Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỖ TIỂU THẤP BẰNG PHẪU THUẬT<br />
CUỘN ỐNG TẠI CHỖ Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA<br />
Lê Thương*, Nguyễn Thanh Tồn*, Phan Hữu Nhân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu thấp bằng phương pháp Duplay và Snodgrass tại bệnh viện đa<br />
khoa tỉnh Khánh Hòa.<br />
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 38 bệnh nhi lỗ tiểu thấp được điều trị<br />
trong khoảng thời gian 3/2010 đến tháng 5/2011 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.<br />
Kết quả: Trong 38 trường hợp điều trị lỗ tiểu thấp có 24 trường hợp phẫu thuật theo Duplay, 14 trường<br />
hợp theo Snodgrass. Tỉ lệ thành công là 65,7%, biến chứng nhiễm trùng bung vết mổ 3 trường hợp chiếm 7,8%,<br />
dò niệu đạo 10 trường hợp chiếm 26,3%<br />
Kết luận: Phẫu thuật cuốn ống tại chỗ theo Duplay và Snodgrass đơn giản, dễ thực hiện. Kỹ thuật này có<br />
thể sử dụng cho những trung tâm không chuyên khoa.<br />
Từ khóa: Lỗ tiểu thấp, duplay, snodgrass.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE AUTHOR PRESENTS THE INITIAL RESULT OF THE HYPOSPADIAS REPAIR<br />
AT A PROVINCE GENERAL HOSPITAL<br />
Le Thuong, Nguyen Thanh Ton, Phan Huu Nhan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 138 - 141<br />
Objectives: To evaluate the results of Snodgrass and Duplay technique at Khanh Hoa general hospital.<br />
Methods: One retrospective study was performed at Khanh Hoa general hospital from 3/2010 to 5/ 2011.<br />
Results: There were 38 patients underwent hypospadias repair. Good outcome rate was 65.7%. The<br />
complication of fistula rate was 26.3% and dehiscence was 7.8%.<br />
Conclusion: Duplay’s or Snodgrass’s techniques provide a good result for hypospadias repair, moreover<br />
these techniques are easy so they could be performed in a provincial hospital<br />
Key words: Hypospadias, duplay, snodgrass.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lỗ tiểu thấp là dị tật bẩm sinh dương vật<br />
thường gặp, với tần suất 1/300 trẻ nam sinh<br />
sống(2,12). Bệnh lý này ảnh hưởng tâm lý rất lớn<br />
cho chính bản thân trẻ và là mối quan tâm lo<br />
lắng của gia đình. Việc điều trị sớm sẽ có kết quả<br />
tốt và giúp trẻ sớm ổn định tâm lý yên tâm học<br />
hành(4).<br />
Điều trị bệnh lý lỗ tiểu thấp đòi hỏi phẫu<br />
<br />
thuật viên chuyên về ngoại nhi, gây mê hồi sức<br />
nhi và trang bị kim chỉ phẫu thuật nhỏ 6,0, 7,0,<br />
dụng cụ vi phẫu(11). Hiện nay tại Bệnh viện Đa<br />
Khoa tỉnh Khánh Hòa chúng tôi cũng đã triển<br />
khai phẫu thuật tạo hình niệu đạo để điều trị<br />
bệnh lý này.<br />
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả<br />
bước đầu điều trị lỗ tiểu thấp theo phương pháp<br />
Duplay và Snodgrass tại Bệnh viện Đa Khoa<br />
<br />
* Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thanh Tồn<br />
<br />
138<br />
<br />
ĐT: 0905656940,<br />
<br />
Email: doctorton@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tỉnh Khánh Hòa.<br />
<br />
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Những trường hợp được chẩn đoán lỗ tiểu<br />
thấp nhập viện mổ trong khoảng thời gian từ<br />
tháng 3/2010 đến tháng 5/2011 tại Bệnh viện Đa<br />
Khoa tỉnh Khánh Hòa.<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
Chúng tôi áp dụng chủ yếu theo 2 phương<br />
pháp Duplay và Snodgrass. Duplay cho những<br />
trường hợp quy đầu dẹt, rộng. Snodgrass cho<br />
quy đầu nhỏ, sàn niệu đạo hẹp(3,10).<br />
Đường rạch quanh thân dương vật, cách<br />
khấc quy đầu 5 mm.<br />
Rạch 2 đường song song 2 bên sàn niệu đạo<br />
từ đỉnh quy đầu vòng qua lỗ sáo.<br />
<br />
Hình 2: Tạo ống niệu đạo mới<br />
Phẫu thuật lấy Dartos từ da thân dương vật<br />
chuyển xuống phủ niệu đạo mới.<br />
Trường hợp mổ lại lấy dartos bìu phủ lên<br />
niệu đạo mới. Dartos bìu được lấy từ đường<br />
rạch dọc giữa bìu.<br />
<br />
Phẫu tích tách dartos và da dương vật ra<br />
khỏi thân dương vật.<br />
Nếu quy đầu nhỏ, niệu đạo hẹp sẽ tiếp tục<br />
rạch đường dọc giữa từ lỗ sáo đến gần đỉnh<br />
quy đầu.<br />
<br />
Hình 3: Phẫu thuât lấy Dartos bìu<br />
- Khâu da.<br />
- Băng ép và cố định thông tiểu.<br />
<br />
Hình 1: Đường rạch giữa niệu đạo trong kỹ thuật<br />
Snodgrass<br />
- Tạo hình niệu đạo mới: Tách mép vạt da ở<br />
hai bên rãnh niệu đạo khỏi tổ chức dưới da và<br />
khâu lại với nhau trên nòng thông tiểu để tạo<br />
ống niệu đạo.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Hình 4: Băng ép và cố định thông tiểu<br />
<br />
139<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Điều trị sau mổ<br />
- Kháng sinh Cefuroxim 100 mg/kg 3 ngày<br />
đầu tiên sau đó chuyển sang uống.<br />
- Giảm đau Acetaminophen 50 mg/kg uống.<br />
- Thay băng sau 2 - 4 ngày tùy theo tình<br />
trạng băng ướt, thấm máu hay không.<br />
- Rút thông tiểu sau 7- 12 ngày.<br />
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau mổ(6,10). Có 2<br />
mức độ:<br />
Tốt:<br />
Dương vật thẳng khi cương, không đau.<br />
Vị trí lỗ tiểu ở đỉnh qui đầu.<br />
Niệu đạo mới không hẹp: trẻ tiểu mạnh, tia<br />
tiểu lớn.<br />
Dương vật có hình dáng bình thường, da<br />
phân phối đều, sẹo không co rút<br />
Xấu:<br />
Dò niệu đạo, hẹp niệu đạo, vết mổ hở hoàn<br />
toàn cần phải xử lý băng phẫu thuật.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 38 trường hợp lỗ tiểu thấp đã được phẫu<br />
thuật. Trong đó 20 trường hợp lỗ tiểu thấp thể<br />
giữa, 18 lỗ tiểu thấp thể sau. Có 24 trường hợp<br />
phẫu thuật theo Duplay và 14 trường hợp phẫu<br />
thuật theo Snodgrass.<br />
Gồm có 26 trường hợp phẫu thuật lần đầu,<br />
05 trường hợp phẫu thuật lại, 04 trường hợp<br />
phẫu thuật thì I và 03 trường phẫu thuật thì II.<br />
Tuổi từ 9 tháng tuổi đến 27 tuổi.<br />
<br />
Biến chứng sau mổ<br />
Nhiễm trùng<br />
Trong số 38 bệnh nhi chúng tôi có 3 trường<br />
hợp bị nhiễm khuẩn bung vết mổ, chiếm tỉ lệ<br />
7,8%, trong đó 1 trường hợp là phẫu thuật thì II<br />
và 2 trường hợp phẫu thuật lại.<br />
Nguyên nhân có thể là: Các tổ chức bầm<br />
dập, máu tụ dưới da, dò nước tiểu, tổ chức mô<br />
sẹo xơ nuôi dưỡng kém ở những trường hợp<br />
mổ lại, nguyên tắc vô trùng trong mổ không<br />
được đảm bảo…<br />
<br />
140<br />
<br />
Tắc thông tiểu<br />
Có 2 trường hợp nghẹt thông tiểu, do máu<br />
chảy ngược vào niệu đạo lúc phẫu thuật gây tắc<br />
thông tiểu, chúng tôi phát hiện kịp thời và xử trí<br />
đơn giản bằng cách bơm rửa thông tiểu bằng<br />
nước muối sinh lý.<br />
Chúng tôi không có trường hợp nào chảy<br />
máu sau mổ, hay tụ máu bìu.<br />
<br />
Dò niệu đạo<br />
Tỉ lệ dò niệu đạo chung của chúng tôi 10/38<br />
trường hợp, chiếm 26,3%. Trong đó có 7/26<br />
trường hợp phẫu thuật lần đầu (chiếm 26,9%),<br />
phẫu thuật lại là 2/5 trường hợp (chiếm 40%),<br />
phẫu thuật thì II có 1/3 trường hợp (chiếm<br />
33,3%). Trong 10 trường hợp này có 5 trường<br />
hợp dò niệu đạo kèm hẹp niệu đạo sau mổ nên<br />
đã hẹn tái khám và nong niệu đạo sau đó tự<br />
lành, còn lại 5 trường hợp phải mổ vá dò.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tạo hình<br />
niệu đạo, việc lựa chọn phương pháp nào tùy<br />
thuộc vào vị trí lỗ tiểu ban đầu, hình dáng qui<br />
đầu, và sở trường của phẫu thuật viên. Riêng tại<br />
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi<br />
áp dụng chủ yếu 2 phương pháp đó là Duplay<br />
và Snodgrass. Phương pháp này ưu điểm: Kỹ<br />
thuật tương đối đơn giản và do sử dụng sàn<br />
niệu đạo để cuộn ống nên hạn chế xoay dương<br />
vật sau mổ.<br />
Baskin và cộng sự cho rằng: Ở sàn niệu đạo<br />
lỗ tiểu thấp có hệ thống mạch máu phong phú<br />
và sự phân bố này lan rộng đến qui đầu và niệu<br />
đạo dương vật xa(11).<br />
Trong 38 trường hợp của chúng tôi (ngoại<br />
trừ 3 trường hợp mổ thì I có cong dương vật<br />
nặng), còn lại không có trường hợp nào sửa<br />
cong dương vật mà phải cắt sàn niệu đạo nên<br />
chúng tôi mới có thể áp dụng được kỹ thuật<br />
Duplay và Snodgrass. Kết quả bước đầu tỉ lệ<br />
thành công của chúng tôi là 25/38 trường hợp<br />
chiếm 65,7%, so với các báo cáo khác đây là kết<br />
quả tương đối khả quan ở một bệnh viện không<br />
chuyên khoa. Theo báo cáo của tác giả Nguyễn<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
Văn Quang – Bệnh viện Nhi Đồng 2 tỉ lệ thành<br />
công 71%.<br />
Tỉ lệ dò niệu đạo trên bệnh nhân phẫu thuật<br />
lần đầu trong nghiên của của chúng tôi chiếm<br />
26,9% so tác giả Dương Thị Kim Cúc – Bệnh viện<br />
An Giang là 24,2%.<br />
Theo Garrick R. Simmons và cộng sự trong<br />
113 trường hợp mổ lần đầu tỉ lệ dò niệu đạo là<br />
26 trường hợp (chiếm 23%), trên những bệnh<br />
nhân mổ lại tỉ lệ này chiếm tới 35% so với<br />
chúng tôi là 40%(8).<br />
Để được kết quả này là nhờ bệnh viện chúng<br />
tôi có phẫu thuật viên được đào tạo chuyên<br />
khoa ngoại nhi, trang thiết bị thích hợp và đặc<br />
biệt là chúng tôi nhận được sự hỗ trợ đào tạo từ<br />
các chuyên gia về lĩnh vực này. Nhưng do số<br />
liệu còn ít nên chúng tôi cần phải tiến hành<br />
nghiên cứu thêm.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã áp<br />
dụng phẫu thuật cuộn ống tại chỗ để điều trị 38<br />
bệnh nhi lỗ tiểu thấp và cho kết quả tương đối<br />
khả quan.<br />
Phẫu thuật cuốn ống tại chỗ theo Duplay và<br />
Snodgrass đơn giản, dễ thực hiện. Kỹ thuật này<br />
có thể sử dụng cho những trung tâm không<br />
chuyên khoa. Tuy nhiên việc sử dụng những<br />
dụng cụ thích hợp cho phẫu thuật lỗ tiểu thấp là<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cần thiết để đạt được kết quả tương đối tốt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Baskin LS, Erol A, Li YW and Cunha GR (1998). "Anatomical<br />
studies of hypospadias". J Urol, 160, p.1108 – 1115.<br />
Franchella A (1997). The treatment of hypospadias. Medicina.<br />
Chirurgia Pediatrica, p. 1-10.<br />
Gonzales ET, Bauer SB (1999). “Pediatric Urology Practice”, p.<br />
487- 492<br />
Lê Tấn Sơn (2001). “Lỗ tiểu thấp”. Bệnh học và điều trị học<br />
ngoại nhi. Trường Đại học Y Dược TpHCM, trang 197-204.<br />
Lê Tấn Sơn (2009). “Điều trị lỗ tiểu thấp những trường hợp<br />
mổ lại và mổ thì hai theo kỹ thuật Snodgrass”. Y Học TP Hồ<br />
Chí Minh, chuyên đề Tập 13, Phụ bản số 1, 2009, Tr 218-221.<br />
Lê Thị Hoàng Yến (2008). “Điều trị lỗ tiểu thấp theo kỹ thuật<br />
Snodgrass”. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Dược TP. Hồ<br />
Chí Minh<br />
Palmer LS et al (2002). "The "long Snodgrass": Applying the<br />
tubularized incised plate urethroplasty to penoscrotal<br />
hypospadias in 1-stage or 2- stage repairs". J Urol, 168, pp.<br />
1748 – 1750.<br />
Simmons GR, Cain MP, Casale AJ., Keating MA., Adams<br />
MC., and Rink RC. (1999). “Repair of hypospadias<br />
complications using the previously utilized urethral plate”,<br />
Urology, p. 724 -726.<br />
Snodgrass W and Yucel S (2007). "Tubularized incised plate<br />
for midshaft and proximal hypospadias repair". J Urol, 177,<br />
pp. 698 – 702.<br />
Snodgrass WT. (1999). “Tubularized incised plate<br />
hypospadias<br />
repair:<br />
indications,<br />
technique,<br />
and<br />
complication”. Urology 54, p. 6-11.<br />
Snyder CL., Evangelidis A, Hansen G, Ostlie DJ., Gatti JM.,.<br />
Gittes GK, Sharp RJ, Murphy JP (2005). “Management of<br />
complications after hypospadias repair”, Urology, p. 783 – 5.<br />
Sunay M, Dadalı M, Karabulut A, Emir L, and Erol D (2007).<br />
“Our 23-Year Experience in Urethrocutaneous Fistulas<br />
Developing After Hypospadias Surgery”, Urology, pp. 366368.<br />
<br />
141<br />
<br />