Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN BẰNG LASER<br />
HOLMIUM TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC<br />
Hạ Hồng Cường*, Hoàng Long*, Chu Văn Lâm*, Nguyễn Đức Trường*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị hẹp niệu quản bằng năng lượng Laser Holmium tại bệnh viện Việt<br />
Đức.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu thực hiện trên 99 bệnh<br />
nhân hẹp niệu quản được điều trị bằng nôi soi niệu quản ngược dòng sử dụng năng lượng Laser Holmium tại<br />
bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ 01/2012 - 08/2014.<br />
Kết quả: Vị trí hẹp niệu quản 1/3 trên là 48,5%, 1/3 giữa là 25,3%, 1/3 dưới là 26,2%. Chẩn đoán qua nội<br />
soi có 41,4% hẹp niệu quản do sỏi, 37,4% hẹp niệu quản do Polyps và 14,1% do mổ cũ. Tỷ lệ thành công của phẫu<br />
thuật nội soi là 93% với 4% bệnh nhân được cắt xẻ hẹp niệu quản đơn thuần, 88,9% cắt xẻ hẹp NQ kèm tán sỏi<br />
NQ. Thời gian mổ trung bình là 27±13,4 phút. Không có biến chứng trong, sau mổ. Thời gian nằm viện trung<br />
bình là 6 ± 3,6 ngày. Kết quả khám lại sau mổ 1 tháng: 98,8% tốt, 1,2% trung bình. Kết quả khám lại xa sau mổ<br />
(trung bình 4,5 tháng): tốt 88,3%; trung bình 9,1%; xấu 2,6%.<br />
Kết luận: Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả, nên được chỉ định đầu tiên để điều trị hẹp niệu quản mắc<br />
phải.<br />
Từ khoá: Nội soi niệu quản ngược dòng, hẹp niệu quản.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION THE EARLY RESULT OF TREATMENT FOR URETERAL STRICTURE BY LASER<br />
HOLMIUM YAG AT VIET DUC HOSPITAL<br />
Ha Hong Cuong, Hoang Long, Chu Van Lam, Nguyen Duc Truong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 93 - 98<br />
Objective: To evaluate the early result of treatment for ureteral stricture by Holmium Laser energy at the<br />
Viet Duc Hospital.<br />
Subjects and methods: Retrospective and prospective descriptive study for 99 patients with ureteral<br />
stricture who treated by endoscopic ureteral retrograde methods using Holmium Laser energy in Viet Duc<br />
Hospital during the period from January 2012 to August 2014.<br />
Results: Ureteral stricture position in one third upper is 48.5%, the middle is 25.3%, and one third lower is<br />
26.2%. Endoscopic diagnosis showed that 41,4% ureteral stricture due to stone scar, 37,4% due to ureteral polyps<br />
and 14,1% due to previous operations. The success rate of ureteral endoscopic surgery is 93% with 4% of patients<br />
were cut and sawn simply in stricture position, 88.9% were cut and sawn enclosed ureteral lithotripsy by<br />
Holmium Laser. The mean operating time was 27 ± 13.4 minutes without any complications during operations.<br />
The average length of hospitalization is 6 ± 3.6 days. Results after 1 month: 98.8% are good; 1.2% is normal.<br />
Long-term follow up (mean 4.5 months): 88.3 are good; 9.1% is average; 2.6% is bad.<br />
Conclusion: This method is safe, effective and is recommended as the first method should be applied to the<br />
<br />
* Bệnh viện Việt Đức<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Hoàng Long<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
ĐT: 0912390514<br />
<br />
Email: hoanglong70@gmail.com<br />
<br />
93<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
treatment of acquired ureteral stenosis.<br />
Keywords: Ureteral retrograde endoscopy, ureteral stenosis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hẹp niệu quản (NQ) được đặc trưng bởi<br />
tình trạng hẹp trong lòng NQ gây ra sự tắc<br />
nghẽn về mặt chức năng dẫn ứ nước tiểu từ<br />
thận xuống bàng quang. Có nhiều nguyên<br />
nhân gây nên hẹp niệu quản mắc phải như các<br />
bệnh lý u niệu quản, lao niệu quản, thâm<br />
nhiễm sau xạ tri; hoặc sau các phẫu thuật về<br />
tiết niệu hay sản phụ khoa có tổn thương NQ.<br />
Tình trạng tắc nghẽn dòng nước tiểu qua chỗ<br />
hẹp sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng ảnh<br />
hưởng nhanh chóng tới chức năng thận(7,5,2).<br />
Có nhiều phương pháp điều trị hẹp NQ, trong<br />
đó ưu việt phải kể đến là nội soi ngược dòng<br />
dùng năng lượng Laser cắt xẻ hẹp. Tại Việt<br />
Nam, mặc dù Laser đã được ứng dụng nhiều<br />
trong điều trị sỏi NQ nhưng chưa có nhiều đề<br />
tài nghiên cứu về hiệu quả của Laser<br />
Holmium trong điều tri hẹp NQ mắc phải. Do<br />
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh<br />
giá kết quả ban đầu điều trị hẹp niệu quản<br />
mắc phải bằng Laser Holmium tại bệnh viện<br />
Việt Đức.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân (BN) với chẩn đoán hẹp niệu<br />
quản đơn thuần hoặc kèm theo có sỏi NQ trước<br />
hoặc trong mổ ở tất cả các vị trí NQ được chỉ<br />
định phẫu thuật nội soi ngược dòng cắt xẻ hẹp<br />
NQ bằng Laser Holmium và kết hợp tán sỏi NQ<br />
tại khoa Phẫu thuật tiết niệu, bệnh viện Việt Đức<br />
trong thời gian từ 01/2012 đến 08/2014.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả hồi cứu và tiến cứu.<br />
<br />
Các bước thực hiện<br />
Nghiên cứu sử dụng máy soi niệu quản<br />
ống cứng 9,5Fr với 2 kênh thao tác của hãng<br />
Karl - Storz và nguồn tán Laser Holmium của<br />
Hãng Accu - tech.<br />
<br />
94<br />
<br />
BN được đặt nằm tư thế sản khoa và gây tê<br />
tuỷ sống. Đặt máy soi vào bàng quang, đưa dây<br />
dẫn đường vào lỗ niệu quản, đẩy máy soi vào lỗ<br />
NQ lên đến nơi NQ hẹp, luồn dây dẫn đường<br />
qua chỗ hẹp. Đưa đầu tán Laser đến chỗ hẹp, cắt<br />
xẻ tại chỗ hẹp (polyp, xơ do viêm hoặc sẹo mổ<br />
cũ). Đẩy máy qua chỗ hẹp và nong rộng NQ. Kết<br />
hợp tán sỏi NQ trên chỗ hẹp bằng Laser<br />
Holmium. Lấy mảnh sỏi và đặt 1 ống thông JJ sẽ<br />
được lưu trong 4 tuần.<br />
<br />
Đánh giá kết quả điều trị sớm và theo dõi<br />
xa sau mổ<br />
Dựa trên diễn biến về tình trạng toàn thân;<br />
diễn biến cơ năng; biến chứng (đái máu, nhiễm<br />
khuẩn tiết niệu, rò NQ); theo dõi chức năng thận<br />
(siêu âm, xét nghiệm, chụp niệu đồ tĩnh mạch).<br />
Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn sau:<br />
<br />
Kết quả tốt<br />
Lâm sàng BN không đau, không sốt, thận<br />
không to, không đái máu sau mổ; chức năng<br />
thận phục hồi tốt; siêu âm đài bể thận nhỏ hơn<br />
trước mổ.<br />
Kết quả trung bình<br />
Lâm sàng BN ổn định; chức năng thận<br />
không tốt hơn trước mổ; siêu âm đài bể thận còn<br />
giãn; kiểm tra bằng chụp NĐTM cho thấy lưu<br />
thông niệu quản kém.<br />
Kết quả xấu<br />
Nhiễm khuẩn tiết niệu; chức năng thận<br />
xấu đi so với trước mổ; có biến chứng trong<br />
hoặc sau mổ phải can thiệp lại.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
99 BN bao gồm 51 nam và 48 nữ với độ<br />
tuổi trung bình là 49,9 ± 12,5 (từ 22 đến 78<br />
tuổi). Có tới 71,8% BN trong độ tuổi từ 30 - 59<br />
tuổi. 41,4% BN có tiền sử điều trị các bệnh liên<br />
quan đến NQ. Lý do vào viện chủ yếu là đau<br />
thắt lưng chiếm tỷ lệ 94,9%. Chẩn đoán trước<br />
mổ có 7 hẹp NQ đơn thuần (7,1%) và 92/99 BN<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chẩn đoán có sỏi niệu quản chiếm tỷ lệ 92,9%.<br />
Bảng 1. Mức độ ứ nước thận trên siêu âm trước mổ<br />
Độ ứ nước thận<br />
Không ứ nước<br />
Độ I<br />
Độ II<br />
Độ III<br />
Tổng<br />
<br />
N = 99<br />
1<br />
70<br />
24<br />
4<br />
99<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
1<br />
70,7<br />
24,2<br />
4,1<br />
100%<br />
<br />
Chẩn đoán trên siêu âm, phần lớn bệnh nhân<br />
có ứ nước thận độ I chiếm 70,7%.<br />
Bảng 2. Chẩn đoán vị trí hẹp niệu quản trước mổ<br />
Vị trí hẹp<br />
1/3 trên<br />
1/3 giữa<br />
1/3 dưới<br />
Tổng<br />
<br />
N = 99<br />
48<br />
25<br />
26<br />
99<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
48,5<br />
25,3<br />
26,2<br />
100%<br />
<br />
Chẩn đoán trước mổ hẹp chủ yếu ở vị trí 1/3<br />
trên của niệu quản chiếm 48,5%.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Kết quả khám lại sau mổ 1 tháng<br />
Thời gian nằm viện trung bình là: 6 ± 3,6<br />
ngày (từ 3 đến 29 ngày). Không có biến chứng<br />
trong và sau mổ và không có trường hợp nào<br />
phải can thiệp lại.<br />
Siêu âm kiểm tra sau mổ: Cho thấy thận ứ<br />
nước độ II và III hồi phục tốt (giảm từ 28,7%<br />
trước mổ xuống còn 8% sau mổ 1 tháng). Đa số<br />
thận ứ nước độ I trở về bình thường sau mổ.<br />
<br />
Bảng 3. Nguyên nhân hẹp và mức độ hẹp niệu quản<br />
chẩn đoán trong mổ nội soi<br />
Chẩn đoán hẹp NQ trong mổ NS<br />
Nguyên<br />
Do phẫu thuật cũ<br />
nhân hẹp<br />
Viêm xơ do sỏi NQ<br />
NQ<br />
Do Polyps NQ dưới sỏi<br />
Xơ hẹp NQ đơn thuần<br />
Mức độ hẹp<br />
1/3 lòng NQ<br />
NQ<br />
2/3 lòng NQ<br />
Hầu hết lòng NQ<br />
<br />
N = 99<br />
14<br />
41<br />
37<br />
7<br />
52<br />
29<br />
18<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
14,1<br />
41,4<br />
37,4<br />
7,1<br />
52,5<br />
29,3<br />
18,2<br />
<br />
Hẹp do sỏi là chủ yếu chiếm tỷ lệ 41,4%, hẹp<br />
<br />
Biểu đồ 2. Kết quả khám lại xa sau mổ (trung bình<br />
4,5 tháng).<br />
<br />
1/3 lòng NQ chiếm phần lớn 52,5%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Bảng 4. Các phương pháp điều trị hẹp niệu quản qua<br />
nội soi ngược dòng<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
<br />
Phương pháp điều trị nội soi hẹp NQ N = 99 Tỷ lệ %<br />
Nội soi<br />
Cắt xẻ hẹp bằng Laser, đặt JJ<br />
4<br />
4<br />
NQ Cắt xẻ hẹp bằng Laser, tán sỏi NQ, 88<br />
88,9<br />
đặt JJ<br />
Không đặt được máy soi lên NQ<br />
7<br />
7,1<br />
Tổng số<br />
99<br />
100%<br />
<br />
Thời gian mổ: Nhanh nhất là 10 phút, lâu<br />
nhất là 80 phút, trung bình 27± 13,4 phút.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
71,8% bệnh nhân chẩn đoán hẹp niệu quản<br />
nằm trong nhóm tuổi từ 30 đến 59 tuổi, đây là độ<br />
tuổi lao động chủ yếu, ảnh hưởng đến năng suất<br />
lao động và chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ BN nam<br />
và nữ là 51/48, bệnh không có đặc trưng về giới.<br />
Lý do đến khám bệnh chủ yếu là đau tức thắt<br />
lưng gặp ở 93/99 BN chiếm tỷ lệ 94,9%. Đây<br />
không phải triệu chứng điển hình của hẹp niệu<br />
quản mà là triệu chứng phổ biến trong bệnh<br />
cảnh sỏi tiết niệu do có tới 92/99 BN chẩn đoán<br />
có sỏi niệu quản chiếm tỷ lệ 92,9% và chỉ có 7 BN<br />
được chẩn đoán hẹp NQ đơn thuần.<br />
<br />
95<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Nghiên cứu gặp 41/99 BN hẹp niệu quản<br />
chiếm tỷ lệ 41,4% có tiền sử điều trị các bệnh lý<br />
liên quan đến niệu quản và 70,7% trong số đó (29<br />
BN) có tiền sử phẫu thuật niệu quản. Điều đó<br />
cho thấy tỷ lệ hẹp niệu quản sau các phẫu thuật<br />
liên quan đến NQ là rất cao. Đây cũng là một lưu<br />
ý cho các bác sĩ về việc theo dõi xa bệnh nhân<br />
sau các can thiệp liên quan đến niệu quản.<br />
<br />
Đặc điểm chẩn đoán cận lâm sàng<br />
Siêu âm hệ tiết niệu đánh giá mức độ ứ nước<br />
thận cùng bên NQ hẹp là một thăm dò ít xâm lấn<br />
cần thiết, giúp đánh giá tình trạng thận ứ nước<br />
do tắc nghẽn và giúp so sánh sự thay đổi mức độ<br />
ứ nước thận sau can thiệp. Tỷ lệ ứ nước thận độ I<br />
chiếm 70,7%, nhưng chủ yếu trong bệnh cảnh<br />
của sỏi NQ. Do vậy, khó đánh giá và chẩn đoán<br />
được tình trạng hẹp NQ qua siêu âm.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
nhân tắc nghẽn chưa rõ ràng. Những trường<br />
hợp còn lại thì tổn thương hẹp niệu quản bị “che<br />
lấp” do hình ảnh của sỏi niệu quản đi kèm. Có<br />
thể thấy trong những trường hợp hẹp niệu quản<br />
có kèm theo sỏi NQ ở cùng vị trí thì các hình ảnh<br />
cận lâm sàng là không đặc hiệu.<br />
<br />
Kết quả điều trị hẹp niệu quản<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, vị trí hẹp<br />
NQ chủ yếu là ở đoạn 1/3 trên chiếm tỷ lệ 48,5%.<br />
Qua hình ảnh nội soi, đánh giá bằng kinh<br />
nghiệm lâm sàng có 14,1% hẹp NQ do mổ cũ,<br />
41,4% hẹp NQ do viêm xơ tại chỗ do sỏi, 37,4%<br />
hẹp do Polyps NQ dưới sỏi và có 7 BN hẹp NQ<br />
đơn thuần chiếm 7.1%. Mức độ hẹp 1/3 lòng NQ<br />
chiếm đa số (52,5%), hẹp hầu hết lòng NQ chiếm<br />
18,2%, đây là nguyên nhân của 7 trường hợp<br />
không đặt được máy nội soi lên NQ.<br />
Trong 39 bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật, có<br />
tới 14 BN được xác định hẹp NQ là do mổ cũ.<br />
Như vậy có thể thấy các phẫu thuật có liên quan<br />
đến NQ gây hẹp với tỷ lệ khá cao là 14,1%.<br />
Tỷ lệ hẹp niệu quản tại chỗ do sỏi là chủ yếu<br />
(41,4%). Kết quả này tương đương với nghiên<br />
cứu của Lê Lương Vinh là 41%(6). Có 37,4% BN có<br />
tổn thương hẹp NQ do Polyps NQ dưới sỏi. Chỉ<br />
có tổ chức Polyps lớn mới lấy được để làm giải<br />
phẫu bệnh do vậy việc chẩn đoán Polyps NQ<br />
qua nội soi chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm<br />
của phẫu thuật viên. Với tỷ lệ hẹp do Polyps NQ<br />
cao như vậy, đặc biệt có nhiều trường hợp có rất<br />
nhiều Polyps lớn che lấp hầu hết lòng niệu quản,<br />
nếu không có năng lượng Laser để giải quyết<br />
vừa cắt đốt vừa cầm máu, thì không thể đưa ống<br />
soi NQ qua chỗ hẹp và tiếp tục kết hợp tán sỏi<br />
NQ ở trên chỗ hẹp được.<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh CLVT 64 dãy chẩn đoán sỏi niệu<br />
quản / hẹp niệu quản phải.<br />
Chụp cắt lớp vi tính 64 dãy hệ tiết niệu có<br />
dựng hình (MSCT) giúp đánh giá được khả năng<br />
bài xuất, bài tiết và những bất thường của hệ tiết<br />
niệu một cách rõ nét. Trong 76 BN được chụp<br />
MSCT, phát hiện có 4 BN (5,3%) tắc nghẽn là do<br />
hẹp NQ đơn thuần và 3 BN (3,9%) có nguyên<br />
<br />
96<br />
<br />
Nghiên cứu có 18 BN hẹp hầu hết lòng NQ<br />
chiếm tỷ lệ 18,2%, trong đó chủ yếu hẹp do viêm<br />
xơ quanh sỏi. Đối với các trường hợp này, chúng<br />
tôi sử dụng dây dẫn đường đưa qua chỗ hẹp,<br />
sau đó sử dụng Laser cắt đốt tổ chức hẹp để đưa<br />
máy nội soi qua và nong rộng NQ. Khả năng xử<br />
lý được các chỗ hẹp gần như hoàn toàn này là<br />
việc mà không một phương pháp nội soi ngược<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
dòng nào trước đây với các nguồn năng lượng<br />
khác nhau có thể thực hiện được.<br />
Trong số 18 BN nói trên, có 3 trường hợp hẹp<br />
NQ đơn thuần hầu hết lòng NQ. Với các trường<br />
hợp này, chúng tôi cũng đưa dây dẫn đường qua<br />
chỗ hẹp (có thể là 2 dây dẫn) để định hướng tốt<br />
cho việc cắt xẻ các tổ chức hẹp cho đến khi thấy<br />
rõ đoạn NQ lành và máy soi NQ có thể đưa qua<br />
chỗ hẹp mà không bị cản trở. Tất cả các BN đều<br />
được đặt sonde JJ sau mổ.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 7 trường<br />
hợp không đặt được máy nội soi lên niệu quản<br />
nguyên nhân do hẹp khít ngay tại lỗ NQ ở 3<br />
bệnh nhân và hẹp chít đoạn NQ 1/3 dưới gặp ở 4<br />
bệnh nhân. Tỷ lệ thất bại không đặt được máy<br />
soi niệu quản theo tác giả Scarter S.C(1) là 5,88%<br />
và theo Nguyễn Công Bình(8) là 5,2%. Tất cả các<br />
trường hợp này chúng tôi không cố thực hiện cắt<br />
xẻ hẹp niệu quản bằng Laser do không đưa được<br />
dây dẫn đường qua chỗ hẹp của niệu quản và<br />
tiên lượng không thể đưa máy soi qua chỗ hẹp vì<br />
dễ gây thủng hoặc đứt niệu quản. 7 bệnh nhân<br />
này đều được chuyển mổ mở để xử lý tổn<br />
thương hẹp niệu quản.<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình là 27 ±<br />
13,4 phút, nhanh nhất là 10 phút (cắt Polyp<br />
niệu quản và tán sỏi niệu quản), lâu nhất là 80<br />
phút (cắt xẻ hẹp niệu quản/tán sỏi niệu quản<br />
bám quanh JJ cũ trên 3năm). Không có tai<br />
biến, biến chứng xảy ra trong và sau phẫu<br />
thuật.<br />
Thời gian nằm viện trung bình trong nghiên<br />
cứu là 6 ± 3,6 ngày, sớm nhất là 1 ngày, muộn<br />
nhất là 8 ngày. Thời gian hậu phẫu của chúng tôi<br />
ngắn hơn so với các nghiên cứu khác(6) là do hậu<br />
phẫu của nội soi NQ ngược dòng nhẹ nhàng, ít<br />
các tai biến, bệnh nhân ổn định ngay sau phẫu<br />
thuật và đối tượng BN của chúng tôi là phẫu<br />
thuật nội soi với hẹp NQ mắc phải. Điều này<br />
chứng tỏ phẫu thuật điều trị hẹp NQ bằng nội<br />
soi là một phẫu thuật an toàn và ít xâm lấn.<br />
<br />
Kết quả khám lại xa sau mổ<br />
Có 87/92 BN được can thiệp qua nội soi NQ<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
đến khám lại lần đầu sau 1 tháng đạt tỷ lệ 94,6%.<br />
Biểu hiện than phiền chủ yếu của BN là đau mỏi<br />
thắt lưng khi vận động nhiều gặp trong 18,4%,<br />
rối loạn tiểu tiện đái khó và đái dắt biểu hiện ở<br />
13,8% trường hợp. Đây đều là các triệu chứng cơ<br />
năng của BN khi còn ống thông JJ trong cơ thể.<br />
Tất cả các BN đều hết hoặc giảm các triệu chứng<br />
ngay sau rút ống thông JJ.<br />
Mức độ ứ nước của thận trên siêu âm khi<br />
khám lại được đánh giá và so sánh với kết quả<br />
trước mổ. Kết quả cho thấy các trường hợp thận<br />
ứ nước độ II và độ III hồi phục khá tốt với tỷ lệ<br />
gặp giảm từ 28,7% xuống còn 8% và đa số thận<br />
từ mức giãn độ I trước mổ trở về bình thường.<br />
Kết quả khám lại lần đầu có 98,8% BN đạt tốt<br />
và 1,2% BN có kết quả khám trung bình.<br />
Có 77/92 (83,7%) BN được khám kiểm tra xa<br />
sau mổ từ 2 - 13 tháng (trung bình 4,5 tháng).<br />
Các BN được đánh giá chủ yếu bằng khám lâm<br />
sàng, siêu âm. Một số BN còn giãn thận - niệu<br />
quản trên siêu âm được chụp niệu đồ tĩnh mạch<br />
và MSCT để đánh giá chính xác hơn mức độ tổn<br />
thương hẹp NQ. Kết quả có 11.7% BN có đau tức<br />
nhẹ vùng thắt lưng và đái dắt nhưng không ảnh<br />
hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động, 88,3%<br />
BN còn lại không có than phiền gì.<br />
Kết quả siêu âm của lần khám lại xa sau mổ<br />
cho thấy các mức độ ứ nước thận đều đã giảm<br />
đáng kể so với với lần khám lại đầu tiên, ứ nước<br />
độ II - III giảm từ 8% xuống còn 2,6%.<br />
Khám lại xa sau mổ có 88,3% kết quả tốt,<br />
9,1% kết quả trung bình và 2,6% có kết quả xấu.<br />
Kết quả trung bình và xấu của lần khám lại<br />
xa sau mổ cao hơn so với lần khám lại đầu sau 1<br />
tháng. Điều này cho thấy hẹp niệu quản tái phát<br />
có thể xuất hiện xa sau mổ nội soi ngược dòng<br />
bằng Laser Holmium với tỷ lệ gặp tăng dần. Do<br />
vậy, kết quả trên đã cho thấy tầm quan trọng của<br />
việc hẹn khám lại định kì nhiều lần cho bệnh<br />
nhân để có thể phát hiện sớm hẹp niệu quản tái<br />
phát sau mổ. Khám lại xa 88,3% có kết quả tốt<br />
phù hợp với kết quả của các tác giả Lê Lương<br />
Vinh là 90,6% với thời gian theo dõi xa là 5<br />
<br />
97<br />
<br />