Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng thở áp lực dương tục qua mũi tại khoa Nhi Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang năm 2020
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày xác định tỉ lệ thành công và các yếu tố nguy cơ của thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp sơ sinh. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hàng loạt ca, trong thời gian 18 tháng (01/2019 – 06/2020), khảo sát 130 trẻ sơ sinh suy hô hấp được điều trị bằng biện pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (nCPAP) tại Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng thở áp lực dương tục qua mũi tại khoa Nhi Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang năm 2020
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ SƠ SINH BẰNG THỞ ÁP LỰC DƯƠNG TỤC QUA MŨI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐKKV TỈNH AN GIANG NĂM 2020 Phạm Huyền Loan; Tống Thị Ngọc Dung; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Hữu Duy TÓMTẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công và các yếu tố nguy cơ của thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp sơ sinh. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hàng loạt ca, trong thời gian 18 tháng (01/2019 – 06/2020), chúng tôi khảo sát 130 trẻ sơ sinh suy hô hấp được điều trị bằng biện pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (nCPAP) tại Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang Kết quả: Tỷ lệ thành công của phương pháp là 87%, các nguyên nhân bệnh lý thường gặp trong thở nCPAP chiếm 86%: như viêm phổi, viêm phổi hít phân su, bệnh màng trong và cơn khó thở nhanh thoáng qua. So sánh giữa trước và sau 1 giờ thở NCPAP các triệu chứng lâm sàng có cải thiện mang tính nghĩa thống kê là: tri giác, nhịp thở, thở, co kéo nặng và SpO2. Biến chứng do thở NCPAP không đáng kể: có 8 ca bị loét mũi chiếm 6%, và 6 ca bị tắt sonde mũi. Kết luận: NCPAP là kỹ thuật thích hợp vì dễ áp dụng, không xâm lấn, có hiệu quả cao và ít biến chứng. Từ khóa: NCPAP, khoa Nhi BV ĐKKVT An Giang. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh [9]. Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh thường do các nguyên nhân như bệnh màng trong, hội chứng hít phân su và viêm phổi. Trong điều trị suy hấp cấp ở trẻ sơ sinh, đảm bảo thông khí và cung cấp oxy cho trẻ là quan trọng nhất để tránh tổn thương các tế bào, đặc biệt là các tế bào não. Có nhiều biện pháp trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh, tuỳ theo tình trạng của trẻ và điều kiện trang thiết bị mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP: Nasal Continuous Positive Airway Pressure) là một trong những biện pháp cung cấp oxy không xâm nhập có hiệu quả tốt, đơn giản và an toàn trong các trường hợp bệnh nhân còn khả năng tự thở [8]. Phương pháp này đảm bảo duy trì được một áp lực dương liên tục tại đường hô hấp trong suốt chu kỳ thở, nhất là cuối thì thở ra, nhờ đó làm tăng khả năng cung cấp oxy cho trẻ, giữ cho phế nang không bị xẹp lại vào cuối thì thở ra, làm giãn nở các phế quản nhỏ, tránh được các cơn ngừng thở… giảm tỉ lệ tử vong do suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh [6], [7]. Tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Khu vực tỉnh An Giang, từ khoảng năm 2010 đã áp dụng phương pháp thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 20
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP). 2. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Khu vực tỉnh An Giang. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ 01/01/2019 đến 30/06/2020, chúng tôi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng với phương pháp chọn cỡ mẫu cơ hội ,phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là các trẻ sơ sinh vào điều trị với chẩn đoán suy hô hấp cấp đến Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang đủ tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả trẻ sơ sinh < 30 ngày tuổi, nhập khoa Nhi BVĐKKV Tỉnh An Giang từ 01/01/2019 đến 30/06/2020, vì suy hô hấp do bệnh lý nội khoa, còn tự thở được. Tiêu chuẩn loại trừ - Tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu. - Đang sốc. Cỡ mẩu Trong đó: - ( Z1- α/2 ) : giá trị giới hạn tương ứng với độ tin cậy (bằng 1,96 nếu độ tin cậy là 95%). - p : tỷ lệ thành công theo nghiên cứu của Đinh Thị Thúy Hà tại Bệnh viện Thái Nguyên là 80% [1] - d : độ chính xác mong muốn (sự chênh lệch giữa giá trị cao nhất hay giá trị thấp nhất so với giá trị giữa). Chúng tôi chọn d = 0,07. Vậy cỡ mẫu nghiên cứu: 124.6, thực tế chúng tôi thực hiện trên 130 trẻ. Quy trình thực hiện Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 21
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.02. Số liệu trình bày theo tần suất, tỷ lệ %, số trung bình dưới dạng bảng, biểu bằng phần mềm Excel, Word. Phân tích thống kê mô tả, so sánh các tỉ lệ, phân tích các yếu tố liên quan bằng hồi quy đơn biến, loại trừ các yếu gây nhiễu bằng phần mềm Stata 8.0. Nghiên cứu của chúng tôi không vi phạm y đức vì đây là nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng đem lại lợi ích cho người tham gia nghiên cứu đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả cũng như tính an toàn trên nhiều quốc gia. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Trong thời gian nghiên cứu từ 01/01/2019 đến 30/06/2020 có 130 trẻ đủ tiêu chuẩn chọn mẫu cần can thiệp thông khí áp lực dương qua mũi. Đặc điểm chung Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 82 63% Nữ 48 37% Tuổi thai Non tháng 80 61,5% Đủ tháng 42 32,3% Già tháng 8 6,2% Cân nặng ≤ 2500gram 88 67% > 2500 gram 42 33% Cách thức sanh Sanh thường 102 79% Mổ bắt con 28 21% Nơi sinh Tại viện 124 95,4% Ngoại viện 6 4,6% Tuổi nhập viện ≤ 24h tuổi 122 93% >24h tuổi 8 7% 2. Một số yếu tố liên quan Nguyên nhân suy hô hấp Số lượng Tỷ lệ Viêm phổi nặng 34 26,2 % Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 22
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Viêm phổi hít phân su 5 3,8 % Bệnh màng trong 46 35,4 % Bệnh phối hợp 45 34,6 % Thường gặp chiếm 65,5%: như viêm phổi, viêm phổi hít phân su, bệnh màng trong. Bệnh phối hợp gồm: Nhiễm trùng huyết + dị tật bẩm sinh: 8 ca; Viêm phổi nặng + vàng da tăng bilirubin gián tiếp: 32 ca; Viêm phổi nặng + vàng da tăng bilirubin gián tiếp + dị tật bẩm sinh: 5 ca. Yếu tố liên quan Yếu tố Trước nCPAP Sau nCPAP 1h p Tri giác 0.0002 Tỉnh 46% 63% Lơ mơ, bức rức 54% 37% Nhịp thở rối loạn 65% 55% 0.0004 Thở co kéo 90% 73% 0.001 SPO2 bình thường 6% 97% 0.0002 3. Kết quả điều trị Tỉ lệ thành công là 87% Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%) Thành công 113 87% Thất bại 17 13% Tổng số 130 100% Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị Đặc điểm Thành công Thất bại P Tuổi thai Non tháng 76% 24% 0.043 Đủ tháng 93% 7% Già tháng 66% 34% Cân nặng lúc ≤ 2500gram 66% 34% 0,101 sanh > 2500 gram 80% 20% Tuổi nhập viện ≤ 24h tuổi 72% 28% 0,18 >24h tuổi 100% 0% Bệnh lý Viêm phổi nặng 95% 5% 0,008 Viêm phổi hít phân su 85% 15% Bệnh màng trong 69% 31% Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 23
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Biến chứng của thở nCPAP Tai biến Loét mũi Tắt sonde mũi Tràn khí Phồng thóp màng phổi Tổng số 2 0 0 0 Tỷ lệ # 2% 0% 0% 0% BÀN LUẬN Qua phân tích kết quả nghiên cứu trên 130 bệnh nhân sơ sinh bị suy hô hấp cấp, chúng tôi thấy tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ nam cao hơn tỉ lệ ở trẻ nữ (63,0% so với 37,0%). Trẻ sanh non chiếm cao nhất đến 68%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của một số tác giả khác đều thấy tỉ lệ suy hô hấp cấp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ [7]. Theo Đỗ Hồng Sơn nghiên cứu thở CPAP trong điều trị suy hô hấp cấp ở sơ sinh cho thấy tỉ lệ nam/nữ là 2,57 [2]. Trẻ sơ sinh càng non tháng thì sức đề kháng của trẻ càng kém, đáp ứng miễn dịch kém, có khuynh hướng tắc nghẽn đường thở ngoại vi nên tỉ lệ mắc bệnh, nhập viện ở những trẻ này cao hơn và làm ảnh hưởng đến kết quả khi trẻ vào nằm viện điều trị [10].Trẻ dưới 2500 gram chiếm tỷ lệ 67% tỷ lệ này cũng phù hợp ngiên cứu của Đỗ Hồng Sơn là 62,5% [2] Vì những trẻ này thường suy hô hấp rất nặng do tổ chức phổi còn non, hệ hô hấp chưa hoàn thiện, cơ hô hấp rất yếu, sự chuyển hoá năng lượng chưa hoàn chỉnh nên hầu như bị thất bại với NCPAP [4]. Nghiên cứu của Đinh Thị Thuý Hà cho thấy trẻ sinh thường là 86,7% [1] Nghiên cứu của chúng tôi trẻ sinh thường cũng chiếm 79%, chỉ có 21% trẻ sinh mổ, đây là một yếu tố thuận lợi trong nghiên cứu này vì những trẻ sinh mổ hay gặp biến chứng chậm tiêu dịch phổi và là một trong những nguyên nhân gây suy hô hấp cấp phổ biến ở trẻ sơ sinh non tháng [4]. Có 95,4% trẻ được sinh trong bệnh viện, trong nghiên cứu chỉ có 6 trẻ được sinh ngoài bệnh viện (tại nhà, nhà hộ sinh tư...). Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân: người nhà lo lắng, con quí hiếm đòi hỏi sự chăm sóc cao hơn nên tự đến y tế tuyến trên. Có 122 trẻ khởi bệnh trong vòng 24h đầu tiên chiếm 93%. Điều này cho thấy những ngày đầu sau sinh là giai đoạn thật sự khó khăn của trẻ, trẻ vừa phải thích nghi nhanh chóng, tự cung cấp dưỡng khí bằng hai lá phổi của mình để thích ứng với cuộc sống mới, vừa phải chống chọi với nhiều yếu tố nguy cơ nhất là vi trùng từ mẹ, trong cuộc sanh và cả môi trường bệnh viện, sự khác biệt này cho thấy cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh gây suy hô hấp sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh, trong nghiên cứu của chúng tôi bốn nguyên nhân suy hô hấp do bệnh lý nội khoa thường gặp chiếm 65,5%, tỉ lệ này thấp hơn so với y văn là 80%, có thể do cỡ mẫu của chúng tôi thấp, lấy mẫu trong thời gian ngắn. Trong các nguyên nhân tại phổi, bệnh màng trong là gặp nhiều 35,4%, do trẻ non tháng ngay sau khi ra đời hoặc sau một thời gian thở bình thường, nhiều phế nang bị xẹp do thiếu surfactant gây suy hô hấp. So sánh giữa trước và sau 1 giờ thở NCPAP các triệu chứng lâm sàng có cải thiện mang tính nghĩa thống kê là: tri giác, nhịp thở, thở co kéo nặng và SpO2. Mục đích của NCPAP là cung cấp một áp lực dương liên tục cho đường hô hấp trên và phổi, áp lực này làm nở lại các phế nang bị xẹp, tăng thể Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 24
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 tích phế nang, tăng dung tích cặn chức năng, làm tăng trao đổi khí, giảm shunt trong phổi, do đó cải thiện áp lực oxy máu động mạch. Trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Sơn tỉ lệ thành công là 56,3%, thất bại phải chuyển thở máy là 43,7% trong đó tử vong là 15,6% [2]. Nghiên cứu của chúng tôi kết thúc quá trình điều trị NCPAP tỉ lệ thành công là 87%, tỉ lệ chuyển sang phương pháp khác, tử vong, trẻ nặng xin về 13% do kèm theo bệnh nặng: viêm phổi nặng, phổi non,…. Tỉ lệ thành công trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, điều này được giải thích là do chúng tôi cho trẻ thở với mức áp lực ban đầu cao hơn nghiên cứu của Đỗ Hồng Sơn [20]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nơi tỉ lệ thành công là 80,7%, tử vong chiếm 19,3%[17]. Khổng Thị Ngọc Mai tỉ lệ thành công ở nhóm thở CPAP tự tạo là 90%, nhóm thở CPAP của Đức là 86% [3]. So với hai nghiên cứu này thì tỉ lệ thành công của chúng tôi chưa cao có thể do những điều trị hỗ trợ của chúng tôi chưa hoàn thiện như: chưa có trang thiết bị nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn, chưa có Surfactan, thuốc men còn thiếu…đây cũng là một yếu tố góp phần là ảnh hưởng đến kết quả điều trị bằng NCPAP cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cấp. Cân nặng lúc sinh gắn liền với tuổi thai, trẻ càng non tháng, cân nặng lúc sinh càng thấp, tỉ lệ thành công với thở NCPAP càng thấp. Trong nghiên cứu của chúng tôi ngày tuổi khởi bệnh có tỉ lệ thành công với thở NCPAP ở nhóm trẻ dưới 24 giờ tuổi (72%) và trên 24 giờ tuổi (100%). Về nguyên nhân suy hô hấp, tỉ lệ thành công thở NCPAP cao theo thứ tự viêm phổi nặng (95%), viêm phổi hít phân su (85%) và bệnh màng trong (69%). Điều này chứng tỏ trẻ bị suy hô hấp do bệnh lý nội khoa và trẻ non tháng ngày càng nhiều hơn. Vì bệnh màng trong là bệnh xảy ra sau khi khởi phát thở ở trẻ sơ sinh bị thiếu surfactant ở phổi, mà ở trẻ non tháng nhiều phế nang bị xẹp do thiếu surfactant gây suy hô hấp [10]. Biến chứng do thở NCPAP: có 2 ca bị loét mũi chiếm 1,5%. Loét mũi do thở NCPAP nhiều ngày cố định ống thông mũi 2 nhánh quá chặt, chèn ép kích thích mũi làm tổn thương màng nhầy, da bị tổn thương hay bị hoại tử. Theo Paoli để tránh biến chứng này nên cố định ống thông mũi 2 nhánh ở mức vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng [8]. Tại phòng chăm sóc trẻ sơ sinh thường xuyên có các bác sỹ và điều dưỡng theo dõi chăm sóc trẻ, khi có dấu hiện bị tổn thương do NCPAP đều phát hiện kịp thời nên không gây biến chứng nhiều. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Qua nghiên cứu 130 trường hợp trẻ sơ sinh non tháng bị suy hô hấp cấp được chỉ định thở NCPAP chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thành công là 87%. - Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng tỷ lệ cải thiện sau thở nCPAP cao, ghi nhận biến chứng không đáng kể. - Thở NCPAP là phương pháp hiệu quả, an toàn, dễ sử dụng trong điều trị suy hô hấp cấp sơ sinh. Cần cung cấp rộng rãi máy thở NCPAP cho bệnh nhân có chỉ định. Hạn chế của đề tài: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang với mẫu nghiên cứu nhỏ, lấy mẫu trong thời gian ngắn nên chưa đại diện được cho dân số chung. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 25
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Thị Thuý Hà (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược, Thái Nguyên 2. Đỗ Hồng Sơn (2002), Nghiên cứu thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh đẻ non, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội 3. Khổng Thị Ngọc Mai, Nguyễn Đình Học, Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Bích Hoàng (2006), “Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa nhi BVĐKTƯ Thái Nguyên trong 5 năm (2001-2005)”, hội thảo khoa học: một số kinh nghiệm trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội. 4. Nguyễn Quang Anh (2003), “Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh”, Bài giảng Nhi khoa, tập 1 NXB Y học Hà Nội, tr.155 - 70. 5. Tạ Văn Trầm (2000) “Sơ bộ đánh giá về Thở CPAP qua mũi trong điều trị suy hô hấp ở trẻ em”, thời sự y dược học tháng 10 - 2000, Y học TP.HồChí Minh, tr. 239. 6. Tài liệu (2008), “Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục (CPAP)”, tài liệu chăm sóc sơ sinh - Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ 2006 – 2010, Bộ Y tế. tr. 48 -56. 7. Aldrich T.K., Rochester D.F. (1994), “The Lungs and Neuromuscular Diseases”, Textbook of Respiratory Medicine, WB Sauders Company, 2311,1316,2512,2597. 8. Guerrini P., Brusamento S., F Rigon (2000), “Nasal CPAP in newborns”, Acta Biomed Ateneo Parmense, 71 Suppl 1, pp. 447 - 452. 9. Pieper C.H., Smith J., Maree D., Pohl F.C. (2003), “Is NCPAP of value in extremem preterms with no access to neonatal intensive care?” J Trop Pediatrics, (49), pp. 148-152. 10. S - C Yong, S - J. Chen, and N- Y. Boo (2005), “Incidence of nasal trauma associated with nasal prong versus nasal mask during continuous positive airway pressure treatment in very low birthweight infants: a randomised control study”, Arch Dis Child Fetal Neonatal Rd,(90),76-8. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 26
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi
4 p | 163 | 19
-
Đánh giá kết quả điều trị viêm tai giữa ứ dịch bằng phương pháp đặt ống thông khí
6 p | 181 | 15
-
Đánh giá hiệu quả điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh bằng điện cực dán kết hợp bài thuốc “Đại tần giao thang”
6 p | 278 | 13
-
Đánh giá kết quả điều trị ngón tay cò súng bằng phương pháp can thiệp tối thiểu qua da với kim 18
6 p | 131 | 9
-
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch tại khoa răng hàm mặt Bệnh viện Quân y 7A
9 p | 112 | 8
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn
7 p | 121 | 8
-
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy Danis - Weber vùng cổ chân
4 p | 119 | 6
-
Đánh giá kết quả điều trị chắp mi bằng tiêm Triamcinolone tại chỗ
5 p | 96 | 5
-
Đánh giá kết quả điều trị u lành tính dây thanh bằng phẫu thuật nội soi treo
6 p | 94 | 5
-
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tắc ruột do ung thư đại trực tràng
5 p | 102 | 4
-
Đánh giá kết quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng kem chải răng Sensodyne Rapid Relief
8 p | 118 | 4
-
Đánh giá kết quả điều trị tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp áp lạnh tại Cần Thơ
7 p | 116 | 4
-
Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi laser tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ từ 2012 - 2015
5 p | 50 | 3
-
Đánh giá kết quả điều trị mộng thịt bằng phẫu thuật xoay hai vạt kết mạc
6 p | 9 | 3
-
Đánh giá kết quả thắt trĩ bằng vòng cao su qua nội soi ống mềm
5 p | 52 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị ghép xương giữa hai nhóm có và không sử dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng
5 p | 56 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị loãng xương trên bệnh nhân sau thay khớp háng do gãy xương tại khoa ngoại chấn thương - chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất
4 p | 68 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang” kết hợp kiên tam châm, tại Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4
6 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn