Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KỸ THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC CẢI TIẾN<br />
ĐIỀU TRỊ BỆNH CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ EM<br />
Nguyễn Thanh Liêm*, Nguyễn Văn Linh*, Tô Mạnh Tuân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Báo cáo kỹ thuật cải tiến và đánh giá kết quả điều trị còn ống động mạch bằng nội soi lồng ngực.<br />
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được đặt nằm nghiêng bên phải. Phẫu thuật viên đứng<br />
phía chân bệnh nhân, màn hình đặt ở phía đầu bệnh nhân. Phẫu thuật được tiến hành với 4 trocar. Ống động<br />
mạch được bóc tách và kéo ra trước bằng một đoạn chỉ Vicryl 2/0 và được kẹp lại.bằng 1 - 2 clip có khóa ở đầu<br />
(hemolock).<br />
Kết quả: Từ tháng 5/2010 đến 2/2011, 58 bệnh nhân còn ống động mạch đã được phẫu thuật, bao gồm 8 trẻ<br />
sơ sinh và 50 trẻ nhỏ. Cân nặng trung bình là 5,9 kg (từ 2,1 kg – 10 kg). Thời gian phẫu thuật kéo dài từ 15 phút<br />
đến 90 phút (TB: 33,7 phút). Một bệnh nhân phải chuyển mổ mở. Không có biến chứng trong mổ. Biến chứng<br />
sau mổ bao gồm 1 bệnh nhân tràn khí màng phổi và 1 bệnh nhân tràn dịch màng phổi. Không có bệnh nhân nào<br />
bị tổn thương giây thần kinh quặt ngược. Thời gian nằm viện sau mổ là 6,2 ngày (từ 2 – 32 ngày). Hình ảnh<br />
siêu âm tim sau mổ cho thấy tất cả ống động mạch đều được đóng hoàn toàn.<br />
Kết luận: Kỹ thuật cải tiến trong điều trị còn ống động mạch bằng nội soi lồng ngực là an toàn và hiệu quả.<br />
Từ khóa: Còn ống động mạch, phẫu thuật nội soi lồng ngực.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EVALUATION OF MODIFIED TECHNIQUE FOR THORACOSCOPIC CLOSURE OF PATENT<br />
DUCTUS ARTERIOSUS IN CHILDREN<br />
Nguyen Thanh Liem, Nguyen Van Linh, To Manh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 1 - 4<br />
Objective: To present a modified technique of thoracoscopic closure of patent ductus arteriosus and its early<br />
outcomes.<br />
Methods: Patient was placed on the right lateral position. The surgeon stands on the patient feet side,<br />
monitor was placed in the patient head side. The operation was performed using 4 trocars. A ductus was dissected<br />
and pulled forward with a portion of Vicryl 2/0. The ductus was clipped with hemolock clips.<br />
Results: From May 2010 to February 2011, 58 patients with Patent Ductus Arteriosus (PDA) were<br />
operated on including 8 newborns and 50 infants or children. Mean weight was 5.9 kg (ranged 2.1 kg – 10 kg).<br />
Operative time ranged from 15 minutes to 90 minutes (mean: 33.7 minutes). One patient required a conversion<br />
to open surgery. There were no intraoperative complications. Postoperative complications included one patient<br />
with pneumothorax and one patient with pleural effusion. Injury of recurrent laryngeal nerve didn’t occur in any<br />
patient. Postoperative hospital stay was 6.2 days (ranged form 2 - 32 days). Postoperative cardiac echography<br />
showed all PDA were complete occluded.<br />
Conclusions: The modified technique of thoracoscopic closure of PDA was safe and effective for PDA.<br />
Key words: Patent ductus arteriosus, thoracoscopic.<br />
* Bệnh viện Nhi Trung Ương<br />
Tác giả liên lạc: GS.TS.BS Nguyễn Thanh Liêm, ĐT: (04) 3835 7533, Email: liemnhp@hotmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ống động mạch là một dị tật phổ biến với tỷ<br />
lệ khoảng 1/2000 trẻ sinh sống với tỷ lệ nam gấp<br />
đôi nữ.<br />
Gross đã phẫu thuật thành công trường hợp<br />
đầu tiên bằng thắt ống ở một bệnh nhân nữ 7<br />
tuổi vào năm 1938(1). Năm 1971 Portsmann lần<br />
đầu tiên làm tắc ống động mạch bằng dụng cụ<br />
qua catheter(7). Năm 1977 Rashkind làm tắc ống<br />
động mạch qua catheter(8). Năm 1991 Laborde<br />
mô tả kỹ thuật cặp ống động mạch bằng clip qua<br />
nội soi lồng ngực(5). Các phương pháp nội soi<br />
không ngừng được cải tiến, tuy nhiên shunt tồn<br />
lưu và tổn thương thần kinh thanh quản quặt<br />
ngược vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm(2,8)<br />
Từ năm 2010, chúng tôi thực hiện một số cải<br />
tiến trong kỹ thuật cặp ống động mạch bằng nội<br />
soi lồng ngực với hy vọng giảm bớt các biến<br />
chứng của phẫu thuật và đạt tỉ lệ thành công cao<br />
hơn.<br />
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm báo<br />
cáo kỹ thuật cải tiến và đánh giá kết quả điều trị<br />
còn ống động mạch bằng nội soi lồng ngực.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Báo cáo kỹ thuật cải tiến và đánh giá kết<br />
quả điều trị còn ống động mạch bằng nội soi<br />
lồng ngực.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Bệnh nhân<br />
- Tiêu chuẩn chọn: Tất cả các bệnh nhân<br />
được chẩn đoán còn ống động mạch có đường<br />
kính ≤ 8mm.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có kích<br />
thước ống > 8 mm, có dị tật tim bẩm sinh phức<br />
tạp khác kèm theo.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ nội soi<br />
- Tư thế: Bệnh nhân nằm nghiêng phải hơi<br />
sấp từ 20 - 30 độ so với mặt bàn. Trẻ nhỏ nằm<br />
theo chiều ngang của bàn, trẻ lớn nằm theo<br />
chiều dọc của bàn.<br />
- Phẫu thuật viên đứng phía chân bệnh<br />
<br />
2<br />
<br />
nhân, phụ mổ đứng bên trái phẫu thuật viên,<br />
màn hình đặt ở phía đầu bệnh nhân.<br />
- Gây mê bằng thông khí 1 phổi.<br />
Vị trí đặt trocar: có 4 trocar:<br />
- Trocar 1: khoang liên sườn 9 đường nách<br />
sau cho ống soi<br />
- Trocar 2: khoang liên sườn 9 cách trocar<br />
thứ nhất khoảng 3cm về phía cột sống cho dụng<br />
cụ phẫu thuật và kìm mang clip.<br />
- Trocar 3: khoang liên sườn 7 đường nách<br />
trước cho dụng cụ phẫu thuật.<br />
- Trocar 4: khoang liên sườn 3 đường nách<br />
trước cho dụng cụ vén phổi.<br />
Áp lực bơm hơi 6 – 8 mmHg, lưu lượng 1<br />
lít/phút.<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
- Gạt thùy trên phổi vào trong bộc lộ vùng<br />
ống động mạch.<br />
- Mở phế mạc theo bờ trước động mạch chủ<br />
từ phía dưới ống cho đến nơi xuất phát của<br />
động mạch dưới đòn.<br />
- Kéo vạt phế mạc cùng dây thần kinh X và<br />
dây quặt ngược vào trong, phẫu tích để nhìn rõ<br />
dây thần kinh quặt ngược.<br />
- Bộc lộ ống động mạch, bóc tách khe trên và<br />
dưới giữa động mạch chủ và ống động mạch.<br />
Bóc tách mặt sau ống động mạch cho đến khi<br />
luồn được kìm phẫu tích qua mặt sau ống động<br />
mạch lên góc giữa ống động mạch và động<br />
mạch chủ phía trên ống.<br />
- Luồn một đoạn chỉ Vicryl 2/0 và kéo qua<br />
mặt sau xuống khe dưới của ống động mạch với<br />
động mạch chủ. Nâng sợi chỉ để kéo ống động<br />
mạch ra trước.<br />
- Đưa kìm mang clip vào trong lồng ngực,<br />
đưa qua ống động mạch và clip ống động mạch<br />
bằng 1 hoặc 2 clip.<br />
- Rút 3 trocar cho dụng cụ và khâu vết rạch.<br />
- Bóp bóng làm phồng phổi, rút trocar cho<br />
ống soi và khâu lại vết rạch.<br />
Tất cả các bệnh nhân được theo dõi và ghi<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhận các biến chứng sau mổ và được làm siêu<br />
âm kiểm tra Shunt tồn lưu sau mổ.<br />
<br />
thời gian nằm viện dài hơn bệnh nhân không có<br />
viêm phổi sau mổ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Bảng 3: Liên quan giữa viêm phổi trước mổ và thời<br />
gian nằm viện sau mổ.<br />
<br />
Từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2011 có 58 bệnh<br />
nhân còn ống động mạch được mổ nội soi gồm<br />
có 31 nữ và 27 nam. Có 8 bệnh nhân sơ sinh và<br />
50 trẻ ngoài tuổi sơ sinh.<br />
• Tuổi mổ trung bình là 9,5 tháng (từ 1- 36<br />
tháng tuổi).<br />
•<br />
<br />
Cân nặng trung bình 5,9 kg (2,1-10 kg).<br />
<br />
• 40 trường hợp có tăng áp lực động mạch<br />
phổi trước mổ.<br />
• Thời gian mổ trung bình là 33,7 phút (1590 phút).<br />
• Có một bệnh nhân phải chuyển mổ mở<br />
do viêm dính nhiều.<br />
•<br />
<br />
Không có tử vong trong và sau mổ.<br />
<br />
Không có bệnh nhân nào có biến chứng chảy<br />
máu trong mổ, không có bệnh nhân nào cần<br />
truyền máu trong mổ.<br />
Hai bệnh nhân có biến chứng sau mổ bao<br />
gồm 1 bệnh nhân tràn khí màng phổi và 1 bệnh<br />
nhân tràn dịch màng phổi, điều trị nội khoa<br />
thành công cho cả 2 trường hợp.<br />
Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 6,2<br />
ngày (từ 2-32 ngày).<br />
Thời gian nằm viện có mối liên quan chặt<br />
chẽ với tuổi của bệnh nhân khi mổ.<br />
Bảng 1: Thời gian nằm viện sau mổ và tuổi<br />
Tuổi khi mổ<br />
Thời gian nằm viện trung bình P<br />
≤ 3 tháng (n=16)<br />
11.9±8,4<br />
0,02<br />
> 3 tháng<br />
4,1±2,1<br />
(n= 42)<br />
<br />
Thời gian nằm viện sau mổ cũng có mối liên<br />
quan chặt chẽ với áp lực động mạch phổi trước<br />
mổ.<br />
Bảng 2: Áp lực động mạch phổi và thời gian nằm<br />
viện sau mổ.<br />
Ngắn nhất Dài nhất Trung bình<br />
Tăng<br />
17<br />
32<br />
Trung bình<br />
2<br />
2<br />
<br />
P<br />
<br />
Bệnh nhân có viêm phổi trước khi mổ có<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Ngắn nhất Dài nhất Trung bình<br />
Viêm phổi<br />
trước mổ<br />
Không viêm<br />
phổi trước<br />
mổ<br />
<br />
2 ngày<br />
<br />
32 ngày<br />
<br />
8,4±7,3<br />
<br />
2 ngày<br />
<br />
8 ngày<br />
<br />
3,7±1,5<br />
<br />
P<br />
<br />