập kế hoạch KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học quận Ninh Kiều đang diễn ra ở mức tốt. 3.3. Thực trạng quản lý việc tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ ảng . Thực trạng quản lý việc tổ chức hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT Mức độ thực hiện TT Nội dung Tổng ĐT ĐLC TH CBQL GV GVBM Phân cấp, phân quyền chỉ đạo KTĐG kết quả 1 150 4,22 0,566 4,00 4,31 4,03 4 học tập của HS có cơ cấu hợp lý. Triển khai thực hiện kế hoạch KTĐG (ra đề 2 kiểm tra định kỳ, quản lý đề, chấm thi…) khoa 150 4,16 0,666 4,00 4,21 4,06 5 học hiệu quả. Sắp xếp, bố trí phân công cán bộ, GV thực hiện 3 150 4,39 0,588 4,25 4,41 4,35 1 kế hoạch một cách hợp lý. Chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, GV, 4 150 4,31 0,625 4,50 4,32 4,24 3 các bộ phận tham gia KTĐG. Tập huấn hướng dẫn cho GV thực hiện hoạt 5 150 4,38 0,575 4,50 4,40 4,26 2 động KTĐG. Trung bình tổng 150 4,29 0,604 4,25 4,31 4,19 Theo kết quả ở bảng 3, các khách thể tham gia khảo sát đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS ở mức “Tốt” vì ĐTB tổng là 4,29, ĐLC tổng là 0,604 chứng minh quan điểm của các khách thể không có sự khác biệt. Cụ thể, ĐTB tổng của từng khách thể CBQL, GV, GVBM và ĐTB ở từng nội dung khảo sát khác nhau đều dao động từ mức 4,0 đến 5,0. Như vậy, các khách thể đều đánh giá nội dung khảo sát ở mức “Tốt”. Kết luận, với ĐLC đều nhỏ hơn 1 thì cho thấy 150 khách thể có quan điểm thống nhất rằng việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều hiện nay đang diễn ra tốt, không có trường hợp nào thấp hơn mức tốt. 3.4. Thực trạng quản lý việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ Hình 1 cho thấy rằng ĐTB của từng phần nội dung khảo sát được đánh giá ở từ 4,21 đến 4,45, điều này cho thấy các nội dung khảo sát này được đánh giá ở mức “Tốt”, các ĐLC (bao gồm tổng và chi tiết ở từng nội dung khảo sát) đều nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa các khách thể có câu trả lời gần giống nhau. http://jst.tnu.edu.vn 142 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 Hình 1. Thực trạng quản lý việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT Nội dung được đánh giá với thứ hạng cao nhất là Xây dựng hoàn thiện, ban hành các quy định, quy chế, văn bản hướng dẫn hoạt động kiểm tra đánh giá (ĐTB=4,45), xếp cuối cùng là Tổ chuyên môn chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS (ĐTB=4,21) tuy nhiên nội dung này cũng nằm trong mức tốt từ 3,5-4,49. Nhìn chung, các số liệu trên có thể kết luận rằng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều được CBQL, GVCN và GVBM đánh giá ở mức tốt. 3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ Nội dung khảo sát về thực trạng kiểm tra đánh giá việc quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS thể hiện ở bảng 4 và bảng 5, cụ thể ĐTB tổng của các nội dung khảo sát và của từng phần nội dung dao động từ 3,07 đến 3,95 điều này cho thấy khách thể đánh giá nội dung khảo sát được thực hiện ở mức “Trung bình” đến “Tốt”. ĐLC tổng và của từng nội dung đánh giá của từng khách thể CBQL, GVBM, GVCN đối với khảo sát đều lần lượt nhỏ hơn 1 do đó không có khác biệt trong quan điểm đánh giá. Các nội dung là KTĐG theo quy chế, quy định, thông tư và các văn bản hướng dẫn (ĐTB=3,95), Sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động KTĐG thi đua khen thưởng hợp lý kịp thời (ĐTB=3,92) và Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra hoạt động KTĐG khoa học, hợp lý; kiểm tra hoạt động KTĐG theo kế hoạch (ĐTB=3,91) hầu như được các khách thể đánh giá ở mức tốt. Tuy nhiên, ở nội dung 4 Tham gia kiểm tra, giám sát đánh giá thường xuyên được khách thể đánh giá thấp nhất với ĐTB=3,07. Chi tiết tại bảng 5 khảo sát cho thấy rõ số lượng khách thể đánh giá “Chưa đạt” là 33 (chiếm tỉ lệ 22%) cho thấy rằng vẫn tồn tại tỉ lệ khá lớn là chưa đạt khi thực hiện công tác kiểm tra hoạt động đánh giá thường xuyên đột xuất. Bên cạnh đó nội dung Vào điểm đúng, báo cáo kịp thời, trung thực mặc dù ĐTB=3,23 ở mức trung bình nhưng lại có 12 khách thể (chiếm 8%) đánh giá chưa đạt và 94 khách thể (chiếm 62,7%) đánh giá ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao cho thấy rằng vẫn tồn tại những bất cập, khó khăn hay thiếu sót trong công tác lên điểm đúng, báo cáo đúng tiến độ, kịp thời và trung thực. http://jst.tnu.edu.vn 143 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 ảng . Thực trạng kiểm tra đánh giá quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT Mức độ thực hiện TT Nội dung Tổng ĐT ĐLC TH CBQL GV GVBM KTĐG theo quy chế, quy định, thông tư và các 1 150 3,95 0,814 3,92 3,90 4,12 1 văn bản hướng dẫn. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra hoạt 2 động KTĐG khoa học, hợp lý; kiểm tra hoạt động 150 3,91 0,838 4,25 3,81 4,09 3 KTĐG theo kế hoạch. Tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động chấm bài 3 150 3,57 0,617 3,42 3,61 3,53 4 kiểm tra định kỳ đúng quy định. 4 Tham gia kiểm tra, giám sát đánh giá thường xuyên. 150 3,07 0,739 3,00 3,03 3,26 6 5 Vào điểm đúng, báo cáo kịp thời, trung thực. 150 3,23 0,604 3,33 3,20 3,26 5 Sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động KTĐG thi đua 6 150 3,92 0,650 3,92 3,95 3,82 2 khen thưởng hợp lý kịp thời. Trung bình tổng 150 3,61 0,654 3,64 3,58 3,67 ảng . Đánh giá mức độ thực hiện việc kiểm tra đánh giá quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT Mức độ thực hiện 1 2 3 4 5 TT Nội dung TL TL TL TL TL SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) KTĐG theo quy chế, quy định, thông tư và 1 0 0 1 0,7 50 33,3 54 36 45 30 các văn bản hướng dẫn. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra 2 hoạt động KTĐG khoa học, hợp lý; kiểm 0 0 0 0 60 40 44 29,3 46 30,7 tra hoạt động KTĐG theo kế hoạch. Tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động 3 0 0 0 0 74 49,3 66 44 10 6,7 chấm bài kiểm tra định kỳ đúng quy định. Tham gia kiểm tra, giám sát đánh giá 4 0 0 33 22 77 51,3 37 24,7 3 2 thường xuyên. 5 Vào điểm đúng, báo cáo kịp thời, trung thực. 0 0 12 8 94 62,7 42 28 2 1,3 Sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động KTĐG 6 0 0 1 0,7 35 23,3 89 59,3 25 16,7 thi đua khen thưởng hợp lý kịp thời. Ghi chú: SL: Số lượng; TL: Tỉ lệ Tổng kết từ kết quả của bảng 4 và 5, có thể khẳng định rằng thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT đang được diễn ra mức trung bình đến tốt, tuy nhiên còn một số nội dung trong khâu KTĐG hoạt động quản lý này vẫn còn số lượng đáng kể các khách thể đánh giá chưa đạt. 4. Kết luận Tóm lại, nghiên cứu đã đánh giá được tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTĐG và thực trạng chất lượng trong công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT. Nhìn chung có sự nỗ lực, đáp ứng không ngừng của toàn thể CBQL, GV trong nhà trường. CBQL và GV đều đánh giá các khâu ở mức tốt, tuy nhiên trong khâu của chức năng quản lý thì khâu kiểm tra đánh giá việc thực hiện quản lý được đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất so với các khâu còn lại. Các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều TPCT cần quan tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá quản lý hoạt động nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục nói riêng và chất lượng dạy học nói chung. http://jst.tnu.edu.vn 144 Email: jst@tnu.edu.vn
  9. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 137 - 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] Ministry of Education and Training, “Circular No. 27/2020/TT-BGD&DT Promulgating regulations on evaluation of elementary school students,” (in Vietnamese), 2018. [2] Y. E. Atabek, K. F. Balkan, and G. Cetinkaya, "Evaluating the testing effect in the classroom: An effective way to retrieve learned information," Eurasian Journal of Educational Research, vol. 2, no. 54, pp. 99-116, 2014. [3] M. Zamili, S. Suwitri, I. Dwimawanti, and H. Kismartini, "Management of educational assessment in high school: transcendental factors," Management and entrepreneurship: trends of development, vol. 1, no. 11, pp. 81-97, 2020. [4] A. N. Mansor, S. V. Sharmini, I. M. Nitce, and S. A. Bity, “Managing School-Based Assessment: Challenges and Solutions for Educational Practice,” International Journal of Innovation, Creativity and Change, vol. 7, no. 7, pp. 63-84, 2019. [5] T. H. L. Phan, "Measures for managing student assessment based on capacity development at Kim Dong primary school, Thai Binh city, Thai Binh province," (in Vietnamese), Journal of Education, vol. 12, no. 47, pp. 27-30, October 27, 2019. [6] M. T. Do, "Managing the student assessment process in primary schools to meet the needs of current educational innovation," (in Vietnamese), Journal of Education, vol. 490, no. 2, pp. 40-43, 2022. [7] H. B. Nguyen, "Manage activities of testing and evaluate learning results belong to high school in the context of educational innovation," Journal of Advances in Education and Philosophy, vol. 6, no. 3, pp. 181-185, 2022. [8] H. Werich and H. Koontz, Essential issues of management. Hanoi Science and Technology Publishing House, 1998. [9] T. T. O. Tran, Evaluation of learning outcomes. Pedagogical University Publishing House, 2016. [10] E. Trumbull and A. Lash, Understanding formative assessment: Insights from learning theory and measurement theory. WestEd, San Francisco, 2013. [11] D. C. Nguyen, Real assessment of learning outcomes in higher education and human resource training. Hanoi Science and Technology Publishing House, 2009. [12] D. N. Hoang and D. P. Le, "Theoretical basis of assessment in the teaching process in high schools," State science program KX June 07, 1996, 2005. [13] D. H. Pho, Evaluation in primary education. University of Pedagogy Publishing House, 2018, pp. 73-101. http://jst.tnu.edu.vn 145 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2