Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT 324 BỆNH NHÂN <br />
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÙNG NGỰC‐ THẮT LƯNG <br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH HÓA <br />
Trần Văn Thiết*,Lê Minh Biển* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Thanh Hóa là một tỉnh với số dân hơn 4 triệu người, trước đây hầu hết các bệnh nhân chấn <br />
thương cột sống đều phải chuyển lên tuyến trên. Từ 5/2008 đến 5/2014 khoa Phẫu thuật Thần kinh ‐ Lồng ngực <br />
Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa đã tiến hành phẫu thuật cho 324 bệnh nhân chấn thương cột sống vùng ngực ‐ <br />
thắt lưng <br />
Mục tiêu:Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống vùng ngực ‐ thắt lưngtại bệnh viện <br />
Thanh Hóa. Từ đó rút ra những bài hoc kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng điêu trị. <br />
<br />
Kết quả:Kết quả chung dựa theo thang điểm Frankel: Tốt 162/288 BN (56,2 %), khá 66/288 <br />
BN(22,9%), trung bình 54/288 BN(18,7%) xấu có 6/288 BN(2,1%).Trên phim Xquang thấy các tổn <br />
thương trật được nắn về hoàn toàn, góc gù được nắn chỉnh tốt. <br />
Kết luận: Mặc dù kỹ thuật mới được áp dụng nhưng mang lại kết quả khả quan, cần được khích lệ ở các <br />
bệnh viện tuyến địa phương. <br />
Từ khóa: Chấn thương cột sống;<br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATE THE RESULTS OF SURGICAL TREATMENT OF 324 PATIENTS OF THORACO‐ <br />
LUMBAR INJURIESAT THANH HOA GENERAL HOSPITAL <br />
Tran Van Thiet, Le Minh Bien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 37 – 40 <br />
Background : Thanh Hoa is a province with a population of over 4 million peoples. Most in previous spinal <br />
injury patients must be transferred to a higher level. From May 2008 to May 2014 Neurosurgery ‐ Thoracic <br />
department of Thanh Hoa General Hospital has conducted 324 surgeries for patients with thoraco‐ lumbar <br />
injuries <br />
Objective: To evaluate the results ofthoraco‐ lumbar injuries surgical treatment in Thanh Hoa hospital. <br />
From achieved experience, we will study toimprove the quality of medical treatments. <br />
Results: The final result is based on a scale of Frankel: Good 162/288 patients (56.2%), pretty 66/288 <br />
patients (22.9%), an average of 54/288 patients (18.7%) bad 6/288 patients (2.1%). On the radiograph, and <br />
kyphosisthe lesions angle were well conducted. <br />
Conclusion: Although this method was newly applied but It really bruogh good outcome in patients. There <br />
fore, It should be encouraged in the local hospitals. <br />
Keywords: thoraco‐ lumbar injuries <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Vài năm gần đây với sự quan tâmchuyển <br />
giao kỹ thuật của các bệnh viện tuyến trên cùng <br />
<br />
với việc chú trọng nâng cấp về cơ sở vật chất và <br />
trang thiết bị y tế hiện đại. Nên bệnh đa khoa <br />
Thanh Hóa viện đã triển khai phẫu thuật (PT) cố <br />
<br />
* Khoa PTTK‐ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa <br />
Tác giả liên hệ: BSCKII. Trần Văn Thiết <br />
<br />
Phẫu Thuật Cột Sống <br />
<br />
ĐT: 0912061600 <br />
<br />
Email: thietbvtinh@yahoo.com.vn <br />
<br />
37<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
định cột sống qua cuống trong điều trị CTCS <br />
vùng ngực‐ thắt lưng qua đường mổ phía sau <br />
cho 324 BN.Trên cơ sở những dữ liệu thu được, <br />
báo cáo nhằmmục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị <br />
phẫu thuật chấn thương cột sống vùng ngực ‐ <br />
thắt lưngtại bệnh viện Thanh Hóa.Từ đó rút ra <br />
những bài hoc kinh nghiệm nhằm nâng cao chất <br />
lượng điêu trị. <br />
<br />
Hình thức sơ cứu: Trong số 324 BN thì chỉ <br />
có 284 BN chấn thương cột sống khai thác <br />
được tình trạng sơ cứu ban đầu. Chỉ có 58/284 <br />
BN (20,4%) được vận chuyển trên ván cứng <br />
nhưng cũng không được bất động tốt. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 96 BN <br />
Frankel A (29,6%) 24 BN Frankel B (7,4%), 66 BN <br />
Frankel C (20,4%), 138 BN Frankel D (42,6%), <br />
100% BN mất vững cột sống. Tuy nhiên, về mức <br />
độ tổn thương thần kinh cho thấy, đa số là tổn <br />
thương không hoàn toàn (Frankel B,C,D), chiếm <br />
tỷ lệ 70,4%. Trong nhóm nghiên cứu có 96 BN <br />
tổn thương tủy hoàn toàn. Khi ra viện chỉ có sự <br />
cải thiện thần kinh lên 1 mức ở 6 BN, sau 3 tháng <br />
có 84 BN nhóm Frankel A đến tái khám, thì có 16 <br />
BN được cải thiện về thần kinh, trong đó có 07 <br />
BN lên 02 mức (Frankel C) và 09 BN chỉ lên 01 <br />
mức (Frankel B). Một số tác giả cho rằng, đối với <br />
các trường hợp này, vấn đề PT còn là một dấu <br />
hỏi vì hiệu quả của nó. Tuy nhiên, chúng tôi <br />
đồng ý với đa số các tác giả cho rằng đối vơi các <br />
BN khi bị liệt tủy hoàn toàn vẫn nên mổ cố định <br />
cột sống sớmnhằm để tránh những biến chứng: <br />
loét, viêm phổi... Bên cạnh đó, trong nhóm <br />
nghiên cứu, có 138/324 BN nhóm Frankel D, Các <br />
trường hợp này tổn thương trên chẩn đoán hình <br />
ảnh chỉ ra sự mất vững do bị gãy lún, gãy vỡ <br />
vụn gây nên biến dạng gù, mất đường cong sinh <br />
lý, chúng tôi đã mổ nắn chỉnh, phục hồi lại theo <br />
đường cong sinh lý. Mặc dù không được như <br />
ban đầu về đường cong sinh lý nhưng tất cả BN <br />
tình trạng mất vững cải thiện rõ, bên cạnh đó <br />
tình trạng thần kinh cũng không xấu đi so với <br />
trước mổ. <br />
<br />
Nghiên cứu tiến cứu, hình thức mô tả lâm <br />
sàng kết hợp theo dõi <br />
dọc gồm 324 BN có tuổi≥ 18 gẫy cột sống <br />
vùng ngực‐ thắt lưng từ T11 đến L5 có liệt tủy và <br />
không liệt, được phẫu thuật cố định đoạn gẫy <br />
bằng kỹ thuật bắt vít qua cuống sống lối sau tại <br />
Khoa Phẫu thuật Thần kinh – Lồng ngựcBệnh <br />
viện Thanh Hóa từ05/2008 đến 05/2014. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN <br />
Các yếu tố dịch tễ học <br />
Giới <br />
Chúng tôi gặp tỉ tỷ lệ nam nữ chiếm lần lượt <br />
là 70,4% và 29,6%. Theo nghiên cứu của Nguyễn <br />
Văn Thạch và cs – BV Việt Đức tỷ lệ nam giới <br />
chiếm 81%(4); của Nguyễn Đắc Nghĩa tỷ lệ nam <br />
giới chiếm 89,4%(3). Như vậy, so với các nghiên <br />
cứu khác thì số liệu của nhóm nghiên cứu không <br />
có sự khác biệt đáng kể. <br />
<br />
Tuổi <br />
Tuổi cao nhất 70, tuổi trung bình: 37,41 ± <br />
14,54 tuổi, đây là độ tuổi lao động chính của <br />
gia đình và xã hội. Tỷ lệ CTCS rất hiếm gặp ở <br />
trẻ em và người già.Trong nghiên cứu của <br />
Nguyễn Đắc Nghĩa tuổi trung bình của bệnh <br />
nhân CTCS là 32,5(3). <br />
Nghề nghiệp và nguyên nhân tai nạn: Thành <br />
phần chủ yếu là công nhân và nông dân, do đó <br />
tỷ lệ chấn thương do TNLĐ chiếm tới 63%. Điều <br />
này chứng tỏ các biện pháp an toàn lao động <br />
chưa được quan tâm nhiều. Tai nạn giao thông, <br />
chiếm 20,3% đứng thứ 2 sau TNLĐ. Kết quả này <br />
cũng gần giống như thống kê của các tác giả <br />
trong nước và tác giả của các nước phát triển(5,8,9). <br />
<br />
38<br />
<br />
Lâm sàng <br />
Tổn thương thần kinh theo Frankel trước khi mổ <br />
<br />
‐Rối loạn cơ tròn : Trước mổ có 228/324 BN <br />
biểu hiện rối loạn cơ tròn, chiếm tỷ lệ 70,4% và <br />
24/324 BN (7,4%) mất phản xạ hành hang. Hầu <br />
hết là rối loạn cơ tròn ở mức độ bí tiểu tiện, trên <br />
lâm sàng biểu hiện bằng rối loạn đại tiểu tiện, <br />
không có khả năng tự chủ, không có cảm giác <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
muốn đi tiểu phải đặt sonde tiểu. Nghiên cứu <br />
của nguyễn Văn Thạch và của Nguyễn Văn Hữu <br />
cho tỷ lệ tương tự. <br />
<br />
Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh X‐ quang qui <br />
ước và CLVT <br />
‐ Tổn thương ở vị trí L1 gặp nhiều nhất <br />
174/324 BN (53,7%), có 12/324 BN (3,7%) bị tổn <br />
thương 2 đốt sống. Trên CLVT có 246/324 BN <br />
(chiếm 75,9%) bị vỡ thân đốt, 90/324 BN (27,8%) <br />
vỡ cuống sống, 150/324 BN (46,3%) vỡ cung sau <br />
và có 258/324 BN (79,8%) mảnh xương chèn ép <br />
gây hẹp ống sống. <br />
‐ Loại gãy: Denis chia ra 4 loại gãy. Trong <br />
nghiên cứu chúng tôi gặp chủ yếu loại gãy vỡ <br />
vụn nhiều mảnh có 246/324 BN, chiếm 75,9%. Tỷ <br />
lệ này cao hơn với tác giả khác như Hà Kim <br />
Trung(7) (63,6%); Nguyễn Trọng Tín (59,4%)(1). Sở <br />
dĩ như vậy, theo chúng tôi một số trường hợp <br />
gãy phức tạp như gãy kiểu đai thắt lưng (seat ‐ <br />
bealt), hoặc gãy xương có trật khớp lớn, chúng <br />
tôi đều chuyển tuyến trên. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT VÀ KẾT QUẢ <br />
Phương pháp phẫu thuật <br />
Đối với CTCS vùng ngực‐ thắt lưng, các tác <br />
giả trong và ngoài nước đưa ra nhiều phương <br />
pháp PT khác nhau(6,5), có thể đi đường trước <br />
hoặc đường sau, hoặc kết hợp cả hai đường, tùy <br />
theo tính chất tổn thương. Đối với hai loại tổn <br />
thương thường gặp là gãy kiểu nén ép và gãy vỡ <br />
vụn nhiều mảnh, chúng tôi ứng dụng duy nhất <br />
một phương pháp là bắt vít qua cuống bằng <br />
đường sau. Với cách cố định này thì cả ba cột trụ <br />
(theo quan niệm của Dennis) đều được cố định, <br />
chính vì vậy tạo ra được sự cố định vững chắc. <br />
Với đường mổ phía sau, việc cắt cung sau đã <br />
làm rộng ống sống, giải phóng chèn ép thần kinh <br />
một cách gián tiếp. Đối với loại gãy thân đốt <br />
sống thành nhiều mảnh (burst ‐ Fracture), các <br />
mảnh vỡ có thể lồi vào trong ống sống gây hẹp <br />
ống sống. Một số tác giả cho rằng đối với CTCS <br />
vùng ngực‐ thắt lưng nếu hẹp ống tủy > 50% thì <br />
phải PT(1), nhưng thực tế chúng tôi gặp nhiều <br />
<br />
Phẫu Thuật Cột Sống <br />
<br />
trường hợp hẹp ống tủy khoảng 30‐ 40% đã có <br />
dấu hiệu thiếu hụt về thần kinh cùng với sự mất <br />
vững cột sống, số này chúng tôi tiến hành PT và <br />
kết quả cải thiện tốt. <br />
<br />
Các biến chứng trong và sau phẫu thuật <br />
Chảy máu sau phẫu thuật có 6/324 BN <br />
(1,85%), nhiễm trùng tiết niệu có 18/324 BN <br />
(5,5%), gãy dụng cụ cố định có 6/324 BN (1,85%), <br />
loét tỳ đè có 18/324 BN (5,5%). Sau mổ, qua theo <br />
dõi và khám lại, chúng tôi không gặp trường <br />
hợp nào viêm phổi, tử vong. Tỷ lệ này cũng <br />
không có sự khác biệt so với các nghiên cứu khác <br />
của các tác giả trong nước. <br />
<br />
Kết quả điều trị <br />
‐ Sự phục hồi thần kinh sau phẫu thuật: <br />
Trong 324 BN (96 BN liệthoàn toàn và 228 BN <br />
liệt không hoàn toàn trước mổ). Sau mổ sự cải <br />
thiện thần kinh ở mức độ rất hạn chế, đặc biệt <br />
nhóm Frankel A. Sau 3 tháng có 288 BN được <br />
khám lại trong đó có 196 BN trước mổ liệt không <br />
hoàn toàn và 92 BN liệt hoàn toàn, chúng tôi <br />
đánh giá theo tiêu chuẩn của Frankel. Kết quả <br />
sau mổ 3 tháng có 128/288 BN (44,4%) Frankel E, <br />
Frankel D có 22/288 BN (7,6%), Frankel C có <br />
56/288 BN (19,4%), 14/288 BN (4,8%) Frankel B <br />
và 68/288 BN (23,6%) Frankel A. Kết quả phục <br />
hồi thần kinh sau 3 tháng cải thiện rõ rệt, đặc <br />
biệt nhóm Frankel C và D. <br />
‐ Cải thiện góc gù: Tỷ lệ cải thiện góc gù thân <br />
đốt trung bình sau phẫu thuật của chúng tôi là <br />
63,6%, sau 3 tháng không có hiện tượng gù thân <br />
đốt tái phát.Peretti F, Cambas P.M (2006) qua 24 <br />
bệnh nhân sử dụng hệ thống Cotrel‐Dubousset <br />
thấy tỷ lệ cải thiện góc gù thân đốt trung bình là <br />
78,9%(5). <br />
‐ Độ chính xác của kỹ thuật bắt vít qua cuống: <br />
324 BN với tổng số vít được bắt là 1872 vít, số vít <br />
đạt yêu cầu (bắt vào cuống và vào thân đốt <br />
sống) là 1806 vít (chiếm 96,5%), có 66 vít bắt <br />
không đạt (chiếm 3,5%). <br />
‐Về kết quả điều trị chung sau mổ: Sau 3 <br />
tháng đã khám lại được 288 BN, được kết quả <br />
<br />
39<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
như sau: Tốt 162/288 BN (56,2 %), khá 66/288 <br />
BN (22,9%), trung bình 54/288 BN (18,7%) xấu <br />
có 6/288 BN (2,1%). <br />
<br />
6 tháng tái khám không có hiện tượng gù tái <br />
phát. Sự hồi phục cơ tròn: Trước mổ: 70,4%, sau <br />
mổ còn 57,4%. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
Kết quả đánh giá chung: Tốt: 56,2 %, khá: <br />
22,9%, trung bình18,7% và xấu: 2,1%. <br />
<br />
Với kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng <br />
tôi rút ra một số kết luận sau: <br />
‐ CTCS vùng ngực‐ thắt lưng gặp chủ yếu ở <br />
độ tuổi lao động, tuổi trung bình là37,4 ± 14,54, <br />
Tỷ lệ nam/nữ : 2/1. Nghề nghiệp chủ yếu là nông <br />
nghiệp, chiếm 41,8%. Nguyên nhân do TNLĐ là <br />
chính, chiếm 49,2%. <br />
‐ 100% các trường hợp có mất vững cột sống. <br />
Tổn thương tủy không hoàn toàn96/324 BN <br />
(29,6%).Mức độ tổn thương thần kinh theo <br />
Frankel: chủ yếu nhóm Frankel D 138/324 BN, <br />
chiếm 42,5%. <br />
‐ Vị trí các đốt sống bị tổn thương: Gặp chủ <br />
yếu đoạn cột sống từ DXIIđến LII chiếm 85,6%. <br />
Loại gãy chủ yếu là gãy vỡ vụn thành nhiều <br />
mảnh chiếm 75,9%. <br />
‐ Phương pháp phẫu thuật: 100% BN được <br />
mổ qua đường sau, cố định cột sống bằng vít <br />
qua cuống, 276/324 BN (85,1%) cắt cung sau giải <br />
phóng chèn ép, 123/324 BN (37,9%) phải xử lý <br />
mảnh xương chèn ép vào tủy. <br />
‐ Sự hồi phục thần kinh sớm sau mổ: Trừ <br />
nhóm Frankel D,các nhóm còn lại từ lúc sau mổ <br />
đến khi xuất viện sự hồi phục về thần kinh còn <br />
rất hạn chế, đặc biệt nhóm BN liệt hoàn toàn sự <br />
cải thiện rất hạn chế. Sau 3 tháng, 288 BN đến tái <br />
khám trong đó có sự cải thiện chậm chạp về thần <br />
kinh vẫn là nhóm Frankel A và B, tỷ lệ hồi phục <br />
nhanh lên 2 mức là nhóm Frankel D, ra viện hồi <br />
phục hoàn toàn là nhóm Frankel E. <br />
‐ Độ chính xác của vít theo tiêu chuẩn <br />
Lonstein là 96,5%. Sự cải thiện góc gù trung bình <br />
của thân đốt là 63,6%,góc gù vùng là 78,6%, sau <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Hà Kim Trung (2005). Chấn thương cột sống lưng ‐ thắt <br />
lưng có tổn thương thần kinh. Cấp cứu ngoại khoa thần <br />
kinh. Nhà xuất bản Y học <br />
<br />
2.<br />
<br />
Knoeller SM, Seifried C (2000), ʹʹHistorical Perspective: <br />
History ofspinal surgeryʹʹ, Spine, Volume 25(21), pp. 2838‐<br />
2843. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Nguyễn Đắc Nghĩa (1999). Kết hợp cầu nối ngang và vít <br />
cuống sống với khung Hartshill trong cố định gãy cột <br />
sống ngực ‐ thắt lưng không vững kèm liệt. Đại hội Ngoại <br />
khoa Việt Nam lần thứ X, tr. 54‐55, tập 2. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Nguyễn Văn Thạch (2007). Nghiên cứu điều trị phẫu thuật <br />
gãy cột sống ngực ‐ thắt lưng không vững, không liệt tủy <br />
và liệt tủy không hoàn toàn bằng dụng cụ Moss Miami. <br />
Luận án tiến sĩ y học, Học viên Quân Y <br />
<br />
5.<br />
<br />
Pavlov H, Burkes M (2012), ʹʹOrthopedists guide to plain <br />
film imaging: thoracic and lumbar spine.Stuttgart, New <br />
York, pp. 243‐248. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Schwartz ED, Flanders AE, (2007), ʹʹSpinal trauma: <br />
Imaging, Diagnosis, and Management ʹʹ, Lippincott <br />
Williams and Willkins. <br />
<br />
7.<br />
<br />
Võ Tấn Sơn, Đỗ Tất Tiến (2004), Phẫu thuật làm cứng <br />
khớp bằng nẹp vít cuống cung trong gãy cột sống thắt <br />
lưng do chấn thươngʹʹ, Y học Tp HCM, 8, tr. 90‐95 <br />
<br />
8.<br />
<br />
Võ Văn Thành (1994), Góp phần nghiên cứu: Điều trị phẫu <br />
thuậ gẫy trật cột sống lưng‐thắt lưng kèm liệt bằng hai <br />
đường mổ phối hợp trước và sau để nắn, kết hợp xương <br />
lối trước. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường ĐHYD <br />
TP.Hồ Chí Minh <br />
<br />
9.<br />
<br />
Vũ Hùng Liên (2007). Điều trị gãy cột sống ngực ‐ thắt <br />
lưng bằng nẹp vít qua cuống sống tại bệnh viện 103. Báo <br />
cáo hội nghị ngoại khoa thần kinh toàn quốc lần VIII‐ Đà <br />
Nẵng ‐ 2007. <br />
<br />
10.<br />
<br />
Winn R (2004). Diagnosis and Management of <br />
Thoracolumbar and Lumbar Spine Injuries. Chapter 320. <br />
Youmans Neurological Surgery. Fifth Edition. Elsevier. <br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
04/10/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện/nhận xét bài báo: <br />
<br />
27/10/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
05/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
40<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />