TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RUỘT THỪA VIÊM <br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI <br />
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ<br />
Nguyễn Văn Liễu<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Năm 1848, ở Anh, Henri Hancok là người đầu tiên thực hiện mổ thành công <br />
trường hợp viêm ruột thừa. Đến năm 1889, Charles MacBurney đưa ra tiêu chuẩn <br />
chẩn đoán và điều trị phẫu thuật trong bệnh lý viêm ruột thừa. Kể từ đó, hầu như <br />
không có sự thay đổi kỹ thuật mổ trong điều trị viêm ruột thừa. Tuy nhiên, khi áp <br />
dụng mổ nội soi trong bệnh lý đường mật như sỏi túi mật và trào ngược thực quản <br />
đã đem đến kết quả rất mỹ mãn so với mổ mở. Mổ nội soi có những ưu điểm như: ít <br />
đau sau mổ, thời gian phục hồi sau mổ nhanh, giảm tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ, thời <br />
gian nằm viện được rút ngắn, sớm trả bệnh nhân về lao động...[3], [5], [6]. Với <br />
những ưu điểm trên, mổ nội soi đã dần được áp dụng rộng rãi sang các lĩnh vực khác <br />
như mổ: cắt ruột thừa, cắt kết tràng, cắt lách, cắt thực quản , cắt gan, thoát vị bẹn, <br />
nối mật ruột, nối dạ dày hổng tràng... Chưa dừng lại ở đó, hiện nay mổ nội soi <br />
không những áp dụng mổ các tạng trong ổ bụng mà còn được áp dụng ở các lĩnh vực <br />
khác trong tiết niệu, chấn thươngchỉnh hình, phụ khoa, thần kinh... <br />
Tại Khoa ngoại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế, chúng tôi bắt đầu <br />
áp dụng rộng rãi mổ ruột thừa viêm bằng phương pháp nội soi ổ phúc mạc từ tháng 1 <br />
năm 2004 đến tháng 1 năm 2005 đã mang lại kết quả mỹ mãn.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm những bệnh nhân được chẩn đoán viêm <br />
ruột thừa cấp hoặc mãn có chỉ định mổ cấp cứu hoặc mổ chương trình tại Bệnh <br />
viện Trường Đại học Y khoa Huế. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 01/04 đến <br />
01/05. Tất cả bệnh nhân do một người mổ thực hiện.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu: là một nghiên cứu lâm sàng mô tả tiền cứu có <br />
can thiệp, không so sánh và theo dõi dọc.<br />
2.2.1. Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng: Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân <br />
viêm ruột thừa: mỗi bệnh nhân được nghiên cứu về: lứa tuổi, giới tính, thời gian <br />
khởi phát bệnh cho đến khi được phẫu thuật. Mỗi bệnh nhân được làm các xét <br />
nghiệm cơ bản như: công thức máu, thời gian máu chảy, máu đông, chụp phim phổi <br />
và đo điện tâm đồ.<br />
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân trước mổ: <br />
<br />
25<br />
Bệnh nhân viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng, viêm ruột thừa mãn và <br />
bệnh nhân viêm ruột thừa có biến chứng viêm phúc mạc.<br />
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
Bệnh nhân có tiền sử mổ bụng đường giữa trên dưới rốn, bệnh lý tim mạch <br />
và bệnh lý về phổi nặng, suy gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, có rối loạn chức năng <br />
đông máu, ápxe ruột thừa, phụ nữ có thai, bệnh nhân lớn tuổi (>70 tuổi) và những <br />
bệnh nhi có trọng lượng 20 40 > 60 Nam Nữ<br />
Số bệnh nhân 23 108 31 69 93<br />
Tỉ lệ % 14,2 66,6 19,2 42,6 57,4<br />
Nhỏ nhất 09 tuổi và lớn nhất 62 tuổi. Tuổi trung bình 31 72 tuổi.<br />
3.2. Thời gian khởi bệnh cho đến khi được điều trị phẫu thuật.<br />
Bảng 2: Thời gian khởi bệnh đến khi được điều trị phẫu thuật<br />
Thời gian 24 giờ<br />
Số bệnh nhân 0 14 68 52 28<br />
Tỉ lệ % 0 08,6 41,9 32,2 17,3<br />
Thời gian khởi bệnh cho đến khi được điều trị phẫu thuật được tính từ 1224 <br />
giờ có 120 bệnh nhân (74,1%).<br />
3.4. Công thức máu.<br />
Bảng 4: Số lượng bạch cầu<br />
Số lượng bạch cầu/ml 1000015000 >15000<br />
máu<br />
Số bệnh nhân 7 27 94 34<br />
Tỉ lệ % 4,3 16,7 58,1 20,9<br />
Ở bệnh nhân viêm ruột thừa số lượng bạch cầu/ml máu >10000 có 128 bệnh <br />
nhân, chiếm tỉ lệ 79%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
3.3. Vị trí ruột thừa:<br />
Bảng 3: Những vị trí ruột thừa thường gặp<br />
Vị trí ruột thừa Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Vị trí chậu 111 68,5<br />
Sau manh tràng 24 14,8<br />
Dưới hồi tràng 15 09,3<br />
Tiểu khung 12 07,4<br />
Vị trí chậu (vị trí bình thường) có 111 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 68,5%.<br />
3.5. Tổn thương về giải phẫu bệnh lý của ruột thừa.<br />
Bảng 5: Tổn thương giải phẫu bệnh lý<br />
Giải phẫu bệnh lý Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Ruột thừa viêm mủ 136 83,9<br />
Ruột thừa vỡ mủ 18 11,2<br />
Ruột thừa viêm mãn 06 03,7<br />
U nhầy ruột thừa 02 01,2<br />
Ruột thừa viêm mủ 136 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 83,9%<br />
3.4. Biến chứng trong và sau mổ.<br />
Bảng 6: Các biến chứng trong và sau mổ<br />
Biến chứng trong và sau mổ Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Tổn thương các tạng khi đặt Trocar 0 0<br />
Tổn thương các tạng khi thao tác kỹ thuật 0 0<br />
Nhiễm trùng lỗ Trocar 1 0,6<br />
Ápxe tồn dư 0 0<br />
Ápxe thành bụng 0 0<br />
Dò phân 0 0<br />
Chảy máu vết mổ 0 0<br />
Thoát vị thành bụng qua lỗ Trocar 0 0<br />
Dò mõm cắt ruột thừa 0 0<br />
Tắc ruột sau mổ 0 0<br />
Có một trường hợp nhiễm trùng lỗ Trocar chiếm tỉ lệ 0,6%.<br />
3.5. Thời gian nằm viện.<br />
Thời gian nằm viện ngắn nhất 2 ngày, thời gian nằm viện dài nhất 4 ngày. <br />
Thời gian nằm viện trung bình 3 05 ngày<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Qua nghiên cứu này với 162 trường hợp viêm ruột thừa được phẫu thuật bằng <br />
phương pháp nội soi ổ phúc mạc từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 1 năm 2005 tại Khoa <br />
ngoại Bênh viện Trường Đại học Y khoa Huế, chúng tôi thấy: Bệnh lý viêm ruột <br />
thừa tần suất thường gặp ở bệnh nhân từ > 20 tuổi đến 40 tuổi có 108 trường hợp, <br />
chiếm tỉ lệ 66,6%. Kết quả này phù hợp với các công trình của các tác giả khác [2]<br />
28<br />
[4]. Trong 162 bệnh nhân được phẫu thuật tính thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi <br />
nhập viện để được phẫu thuật sau 12 giờ đến 24 giờ có 120 trường hợp chiếm tỉ lệ <br />
74,1% và đặc biệt có 28 bệnh nhân (17,3%) nhập viện để được điều trị sau 24 giờ. <br />
Điều này cho thấy ở công trình nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân viêm ruột thừa <br />
từ khi phát hiện bệnh đến khi bệnh nhân nhập viện để được điều trị phẫu thuật còn <br />
khá muộn. Điều này phù hợp với kết quả giải phẫu bệnh lýï trong 162 bệnh nhân <br />
viêm ruột thừa đã được phẫu thuật có 154 trường hợp ruột thừa viêm mủ và ruột <br />
thừa viêm vỡ mủ (95,1%). <br />
Về kết quả xét nghiệm công thức máu, chúng tôi thấy ở bệnh nhân viêm ruột <br />
thừa số lượng bạch cầu/ml máu >10000 có 128 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 79%. Như <br />
vậy, xét nghiệm bạch cầu tăng là một trong những dấu hiệu củng cố cho vấn đề <br />
chẩn đoán.<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa gặp các biến chứng trong và sau mổ mà <br />
các tác giả trong và ngoài nước có đề cập đến như: tổn thương các tạng khi đặt <br />
trocar, tổn thương các tạng khi thao tác kỹ thuật, ápxe tồn dư, ápxe thành bụng, rò <br />
phân, chảy máu vết mổ, thoát vị thành bụng qua lỗ trocar, dò mõm cắt ruột thừa, tắc <br />
ruột sau mổ [1], [3], [5]. Với biến chứng nhiễm trùng lỗ trocar chúng tôi gặp 01 <br />
trường hợp (0,61%).<br />
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều quan tâm đến thời gian nằm viện ở <br />
bệnh nhân được phẫu thuật viêm ruột thừa bằng phương pháp nội soi ổ phúc mạc. <br />
Các tác giả đều cho thấy những bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp nội <br />
soi ổ phúc mạc luôn có thời gian nằm viện ngắn hơn so với những bệnh nhân được <br />
phẫu thuật mở [4], [7]. Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi, thời gian nằm <br />
viện ngắn nhất 2 ngày, thời gian nằm viện dài nhất 4 ngày. Thời gian nằm viện trung <br />
bình 3 05 ngày.<br />
KẾT LUẬN<br />
Mổ ruột thừa viêm bằng phương pháp nội soi ổ phúc mạc là một phương <br />
pháp mổ kỹ thuật cao trong lĩnh vực phẫu thuật đường tiêu hóa. Ưu điểm nổi bật <br />
của phương pháp này là: ít đau sau mổ, thời gian phục hồi sau mổ nhanh, thời gian <br />
nằm viện được rút ngắn, tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ giảm đáng kể, sớm trả bệnh nhân <br />
về lao động... Ngoài ra, phẫu thuật nội soi áp đặt đường mổ nhỏ hơn nhiều so với <br />
mổ mở nên có nhiều lợi điểm về thẩm mỹ ở nữ giới và ở bệnh nhân béo phì.<br />
Mặc dù phẫu thuật nội soi đã được du nhập vào Việt Nam vào đầu thập niên <br />
90. Nhưng mãi cho đến nay, ngoài những trung tâm lớn ra, loại phẫu thuật này vẫn <br />
chưa được tiến hành một cách đồng bộ bởi hai lý do:<br />
Dàn máy, dụng cụ và trang thiết bị khá đắt tiền.<br />
Còn hạn chế trong lĩnh vực mở các lớp đào tạo mổ nội soi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1. Bailey R. W., Flowers J. L. Appendectomy, Complication of Laparoscopic <br />
Surgery, 6 (1995) 161 183.<br />
2. Condon R.E. Appendicitis, Text book of Surgery the Biologycal Basis of Modern <br />
Surgycal Pratice, 10 (1981) 1048 1063.<br />
3. Fitzgibbons R. I., Ulualp K. M. Laparoscopic Appendectomy, Mastery of <br />
Surgery, 130 (1997) 1412 1419.<br />
4. Kacarian K. K., Roeder W. J., Mershheimer W. L. Decreasing mortality and <br />
Increasing Morbidity from Acute Appendicitis, Am. J. Surgery, 119, (1970) 681 <br />
685.<br />
5. Matthews J. B., Hodin R. A. Acute Abdomen and Appendix, Surgery Scientific <br />
Principles and Pratice, 52 (2001) 1224 1236.<br />
6. Muiller B. A., Daling J. R. Moorne D. R., Weiss N. S. Appendectomy and the <br />
Risk of Tubal Inferrity, N. Eng. J. Med., 315 (1986) 1506 1508.<br />
7. Schwartz S. I. The Appendix, Principles of Surgery, 27(1999) 1383 1393.<br />
TÓM TẮT<br />
Từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 1 năm 2005 chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật 162 <br />
trường hợp viêm ruột thừa bằng phương pháp nội soi ổ phúc mạc tại Khoa Ngoại Bệnh viện <br />
Trường Đại học Y khoa Huế. Qua công trình nghiên cứu này chúng tôi thấy có những kết <br />
quả như sau.<br />
Đối với nhũng bệnh nhân được phẫu thuật cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi <br />
ổ phúc mạc có nhiều ưu điểm như:<br />
Đường mổ nhỏ nên bệnh nhân ít đau sau mổ, có tính thẩm mỹ.<br />
Thời gian nằm viện được rút ngắn, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.<br />
Giảm tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ một cách đáng kể.<br />
Ở những bệnh nhân béo phì phương pháp này tránh được phải áp đặt đường mổ <br />
lớn.<br />
Hiện nay, mổ viêm ruột thừa bằng phương pháp nội soi ổ phúc mạc là một phương <br />
pháp an toàn và hiệu quả.<br />
<br />
EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF LAPAROSCOPIC <br />
APPENDECTOMY AT HUE UNIVERSITY HOSPITAL <br />
<br />
Nguyen Van Lieu<br />
College of Medicine, Hue University<br />
SUMMARY<br />
From Jan. 2004 to Jan. 2005 we performed 162 laparoscopic surgeries of appendecitis <br />
at the Surgical Department of Hue University Hospital. The results of these cases were as <br />
follows: <br />
For patients with appendicitis, the potential advantages of laparoscopic appendectomy <br />
include those associated with its minimally invasive nature such as reduced postoperative pain, <br />
<br />
30<br />
shorter hospital stay, a faster return to unrestricted daily activity and better cosmesis, <br />
particularly for obese patients for whom a large incision would be necessary. In addition, it <br />
may be associated with a diminished rate of infection because more effective irrigation of pelvis <br />
can be achieved under direct visualization.<br />
Laparoscopic appendectomy is now a safe and efficacious technique<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
31<br />