Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA FLAVONOID<br />
TÁCH RA TỪ LÁ CHÈ XANH VÀ TRẦU KHÔNG<br />
<br />
Đoàn Thanh Huyền1, Lê Minh Trí1,<br />
Ngô Thị Thúy Phương1, Đỗ Thị Tuyên2<br />
<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi tiến hành tách chiết các hợp chất flavonoid<br />
và thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên các dòng vi khuẩn kiểm định: Bacillus<br />
subtilis, Escherichia coli, Candida albicans và Staphycoccus aureus. Kết quả chỉ ra<br />
rằng hoạt chất flavonoid tách ra từ lá chè xanh trầu không đều thể hiện hoạt tính<br />
kháng khuẩn mạnh. Như vậy từ những kết quả bước đầu cho thấy các hoạt chất<br />
flavonoid mà chúng tôi nghiên cứu có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt là đối<br />
với 2 chủng E. coli và S. aureus. Hoạt chất flavonoid được tách chiết từ lá trầu<br />
không có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với hoạt chất từ lá trà xanh.<br />
<br />
Từ khoá: Bacillus subtilis, Candida albicans, Escherichia coli, Hoạt tính kháng khuẩn,<br />
Staphycoccus aureus, Hợp chất flavonoid.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Ở nước ta, do vị trí quan trọng của cây chè trong nền kinh tế quốc dân nên đã có<br />
rất nhiều nghiên cứu trên đối tượng này. Chỉ tính từ khoảng 10 năm trở lại đây đã<br />
có khoảng vài chục công trình được công bố, song những nghiên cứu này tập trung<br />
chủ yếu vào việc nghiên cứu quy trình, điều kiện trồng, chăm bón, chọn giống, chế<br />
biến, sinh trưởng phát triển và tăng năng suất của chè… Các nghiên cứu theo<br />
hướng hóa sinh học cũng chỉ tập trung vào các thành phần đóng vai trò chính trong<br />
việc nâng cao chất lượng chè uống. Còn các nghiên cứu về hóa học và tác dụng<br />
sinh dược học của các chất polyphenol khai thác từ chè Việt Nam với mục đích<br />
phục vụ lĩnh vực y dược còn ít. Hiện nay một số nghiên cứu đã tập trung vào<br />
nghiên cứu tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học từ chè xanh, trầu không<br />
[4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn chưa có hệ thống.<br />
Một số nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng polyphenol trong lá chè biến<br />
động mạnh theo mùa và theo tuổi lá. Bước đầu nghiên cứu thăm dò về một số hoạt<br />
tính sinh học của hoạt chất flavonoid chiết xuất từ lá chè Tân Cương nhận thấy:<br />
hoạt chất có khả năng chống oxy hóa cao, có tác dụng bảo vệ gan trên chuột bị<br />
nhiễm độc CCl4, có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với nhiều chủng vi khuẩn gram<br />
dương và gram âm, có tác dụng chống viêm loét. Tiến hành nghiên cứu thăm dò<br />
trên các tế bào ung thư nuôi cấy in vitro cho thấy có tác dụng gây độc đối với các<br />
tế bào ung thư biểu mô người Hep- 2, tế bào u tủy chuột Sp- 2/0 và tế bào ung thư<br />
mô liên kết Sarcoma- 180, nhưng không gây hủy hoại các tế bào máu ngoại vi ở<br />
người khỏe mạnh [5].<br />
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của lá trầu không, giải<br />
thích được tại sao cây trầu không được dân gian sử dụng trị vết thương nhiễm<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 185<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
trùng có mủ sưng đau, sâu kiến đốt, bỏng, viêm quanh răng, dùng phòng trị bệnh<br />
viêm họng, bệnh bạch hầu; chữa viêm kết mạc, chữa viêm tai, trị đau bụng đầy hơi,<br />
tiêu chảy, nôn mửa. Mặt khác, kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra khả năng trị được<br />
mầm bệnh thủy sản của lá trầu không, tương lai có thể bào chế thuốc kháng sinh<br />
phòng trị bệnh cho gia súc và động vật thủy sinh từ lá trầu không.<br />
<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
2.1.1. Chủng vi sinh vật<br />
Chủng vi sinh vật chuẩn gồm chủng B. subtilis, E. coli do Phòng Công nghệ<br />
sinh học Enzyme - Viện Công nghệ sinh học cung cấp.<br />
Chủng vi sinh vật S. aureus, C. albicans do Phòng vi sinh vật - Khoa Sinh học -<br />
Trường Đại học khoa học tự nhiên cung cấp<br />
Các chủng vi khuẩn dùng cho nghiên cứu được cất giữ, cấy chuyển và bảo quản<br />
ở 30C trong các môi trường LB và YPG.<br />
2.1.2. Nguyên liệu thực vật<br />
Cao chiết flavonoid được tách ra từ lá chè xanh và lá trầu không được thu mua<br />
từ các khu vực ở Hà Nội.<br />
Nguyên liệu được bảo quản nhiệt độ phòng, trong lọ tránh ánh sáng. Bảo quản ở<br />
điều kiện khô ráo, thoáng mát.<br />
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Xác định khả năng ức chế vi sinh vật:<br />
Các chủng vi sinh vật thử nghiệm được hoạt hóa trên môi trường đĩa thạch LB<br />
và YPG, ủ ở nhiệt độ 30C trong 5 ngày. Các khuẩn lạc thuần khiết được cấy sang<br />
bình tam giác chứa 20 ml môi trường LB và YPG, nuôi lắc 200 vòng/phút ở nhiệt<br />
độ 30C qua đêm. Sau đó 100 µl dịch nuôi cấy của các chủng vi sinh vật sẽ được<br />
trải đều sang các đĩa thạch môi trường tương ứng, các đĩa sau đó được đục lỗ và bổ<br />
sung lần lượt các mẫu: dịch chiết từ trà xanh, dịch chiết từ trầu không, ethanol,<br />
nước cất khử trùng và kháng sinh zeocine (1%) với thể tích 80µl. Mẫu được ủ qua<br />
đêm ở 30C, sau đó lấy ra quan sát vòng kháng khuẩn của các mẫu nghiên cứu và<br />
mẫu so sánh.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Tách chiết hoạt chất flavonoid từ lá chè và lá trầu không<br />
Sau khi đã tối ưu được quy trình tách chiết lá chè xanh và lá trầu không để sản<br />
xuất hợp chất flavonoid từ các nguồn nguyên liệu trên với các thông số kỹ thuật<br />
như: dung môi chiết là ethanol và ethylacetate và dung môi n-hexan ở 50ºC trong 3<br />
giờ (đối với lá trầu không), tỷ lệ dung môi: nguyên liệu là 3:1, ở 50C, trong 3 giờ,<br />
chúng tôi tiến hành tách chiết để thu hoạt chất flavonoid từ lá chè và lá trầu không.<br />
<br />
<br />
186 Đ.T.Huyền, L.M.Trí, N.T.T.Phương, Đ.T.Tuyên, “Đánh giá hoạt tính … trầu không.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hợp chất flavonoid được sắc ký lớp mỏng bằng bản sắc ký silica gel 60 F254<br />
(Merck) với hệ dung môi toluen: ethylacetat: acetone: acid formic có tỷ lệ 5:2:2:1<br />
(Hình 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A B<br />
Hình 1. Sắc ký đồ hợp chất flavonoid được tách ra từ (A) lá trầu không<br />
(mẫu ký hiệu T1, T2: trầu không thu được ở hai mẻ khác nhau;<br />
(B) lá chè (T1, T2, T3: mẫu thu được ở các mẻ khác nhau).<br />
Trên Hình 1 sắc kí đồ dịch chiết lá chè xanh đều cho 9 vết có băng đậm có Rf =<br />
0,28- 0,96. Các vết thu được có màu sắc: màu xanh, màu vàng, màu nâu, màu nâu<br />
đậm. Các vết phân tách tốt, hàm lượng các vết tách biệt rõ ràng, riêng biệt, có màu<br />
nâu đậm cao, thể hiện băng rõ nét. Kết quả định lượng hợp chất flavonoid cho thấy<br />
ở lá chè có chứa tới 10,34% và ở lá trầu không đạt 9,2% các hoạt chất flavonoid<br />
(so với nguyên liệu khô ban đầu). Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên<br />
cứu của tác giả [5] khi xác định hàm lượng flavonoid tổng số từ lá chè Tân Cương<br />
và Xuân Mai đạt 8,3- 10,4%.<br />
3.2. Khả năng kháng khuẩn của các hợp chất flavonoid<br />
Chúng tôi xác định hoạt tính kháng khuẩn dựa vào phương pháp khuếch tán trên<br />
đĩa thạch. Các chủng vi sinh vật sau khi được hoạt hóa và nuôi cấy qua đêm sẽ<br />
được trải trên đĩa thạch môi trường tương ứng, đục lỗ thạch và bổ sung các hoạt<br />
chất và đối chứng nghiên cứu, vòng kháng khuẩn của hoạt chất trên giếng thạch sẽ<br />
quan sát được sau 1 ngày ủ nuôi cấy.<br />
Đối với chủng vi sinh vật B. subtilis, E. coli và Candida albicans<br />
Cao flavonoid từ lá chè và lá trầu không được hòa tan trong cồn sau đó được bổ<br />
sung với thể tích 80 l tương ứng với lượng cao chiết flavonoid từ lá chè và lá trầu<br />
không là 2 mg và 4 mg. Đối với chủng vi sinh vật: B. subtilis, E. coli, C. albicans<br />
thì tất cả các cao flavonoid có thể hiện hoạt tính. Riêng chủng Candida albicans,<br />
hoạt tính kháng khuẩn của cao flavonoid tách chiết từ lá trầu không mạnh hơn lá<br />
chè xanh (hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 187<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A B C D<br />
Hình 2. Hoạt tính kháng khuẩn của flavonoid tách chiết được với với<br />
chủng vi sinh vật B. subtilis (A); E. coli (B); C. albicans (C); S. aureus (D)<br />
(1: dịch chiết từ lá chè xanh, 2: dịch chiết từ lá trầu không, 3: ethanol,<br />
4: nước cất, 5: kháng sinh zeocine 1%).<br />
<br />
Theo các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy, khi nghiên cứu hoạt tính<br />
kháng khuẩn dịch chiết ethanol của lá trầu không đã được đánh giá trên một số vi<br />
khuẩn gram (-) và gram (+). Giá trị MIC của các chúng vi khuẩn kiểm nghiệm<br />
trong khoảng 25 μg- 40 μg, trong đó giá trị MIC đối với chủng S. aureus xấp xỉ<br />
khoảng 40 μg [2]. Khi sàng lọc hoạt tính kháng nấm của một số hoạt chất<br />
polyphenol như theaflavin và hỗn hợp theaflavin và epicatechin đối với nấm C.<br />
albicans. Kết quả đã cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của theaflavin, epicatechin<br />
đối với chủng nấm C. albicans NCTC 3255 và C. albicans NCTC 3179 có nồng độ<br />
MIC tương ứng là 1,024 μg/ml và 128-256 μg/ml.<br />
Đối với chủng S. aureus<br />
Đối với chủng S. aureus (chủng vi sinh vật gram dương - là chủng được quan<br />
tâm đặc biệt bởi nó là nhóm tụ cầu khuẩn nguy hiểm có khả năng gây nên quá trình<br />
viêm và sinh mủ ở người thì khả năng ức chế của mẫu chè xanh và lá trầu không<br />
thể hiện hoạt tính mạnh (hình 2). Như vậy từ những kết quả bước đầu cho thấy các<br />
hoạt chất flavonoid mà chúng tôi nghiên cứu có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, đặc<br />
biệt là đối với 2 chủng E. coli và S. aureus. Hoạt chất flavonoid được tách chiết từ<br />
lá trầu không có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với hoạt chất từ lá trà xanh. Kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu trong nước và<br />
trên thế giới [1]. đã đánh giá hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của dịch<br />
chiết chè xanh thu thập từ một số quốc gia và sử dụng các dung môi khác nhau để<br />
chiết thu hợp chất flavonoid. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên chủng<br />
Staphylococcus aureus đã ức chế với vòng hoạt tính kháng khuẩn đạt 10,00±0,0<br />
mm. Hoạt tính kháng khuẩn cũng thể hiện mạnh khi chiết bằng ethanol, methanol<br />
and dimethyl sulphoxide.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Hoạt chất flavonoid từ lá chè xanh và lá trầu không có khả năng ức chế các<br />
chủng sinh vi vật như C. albicans, B. subtilis, E. coli và S. aureus, đặc biệt là<br />
flavonoid từ lá trầu không với vòng kháng khuẩn lớn hơn so với flavonoid từ lá<br />
chè xanh đối với 4 dòng vi khuẩn kiểm định này. Từ đó mở ra hướng tạo sản phẩm<br />
<br />
<br />
188 Đ.T.Huyền, L.M.Trí, N.T.T.Phương, Đ.T.Tuyên, “Đánh giá hoạt tính … trầu không.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
từ sự kết hợp của hai loại nguyên liệu tự nhiên có hàm lượng các hoạt chất<br />
flavonoid cao, tạo sản phẩm dung dịch tắm khô phục vụ cho nhu cầu cuộc sống<br />
đặc biệt là ở những nơi hẻo lánh, vùng biển hải đảo nơi mà nguồn nước ngọt còn<br />
khan hiếm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bashir S et al. "Assessment of bioautography and spot screening of TLC of<br />
green tea (Camellia) plant extracts as antibacterial and antioxidant agents".<br />
Indian J Pharm Sci No76(4), 2014, pp 364-370.<br />
[2]. Betts JW, Wareham DW, Haswell SJ, Kelly SM (2013) "Antifungal synergy of<br />
theaflavin and epicatechin combinations against Candida albicans". J<br />
Microbiol Biotechnol No 23(9), 2013, pp 1322-1326.<br />
[3]. Datta A, Ghoshdastidar S, Singh M "Antimicrobial property of Piper Betel leaf<br />
against clinical isolates of bacteria". International Journal of Pharma Sciences<br />
and Research (IJPSR) No 2(3), 2011, pp 104-109.<br />
[4]. Đỗ Thị Gấm "Nghiên cứu một số đặc điểm hóa học và tác dụng sinh học của<br />
các chất thực vật thứ sinh trong cây chè Camellia sinensis". Luận án tốt<br />
nghiệp thạc sĩ khoa sinh học 2002, Trường Đại học KHTN.<br />
[5]. Hà Thị Thanh Bình, Nguyễn Quốc Khang, Đỗ Thị Gấm " Đánh giá sự biến<br />
động thành phần polyphenol trong lá chè Tân cương (Thái nguyên) và hoạt<br />
tính chống oxy hóa của chúng". Hội nghị Hóa sinh y dược 2002 trang 37-46.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION ANTIBACTERIAL ACTIVITY OF FLAVONOID COMPOUNDS<br />
FROM CAMELLIA SINENSIS AND PIPER BETLE LEAFS<br />
In this paper, we extracted the flavonoid compounds and tested antibacterial<br />
activity on the strains such as: Bacillus subtilis, Escherichia coli, Candida albicans<br />
and Staphycoccus aureus. The results showed that the flavonoid compounds,<br />
extracted from Camellia sinensis (L.) O. Kuntze and Piper betle L. leafs, had very<br />
good antibacterial activity, especially on the C. albicans and S. aureus strains. Thus,<br />
from the initial results showed that flavonoid compounds studied have strong<br />
antibacterial activity, especially exhibited strongest antibacteral for C. albicans and<br />
S. aureus. Antibarterial activity of flavonoids extracted from Piper betle were better<br />
than Camellia sinensis leaf.<br />
Kewords: Bacillus subtilis, Candida albicans, Escherichia coli, Staphycoccus aureus,antibacterial, Flavonoid.<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 06 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Hoá học - Vật liệu/ Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự.<br />
2<br />
Viện Công nghệ sinh học/ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
Email: doanhuyenhhvl@gamil.com.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 189<br />