intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả điều trị áp xe vú bằng phương pháp hút chân không tại Bệnh viện Quân y 103

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

106
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả điều trị áp xe vú (AXV) bằng liệu pháp hút chân không tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, tiến cứu 41 bệnh nhân (BN) AXV, điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ 11 - 2013 đến 7 - 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị áp xe vú bằng phương pháp hút chân không tại Bệnh viện Quân y 103

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE VÚ BẰNG PHƢƠNG PHÁP<br /> HÚT CHÂN KHÔNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br /> Nguyễn Ngọc Trung*; Nguyễn Trường Giang*; Nguyễn Văn Nam*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị áp xe vú (AXV) bằng liệu pháp hút chân không tại Bệnh<br /> viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, tiến cứu 41 bệnh nhân (BN)<br /> AXV, điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ 11 - 2013<br /> đến 7 - 2015. Kết quả: đặc điểm tổn thương AXV: vị trí tổn thương 1/4 trên-ngoài chiếm<br /> 21,95%, kích thước ổ áp xe trung bình trên siêu âm 5,17 ± 1,67 cm (2,1 - 9,1 cm). Thời gian từ<br /> sau khi rạch tháo mủ đến khi bắt đầu áp dụng liệu trình trị liệu đầu tiên bắt đầu trước 24 giờ<br /> chiếm 92,68%. Áp lực hút từ 120 - 150 mmHg chiếm 82,52%. Thời gian sạch tổn thương trung<br /> bình 8,78 ± 4,23 ngày (4 - 22 ngày). Thời gian nằm viện trung bình 12,24 ± 4,85 ngày (5 - 28<br /> ngày). Kết luận: phương pháp hút chân không có thể áp dụng trong điều trị AXV, tác dụng tốt<br /> cho các ổ áp xe lớn và nhiều ổ, thời gian sạch tổn thương nhanh, ngày nằm điều trị ngắn.<br /> * Từ khóa: Áp xe vú; Hút áp lực âm.<br /> <br /> Results of Vacuum-Assisted Closure Therapy for Treatment of<br /> Breast Abscess at 103 Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: To assess the effectiveness of vacuum-assisted closure therapy for treatment of<br /> mastitis breast abscess at 103 Hospital. Subjects and methods: Prospective, descriptive study<br /> on 41 patients with breast abscess treated at the Department of Cardiothoracic Surgery, 103<br /> Hospital, from 11 - 2013 to 7 - 2015. Results: Characteristics of breast abscess: most patients<br /> with an abscess (95.12%). The average size of abscess was 5.17 ± 1.67 cm (2.1 - 9.1 cm). The<br /> time after surgery to apply first treatment before 24 hours was 92.68%. Negative pressure was<br /> 120 - 150 mmHg (82.52%). The average time to clean lesions was 8.78 ± 4.23 days (4 - 22<br /> days). The average time of hospitalization was 12.24 ± 4.85 days (5 - 28 days). Conclusion:<br /> According to our findings, the VAC therapy can be considered when managing challenging<br /> breast abscess, particularly good result for large abscesses and multiple abscess, the healing<br /> time of the wound was short.<br /> * Key words: Breast abscess; Vacuum-assisted closure therapy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Áp xe vú là một nhiễm khuẩn nặng ở<br /> vú do vi khuẩn gây nên. AXV nếu không<br /> <br /> được điều trị hoặc điều trị không đúng<br /> nguyên tắc có thể tiến triển thành viêm xơ<br /> tuyến vú mạn tính, viêm mô liên kết tuyến<br /> vú, nặng nhất là hoại thư vú.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Trung (ngoctrungbv103@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 20/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/11/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 30/11/2015<br /> <br /> 173<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> Hiện nay, điều trị AXV có nhiều phương<br /> pháp khác nhau. Đối với AXV ổ nhỏ, kích<br /> thước < 3 cm, có thể chọc hút tại chỗ<br /> dưới siêu âm, kết hợp điều trị kháng sinh.<br /> Đối với các ổ áp xe > 3 cm, thường phải<br /> rạch dẫn lưu và thay băng hàng ngày.<br /> Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp<br /> nào cũng mất nhiều thời gian và dễ dẫn<br /> đến nguy cơ rò sữa kéo dài ở phụ nữ<br /> đang cho con bú [2, 3, 6].<br /> Cùng với sự phát triển của y học và<br /> ngoại khoa, việc điều trị tổn thương phần<br /> mềm đã có nhiều bước phát triển mới, nổi<br /> bật là việc áp dụng liệu pháp hút chân<br /> không (Vacuum Assited Closure therapy VAC) vào lâm sàng. Nhiều công trình<br /> nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã<br /> chứng minh hiệu quả tích cực của liệu<br /> pháp hút chân không đối với các thương<br /> tổn do nhiễm trùng phần mềm... Tuy<br /> nhiên, việc nghiên cứu ứng dụng phương<br /> pháp này trong điều trị AXV cho đến nay<br /> trên thế giới và trong nước có ít công<br /> trình nghiên cứu được thực hiện một<br /> cách hệ thống [1, 7, 9].<br /> Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi<br /> tiến hành đề tài này nhằm: Đánh giá hiệu<br /> quả điều trị XV bằng liệu pháp hút chân<br /> không tại Bệnh viện Quân y 103.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 41 BN AXV được chẩn đoán xác định<br /> trên lâm sàng, siêu âm và xét nghiệm giải<br /> phẫu bệnh, điều trị bằng liệu pháp hút<br /> chân không tại Khoa Phẫu thuật Lồng<br /> ngực - Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103<br /> từ 11 - 2013 đến 7 - 2015.<br /> 174<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu mô tả, tiến cứu.<br /> - Lâm sàng: xác định vị trí, kích thước<br /> ổ áp xe.<br /> - Cận lâm sàng: siêu âm xác định vị trí,<br /> kích thước, số lượng ổ áp xe.<br /> - Phương tiện nghiên cứu: máy hút tạo<br /> chân không Avance (Hãng Medela, Mỹ)<br /> hoặc máy hút tạo chân không Renasys<br /> (Hãng Smith & Nephew, Mỹ). Hệ thống<br /> gồm: máy hút tạo chân không, foam (xốp),<br /> bình chứa, dây dẫn, băng dán.<br /> - Một số đặc điểm kỹ thuật của hút<br /> chân không:<br /> + Thời gian trống (giờ): là khoảng thời<br /> gian từ khi BN được rạch tháo mủ ổ áp xe<br /> đến khi bắt đầu điều trị bằng hút chân<br /> không.<br /> + Áp lực hút: tính bằng mmHg (thường<br /> đặt từ 100 - 160 mmHg).<br /> + Chế độ hút: liên tục hoặc ngắt quãng.<br /> - Đánh giá kết quả:<br /> + Số liệu trình đặt hút chân không: số<br /> lần thay hút chân không.<br /> + Thời gian sạch tổn thương (ngày):<br /> tính từ lúc bắt đầu điều trị hút chân không<br /> đến khi khâu da khép kín tổn thương.<br /> + Thời gian nằm viện.<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm Epi.<br /> info 7.1.1.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Vị tr ổ áp e t i vú bị tổn thƣơng.<br /> Vị trí tổn thương tại vú phân bố tương<br /> đối đồng đều, tuy nhiên vị trí 1/4 trênngoài nhiều nhất với 9 BN (21,95%); tiếp<br /> theo là 1/4 trên-trong: 6 BN (14,63%);<br /> 1/2 dưới: 6 BN (14,63%); 1/2 trong: 5 BN<br /> (12,2%); 1/4 dưới-ngoài: 4 BN (9,75%);<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> 1/2 dưới-trong: 3 BN (7,32%); 1/2 trên:<br /> 3 BN (7,32%); gần toàn bộ vú: 3 BN<br /> (7,32%); 1/2 ngoài: 2 BN (4,88%); quanh<br /> núm vú: 0 BN. Kết quả này phù hợp với<br /> nghiên cứu của Ramazan Eryilma với<br /> 35% ở góc trên ngoài [7], Cenap Dener<br /> [6]: 39% và Nguyễn Thị Hồng Nhung [2] là<br /> 36,2%. Điều này được lý giải về mặt giải<br /> phẫu, phần lớn nhu mô tuyến vú nằm ở<br /> góc phần tư trên-ngoài. Đáng chú ý, trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi, 16 BN (39,02%)<br /> ổ áp xe chiếm 1/2 vú và 3 BN (7,32%) ổ áp<br /> xe lớn chiếm gần toàn bộ vú.<br /> 2. Số lƣợng ổ áp<br /> siêu âm.<br /> <br /> e<br /> <br /> ác định trên<br /> <br /> Hầu hết BN có 1 ổ áp xe (39 BN =<br /> 95,12%), chỉ 2 BN (4,88%) có 2 ổ áp xe.<br /> 3. Kích thƣớc ổ áp e ác định trên<br /> siêu âm.<br /> Kích thước ổ áp xe trung bình trên siêu<br /> âm 5,17 ± 1,67 cm, nhỏ nhất 2,1 cm, lớn<br /> nhất 9,1 cm. Phần lớn BN có kích thước<br /> ổ áp xe ≥ 5 cm (22 BN = 53,66%), 19 BN<br /> (46,34%) kích thước ổ áp xe < 5 cm. Việc<br /> xác định kích thước ổ áp xe trên siêu âm<br /> đóng vai trò quan trọng trong quyết định<br /> cách thức điều trị. Chúng tôi lấy 5 cm là<br /> mốc phân chia dựa trên nghiên cứu của<br /> Ramazan Eryilmaz (2005) [7] và Nguyễn<br /> Hồng Nhung (2012) [2] cho rằng kích<br /> thước ổ áp xe < 5 cm có thể điều trị bằng<br /> chọc hút nhiều lần. Tuy nhiên, nghiên cứu<br /> gần đây của Giess CS (2014) [8] và Merz<br /> L (2014) [5] cho rằng nếu kích thước ổ áp<br /> xe < 3 cm có thể điều trị bằng chọc hút,<br /> bơm rửa ổ áp xe, còn với kích thước<br /> > 3 cm thì nên phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe.<br /> Trong nghiên cứu này, phần lớn BN có<br /> kích thước ổ áp xe > 5 cm (53,66%).<br /> <br /> Sở dĩ phần lớn BN có kích thước ổ áp xe<br /> > 5 cm là do ý thức điều trị đối với bệnh<br /> viêm tuyến vú chưa cao, hầu hết BN đều<br /> tự điều trị theo kinh nghiệm tại nhà, đến<br /> khi bệnh tiến triển quá nặng mới đến<br /> bệnh viện, do vậy tổn thương khi đó<br /> thường đã lan rộng hơn. Kết quả của<br /> chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của<br /> Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012) với tỷ lệ<br /> ổ áp xe có kích thước > 5 cm là 53,4% và<br /> tỷ lệ BN có 1 ổ áp xe là 93,2% [2].<br /> Đối với AXV, nhất là áp xe do căn<br /> nguyên nhiễm trùng tuyến sữa ở phụ nữ<br /> đang cho con bú, việc điều trị liền tổn<br /> thương rất khó khăn. Thứ nhất, do sữa<br /> rò ra từ các ống tuyến sữa liên tục nên<br /> lượng dịch ứ trệ tại vết thương rất nhiều,<br /> ngăn cản quá trình tái tạo tổ chức. Mặt<br /> khác, sữa mẹ là môi trường rất thuận lợi<br /> để vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ<br /> nhiễm trùng. Thứ hai, các ổ AXV gây<br /> khuyết hổng tổ chức rất lớn, do vậy, nếu<br /> chỉ thay băng thông thường thì thời gian<br /> để tổ chức tái tạo lấp đầy được phần<br /> khuyết hổng thường kéo dài.<br /> Liệu pháp hút chân không có thể giải<br /> quyết được các vấn đề đối với tổn thương<br /> do AXV gây ra. Tuy nhiên, khi áp dụng<br /> biện pháp này cần giải thích kỹ cho BN<br /> hiểu, chấp thuận điều trị và tuân thủ toàn<br /> bộ liệu trình điều trị.<br /> 4. Thời gian trống.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời<br /> gian trống (sau khi phẫu thuật rạch tháo<br /> mủ đến khi bắt đầu áp dụng liệu trình trị<br /> liệu đầu tiên) hầu hết đều bắt đầu trước<br /> 24 giờ (38 BN = 92,68%). Chỉ 7,32% (3 BN)<br /> bắt đầu áp dụng liệu trình sau 24 giờ, do<br /> khi thay băng thấy tổn thương còn nguy<br /> cơ chảy máu, thời gian trống trung bình<br /> 20,8 ± 4,56 giờ.<br /> 175<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> Trước khi áp dụng liệu pháp hút chân<br /> không, BN được phẫu thuật rạch tháo mủ<br /> ổ áp xe. Ngoài mục đích làm sạch mủ, lấy<br /> bệnh phẩm để xác định căn nguyên vi<br /> khuẩn và tổ chức học, cách làm này còn<br /> có tác dụng đánh giá cụ thể kích thước<br /> tổn thương. Sau 12 - 24 giờ rạch tháo<br /> mủ, nguy cơ chảy máu tại chỗ không còn,<br /> có thể áp dụng ngay liệu trình điều trị đầu<br /> tiên. Theo chúng tôi, nên áp dụng liệu<br /> trình càng sớm càng tốt, ngay khi đánh<br /> giá không còn nguy cơ chảy máu. Điều<br /> này giúp nhanh chóng hút hết dịch tiết,<br /> giảm phù nề tổn thương và tổ chức tái tạo<br /> nhanh hơn, rút ngắn thời gian phục hồi<br /> tổn thương.<br /> 5. Áp lực hút áp dụng cho li u trình<br /> trị li u.<br /> 100 mmHg: 6 lần (4,2%); 120 mmHg:<br /> 32 lần (22,38%); 140 mmHg: 38 lần<br /> (26,57%); 150 mmHg: 48 lần (33,57%);<br /> 160 mmHg: 19 lần (13,28%). Đa số liệu<br /> trình được hút với áp lực từ 120 - 150<br /> mmHg (82,52%), chỉ 6 liệu trình (4,20%)<br /> hút áp lực 100 mmHg, 19 liệu trình<br /> (13,29%) được hút với áp lực 160 mmHg.<br /> 6. Chế độ hút áp dụng cho các li u<br /> trình.<br /> Nhiều nghiên cứu trên thế giới khuyến<br /> cáo nên hút liên tục trong thời gian đầu<br /> khoảng 48 giờ. Sau đó, áp dụng chế độ<br /> hút ngắt quãng, thời gian hút 5 phút và<br /> nghỉ 2 phút. Áp lực hút tùy theo tổ chức,<br /> tuy nhiên áp lực hút khuyến cáo khoảng<br /> 125 - 150 mmHg. Theo chúng tôi, việc áp<br /> dụng hút đối với tuyến vú thì nguy cơ<br /> chảy máu không nhiều, phần khuyết hổng<br /> tổ chức thường rất lớn, dịch kẽ nhiều một<br /> 176<br /> <br /> phần do dịch rỉ viêm, một phần do các<br /> ống tuyến sữa tiết ra. Do đó chúng tôi<br /> áp dụng ngay từ đầu áp lực hút từ 125 150 mmHg. Việc áp dụng chế độ hút ngắt<br /> quãng, hút 5 phút và nghỉ 1 phút giúp<br /> cho tổ chức tái tạo nhanh hơn, do có thời<br /> gian nghỉ, giúp máu lưu thông tăng nuôi<br /> dưỡng tại chỗ. Một số trường hợp do<br /> phần khuyết hổng lớn, dịch xuất tiết nhiều,<br /> cần nhanh chóng thu hẹp thể tích khoang<br /> khuyết hổng trong tuyến vú, đồng thời hút<br /> sạch dịch, chúng tôi phải tăng áp lực hút<br /> lên cao hơn (160 mmHg). Một số BN do<br /> thời gian đặt liệu trình sớm, BN có cảm<br /> giác đau do mới đặt hút nên chúng tôi để<br /> áp lực hút thấp hơn (100 mmHg). Tuy vậy,<br /> thường chỉ áp dụng cho liệu trình đầu<br /> tiên, sau đó nhanh chóng đưa về áp lực<br /> hút 125 - 150 mmHg.<br /> 7. Thời gian s ch tổn thƣơng.<br /> ≤ 5 ngày: 7 BN (17,07%); 6 - 10 ngày:<br /> 22 BN (53,66%); > 10 ngày: 12 BN<br /> (29,27%).<br /> Đối với liệu pháp hút chân không, các<br /> nghiên cứu đều nhận thấy thời gian sạch<br /> vết thương và tổ chức hạt phát triển tốt<br /> hơn so với thay băng với các phương<br /> pháp thông thường [1, 4, 9]. Trong nghiên<br /> cứu của chúng tôi, thời gian sạch tổn<br /> thương trung bình 8,78 ± 4,23 ngày, dài<br /> nhất 22 ngày, ngắn nhất 4 ngày. Đa số<br /> tổn thương đều sạch mủ và tổ chức hạt<br /> lên tốt trong vòng 6 - 10 ngày (22 BN =<br /> 53,66%). 17,07% (7 BN) tổ chức hạt đầy<br /> lên < 6 ngày. Theo chúng tôi, tùy theo<br /> mức độ tổn thương cụ thể mà thời gian<br /> sạch mủ và phát triển tổ chức hạt khác<br /> nhau, tuy nhiên hầu hết chỉ sau 6 - 10<br /> ngày (sau 3 - 5 liệu trình), tổ chức hạt đã<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> tái tạo tốt và giường tổn thương sạch<br /> hoàn toàn.<br /> Việc quyết định thời điểm khâu khép<br /> da thì 2 phải được bác sỹ có kinh nghiệm<br /> đánh giá một cách kỹ càng. Nếu tổ chức<br /> chưa được lấp đầy hết hoặc giường vết<br /> thương chưa được làm sạch hoàn toàn<br /> mà khép da quá sớm sẽ gây ứ dịch và<br /> nhiễm trùng tại chỗ vết thương, kéo dài<br /> thêm thời gian điều trị. Đối với AXV, việc<br /> khép da thì 2, ngoài yếu tố giường vết<br /> thương phải sạch, tổ chức tái tạo lấp đầy<br /> hết phần khuyết hổng mất tổ chức cũng<br /> rất quan trọng. Nếu khép da sớm mà còn<br /> khoang trống bên trong tuyến vú sẽ có<br /> nguy cơ đọng dịch, sữa, dẫn đến nhiễm<br /> trùng trở lại.<br /> Vị trí ổ áp xe khác nhau có thời gian<br /> sạch tổn thương khác nhau. BN có ổ áp<br /> xe chiếm gần hết vú có thời gian sạch tổn<br /> thương trung bình cao nhất (14,00 ± 6,08<br /> ngày), BN có ổ áp xe chiếm 1/4 vú có thời<br /> gian sạch tổn thương trung bình thấp<br /> nhất (6,82 ± 2,17 ngày), khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,05). BN có ổ áp xe<br /> chiếm 1/2 hay toàn bộ vú thường có kích<br /> thước ổ áp xe lớn, tổn thương phức tạp<br /> với nhiều ngách to nhỏ theo nhiều hướng.<br /> Với những trường hợp này, quá trình<br /> phẫu thuật rạch tháo mủ ổ áp xe, chúng<br /> tôi dùng ngón tay kiểm soát rất kỹ, phá<br /> thông các ngách, lấy sạch tổ chức hoại<br /> tử. Kích thước ổ áp xe khi đó lớn hơn rất<br /> nhiều so với kích thước đo được trước đó<br /> trên siêu âm. Khi tiến hành các liệu trình<br /> hút chân không đầu tiên, chúng tôi tính<br /> toán rất kỹ kích thước và hình dạng<br /> miếng xốp để đạt được hiệu quả hút<br /> cao nhất.<br /> <br /> 8. Thời gian nằm vi n.<br /> ≤ 10 ngày: 18 BN (43,9%); 11 - 20<br /> ngày: 19 BN (46,34%); > 20 ngày: 4 BN<br /> (9,76%).<br /> Thời gian nằm viện trung bình 12,24 ±<br /> 4,85 ngày, dài nhất 28 ngày, ngắn nhất<br /> 5 ngày. Hầu hết BN nằm viện < 20 ngày<br /> (90,24%). Thông thường, sau khi khâu<br /> khép da thì 2 từ 1 - 2 ngày, BN được ra<br /> viện. Những BN có thời gian nằm viện dài<br /> thường có kích thước ổ áp xe lớn, thời<br /> gian điều trị bằng hút chân không kéo dài.<br /> KẾT LUẬN<br /> - Đặc điểm tổn thương AXV: 1 ổ áp xe<br /> (95,12%), 2 ổ áp xe (4,88%). Kích thước<br /> ổ áp xe trung bình 5,17 ± 1,67 cm (2,1 9,1 cm). 53,66% ổ áp xe > 5 cm; 46,34%<br /> ổ áp xe < 5 cm.<br /> - Phương pháp hút chân không trong<br /> điều trị AXV cho thời gian sạch tổn<br /> thương nhanh, ngày nằm điều trị ngắn:<br /> + Thời gian từ sau khi rạch tháo mủ<br /> đến khi bắt đầu áp dụng liệu trình đầu tiên<br /> của liệu pháp hút chân không trung bình<br /> 20,80 ± 4,56 giờ. 92,68% bắt đầu liệu<br /> trình đầu tiên sau mổ trước 24 giờ.<br /> + 82,5% liệu trình được hút với áp lực<br /> từ 120 - 150 mmHg; 4,20% hút áp lực<br /> 100 mmHg; 13,29% hút áp lực 160 mmHg;<br /> 81,82% hút ngắt quãng.<br /> + Thời gian sạch tổn thương trung<br /> bình 8,78 ± 4,23 ngày (4 - 22 ngày);<br /> 53,66% tổn thương sạch mủ và tổ chức<br /> hạt lên tốt trong vòng 6 - 10 ngày; 17,07%<br /> trong 5 ngày; 29,27% > 10 ngày.<br /> + Thời gian nằm viện trung bình 12,24<br /> ± 4,85 ngày (5 - 28 ngày). 90,24% BN<br /> nằm viện < 20 ngày.<br /> 177<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2