Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH<br />
BẰNG DỤNG CỤ QUA DA Ở TRẺ EM TỪ TRÊN 3 THÁNG TUỔI<br />
Phạm Hữu Hoà*<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh còn ống động mạch với phương pháp đóng ống động mạch bằng<br />
dụng cụ qua da ở trẻ trên 3 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.<br />
Phương pháp: Một nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 130 bệnh nhân còn ống động mạch trên 3 tháng tuổi<br />
tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 1/2008 đến 12/2009. Chúng tôi ghi nhận các thông số lâm sàng và siêu<br />
âm tim trước khi làm thủ thuật, 1-3 ngày và 1,3,6,12 tháng sau thủ thuật. Đánh giá kết quả điều trị chủ yếu dựa<br />
vào siêu âm tim.<br />
Kết quả: 130 bệnh nhân còn ống động mạch, tuổi trung bình: 35,3 ± 31,6 tháng, cân nặng trung bình: 10,3<br />
± 5,7 kg, đường kính ống động mạch trung bình: 3,98 ± 1,36 mm, áp lực động mạch phổi trung bình: 32,29 ±<br />
22,36mmHg. Thủ thuật đóng ống động mạch được thực hiện thành công ở 100% số bệnh nhân. Áp lực động<br />
mạch phổi tâm thu giảm có ý nghĩa ngay sau khi thực hiện thủ thuật. Tỷ lệ shunt tồn lưu ngay sau thủ thuật là<br />
5,38%, có 1 bệnh nhân bị hẹp nhẹ gốc nhánh động mạch phổi trái. Kết quả theo dõi trong một năm sau đóng ống,<br />
chỉ còn 2 bệnh nhân có shunt tồn lưu nhỏ < 2 mm. Không có biến chứng nguy hiểm xảy ra với tất cả bệnh nhân.<br />
Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da là phương pháp điều trị an<br />
toàn và hiệu quả ở trẻ từ trên 3 tháng tuổi.<br />
Từ khoá: Đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da; bệnh còn ống động mạch.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF PERCUTANEOUS OCCLUSION OF PATENT DUCTUS ARTERIOSUS<br />
IN CHILDREN ABOVE 3 MONTHS OLD<br />
Pham Huu Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 180 - 183<br />
Objective: to evaluate the initial and one year follow-up results of transcatheter closure of PDA by devices<br />
in children aged more than 3 months at National Hospital of Pediatrics.<br />
Method: Prospective descriptive study.<br />
Results: Between Jan 2008 and Dec 2009, 130 patients underwent transcatheter closure of PDA using<br />
Amplatzer Duct occluder. The mean age of patients was 35.3 ± 31.6 months, mean weight was 10.3 ± 5.7 kg,<br />
mean diameter of PDA was 3.98 ±1.36mm and the mean pulmonary artery pressure was 32.29 ± 22.36 mmHg.<br />
Complete occlusion obtained in all patients (100%), there was not any patient failed to close and required to send<br />
to surgery; 7 patients had small residual shunt (5,38%); One patient had mild left pulmonary artery stenosis<br />
(0,77%). After one year follow-up, small residual shunt (< 2mm) have been founded in only 2 patients. There<br />
were no major complications in any patients.<br />
Conclusions: Transcatheter closure of PDA is considered safe and efficacious in children more than 3<br />
months old.<br />
Keywords: Percutaneous Occlusion of Patent Ductus arteriosus, Patent Ductus arteriosus.<br />
các bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất. Nếu<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
không được điều trị, phần lớn trẻ sẽ bị các biến<br />
Còn ống động mạch (CÔĐM) là một trong<br />
* Bệnh viện Nhi Trung ương<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Hữu Hoà,<br />
<br />
180<br />
<br />
ĐT: 01692309350,<br />
<br />
E-mail: hoa_nhp@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong(3). Trước kia<br />
phẫu thuật là biện pháp điều trị duy nhất. Ngày<br />
nay, hầu hết các trường hợp ÔĐM có thể điều<br />
trị đóng ống bằng dụng cụ qua da mà không<br />
cần phải phẫu thuật(3,6). Tuy nhiên đối với trẻ sơ<br />
sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng, vì những lý do về<br />
dụng cụ và kỹ thuật…phương pháp điều trị này<br />
còn chưa được áp dụng rộng rãi. Từ 2004, Bệnh<br />
viện Nhi Trung ương đã áp dụng kỹ thuật đóng<br />
ÔĐM bằng dụng cụ qua da để điều trị bệnh<br />
CÔĐM cho trẻ em. Mặc dù gần đây kỹ thuật<br />
này đã được áp dụng cho lứa tuổi sơ sinh,<br />
nhưng việc thực hiện chưa thường qui và với số<br />
lượng chưa nhiều. Vì thế chúng tôi tiến hành đề<br />
tài này với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị<br />
bệnh còn ống động mạch với phương pháp<br />
đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da cho<br />
trẻ em trên 3 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung<br />
ương được theo dõi 1 năm sau thủ thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân trên 3 tháng tuổi được<br />
chẩn đoán CÔĐM bằng siêu âm tim và được<br />
đóng ÔĐM bằng dụng cụ qua da tại bệnh viện<br />
Nhi trung ương, từ tháng 1/2008- 12/2009. Chọn<br />
mẫu thuận tiện, theo thứ tự thời gian.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
Bệnh nhân trên 3 tháng tuổi; CÔĐM đơn<br />
thuần; đường kính ÔĐM phía phổi > 1,5mm;<br />
Qp/Qs >1,5, Shunt qua ÔĐM là shunt trái-phải;<br />
được điều trị theo phương pháp đóng ống bằng<br />
dụng cụ qua da; có thời gian theo dõi đủ 12<br />
tháng sau khi làm thủ thuật.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
CÔĐM phối hợp với các bệnh tim bẩm sinh<br />
khác; Shunt qua ÔĐM là hai chiều hoặc phảitrái; Bệnh nhân có rối loạn về đông máu nặng,<br />
hoặc các bệnh lý nặng khác kèm theo; được điều<br />
trị bệnh CÔĐM bằng các phương pháp khác.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thu thập các dữ liệu cần thiết về lâm sàng,<br />
cận lâm sàng, siêu âm tim theo mẫu thiết kế<br />
trước vào thời điểm trước khi làm thủ thuật. Các<br />
thông số siêu âm tim được đánh giá lại vào 1-3<br />
ngày, 1, 3, 6, 12 tháng sau thủ thuật. Thông tim<br />
được thực hiện theo quy trình chuẩn nhằm đánh<br />
giá chính xác về hình thái và kích thước ÔĐM<br />
giúp việc chọn dụng cụ thích hợp đồng thời để<br />
đánh giá vị trí dụng cụ và shunt tồn lưu.<br />
<br />
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị<br />
- Thành công: Hoàn thành thủ thuật an toàn,<br />
không phải chuyển sang các biện pháp điều trị<br />
khác do các tai biến, biến chứng trong và sau khi<br />
thực hiện thủ thuật.<br />
- Thất bại: Không thực hiện được thủ thuật,<br />
hoặc đã thực hiện được thủ thuật song phải<br />
chuyển sang các biện pháp điều trị khác do các<br />
tai biến, biến chứng trong và sau khi thực hiện<br />
thủ thuật.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Xử lý số liệu theo các thuật toán thống kê<br />
theo chương trình phần mềm SPSS 10.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu<br />
Tuổi, cân nặng<br />
Trong hai năm 2008-2009, có 130 trẻ từ 3<br />
tháng tuổi trở lên bị bệnh CÔĐM được đóng<br />
ống bằng dụng cụ qua da tại Bệnh viện Nhi<br />
Trung ương. Tuổi trung bình: 35,3 ± 31,6 tháng;<br />
cân nặng trung bình: 10,3 ± 5,7 kg.<br />
Lâm sàng<br />
121/130 (93%) có tiếng thổi liên tục (TTLT) ở<br />
liên sườn 2, 3 bên trái; 7% có tiếng thổi tâm thu.<br />
Cận lâm sàng<br />
Bảng 1: Những triệu chứng X quang tim phổi<br />
Các thông số<br />
Số bệnh nhân (n)<br />
Cung ĐMP vồng<br />
56<br />
Tăng đậm vùng rốn phổi<br />
91<br />
Bóng tim to (Chỉ số tim/<br />
130<br />
ngực > 50% ở trẻ > 2 tuổi,<br />
>55% ở trẻ < 2 tuổi)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
43<br />
70<br />
100%<br />
<br />
Cách tiến hành nghiên cứu<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
181<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bảng 2: Đặc điểm Siêu âm tim<br />
<br />
Các thông số<br />
Đường kính ÔĐM phía ĐMC(mm)<br />
Đường kính ÔĐM phía ĐMP(mm)<br />
Chiều dài ÔĐM(mm)<br />
FS(%)<br />
EF(%)<br />
Áp lực động mạch phổi tâm thu(mmHg)<br />
<br />
TB(±)<br />
8,20 ± 2,82<br />
3,98 ± 1,36<br />
8,34 ± 2,45<br />
33,46 ± 3,96<br />
63,53±5,28<br />
32,29±22,36<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả thủ thuật<br />
Kết quả<br />
Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)<br />
Thực hiện thủ thuật thành công<br />
130<br />
100<br />
Không thực hiện được thủ thuật<br />
0<br />
0<br />
(Thất bại)<br />
Shunt tồn lưu ngay sau thủ thuật<br />
7<br />
5,38<br />
(< 2 mm)<br />
Hẹp nhánh động mạch phổi<br />
1<br />
0,77<br />
trái(PG max = 27 mmHg)<br />
Tụ máu nhẹ nơi bộc lộ động<br />
14<br />
10,8<br />
mạch, tĩnh mạch đùi<br />
Tuột dụng cụ<br />
0<br />
0<br />
Tử vong<br />
0<br />
0<br />
<br />
-Thời gian nằm viện trung bình trong nhóm<br />
nghiên cứu là 8,2 ± 5,7 ngày.<br />
Bảng 4: Thay đổi một số thông số siêu âm tim trước<br />
và sau đóng ÔĐM<br />
Thời điểm<br />
<br />
FS(%)<br />
<br />
Trước can thiệp 33,46 ±<br />
3,96<br />
Sau can thiệp 3 31,27 ±<br />
ngày<br />
4,25<br />
Sau can thiệp 1 34,16 ±<br />
tháng<br />
4,59<br />
Sau can thiệp 3 34,76 ±<br />
tháng<br />
4,12<br />
Sau can thiệp 6 34,45 ±<br />
tháng<br />
4,55<br />
Sau can thiệp 34,78 ±<br />
12 tháng<br />
3,65<br />
<br />
EF(%)<br />
<br />
Áp lực ĐMP P<br />
tâm thu<br />
(mmHg)<br />
63,53 ± 32,29 ± 22,36 0,05<br />
4,83<br />
64,98 ± 16,60 ± 5,43<br />
5,07<br />
65,33 ± 15,76 ± 5,39<br />
4,89<br />
65,23 ± 15,24 ± 5.14<br />
4,57<br />
<br />
Bảng 5: Tỷ lệ shunt tồn lưu trong thời gian theo dõi<br />
12 tháng sau đóng ống động mạch<br />
Shunt Sau 1 thángSau 3 thángSau 6 tháng Sau 12<br />
tồn lưu<br />
tháng<br />
N<br />
%<br />
N<br />
%<br />
N<br />
%<br />
N<br />
%<br />
Có<br />
5<br />
3,8<br />
2<br />
1,5<br />
2<br />
1,5<br />
2<br />
1,5<br />
Không 125 96,2 128 98,5 128 98,5 128 98,5<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong 2 năm, chúng tôi có130 bệnh nhân còn<br />
ống động mạch, cân nặng trung bình: 10,3 ± 5,7<br />
<br />
182<br />
<br />
kg, độ tuổi trung bình là 35,3 ± 31,6 tháng được<br />
đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da và<br />
có thời gian theo dõi 12 tháng sau thủ thuật.<br />
Phần lớn bệnh nhân có kích thước ống động<br />
mạch không lớn và áp lực động mạch phổi chỉ<br />
tăng ở mức nhẹ đến trung bình. Song tất cả bệnh<br />
nhân đều đáp ứng các tiêu chuẩn chuẩn chỉ<br />
định điều trị. So với một vài nghiên cứu trước ở<br />
trong nước thì độ tuổi trung bình được chỉ định<br />
điều trị bằng phương pháp này ở nhóm bệnh<br />
nhân của chúng tôi thấp hơn(8), do đối tượng<br />
nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn là trẻ em.<br />
Tuy nhiên điều này phần nào cũng phản ánh sự<br />
tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh còn ống<br />
động mạch trong những năm qua ở nước ta.<br />
Nhìn chung, bệnh CÔĐM có ảnh hưởng huyết<br />
động được khuyến cáo điều trị sớm trong<br />
những năm đầu đời. Sự cấp bách về thời điểm<br />
điều trị phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng huyết<br />
động do lưu lượng shunt trái - phải quyết định.<br />
Việc chỉ định đúng giúp nâng cao hiệu quả điều<br />
trị, tránh những biến chứng nguy hiểm và đảm<br />
bảo cho trẻ có cuộc sống khoẻ mạnh và phát<br />
triển toàn diện về thể chất sau này(3,4,5).<br />
Với kỹ năng tay nghề thành thạo và việc áp<br />
dụng qui trình kỹ thuật chuẩn, chúng tôi đã tiến<br />
hành thủ thuật thành công cho 100% số bệnh<br />
nhân. Không có tử vong hoặc các biến chứng<br />
nguy hiểm nào xảy ra ngoại trừ 14 trường<br />
hợp(chiếm 10,8%) bị tụ máu nhẹ nơi chọc động<br />
mạch, tĩnh mạch đùi; 7 bệnh nhân (5,38%) còn<br />
shunt ống động mạch tồn lưu sau thủ thuật và 1<br />
bệnh nhân (0,77%) bị dụng cụ chèn vào động<br />
mạch phổi trái gây hẹp nhẹ động mạch phổi trái<br />
sau thủ thuật. Kết quả này tương tự như một số<br />
kết quả nghiên cứu trước đó(1,2,4,6).<br />
Theo dõi sự thay đổi các thông số siêu âm<br />
tim trước và sau đóng ÔĐM 1- 3 ngày, chúng tôi<br />
thấy chỉ số áp lực động mạch phổi tâm thu giảm<br />
nhanh chóng và về mức gần như bình thường<br />
ngay từ những ngày đầu sau đóng ống và sự<br />
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).<br />
Điều này cho thấy việc điều trị sớm có hiệu quả<br />
tích cực về mặt huyết động. Chúng tôi cũng<br />
nhận thấy áp lực ĐMP thay đổi gần như không<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
đáng kể vào các thời điểm theo dõi từ 1-12 tháng<br />
sau đóng ống như một số tác giả đã ghi nhận(7).<br />
Shunt tồn lưu là vấn đề rất quan trọng sau<br />
đóng ÔĐM vì còn shunt tồn lưu hay không và<br />
mức độ shunt tồn lưu được xem là thành công<br />
hay thất bại của điều trị. Vì thế cần phải kiểm tra<br />
siêu âm tim thường quy cho các bệnh nhân đã<br />
được đóng ÔĐM. Chúng tôi đánh giá shunt tồn<br />
lưu sớm dựa vào kết quả chụp mạch ngay sau<br />
thủ thuật và sau đó đánh giá trên siêu âm vào<br />
thời điểm 1-3 ngày và 1, 3, 6 và 12 tháng sau<br />
điều trị. Trên siêu âm chúng tôi đánh giá mức<br />
độ shunt tồn lưu dựa vào diện tích và đường<br />
kính của dòng màu qua ÔĐM. Theo một số tác<br />
giả, nếu đường kính dòng màu trên siêu âm < 1<br />
mm được xem là shunt tồn lưu rất nhỏ, từ 1 đến<br />
2 mm được xem là shunt tồn lưu nhỏ và > 2 mm<br />
là shunt tồn lưu lớn(1,4,5,7). Nghiên cứu của chúng<br />
tôi thấy: ngay sau đóng ÔĐM, có 7 bệnh nhân<br />
(5,38%) còn shunt tồn lưu nhỏ khi siêu âm. Theo<br />
dõi trong 12 tháng sau đó, chúng tôi thấy: sau 1<br />
tháng chỉ còn 5 bệnh nhân (3,8%) còn shunt tồn<br />
lưu và giảm đi còn 2 bệnh nhân (1,5%) sau 3, 6,<br />
và 12 tháng, nhưng tất cả đều là shunt tồn lưu<br />
nhỏ < 2 mm.<br />
Trường hợp bệnh nhân bị hẹp nhẹ nhánh<br />
động mạch phổi trái là một bệnh nhân có ống<br />
động mạch lớn phải sử dụng dụng cụ hơi lớn để<br />
đóng ống. Không có trường hợp nào bị hẹp eo<br />
động mạch chủ thứ phát và viêm nội tâm mạc<br />
bán cấp nhiễm khuẩn sau đóng ÔĐM bằng<br />
dụng cụ trong thời gian theo dõi 12 tháng sau<br />
thủ thuật, kể cả 2 trường hợp còn shunt tồn lưu.<br />
Thời gian nằm viện trung bình của nhóm<br />
bệnh nhân này là 8,2 ± 5,7 ngày, do nhiều bệnh<br />
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi vào viện<br />
có kèm viêm phổi. Thông thường những bệnh<br />
nhân không bị các bệnh khác kèm theo thì thời<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gian nằm viện chỉ từ 1- 3 ngày. So với phẫu<br />
thuật thì số ngày nằm viện sau thủ thuật đóng<br />
ống động mạch bằng dụng cụ thường ngắn hơn<br />
rõ rệt. Mặt khác, phương pháp điều trị này<br />
không phải mổ nên không để lại vết sẹo Nếu<br />
tính về hiệu quả tâm lý, xã hội và kinh tế thì đây<br />
cũng là một lợi ích lớn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Can thiệp đóng ÔĐM bằng dụng cụ qua da<br />
là phương pháp điều trị hiệu quả: Tỷ lệ thành<br />
công và an toàn cao, tỷ lệ shunt tồn lưu thấp,<br />
thời gian điều trị ngắn, thay đổi nhanh chóng và<br />
rõ rệt về huyết động, giúp bệnh nhân không<br />
phải phẫu thuật nên đảm bảo thẩm mỹ sau điều<br />
trị; mang lại những hiệu quả và các lợi ích to lớn<br />
về tâm lý, xã hội và kinh tế.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Aziz A, Bilkis (2001). The Amplatzer Duct Occluder: Experience in<br />
209 patients. Journal of the American College of Cardiology Vol.<br />
37, No.1, 1094-9.<br />
Celiker A, Aypar E, Karagöz T, Dilber E, Ceviz N (2005).<br />
Transcatheter closure of patent ductus arteriosus with Nit-Occlud<br />
coils. Catheter Cardiovasc Interv. Aug;65(4):569-76.<br />
Hugh DA, Howard PG, Eward BC, David JD, Moore P, Michael<br />
MB, Michael AH.(2001). Patent Ductus Arteriousus. Heart Disease<br />
in infant, children, and adolescents. by Lippincott Williams &<br />
Wilkins. Sixth Edition. Volume one. 652-669.<br />
Masura J, Tittel P, Gavora P and Podnar T (2006). Long-term<br />
outcome of transcatheter patent ductus arteriosus closure using<br />
Amplatzer duct occluders. Am Heart J; 151: 755.<br />
Masure J, Tittel P, Gavora P, Podnar T.(2006). Long-term outcome<br />
of transcatheter patent ductus arteriosus closure using Amplatzer<br />
duct occluders. Am Heart J. Mar;151(3):755-755.<br />
Porstmann W, Wierny L, Warneke H.(2006) Closure of the<br />
persistent ductus arteriosus without throracotomy. Ger Med Mon<br />
1967; 12: 259-261.<br />
Robert HP, Ziyad Hijazi, Daphne TH, Veronica Lewis, William<br />
EH. Multicenter USA Amplatzer Patent Ductus Arteriosus<br />
Occlusion Devive Trial, Initial and One-year Results. J Am Coll<br />
Cardiol 2004; 44: 513-519.<br />
Trần Thị An (2004). Đánh giá kết quả điều trị bệnh còn ống động<br />
mạch bằng phương pháp can thiệp qua da. Luận văn tốt nghiệp bác<br />
sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch, Viện tim mạch Việt Nam.<br />
<br />
183<br />
<br />