Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN HỘI CHỨNG BẮT CHẸN VAI<br />
BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỆN TRỊ LIỆU KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU<br />
Mai Văn Thu*, Đỗ Phước Hùng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Điều trị bảo tồn thường là chọn lựa đầu tiên trong điều trị hội chứng bắt chẹn dưới mỏm cùng<br />
vai.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn và các yếu tố ảnh hưởng hội chứng bắt chẹn vai<br />
nguyên phát bằng phác đồ điện trị liệu kết hợp vận động trị liệu.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 129 bệnh nhân hội chứng bắt chẹn vai nguyên phát (ICD: M 75)<br />
được điều trị từ 1 đến 3 tháng, phát. Bệnh nhân được chỉ định điện trị liệu kết hợp vận động trị liệu khớp vai tổn<br />
thương. Đánh giá kết quả theo thang điểm VAS và Constant -Murley.<br />
Kết quả nghiên cứu: Điểm VAS trung bình trước điều trị là 7,16±2,00; Điểm VAS trung bình sau điều trị<br />
là 1,71±1,73; Điểm Constant –Murley trung bình trước điều trị là 20,12±3,28 sau điều trị là 55,50±10,16. Sự<br />
khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả khá tốt đạt 84,5%, thất bại điều trị 15,5%.<br />
Các yếu tố tuổi, thời gian mắc bệnh, nghề nghiệp, tổn thương trên MRI ảnh hưởng đến kết quả điều trị có ý nghĩa<br />
thống kê p < 0,05. Giới tính không ảnh hưởng kết quả điều trị<br />
Kết luận: Điều trị hội chứng bắt chẹn vai bằng phác đồ điện trị liệu kết hợp vận động trị liệu mang lại hiệu<br />
quả. Cần lưu ý yếu tố tuổi, thời gian mắc bệnh, nghề nghiệp, tổn thương trên MRI trong tiên lượng.<br />
Từ khoá: Hội chứng bắt chẹn vai, điều trị bảo tồn, chóp xoay<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTIVENESS OF COMBINED ELECTROTHERAPY AND THERAPEUTIC EXERCISE<br />
ON SUBACROMIAL IMPINGEMENT SYNDROME<br />
Mai Van Thu, Do Phuoc Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 127 - 132<br />
<br />
Background: Conservative treatment is usually the first choice for primary subacromial impingement<br />
syndrome.<br />
Purpose: To evaluate outcomes of conservative treatment in subacromial impingement syndrome, using<br />
electrotherapy in combined with therapeutic exercise, and to identify the factors that affect the outcomes.<br />
Materials and Method: 129 patients suffering primary shoulder impingement syndrome (ICD M75) were<br />
involved in the study. We applied the combination of electrotherapy and professional therapy. The duration of<br />
treatment was within 1 to 3 months. The outcome was evaluated by VAS and Constant –Murley scale.<br />
Results: The average pre-treatment VAS was 7.16±2.00 and post-treatment VAS 1.71±1.73. The average<br />
<br />
<br />
*Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh,<br />
**Bộ môn Chấn thương chỉnh hình – Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS CKI Mai Văn Thu ĐT: 0903323072 Email: maithu5868@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 127<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
<br />
pre-treatment and post-treatment Constant – Murley score were 20.12±3.28 and 55.50±10.16, respectively. The<br />
final outcome was 84.5% of fairly well and 15.5% of failure. The Pre-and post-treatment outcome were different<br />
in term of statistical significance with p