Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ IN VITRO VI KẼ PHỤC HỒI XOANG LOẠI II SỬ DỤNG<br />
INLAY CEREC<br />
Võ Văn Nhân*, Hoàng Đạo Bảo Trâm*, Hoàng Tử Hùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Thử nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá in vitro vi kẽ của phục hồi xoang loại II sử dụng<br />
inlay CEREC, với hai loại vật liệu gắn/dán khác nhau.<br />
Đối tượng và phương pháp: Hai mươi inlay CEREC được tạo tương ứng với các xoang loại II đã sửa<br />
soạn trên các răng cối lớn vĩnh viễn không sâu mới nhổ. Inlay được gắn bằng hai loại vật liệu gắn/dán khác<br />
nhau là composite lưỡng trùng hợp Calibra (nhóm I) và xi-măng resin-modified glass ionomer hóa trùng hợp<br />
Fuji Plus (nhóm II). Điều kiện thử thách của thử nghiệm là chu trình nhiệt (100 chu kỳ, 50C - 550C). Mức độ<br />
thâm nhập chất màu dọc thành nướu được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 3 dưới kính hiển vi nổi với độ<br />
phóng đại 30 lần.<br />
Kết quả: Inlay CEREC gắn bằng Calibra có chất lượng tiếp hợp bờ tốt (80% phục hồi hoàn toàn không có vi<br />
kẽ), trong khi đó inlay CEREC gắn bằng xi-măng Fuji Plus thể hiện vi kẽ ở những mức độ khác nhau (60% độ 1,<br />
30% độ 2, 10% độ 3).<br />
Kết luận: Phục hồi inlay CEREC có chất lượng tiếp hợp bờ tốt, composite lưỡng trùng hợp là một vật liệu<br />
gắn/dán thích hợp đối với phục hồi inlay CEREC.<br />
Từ khóa: inlay CEREC, xoang loại II, vi kẽ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MICROLEAKAGE OF CLASS II RESTORATIONS USING CEREC INLAY: AN IN VITRO STUDY<br />
Vo Van Nhan, Hoang Dao Bao Tram, Hoang Tu Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 94- 98<br />
Objective: The aim of the study was to evaluate in vitro microleakage of Class II restorations using CEREC<br />
inlay with different luting cements.<br />
Materials and method: Twenty Class II cavities were prepared on freshly extracted non-carious<br />
permanent molars and customized CEREC inlays were fabricated. All specimens were randomly divided into two<br />
groups and two different materials (Calibra, dual cure composite - group I; and Fuji Plus, resin-modified glass<br />
ionomer - group II) were used for luting inlays. After passing 100 thermocycles of 50C and 550C, specimens were<br />
isolated with sticky wax and nail polish except the restoration surface with an extent of 1mm around its margin<br />
then immersed in 2% methylene blue for 12 hours. Specimens were embedded in transparent acrylic resin and<br />
sectioned mesiodistally through the center of the restorations. The extent of dye penetration along the gingival<br />
wall was assessed under stereomicroscope with a magnification of 30 following a grade scale from 0 to 3.<br />
Results: 80% restorations of group I showed excellent marginal adaptation at the gingival wall while there<br />
were different levels of microleakage in group II; there was a significant difference of microleakage level between<br />
two groups (p