T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT S A VAN<br />
ĐIỀU TRỊ HỞ VAN HAI LÁ<br />
Trần Ngọc Vũ1; Lê Ngọc Thành2<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả xa phẫu thuật sửa van trong điều trị bệnh hở van hai lá. Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu 92 trường hợp hở van hai lá được điều trị<br />
phẫu thuật sửa van tại Bệnh viện Đà N ng từ tháng 02 - 2010 đến 10 - 2017. Kết quả: tuổi bệnh<br />
nhân từ 5 - 69 (tuổi trung bình 37,30 ± 16,72); 60,87% nam và 39,13% nữ. Phân độ suy tim<br />
trước mổ theo New York Heart Association (NYHA): NYHA I: 1,09%, NYHA II: 88,04%, NYHA III:<br />
10,87%, không có BN NYHA IV. Trước mổ, 71,74% bệnh nhân nhịp xoang, 28,26% rung nhĩ.<br />
Hở van hai lá được chia thành ba loại theo Carpentier: loại I (14,13%), loại II (61,95%) và loại III<br />
(23,92%). Hở van hai lá mức độ nặng ≥ 3+ chiếm 95,65%. Nguyên nhân do bệnh van tim<br />
thoái hóa (43,48%), hậu thấp (29,35%). Kỹ thuật sửa van bao gồm kỹ thuật của Carpentier<br />
và các kỹ thuật mới cải biên. Không có tử vong phẫu thuật. Thời gian theo dõi trung bình<br />
41,25 ± 27,12 tháng, 2 bệnh nhân tử vong muộn, 1 trường hợp mổ lại, 5 trường hợp mất<br />
theo dõi. Tỷ lệ theo dõi đạt 94,57%. Kết quả tái khám lần cuối có 90,48% bệnh nhân NYHA I,<br />
hở van hai lá mức độ 1+: 82,14%, 2+: 14,29% và 3+: 3,57%. Tỷ lệ sống thêm sau mổ kéo dài<br />
ước lượng bằng phương pháp Kaplan-Meier 97,60 ± 1,70%. Tỷ lệ không bị mổ lại, không bị<br />
viêm nội tâm mạc, không bị xuất huyết do thuốc kháng đông và không bị hở van hai lá tái phát<br />
nặng sau mổ kéo dài tương ứng 97,30 ± 2,70%; 98,60 ± 1,40%; 97,10 ± 2,90% và 84,40 ± 8,20%.<br />
Kết luận: phẫu thuật sửa van mang lại kết quả rất tốt cho bệnh nhân hở van hai lá với tỷ lệ sống<br />
thêm sau mổ cao, tỷ lệ biến chứng thấp và tỷ lệ mổ lại về lâu dài chấp nhận được.<br />
* Từ khóa: Hở van hai lá; Phẫu thuật sửa van hai lá; Bệnh viện Đà N ng.<br />
<br />
Outcomes of Mitral Valve Repair for Treatment of Mitral Regurgitation<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the long-term results of mitral valve repair in patients with mitral<br />
regurgitation. Subjects and methods: A retrospective study combined with a prospective study<br />
of ninety-two patients with chronic mitral regurgitation who were treated by Carpentier technique<br />
and new techniques in Danang Hospital from February 2010 to October 2017. Results: Ages<br />
ranged from 5 to 69 years (mean 37.30 ± 16.72 years). According to New York Heart Association<br />
(NYHA) functional classification: 1 patient (1.09%) in class I, 81 patients (88.04%) in class II,<br />
10 patients (10.87%) in class III, no patient in class IV. 71.74% of patients were in sinus rhythm,<br />
28.26% of patients were in atrial fibrillation. Mitral regurgitation was classtified into 3 types<br />
according to Carpentier: Type I with normal leaflet motion (14.13%), type II with leaflet prolapse (61.95%),<br />
1. Bệnh viện Đà Nẵng<br />
2. Bệnh viện E Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Ngọc Vũ (trngocvu@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/09/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018<br />
<br />
88<br />
<br />
t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
and type III with restricted leaflet motion (23.92%). Mitral regurgitation grade ≥ 3+ in 95.65% of<br />
patients. Degenerative etiology was 43.48%, rheumatic (29.35%), surgical techniques included<br />
Carpentier’s techniques and new techniques. No in-hospital mortality. The mean follow-up<br />
time was 41.25 ± 27.12 months, late mortality occurred in 2 patients, 1 patient need to<br />
reoparation, 5 patients were lost follow-up. The follow-up was obtained in 94.57% of patients.<br />
90.48% of surviving patients were in NYHA class I. Echocardiographic findings at latest<br />
follow-up examination revealed that mitral insufficiency was none or mild ≤ 1+ in 82.14%, 2+ in<br />
14.29% and 3+ in 3.57% of patients. Kaplan-Meier survival analysis estimates were 97.60 ± 1.70%<br />
for long-term survival. Freedom from reoperation, from endocarditis, from hemorrhage and from<br />
recurrent severe mitral regurgitation were 97.30 ± 2.70%, 98.60 ± 1.40%, 97.10 ± 2.90% and<br />
84.40 ± 8.20%, respectively. Conclusion: Mitral valve repair for mitral regurgitation had excellent<br />
outcome with high long-term survival, no hospital mortality rate, low incidence of compliacations<br />
and with acceptable rate of reoperation.<br />
* Keywords: Mitral valve regurgitation; Mitral valve repair; Danang Hospital.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hở van hai lá (VHL) là bệnh lý van tim<br />
thường gặp. Phẫu thuật sửa VHL có ưu<br />
điểm hơn so với thay van: tỷ lệ tử vong<br />
phẫu thuật thấp hơn, bảo tồn chức năng<br />
thất trái tốt hơn, giảm các biến chứng và<br />
tăng tỷ lệ sống thêm cho bệnh nhân (BN)<br />
[1, 2]. Sửa VHL là phẫu thuật được liên<br />
tục phát triển trong hơn năm thập kỷ qua<br />
và là lựa chọn ưu tiên cho BN hở VHL nặng.<br />
Nhiều kỹ thuật sửa van được hình thành,<br />
trong đó kỹ thuật sửa van của Carpentier<br />
được ứng dụng rộng rãi nhất [3]. Kỹ thuật<br />
sửa van ngày càng cải tiến, dễ thực hiện<br />
nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả<br />
[4, 5]. Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá<br />
kết quả xa ph u thuật sửa VHL ở BN hở<br />
VHL tại Bệnh viện Đà Nẵng.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
92 BN VHL được phẫu thuật sửa van<br />
tại Bệnh viện Đà N ng từ tháng 02 - 2010<br />
đến 10 - 2017.<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp<br />
tiến cứu.<br />
Lựa chọn BN là những trường hợp hở<br />
VHL được chẩn đoán trên lâm sàng và<br />
cận lâm sàng, có hoặc không có phối hợp<br />
với các bệnh tim khác.<br />
Các chỉ tiêu đánh giá: tuổi, giới, phân<br />
độ suy tim theo NYHA, kết quả siêu âm<br />
tim và điện tim đồ, phân loại hở VHL, tổn<br />
thương VHL, kỹ thuật sửa van. BN được<br />
mổ sửa van bằng kỹ thuật của Carpentier<br />
và các kỹ thuật cải biên (hình 1). Sau mổ,<br />
điều trị hồi sức và theo dõi các biến chứng.<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật tại thời điểm<br />
trước khi ra viện và kết quả dài hạn dựa<br />
vào phân độ suy tim theo NYHA và siêu<br />
âm tim. Trong quá trình theo dõi ghi nhận<br />
các biến chứng muộn và những trường<br />
hợp phải mổ lại. Dùng phương pháp<br />
Kaplan-Meier ước lượng tỷ lệ sống thêm<br />
sau mổ, tỷ lệ không bị mổ lại, không bị<br />
viêm nội tâm mạc, không bị xuất huyết do<br />
thuốc kháng đông và không bị hở VHL tái<br />
phát nặng sau mổ.<br />
89<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 22.0.<br />
<br />
Hình 1: Kỹ thuật cắt hình tam giác trong sa lá van sau.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm BN trƣớc và trong mổ.<br />
Tuổi nhỏ nhất 5 tuổi, lớn nhất 69 tuổi (tuổi trung bình 37,30 ± 16,72); 60,87% nam<br />
và 39,13% nữ.<br />
Bảng 1: Đặc điểm BN trước mổ.<br />
Đặc điểm<br />
Phân độ suy tim theo NYHA<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
NYHA I<br />
<br />
1 (1,09%)<br />
<br />
NYHA II<br />
<br />
81 (88,04%)<br />
<br />
NYHA III<br />
<br />
10 (10,87%)<br />
<br />
NYHA IV<br />
<br />
(0) 0,00%<br />
<br />
Điện tim đồ<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Nhịp xoang<br />
<br />
66 (71,74%)<br />
<br />
Rung nhĩ<br />
<br />
26 (28,26%)<br />
<br />
Siêu âm tim Doppler<br />
<br />
Trung bình ± SD<br />
<br />
LVEDD (mm)<br />
LVESD (mm)<br />
LAD (mm)<br />
<br />
59,42 ± 7,67<br />
36,91 ± 6,50<br />
49,76 ± 10,20<br />
<br />
EF (%)<br />
SPAP (mmHg)<br />
<br />
66,41 ± 7,04<br />
50,92 ± 13,44<br />
<br />
Độ hở VHL qua siêu âm tim Doppler<br />
2/4 (2+)<br />
3/4 (3+)<br />
4/4 (4+)<br />
<br />
n (%)<br />
2 (4,35%)<br />
82 (89,13%)<br />
6 (6,52%)<br />
<br />
(LVEDD: Đường kính thất trái cuối tâm trương; LVESD: Đường kính thất trái cuối<br />
tâm thu; LAD; Đường kính nhĩ trái; EF: Phân suất đông máu; SPAP: Áp lực động mạch<br />
phối tâm thu)<br />
90<br />
<br />
t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
BN có NYHA II chiếm đa số (88,04%). Hầu hết BN có mức độ hở nặng và rất nặng<br />
≥ 3+ (95,65%). 28,26% BN bị rung nhĩ trước mổ. Áp lực động mạch phổi tâm thu trung<br />
bình 50,92 ± 13,44 mmHg.<br />
Bảng 2: Phân loại và nguyên nhân bệnh hở VHL.<br />
Đặc điểm<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Phân loại<br />
Loại I: vận động lá van bình thường<br />
<br />
13 (14,13%)<br />
<br />
Loại II: sa lá van<br />
<br />
57 (61,95%)<br />
<br />
Loại III: hạn chế vận động lá van<br />
<br />
22 (23,92%)<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
Hậu thấp<br />
<br />
27 (29,35%)<br />
<br />
Bẩm sinh<br />
<br />
16 (17,39%)<br />
<br />
Thoái hóa<br />
<br />
40 (43,48%)<br />
<br />
Viêm nội tâm mạc<br />
<br />
8 (8,69%)<br />
<br />
Thiếu máu cơ tim<br />
<br />
1 (1,09%)<br />
<br />
* Các thương tổn chính VHL:<br />
Giãn vòng van: 76 BN (82,61%); thủng lá van: 2 BN (2,17%); chẻ lá van: 4 BN (4,35%);<br />
dày lá van: 21 BN (22,83%); co rút lá van: 16 BN (17,39%); dính mép van: 14 BN (15,22%);<br />
vôi hóa lá van: 6 BN (6,52%); sa lá van trước: 22 BN (23,91%); sa lá van sau: 32 BN<br />
(34,78%); sa cả hai lá van: 6 BN (6,52%); sa mép van: 2 BN (2,17%); giãn bờ tự do<br />
lá van: 1 BN (1,09%); co rút dây chằng: 6 BN (6,52%); giãn dài dây chằng: 13 BN (14,13%);<br />
đứt dây chằng: 32 BN (34,78%); thiếu dây chằng: 17 BN (18,48%); dài trụ cơ:<br />
1 BN (1,09%); dính dây chằng, trụ cơ: 2 BN (2,17%). Tổng số các tổn thương VHL lớn<br />
hơn số lượng BN. Như vậy, thường có sự phối hợp tổn thương van trên cùng 1 BN.<br />
Số tổn thương trung bình 2,97 ± 0,86.<br />
* Kỹ thuật sửa van:<br />
Khâu thủng lá van: 1 BN (1,09%); khâu chẻ lá van: 4 BN (4,35%); gọt mỏng lá van:<br />
7 BN (7,61%); mở rộng lá van bằng màng ngoài tim: 4 BN (4,35%); vá thủng lá van<br />
bằng màng ngoài tim: 1 BN (1,09%); cắt tam giác lá trước: 2 BN (2,17%); cắt tam giác lá<br />
sau: 30 BN (32,61%); xẻ mép van: 15 BN (16,30%); chuyển vị dây chằng: 16 BN<br />
(17,39%); làm ngắn dây chằng: 7 BN (7,61%); cắt bỏ dây chằng phụ: 7 BN (7,61%); rút<br />
ngắn trụ cơ: 1 BN (1,09%); xẻ cửa sổ dây chằng: 1 BN (1,09%); kỹ thuật Alfieri: 10 BN<br />
(10,87%); dùng dây chằng nhân tạo: 13 BN (14,13%); đặt vòng van nhân tạo: 84 BN<br />
(91,30%); đặt dải màng ngoài tim vòng van sau: 7 BN (7,61%); thu nhỏ vòng van<br />
bằng chỉ: 1 BN (1,09%). Trên cùng 1 BN, có thể có nhiều tổn thương VHL đồng thời,<br />
do đó cần áp dụng nhiều kỹ thuật sửa khác nhau. Số kỹ thuật trung bình cho mỗi BN là<br />
2,28 ± 0,77.<br />
91<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018<br />
<br />
2. Kết quả trong thời gian nằm viện.<br />
Bảng 2: Kết quả sớm.<br />
Kết quả<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Hội chứng cung lượng tim thấp<br />
<br />
6<br />
<br />
6,52%<br />
<br />
Viêm xương ức<br />
<br />
1<br />
<br />
1,09%<br />
<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
<br />
9<br />
<br />
9,78%<br />
<br />
Viêm phổi<br />
<br />
1<br />
<br />
1,08%<br />
<br />
Nhiễm khuẩn huyết<br />
<br />
2<br />
<br />
2,17%<br />
<br />
Tử vong phẫu thuật<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00%<br />
<br />
Mức độ hở VHL trên siêu âm:<br />
1+<br />
2+<br />
<br />
82<br />
10<br />
<br />
89,13%<br />
10,87%<br />
<br />
Biến chứng sau mổ thấp. Kết quả siêu âm trước khi ra viện: 89,13% hở van nhẹ 1+,<br />
10,87% hở van mức độ vừa.<br />
3. Kết quả xa.<br />
Thời gian theo dõi trung bình 41,25 ± 27,12 tháng. 5 BN (5,43%) bị mất liên lạc. Tỷ lệ<br />
theo dõi đạt 94,57% (87/92 BN). Trong quá trình theo dõi, 2 BN tử vong muộn, 1 BN<br />
nhiễm trùng, 1 BN phải mổ lại do hở VHL tái phát nặng, 1 BN bị viêm nội tâm mạc<br />
nhiễm trùng, 1 BN bị rối loạn đông máu do sử dụng kháng đông và 5 BN xuất hiện hở<br />
VHL tái phát mức độ nặng 3+. Tỷ lệ sống thêm kéo dài sau mổ, tỷ lệ không bị mổ lại,<br />
không bị viêm nội tâm mạc, không bị rối loạn đông máu do thuốc kháng đông và không<br />
bị hở VHL tái phát nặng sau mổ được ước lượng theo phương pháp Kaplan-Meier tương<br />
ứng 97,60 ± 1,70%; 97,30 ± 2,70%; 98,60 ± 1,40%; 97,10 ± 2,90% và 84,40 ± 8,20%.<br />
Bảng 3: Kết quả xa.<br />
Các đặc điểm<br />
Phân độ suy tim theo NYHA:<br />
<br />
Sau mổ (n = 84)<br />
<br />
p<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
NYHA I<br />
<br />
1 (1,09%)<br />
<br />
76 (90,48%)<br />
<br />
NYHA II<br />
<br />
81 (88,04%)<br />
<br />
6 (7,14%)<br />
<br />
NYHA III<br />
<br />
9 (10,87%)<br />
<br />
2 (2,38%)<br />
<br />
NYHA IV<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2,10 ± 0,33<br />
<br />
1,12 ± 0,39<br />
<br />
Điện tim đồ:<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Nhịp xoang<br />
<br />
66 (71,74%)<br />
<br />
72 (85,71%)<br />
<br />
0,01<br />
<br />
Rung nhĩ<br />
<br />
26 (28,26%)<br />
<br />
12 (14,29%)<br />
<br />
0,01<br />
<br />
NYHA (trung bình ± SD)<br />
<br />
92<br />
<br />
Trƣớc mổ (n = 92)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />