Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT<br />
THOÁT VỊ HOÀNH SAU BÊN Ở TRẺ SƠ SINH<br />
Nguyễn Anh Tuấn*, Hồ Trần Bản**, Trương Nguyễn Uy Linh**, Lê Tấn Sơn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và điều trị thoát vị hoành sau bên ở sơ sinh.<br />
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp thoát vị hoành khe sau bên ở sơ sinh tại<br />
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/07/2004 đến 30/06/2008.<br />
Kết quả: 8,7% trường hợp được chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm. 60,9% có biểu hiện suy hô hấp trong<br />
vòng 24 giờ sau sanh. 17,4% có cao áp phổi trước mổ với tử vong là 50%. AaDO2 trên 400 mmHg trong 10,9%<br />
với tỷ lệ tử vong là 60%. 37% có dị tật phối hợp, thường gặp nhất là dị tật tim mạch 32,6%. Thời gian ổn định<br />
trước mổ là 82,96 giờ. Biến chứng sớm thường gặp nhất sau mổ là viêm phổi 30,4%, nhiễm trùng huyết 23,9%.<br />
Tử vong 15,2% với nguyên nhân thường gặp nhất là cao áp phổi 57,1%, kế đến là nhiễm trùng huyết (28,6%).<br />
Kết luận: Trẻ có biểu hiện suy hô hấp gặp trong đa số trường hợp. Các yếu tố tiên lượng xấu là suy hô hấp<br />
trong vòng 24 giở đầu sau sanh, cao áp phổi và AaDO2 trên 400 mmHg.Thời gian ổn định trước mổ trung bình<br />
82,96 giờ.<br />
Từ khóa: Thoát vị hoành sau bên, sơ sinh, phẫu thuật.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL MANAGEMENT OF THE NEWBORN<br />
WITH CONGENITAL POSTEROLATERAL DIAPHRAGMATIC HERNIA<br />
Nguyen Anh Tuan, Ho Tran Ban, Truong Nguyen Uy Linh, Le Tan Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 364 - 370<br />
Purpose: To study the clinical features and the treatment of congenital posterolateral diaphragmatic hernia<br />
in newborns.<br />
Methods: From 01/07/2004 to 30/06/2008, newborns with CDH through foramen of Bochdalek were<br />
evaluated retrospectively at Children Hospital No1 HCMC.<br />
Results: There were 46 patients with prenatal diagnosis (8.7%), respiratory failure in 24 hours after<br />
delivery (60.9%), pulmonary hypertension (17.4%) and 50% of them died. 10.9% had an AaDO2 greater than<br />
400 mmHg. 37% of associated anomalies, especially congenital heart disease. Mean preoperative stabilization<br />
time was 82.96 hours. Early complication: pneumonia (30.4%), sepsis (23.9%). The overall mortality rate in our<br />
group of patients was 15.2%, especially pulmonary hypertension (57.1%), sepsis (28.6%).<br />
Conclusion: Almost patients had respiratory failure. The bad prognoses were respiratory failure in 24 hours<br />
after delivery, pulmonary hypertension and AaDO2 greater than 400 mmHg. Mean preoperative stabilization<br />
time was 82.96 hours.<br />
Key words: Congenital posterolateral diaphragmatic hernia, neonatal, newborn, operation.<br />
hoành và qua đó, các tạng trong ổ bụng thoát vị<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
vào trong lồng ngực.<br />
Thoát vị hoành bẩm sinh là một dị tật bẩm<br />
Thoát vị hoành bẩm sinh không chỉ là sự<br />
sinh, biểu hiện bởi sự khiếm khuyết của cơ<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 2<br />
** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM<br />
Địa chỉ liên hệ: Bs Hồ Trần Bản<br />
ĐT: 0989037074<br />
Email: hotranban@gmail.com<br />
<br />
364<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
khiếm khuyết đơn thuần của cơ hoành mà còn<br />
phối hợp với giảm sản phổi với cơ chế bệnh<br />
sinh chưa được hiểu đầy đủ. Tùy theo từng<br />
mức độ, giảm sản phổi đã làm tăng mức độ<br />
nặng nề của bệnh, đưa đến một tỷ lệ tử vong<br />
rất cao: từ 30% đến 62%(1,5,17).<br />
Tỷ lệ tử vong thoát vị hoành bẩm sinh đã<br />
được cải thiện đáng kể trong ba thập niên qua,<br />
từ trên 60% trong những năm đầu thập niên 80<br />
xuống còn từ 10%-30% trong 10 năm gần đây(4) ,<br />
tuy nhiên tử vong trong nhóm có biểu hiện suy<br />
hô hấp sớm, trước 24 giờ sau sinh, đặc biệt trong<br />
nhóm trước 6 giờ sau sinh vẫn còn rất cao, vì<br />
vậy, điều trị thoát vị hoành cho đến nay vẫn<br />
luôn là một thách thức đối với những phẫu<br />
thuật viên nhi và bác sĩ sơ sinh.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: các<br />
số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê<br />
SPSS Statistics 17.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Có 46 trường hợp thoát vị hoành khe sau<br />
bên bẩm sinh được điều trị phẫu thuật trong<br />
giai đoạn sơ sinh, đủ tiêu chuẩn đưa vào diện<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Chẩn đoán trước sinh<br />
<br />
Qua khảo sát y văn trong nước, chúng tôi<br />
ghi nhận có vài công trình nghiên cứu về thoát<br />
vị hoành bẩm sinh(7,10,14,13), nhưng chưa có công<br />
trình nào đánh giá kết quả điều trị thoát vị<br />
hoành khe sau bên bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Do đó<br />
qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn:<br />
- Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của<br />
thoát vị hoành khe sau bên bẩm sinh ở trẻ sơ<br />
sinh.<br />
- Đánh giá kết quả điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Tất cả trẻ sơ sinh được chẩn đoán thoát vị<br />
hoành khe sau bên bẩm sinh và được phẫu thuật<br />
tại khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ<br />
01/07/2004 đến 30/06/2008.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca liên tiếp.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố yếu tố chẩn đoán trước sinh<br />
<br />
Chẩn đoán của tuyến trước<br />
Bảng 1: Các chẩn đoán của tuyến trước (n = 46).<br />
Chẩn đoán<br />
Thoát vị hoành<br />
Suy hô hấp<br />
Viêm phổi hít<br />
Nhiễm trùng sơ sinh<br />
<br />
Tần số<br />
42<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
91,3<br />
4,3<br />
2,2<br />
2,2<br />
<br />
Thời điểm xuất hiện triệu chứng suy hô hấp<br />
Thời điểm xuất hiện triệu chứng suy hô hấp<br />
trung bình 2,79 ± 4,62 ngày, sớm nhất là trong 1<br />
giờ sau sinh, muộn nhất là 18 ngày.<br />
<br />
Kết quả điều trị được đánh giá:<br />
- Tốt: Trẻ sống, không biến chứng trong thời<br />
gian nằm viện và tái khám.<br />
- Khá: Trẻ sống, có biến chứng trong thời<br />
gian nằm viện nhưng đáp ứng điều trị nội khoa,<br />
xuất viện trong tình trạng ổn định về hô hấp.<br />
- Xấu: Trẻ tử vong.<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
365<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố bệnh theo thời điểm xuất hiện<br />
triệu chứng suy hô hấp.<br />
<br />
Biểu đồ 4: Phân bố bệnh theo pH máu giữa hai nhóm<br />
sống và chết.<br />
- PO2<br />
<br />
Cao áp phổi<br />
<br />
Biểu đồ 3: Phân bố cao áp phổi trong hai nhóm sống<br />
và chết<br />
Tỷ lệ tử vong trong hai nhóm có cao áp phổi<br />
và không cao áp phổi khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê, χ2(1) = 6,11 (p < 0,05).<br />
<br />
Bên thoát vị<br />
Thoát vị hoành trái gặp trong 40 trường hợp<br />
(87%), bên phải trong 6 (13%).<br />
<br />
Biểu đồ 5: Phân bố bệnh theo PO2 giữa hai nhóm<br />
sống và chết<br />
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm PO2 trên và<br />
dưới 60 mmHg không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê, χ2(1) = 0,63 (p > 0,05).<br />
- PCO2<br />
<br />
Rối loạn khí máu<br />
Bảng 2: Kết quả khí máu<br />
Các thông số<br />
pH<br />
PCO2<br />
(mmHg)<br />
PO2 (mmHg)<br />
AaDO2<br />
(mmHg)<br />
<br />
Trung bình<br />
7,32 ± 0,14<br />
49,83 ±<br />
121,00<br />
100,35 ±<br />
43,94<br />
168,71 ±<br />
144,43<br />
<br />
Cao nhất<br />
7,64<br />
121,00<br />
<br />
Thấp nhất<br />
7,10<br />
20,10<br />
<br />
173,00<br />
<br />
34,10<br />
<br />
600,00<br />
<br />
20,70<br />
<br />
pH máu<br />
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm pH trên và<br />
dưới 7,30 khác nhau không có ý nghĩa thống kê,<br />
χ2(1) = 2,91 (p > 0,05).<br />
<br />
Biểu đồ 6: Phân bố bệnh theo PCO2 giữa hai nhóm<br />
sống và chết<br />
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm PCO2 trên và<br />
dưới 40 mmHg không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê, χ2(1) = 0,005 (p > 0,05).<br />
- AaDO2<br />
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm AaDO2 trên và<br />
dưới 400 khác biệt có ý nghĩa thống kê, χ2(1) =<br />
5,26 (p < 0,05).<br />
<br />
Biểu đồ 7: Phân bố bệnh theo AaDO2 giữa hai nhóm<br />
sống và chết<br />
<br />
366<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Dị tật phối hợp<br />
Dị tật phối hợp gặp trong 17 trường hợp<br />
(37%).<br />
Bảng 3. Tần suất các dị tật phối hợp (n = 46).<br />
Các loại dị tật<br />
Thông liên nhĩ<br />
Thông liên thất<br />
Còn ống động mạch<br />
Hở van 3 lá<br />
Chẻ vòm hầu<br />
Tim 1 thất có thất phụ bên<br />
phải<br />
Giảm sản tiểu não<br />
Không hậu môn<br />
Hemophillie A<br />
<br />
Tần số<br />
10<br />
7<br />
7<br />
2<br />
2<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
21,7<br />
15,2<br />
15,2<br />
4,3<br />
4,3<br />
2,2<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
2,2<br />
2,2<br />
2,2<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biến chứng<br />
Tràn dịch màng phổi<br />
Tràn khí màng phổi<br />
Xẹp phổi<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
<br />
Tần số<br />
5<br />
4<br />
4<br />
2<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
10,9<br />
8,7<br />
8,7<br />
4,3<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong: 15,2% (7/46).<br />
<br />
Nguyên nhân tử vong<br />
<br />
Biểu đồ 9: Phân bố nguyên nhân tử vong<br />
<br />
Kết quả chung của điều trị<br />
Bảng 5: Kết quả điều trị chung (n = 46).<br />
Kết quả<br />
Tốt<br />
Khá<br />
Xấu<br />
<br />
Tần số<br />
21<br />
18<br />
7<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
45,7<br />
39,1<br />
15,2<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Biểu đồ 8: Phân bố bệnh theo dị tật tim mạch giữa<br />
hai nhóm sống và chết<br />
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm có và không có<br />
dị tật tim mạch không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê, χ2(1) = 1,14 (p > 0,05).<br />
<br />
Thời gian ổn định trước mổ<br />
Trung bình là 82,96 ± 39,1 giờ (24 – 144 giờ).<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Thời gian hồi sức sau mổ<br />
Trung bình là 9,26 ± 10,74% ngày (1 - 67<br />
ngày).<br />
Thời gian nằm viện<br />
Trung bình là 17,91 ± 11,17 ngày (4 - 70 ngày).<br />
Biến chứng sớm sau mổ<br />
Bảng 4: Tần suất biến chứng sau mổ (n = 46).<br />
Biến chứng<br />
Viêm phổi<br />
Nhiễm trùng huyết<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Tần số<br />
14<br />
11<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
30,4<br />
23,9<br />
<br />
Chẩn đoán trước sinh<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 4 trường<br />
hợp (8,7%) được chẩn đoán trước sinh bằng siêu<br />
âm. Cả 4 trường hợp này đều được chuyển đến<br />
BV Nhi Đồng 1 ngay sau sinh, và đều được cứu<br />
sống. Phải chăng việc chẩn đoán trước sinh giúp<br />
chúng ta chuẩn bị tốt hơn, từ đó nâng cao kết<br />
quả điều trị? Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng<br />
tôi có phần hạn chế về số liệu, vì vậy, chúng tôi<br />
không thể thực hiện so sánh tỷ lệ tử vong giữa<br />
hai nhóm có và không có chẩn đoán trước sinh<br />
để chứng minh nhận định trên.<br />
So với nghiên cứu của Nguyễn Thị<br />
Phượng(14), chỉ có 1/43 trường hợp (2,3%) cũng<br />
như nghiên cứu của Ngô Kim Thơi(13), tỷ lệ chẩn<br />
đoán trước sinh là 1,9% (1/53), tỷ lệ chẩn đoán<br />
trước sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao<br />
hơn, chứng tỏ chẩn đoán thoát vị hoành bẩm<br />
sinh trước sinh bằng siêu âm ngày càng được<br />
chú ý nhiều hơn nhưng vẫn chưa đáng kể so với<br />
trên thế giới. Theo K. Lally, tỷ lệ chẩn đoán trước<br />
<br />
367<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
sinh hiện nay từ 40% đến 60%(8,9). Mặt khác, tất<br />
cả các trường hợp được chẩn đoán trước sinh<br />
bằng siêu âm đều từ TP Hồ Chí Minh, chứng tỏ<br />
vấn đề này đến nay vẫn chưa được chú ý ở các<br />
tuyến tỉnh, một phần có lẽ do hạn chế về trình<br />
độ chuyên môn của các bác sĩ siêu âm sản khoa<br />
ở tuyến tỉnh.<br />
<br />
Chẩn đoán của tuyến trước<br />
Có 42 trường hợp (91,3%) được chẩn đoán<br />
chính xác từ các tuyến trước, chỉ có 4 trường<br />
hợp (8,7%) không được chẩn đoán thoát vị<br />
hoành. Điều đó cho thấy hầu hết các trường<br />
hợp thoát vị hoành bẩm sinh đều được chẩn<br />
đoán chính xác. Tỷ lệ không chẩn đoán được<br />
thoát vị hoành của tuyến trước được lý giải bởi<br />
một số hình ảnh X quang không điển hình,<br />
những trường hợp này sau khi chuyển đến BV<br />
Nhi Đồng 1 đều được đặt thông dạ dày, chụp<br />
lại X quang ngực-bụng, kết hợp siêu âm ngựcbụng để chẩn đoán xác định.<br />
Thời điểm xuất hiện triệu chứng suy hô hấp<br />
Phần lớn các trường hợp của nghiên cứu<br />
(60,9%) có biểu hiện suy hô hấp trong 24 giờ<br />
đầu sau sanh và chúng tôi thấy có sự khác biệt<br />
có ý nghĩa về tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm suy<br />
hô hấp trước và sau 6 giờ, chứng tỏ đây là yếu<br />
tố tiên lượng xấu. Điều này cũng phù hợp với<br />
các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phượng(14) và<br />
Arora(3).<br />
Cao áp phổi<br />
Granholm cho rằng nguyên nhân gây cao<br />
áp phổi là do giảm sản phổi gây nên suy hô<br />
hấp, dẫn đến thiếu O2 và tăng CO2 máu, làm<br />
co mạch phổi và hậu quả là tăng áp động<br />
mạch phổi. Tỷ lệ cao áp phổi trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi là 17,4% và có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa về tử vong của hai nhóm có và không có<br />
cao áp phổi(12). Như vậy cao áp phổi gián tiếp<br />
thể hiện tình trạng thiểu sản phổi và là một<br />
yếu tố tiên lượng xấu.<br />
Rối loạn khí máu<br />
Arora(3) cho rằng pH, PCO2 máu có giá trị<br />
tiên lượng: nếu pH > 7,2 thì sống sót là 100%,<br />
<br />
368<br />
<br />
nếu < 7,2 thì chỉ còn 10-50%; nếu PCO2 trong 6<br />
giờ < 40mmHg thì tỷ lệ sống là 97% và chỉ còn<br />
10% nếu > 40mmHg.<br />
Nghiên cứu của chúng tội không ghi nhận<br />
sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ tử vong giữa<br />
những nhóm này. Điều này khác với ghi nhận<br />
của Nguyễn Thị Phượng(14) và Ngô Kim Thơi(13).<br />
Có lẽ do tiến bộ của hồi sức sơ sinh mà các yếu<br />
tố này không còn ý nghĩa tiên lượng nữa. Trái lại<br />
AaDO2 > 400mmHg vẫn là yếu tố tiên lượng xấu<br />
với tỷ lệ tử vong cao hơn rõ rệt ở nhóm này so<br />
với nhóm < 400 mmHg. Kết quả này tương tự<br />
như nghiên cứu của Nguyễn Thị Phượng(14),<br />
Ngô Kim Thơi(13).<br />
<br />
Dị tật phối hợp<br />
Chúng tôi ghi nhận dị tật phối hợp gặp với<br />
tỷ lệ khá cao (37%), trong đó dị tật tim mạch là<br />
32,6% cao hơn hẳn so với nghiên cứu của<br />
Migliazza và Paola Midrio là 5,4% và 27,6%.<br />
Một số tác giả cho rằng dị tật tim mạch sẽ làm<br />
tăng gấp ba lần tỷ lệ tử vong cho bệnh. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tử vong ở<br />
nhóm có dị tật tim mạch cao hơn so với nhóm<br />
không có dị tật này (26,7% so với 9,8%) nhưng<br />
khác biệt này chưa có ý nghĩa, có lẽ do số liệu<br />
chưa nhiều hay một số trường hợp dị tật tim<br />
nặng đã chết trước mổ(4,5,2).<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
Thời gian ổn định trước mổ<br />
Thời gian này tùy thuộc từng trung tâm và<br />
vẫn còn được tranh luận, theo Clack(6) là 73 giờ<br />
(1 - 445 giờ), theo Ngô Kim Thơi(13) là 72,8 giờ.<br />
Mục tiêu ổn định nhằm đảm bảo pH trên 7,3,<br />
PO2 trên 60%, SaO2 trước ống động mạch trên<br />
85% với FiO2 dưới 40-50%. Việc giảm FiO2 phải<br />
được thực hiện từ từ để tránh cao áp phổi<br />
bùng phát(2,5,15,16). Nghiên cứu chúng tôi ghi<br />
nhận thời gian này là 82,96 giờ (24-144 giờ),<br />
tương tự các tác giả khác(13).<br />
Thời gian hồi sức sau mổ và nằm viện<br />
Thời gian hồi sức sau mổ trung bình là 9,26 ±<br />
10,74 ngày (1-67 ngày). Thời gian nằm viện trung<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />