TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT <br />
TRONG BỆNH THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TW HUẾ <br />
VÀ TRUNG TÂM NCYHLS ĐẠI HỌC Y HUẾ<br />
Nguyễn Văn Liễu<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thoát vị bẹn ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh, tần suất thoát vị bẹn cao <br />
nhất trong những năm đầu của đời sống. Đây là một bệnh khá phổ biến xảy ra <br />
chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi với tỉ lệ 1 3%, ở trẻ đẻ non tỉ lệ này từ 3 <br />
4,8% [5], [6]. Trong đó, có khoảng 1/3 trẻ em bị thoát vị bẹn dưới 6 tuổi.<br />
Trong thực tế, bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em có ảnh hưởng rất lớn đến <br />
tình trạng sức khoẻ và mọi sinh hoạt của bệnh nhi. Hiện nay, theo quan điểm <br />
của nhiều tác giả trên thế giới, thoát vị bẹn ở trẻ em cần được chẩn đoán và <br />
điều trị phẫu thuật sớm nhằm giảm thiểu các biến chứng thường gặp như: <br />
nghẽn, nghẹt, tắc ruột, hoại tử ruột gây viêm phúc mạc...dẫn đến tử vong cũng <br />
như ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.<br />
Trong điều trị phẫu thuật bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em chủ yếu có hai <br />
phương pháp: cột, cắt cao cổ túi thoát vị đơn thuần và cột, cắt cao cổ túi thoát <br />
vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu. Vấn đề quan trọng trong khi mổ nên chọn <br />
phương pháp nào nhằm giảm tỉ lệ tái phát và một số biến chứng khác thường <br />
gặp. Trong thời gian qua tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Trung ương Huế và Trung <br />
tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng Đại học Y Huế đã tiến hành điều trị phẫu <br />
thuật thoát vị bẹn ở 84 bệnh nhi với 2 phương pháp nêu trên. Do đó, việc đánh <br />
giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật trong bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là điều <br />
cần thiết.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Gồm 84 bệnh nhi dưới 15 tuổi được chẩn đoán thoát vị bẹn nghẹt hoặc <br />
thoát vị bẹn thường và đã được điều trị tại Khoa Ngoại Bệnh viện Trung ương <br />
Huế (gồm 48 bệnh nhi) và Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng Đại học Y <br />
Huế (gồm 36 bệnh nhi). Từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 4 năm 2001.<br />
Chúng tôi đã áp dụng 2 phương pháp phẫu thuật cột, cắt cao cổ túi thoát <br />
vị đơn thuần và cột, cắt cao cổ túi thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu. Mổ <br />
167<br />
cấp cứu trong những trường hợp nghẽn, nghẹt, tắc ruột..., và các trường hợp <br />
còn lại mổ theo chương trình.<br />
Tiến hành ghi nhận những biến chứng sớm sau mổ, đánh giá kết quả <br />
sớm sau mổ và tiến hành tái khám trực tiếp tại nhà hoặc gửi thư mời tới bệnh <br />
viện để khám hoặc gửi thư kèm với phiếu kiểm tra sức khỏe sau mổ thoát vị <br />
bẹn nhờ nhân viên y tế địa phương hướng dẫn trả lời ở các bệnh nhi đã được <br />
mổ tại Bệnh viện Trung ương Huế và Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng <br />
từ 03 tháng tới 32 tháng.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Qua 84 bệnh nhi được khám, mổ và theo dõi sau mổ thoát vị bẹn từ <br />
tháng 7/1998 đến tháng 4/2001 chúng tôi có kết quả cụ thể như sau.<br />
Bảng 1: Phân bố theo tuổi, giới và địa dư<br />
Tuổi bệnh nhân (năm) Giới tính Địa dư<br />
Lứa tuổi 6 Nam Nữ Nông thôn Thành phố<br />
Sô úca 7 65 12 72 12 51 33<br />
Tỉ lệ % 8,3 77,4 14,3 85,7 14,3 60,7 39,3<br />
Tuổi nhỏ nhất 8 tháng tuổi.<br />
Tuổi lớn nhất 15 tuổi.<br />
Trẻ em thoát vị bẹn xảy ra trong độ tuổi biết đi, chạy, nhảy và đi học <br />
mẫu giáo chiếm ưu thế.<br />
Chủ yếu gặp ở nam giới. Tỉ lệ nam/nữ là 7/1.<br />
Trẻ em sống ở nông thôn mắc bệnh nhiều hơn thành thị.<br />
Bảng 2: Thời gian trẻ mắc bệnh đến khi vào viện để can thiệp phẫu thuật<br />
<br />
Thời gian Số ca Tỉ lệ<br />
5 năm 13 15,4<br />
Tổng số 84 100%<br />
Số bệnh nhi mắc bệnh thoát vị bẹn trong thời gian kéo dài từ 1 5 năm <br />
chiếm 62 trường hợp (73,8%).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
168<br />
Bảng 3: Phân loại thoát vị bẹn của bệnh nhi khi vào viện để phẫu thuật<br />
<br />
Loại thoát vị Thoát vị thường Thoát vị nghẹt Tổng số<br />
Số cas 49 35 84<br />
Tỉ lệ 58,3 41,7 100%<br />
Thoát vị bẹn thường chiếm tỉ lệ cao hơn thoát vị bẹn nghẹt.<br />
Trong các biến chứng thường gặp ở trẻ em thoát vị bẹn khiến trẻ phải <br />
nhập viện để can thiệp phẫu thuật là biến chứng tắc ruột có 32 trường hợp <br />
chiếm tỉ lệ 38,1%.<br />
Thoát vị bẹn bên phải ở trẻ em xảy ra 62 trường hợp chiếm tỉ lệ 61,9%, <br />
xảy ra bên trái 25 trường hợp chiếm tỉ lệ 29,8%, thoát vị bẹn cả hai bên 7 <br />
trường hợp chiếm 8,3%.<br />
Trong số 84 bệnh nhi vào điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn. Phẫu thuật <br />
lần đầu có 75 trường hợp (89,3%), tái phát 1 lần có 7 trường hợp (8,3%), tái <br />
phát phải mổ lần hai có 1 trường hợp (1,2%) và mổ tái phát lần 3 có 1 trường <br />
hợp (1,2%).<br />
Phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại Khoa Ngoại Bệnh Viện <br />
Trung ương Huế và Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng. Chúng tôi đã áp <br />
dụng cột, cắt cao cổ túi thoát vị 84 trường hợp chiếm tỉ lệ 100%, cột, cắt cao <br />
cổ thoát vị đơn thuần 37 trường hợp (44%) và cột, cắt cao cổ thoát vị kèm khâu <br />
hẹp lỗ bẹn sâu 47 trường hợp (56%). <br />
Những biến chứng sớm sau mổ như: tử vong, chảy máu vết mổ, nhiễm <br />
trùng vết mổ, tụ máu vùng bìu, áp xe thành bụng chúng tôi không gặp.<br />
Tỉ lệ tái phát được theo dõi và tái khám:<br />
Nhóm được tái khám sau mổ từ 38 tháng: Có 1 trường hợp <br />
Nhóm được tái khám sau mổ từ 816 tháng: Có 2 trường hợp<br />
Nhóm được tái khám sau mổ từ 1632 tháng: Có 4 trường hợp .<br />
Như vậy tỉ lệ tái phát chung là 7 trường hợp trong đó có 5 trường hợp <br />
cho phương pháp điều trị cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần chiếm tỉ lệ 13,5% <br />
và có hai trường hợp cho phương pháp điều trị cột, cắt cao cổ thoát vị kèm với <br />
khâu hẹp lỗ bẹn sâu chiếm tỉ lệ 4,3%.<br />
Ngoài những biến chứng muộn sau phẫu thuật là tái phát được nêu trên. <br />
Các biến chứng khác như đau dai dẳng vết mổ, teo tinh hoàn, nhiễm trùng kéo <br />
dài, tê vùng bẹn bìu... Chúng tôi không gặp.<br />
Các biến chứng trong quá trình gây mê không có trường hợp nào xảy ra <br />
tai biến trong và sau gây mê.<br />
<br />
169<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Thoát vị bẹn là 1 bệnh khá phổ biến ở trẻ em, trong thực tế đã có ảnh <br />
hưởng đến tình trạng sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Theo Develin và <br />
Kingsnorth: “Ở trẻ em thoát vị bẹn, trung thực mà nói nên tiến hành phẫu <br />
thuật” [2].<br />
Đúng vậy nếu bệnh nhi không được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng <br />
phương pháp thoát vị bẹn có thể có các biến chứng như: nghẹt, nghẽn, tắc <br />
ruột, hoại tử ruột đưa đến viêm phúc mạc dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng <br />
xấu đến kết quả điều trị.<br />
Trong đề tài này chúng tôi thấy có những điểm nổi bật sau:<br />
* Thoát vị bẹn ở trẻ em nam nhiều hơn nữ chiếm tỉ lệ nam/nữ là 7/1. <br />
Thoát vị bẹn bên phải nhiều hơn bên trái điều này phù hợp với ghi nhận của <br />
Scorrer, Farrington và của Grosfield [1], [4].<br />
* Lứa tuổi 1 6 tuổi chiếm tỉ lệ 77,4%. Do độ tuổi này cổ thoát vị có <br />
khuynh hướng hẹp lại và trẻ bắt đầu biết đi, chạy, nhảy nên khi ruột thoát vị <br />
tụt xuống không tự lên để trở vào ổ bụng được, rất nhanh chóng trở thành thắt <br />
nghẹt.<br />
* Thời gian bệnh nhi kể từ khi mắc bệnh đến khi được can thiệp phẫu <br />
thuật cấp cứu là 32 trường hợp chiếm tỉ lệ 38,1%. Theo Tintinualli trong bệnh <br />
lý thoát vị bẹn, dù biến chứng nặng hay nhẹ trong phẫu thuật cấp cứu là điều <br />
cần được xem xét và hạn chế tối đa [3].<br />
* Tỉ lệ tái phát trong 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Đối với nhóm cột, cắt <br />
cao cổ túi thoát vị kèm khâu hẹp lỗ bẹn sâu chúng tôi đã thực hiện 47 trường <br />
hợp, tái phát có 2 trường hợp chiếm tỉ lệ 4,3%, đối với nhóm cột, cắt cao cổ <br />
thoát vị đơn thuần chúng tôi đã thực hiện 37 trường hợp, tái phát có 5 trường <br />
hợp chiếm tỉ lệ 13,5%. Điều đáng quan tâm nhất đối với phẫu thuật viên trong <br />
những bệnh nhi có khối thoát vị lớn, lỗ bẹn sâu rộng tốt nhất nên tiến hành cột, <br />
cắt cao cổ thoát vị kèm khâu hẹp lỗ bẹn sâu.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Các biến chứng thường gặp trong và sau khi phẫu thuật bệnh lý thoát <br />
vị bẹn ở trẻ em ở công trình này nổi bật nhất là tỉ lệ tái phát của phương pháp <br />
phẫu thuật cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần khá cao (13,5%) so với phương <br />
pháp phẫu thuật cột, cắt cao cổ thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu (4,3%). <br />
Điều này đã khuyến cáo cho phẫu thuật viên trong quá trình phẫu thuật cần <br />
<br />
170<br />
đánh giá một cách chính xác để áp dụng từng phương pháp phẫu thuật cho từng <br />
bệnh nhi, mặc dù đều là bệnh lý thoát vị bẹn.<br />
Cần tuyên truyền rộng rãi loại bệnh này để tránh những trường hợp <br />
khi có biến chứng xảy ra mới đưa đến bệnh viện mổ cấp cứu. Bệnh nhi đến <br />
mổ còn quá muộn 62 trường hợp (73,8%), số bệnh nhi bị thoát vị bẹn có biến <br />
chứng nghẹt mới đến mổ có 32 trường hợp (38,1%). Chính với những lý do này <br />
có thể đưa đến những hậu quả tỉ lệ biến chứng sau mổ cao và nhất là có khi <br />
dẫn đến tử vong.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. C. G. Scorer, G. H. Farrington. Congenital Deformities of the Testis and <br />
Epididymis. London, Butter Worths (1971)<br />
2. H. B. Develin and A. Kingsnorth. Groin Hernias in Babies and Children. <br />
Management of Abdominal Hernias. Chapman and Hall Medical, 9, (2) 126 <br />
(1998).<br />
3. J. E. Tintimalli. Emergency Medecin. A Comprehensive Study Guide. Third <br />
Edition. Mc Graw Hill, Inc. Health Professions Division (1992) 326327<br />
4. J. L. Grosfield. Current Concepts in Inguinal Hernias in Infants and Children. <br />
World Journal of Surgery, 13, 506515 (1989).<br />
5. K. J. Pecvy, C. J. Hoff. Epidemiology of Inguinal Hernias in Preterm <br />
Neonates. Pediatrics 77 (1986) 246247 <br />
6. R. Witherington. Cryptorchism and Approaches to Its Surgical Management. <br />
Surgical Clinics of North America, 64 (1984) 367384<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Mổ thoát vị bẹn ở trẻ em, là một phẫu thuật thường xuyên được thực hiện ở <br />
lĩnh vực phẫu thuật nhi khoa.<br />
Từ tháng 7/1998 đến tháng 4/2001. Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cho 84 <br />
bệnh nhi bị thoát vị bẹn. Chúng tôi đã áp dụng hai phương pháp để điều trị mổ thoát <br />
vị bẹn ở trẻ em: Cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần và cột, cắt cao cổ thoát vị kèm với <br />
khâu hẹp lỗ bẹn sâu.<br />
Kết quả của công trình này cho thấy:<br />
Tỉ lệ mắc bệnh nam/nữ là 7/1.<br />
Lứa tuổi thường gặp là 16 tuổi.<br />
Số bệnh nhi bị thoát vị bẹn có biến chứng nghẽn, nghẹt ruột mới đến mổ <br />
chiếm tỉ lệ 38,1%.<br />
171<br />
Tỉ lệ tái phát đối với phương pháp cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần là <br />
13,5%.<br />
Tỉ lệ tái phát đối với phương pháp cột, cắt cao cổ thoát vị kèm với khâu hẹp <br />
lỗ bẹn sâu là 4,3%.<br />
EVALUATING THE EFFECTIVENESS <br />
OF SURGICAL TREATMENT INGUINAL HERNIOTOMY<br />
IN THE CHILDREN AT HUE CENTRAL HOSPITAL AND CLINICAL <br />
RESEARCH CENTER OF THE HUE MEDICAL COLLEGE<br />
Nguyen Van Lieu<br />
College of Medicine, Hue University <br />
<br />
SUMMARY<br />
Inguinal Herniotomy in the children is the operation most frequently performed <br />
in paediactric practice.<br />
From Jul.1998 to Apr.2001. We have made 84 operations Inguinal Hernia in the <br />
children. We have been used two methods: The sac is ligated circumferentially and the <br />
sac is ligated circumferentially associated with the internal ring is suture narrower.<br />
The results of these cases are as follows:<br />
The incidence of Inguinal Hernia, boy to girl is about 7/1.<br />
The incidence of Inguinal Hernia is higher in 1 to 6 years (77.4%).<br />
38.1% of children with Inguinal Hernia present as emergencies with <br />
incarceration or strangulation.<br />
The recurrence rate of the method the sac is ligated circumferentially is 13.5%<br />
The recurrence rate of the method the sac is ligated circumferentially <br />
associated with the internal ring is suture narrower is 4.3%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
172<br />