Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
lượt xem 1
download
Bài viết "Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương" tập trung đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trên có sở đó, bài báo đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm duy trì và làm bền vững các kết quả đã đạt được từ triển khai Chương trình MTQG về nước sạch và VSMT trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ThS. Nguyễn Thị Thu Hương TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết này tập trung đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trên có sở đó, bài báo đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm duy trì và làm bền vững các kết quả đã đạt được từ triển khai Chương trình MTQG về nước sạch và VSMT trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ khóa: Đánh giá, chương trình mục tiêu quốc gia, môi trường, vệ sinh nông thôn. Abstract This article focuses on the evaluation of implemeting results of the national target program on clean water and rural sanitation in Hai Duong province. Thereby, it suggests some policy recommendations in order to maintain a sustainable impacts gained from the Program in Hai Duong province. Key Words: the national target program, clean water and rural 1. Đặt vấn đề Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về nước sạnh và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) giai đoạn 2011-2015 đã triển khai gần được 5 năm. Mục tiêu của Chương trình là cải thiện tiếp cận nước sạch và VSMTNT nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn (Thủ tướng Chính phủ, 2012). Chương trình được triển khai trên nhiều tỉnh và thành phố trong đó có tỉnh Hải Dương thông qua dự án cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn và dự án cấp nước và vệ sinh công cộng nông thôn. Chương trình đã mang lại lợi ích gì cho người dân ở địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương, tác động như thế nào tới điều kiện sống của họ, làm thế nào để duy trì các tác động này? Làm thế nào để duy trì và làm bền vững các kết quả 377
- đã đạt được từ triển khai Chương trình MTQG về nước sạch và VSMT trên địa bàn Tỉnh trong dài hạn? 2. Cách tiếp cận Bài viết này dựa vào các chỉ số đo lường kết quả thực hiện chương trình MTQG về nước sạch và VSMTNT bao gồm các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện dự án cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện dự án cấp nước và vệ sinh công cộng nông thôn để phân tích những kết quả đạt được của Tỉnh Hải Dương từ triển khai Chương trình so với mục tiêu đề ra, phân tích tính bền vững của các kết quả này trong hiện tại và trong giai đoạn tới. Bài viết cũng dựa vào các yếu tố thuộc quy trình triển khai Chương trình và yếu tố chính sách cấp tỉnh và cấp trung ưương để lý giải một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế kết quả và tính bền vững của các kết quả mà Hải Dương đạt được từ triển khai Chương trình. 3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn Dự án cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn được triển khai thông qua kế hoạch cấp nước và kế hoạch vệ sinh môi trường. Mục tiêu của Tỉnh Hải Dương là đến hết năm 2015 đạt 100% số xã được đấu nối sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, 99,0% dân số nông thôn được sử dụng nước HVS (hợp vệ sinh), trong đó có 75,0% sử dụng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế với số lượng 60lít/người/ngày; 93,0% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu HVS, 76,0% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại HVS (UBND tỉnh Hải Dương, 2015). Về cấp nước sinh hoạt Hải Dương hiện được đánh giá là địa phương dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ các xã và người dân nông thôn được sử dụng nước sạch (nước máy có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia). Điều kiện sinh hoạt của người dân đã được cải thiện đáng kể trong đó quan trọng nhất là sự tiếp cận của người nghèo khu vực nông thôn (UBND tỉnh Hải Dương, 2015). Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch và VSMT tỉnh Hải Dương, đến cuối năm 2014, tỉnh Hải Dương có 198 trong tổng số 229 xã đang được cấp nước sạch (chiếm 86,5%). Tỷ lệ % dân số được cấp nước HVS và tỷ lệ dân số được cấp nước sạch QC2 (14 chỉ tiêu chất lượng nước theo quy chuẩn số 02/2009 của Bộ Y tế ban hành) trong giai đoạn 2012-2014 đều vượt xa mục tiêu đề ra. Tổng dân số nông thôn đã được cấp nước HVS là 134.846 người vượt 154% so với mục tiêu là 87.579 người. Tỷ lệ dân số đã được cấp nước HVS là 98,36% so với mục tiêu đề ra là 94%. 378
- Tỷ lệ hộ nghèo đã được cấp nước HVS là 94,72% so với mục tiêu là 89% trong giai đoạn 2012-2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tỉnh Hải Dương triển khai xây dựng hoàn thành mở rộng mạng đường ống cấp nước cho 08 xã và phát triển số hộ đấu nối sử dụng từ các công trình hiện có tăng thêm 30.500 hộ (khoảng 100.000 người). Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước HVS đạt 98,6/99%, trong đó tỷ lệ nước sạch đạt 75/75% (UBND tỉnh Hải Dương, 2015). Việc triển khai chương trình Môi trường Quốc gia (MTQG) về nước sạch và VSMTNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã và đang góp phần cải thiện điều kiện cung cấp nước cho người dân ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch không ngừng tăng lên một cách bền vững qua các năm. Năm 2011, Tỉnh Hải Dương mới có 30,5% số người dân nông thôn sử dụng nước sạch HVS, năm 2012 tỷ lệ đã tăng 50%, năm 2013 là 97,2%, năm 2014 tăng lên là 98,36%. Dự kiến đến hết năm 2015, con số này là 99%. Nhiều trạm cấp nước đã hoạt động tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Người dân đã dần thay đổi thói quen dùng nước sạch và các công trình vệ sinh, trước đây người dân chỉ mắc nước sạch để dùng cho ăn uống, thì nay có nhiều hộ gia đình đã dùng nước sạch cho sinh hoạt và chăn nuôi. Tại nhiều xã có công trình cấp nước sạch, người dân đã phát triển các ngành nghề truyền thống (như các làng nghề bún, bánh đa, ...) phát triển kinh tế hộ gia đình. Cũng từ khi có công trình cấp nước sạch, tỷ lệ các hộ đầu tư xây dựng các công trình như nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại, nhà bếp tăng cao làm thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên một số mục tiêu về nước sạch chưa thực hiện được và kết quả về cung cấp nước HVS chưa thực sự bền vững: - Đến hết tháng 6/2015, tỉnh Hải Dương còn 14 xã chưa được cấp nước (UBND tỉnh Hải Dương, 2015). Nhiều nơi đã có công trình cấp nước tập trung với chất lượng tốt, nhưng tỷ lệ đấu nối còn thấp, nhiều hộ chỉ dùng nước máy để ăn uống, còn sinh hoạt vẫn dùng nước chưa đảm bảo vệ sinh. Một số trường hợp còn tự ý đấu nối, lấy cắp nước, chây ỳ trong thanh toán tiền sử dụng nước hàng tháng, thậm ý còn có trường hợp phá hoại các đường ống cấp nước sạch, ăn cắp tài sản tại các trạm cấp nước. - Một số trạm cấp nước hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, doanh thu không đủ bù đắp chi phí vì mức độ sử dụng của người dân còn thấp. Qua kết quả điều tra bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch năm 2013, trong số 69 trạm cấp nước tập trung đang 379
- hoạt động, có 62/69 trạm hoạt động bền vững (chiếm 89,9%), 6/69 trạm hoạt động ở mức độ trung bình (chiếm 8,7%), 1/69 trạm hoạt động kém hiệu quả (chiếm 1,5%) (Văn phòng Ban điều hành Chương trình MTQG về nước sạch và VSMTNT, 2013). - Phần lớn các trạm cấp nước sạch tập trung nông thôn được xây dựng trước năm 2008, sau thời gian hoạt động không còn đáp ứng về quy mô công suất, công nghệ dẫn đến các đơn vị phải huy động vốn đầu tư sửa chữa, nâng công suất hoặc chuyển đổi nguồn nước. Nhiều trạm đã xuống cấp, công nghệ xử lý lạc hậu, ảnh hưởng đến tính bền vững của các thành quả đã đạt được về cấp nước (Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT, 2014). Vì vậy, sự tiếp cận nước sạch khu vực nông thôn ở Hải Dương sẽ bị đe dọa khi kết thúc Chương trình. - Một số doanh nghiệp đầu tư và quản lý khai thác trạm cấp nước còn hạn chế về năng lực tài chính và kỹ thuật. Có doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do vốn đầu tư chủ yếu đi vay tín dụng, kết hợp với tình trạng doanh thu hàng tháng còn thấp, chưa đủ để trả lãi vay, vì vậy đã có thời điểm không thể duy trì hoạt động ổn định. - Tình trạng ô nhiễm các nguồn nước có xu hướng gia tăng tại tỉnh Hải Dương, đặc biệt đối với các trạm cấp nước lấy nguồn từ sông nội đồng. Ngoài ra, sự ổn định của nguồn cung cấp nước đầu vào và chất lượng nguồn nước đầu ra cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động bền vững của các công trình. Trong giai đoạn tới, nếu tỉnh Hải Dương không có giải pháp kịp thời nhằm bảo vệ nguồn nước, thì các trạm cấp nước cũng không thể hoạt động một cách bền vững. - Mặt khác, ở những địa bàn thành thị, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung tuy nhiên người dân địa phương không đồng ý do lo ngại về chất lượng nước thấp hơn, chi phí đấu nối và giá thành nước sinh hoạt cao hơn so với các công trình do Nhà nước đầu tư. Vì vậy sự phát triển số lượng các công trình cung cấp nước sạch ở Hải Dương đang bị giới hạn. Bảng 1. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Kế hoạch cấp nước Hoàn thành Đơn Kế hoạch Thực hiện TT Chỉ tiêu so với kế vị 2012-2014 2012-2014 hoạch (%) 1 Tổng dân số nông thôn người 1.398.259 1.396.934 Số dân được cấp nước HVS 2 người 87.579 134.846 154 trong giai đoạn Tỷ lệ % dân số được cấp % 6,3 8,9 140,9 380
- Hoàn thành Đơn Kế hoạch Thực hiện TT Chỉ tiêu so với kế vị 2012-2014 2012-2014 hoạch (%) nước HVS trong giai đoạn Luỹ kế tổng số dân được 3 người 1.314.363 1.374.024 104,5 cấp nước HVS Tỷ lệ % dân số được cấp % 94 98,36 104,6 nước HVS Tỷ lệ % số người nghèo % 89 94,72 110,5 được cấp nước HVS Số dân được cấp nước sạch 4 người 392.924 513.373 130,7 trong giai đoạn Tỷ lệ % số dân được cấp nước sạch đạt QC 02 trong % 28,5 36,5 128,2 giai đoạn Luỹ kế tổng số dân được 5 người 810.990 935.946 115,4 cấp nước sạch đạt QC02 Tỷ lệ % dân số được cấp % 58 67 115,5 nước QC02 Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương (2014), Kế hoạch chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT tỉnh Hải Dương năm 2015. Về vệ sinh môi trường Các kế hoạch vệ sinh môi trường hộ gia đình hàng năm cũng được Chính quyền tỉnh Hải Dương quan tâm triển khai. Kết quả là các mục tiêu về vệ sinh môi trường đạt kết quả khá cao. Số hộ gia đình có nhà tiêu HVS trong giai đoạn 2012-2014 là 63.577 hộ so với mục tiêu là 32.961 hộ, vượt 192,9% so với kế hoạch. Tính lũy kế, hết năm 2014, tỉnh Hải Dương đã có 374.041 hộ có nhà tiêu HVS, đạt 108,9% so với kế hoạch; có 74,5% hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi HVS, đạt 116,4% so với mục tiêu đề ra (UBND tỉnh Hải Dương, 2014). Trong 6 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu HVS đạt 92,3 so với mục tiêu 93,0%; tỷ lệ số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại HVS đạt 75,1 so với mục tiêu là 76,0% (UBND tỉnh Hải Dương, 2015). Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo có chuồng trại chăn nuôi HVS vẫn còn bị giới hạn, mới chỉ 74,5% so với tổng số hộ có hoạt động chăn nuôi của cả tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, sự tiếp cận của nhóm người nghèo đối với các công trình nhà tiêu HVS còn ít so 381
- mức tiếp cận chung của tất cả các hộ gia đình nông thôn, tỷ lệ % số hộ gia đình nghèo có nhà tiêu HVS đến hết năm 2014 mới chỉ đạt 74,2% so với tổng số hộ nghèo, và mới đạt được 96,5% so với kế hoạch đề ra. Bảng 2. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương- Kế hoạch vệ sinh môi trường Kế hoạch Hoàn thành Thực hiện TT Chỉ tiêu Đơn vị so với kế 2012-2014 2014-2014 hoạch (%) 1 Tổng số hộ dân nông thôn hộ 416.272 407.807 Số hộ gia đình có nhà tiêu 32.961 63.577 192,9 2 hộ HVS trong giai đoạn Tỷ lệ % số hộ gia đình có 7,3 16,51 226,2 nhà tiêu HVS trong giai % đoạn Luỹ kế tổng số hộ gia đình 343.424 374.041 108,9 3 hộ có nhà tiêu HVS Tỷ lệ % số hộ gia đình có 82,5 91,72 111,2 % nhà tiêu HVS Tỷ lệ % số hộ gia đình 77,6 74,2 96,5 % nghèo có nhà tiêu HVS Lũy tích tỷ lệ % số HGĐ 64 74,5 116,4 4 có chuồng trại chăn nuôi % HVS Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương (2014), Kế hoạch chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT tỉnh Hải Dương năm 2015. 4. Đánh giá kết quả thực hiện dự án cấp nước và vệ sinh công cộng Chính quyền Tỉnh Hải Dương đã xác định mục tiêu đến 2015 là 100,0% các nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã ở nông thôn sử dụng nước sạch và nhà tiêu HVS. Trong giai đoạn 2012-2015, mỗi năm đầu tư xây dựng mới thêm khoảng 1,1% số công trình nước sạch và nhà tiêu HVS các trường học, 6,5% các công trình này cho các trạm y tế. kết quả thực hiện bình quân 1 năm chỉ có 0,9% số trường học và 4% số trạm y tế được đầu tư xây dựng mới công trình nước sạch và nhà tiêu HVS. Trong giai đoạn 2012-2014, tỉnh Hải Dương đã có 96,9% trường học có nước HVS và nhà tiêu HVS, đạt hơn 98% so với mục tiêu đề ra. Hầu hết các trạm y tế đã có nước HVS và nhà tiêu HVS, chiếm 97,4% so với số trạm y tế trên địa bàn Tỉnh. Trong 382
- 6 tháng đầu năm 2015, Tỉnh Hải Dương đã đạt được tỷ lệ số trường học mầm non và phổ thông được cấp nước sạch đạt 99,1%; tỷ lệ số trường học mầm non và phổ thông có nhà tiêu HVS đạt 99,1%; tỷ lệ số trạm y tế xã được cấp nước sạch đạt 99,5 % tỷ lệ số trạm y tế xã có nhà tiêu HVS đạt 99,5% (UBND tỉnh Hải Dương, 2015). Dự kiến, Tỉnh Hải Dương về cơ bản sẽ đạt được các mục tiêu đề ra về cấp nước và vệ sinh các công trình công cộng đã đặt ra đến hết năm 2015. Mặc dầu vậy, tính bền vững của các kết quả nói trên chưa được khẳng định. Chất lượng một số nhà tiêu hộ gia đình tự xây hoặc thợ xây chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng do thiếu sự hướng dẫn, tư vấn. Có những công trình vệ sinh được đầu tư xây dựng sau năm 2006, tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp, các trường chỉ cải tạo, nâng cấp những hạng mục chính, cần thiết, cấp bách trước. Một số trường vẫn tận dụng các công trình vệ sinh cũ, xuống cấp không đảm bảo vệ sinh. Những vấn đề này đặt ra nhu cầu đối với Chính quyền Tỉnh trong duy trì các kết quả thực hiện và thúc đẩy các tác động tích cực bền vững của Chương trình. Bảng 3. Đánh giá kết quả thực thi Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Dự án cấp nước và vệ sinh các công trình công cộng tại nông thôn Thực Kế hoạch Hoàn thành hiện TT Chỉ tiêu 2012-2014 so với kế 2012- (%) hoạch (%) 2014 (%) 1 Trường học Tỷ lệ % trường học có nước và 3 2,27 75,67 1.1 nhà tiêu HVS trong giai đoạn Lũy tích tỷ lệ % trường học có 98,6 96,9 98,27 1.2 nước và nhà tiêu HVS 2 Trạm y tế Tỷ lệ % số trạm y tế có công 7,1 9 12,8 2.1 trình nước sạch, nhà tiêu HVS trong giai đoạn Lũy tích tỷ lệ % số trạm y tế có 98,6 97,4 98,78 2.1 cả nước và nhà tiêu HVS Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương (2014), Kế hoạch chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT tỉnh Hải Dương năm 2015. 383
- 5. Một số nguyên nhân cơ bản Nguyên nhân cơ bản dẫn đến một số hạn chế về kết quả thực hiện Chương trình cũng như tính bền vững của các kết quả này có thể kể đến như sau: Do hạn chế về số lượng và trình độ của cán bộ Mạng lưới cán bộ làm công tác tuyên truyền còn thiếu. Ở cấp thôn, xóm không có đội ngũ cộng tác viên truyền thông về nước sạch và VSMT mà chỉ dựa vào các hoạt động lồng ghép của các hội, đoàn thể. Tại một số xã thuộc chương trình nước sạch và VSMTNT đồng bằng sông Hồng do Ngân hàng Thế giới tài trợ trong đó các một số xã của tỉnh Hải Dương có thiết lập mạng lưới tuyên truyền viên cấp thôn nhưng tính bền vững chưa cao do không có kinh phí hỗ trợ cho đội ngũ này sau khi Chương trình kết thúc. - Năng lực cán bộ làm công tác vận hành tại các trạm cấp nước tập trung còn yếu, chỉ có khoảng 25% số người có trình độ trung cấp trở lên, tuy nhiên hầu hết không đúng chuyên ngành cấp nước; khoảng 60% số công nhân đã qua đào tạo, tập huấn, còn lại chủ yếu là lao động phổ thông. Đội ngũ công nhân thường xuyên thay đổi và đa phần đều chưa đào tạo chuyên sâu mà chủ yếu là tập huấn các lớp vận hành ngắn hạn gây cản trở tới hiệu quả hoạt động các trạm cấp nước. Do khâu truyền thông về nước sạch và VSMT Hoạt động truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bản Tỉnh chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Phần lớn hoạt động tập trung vào dịp “Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường”. Diện bao phủ của các hoạt động truyền thông vẫn còn hẹp. Ngoại trừ các chương trình trên truyền hình và đài phát thanh, đa số hoạt động truyền thông chỉ tập trung ở những xã, thôn có dự án xây dựng công trình cấp nước tập trung hoặc xây dựng nhà tiêu hộ gia đình. Nội dung các hoạt động tuyên truyền vẫn còn chưa đầy đủ, một số nơi người dân vẫn còn chưa hiểu biết và trông chờ vào sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước. Chính quyền Tỉnh chưa xây dựng được kế hoạch tuyên truyền thổng thể do vậy còn thiếu sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông. Truyền thông trong trường học chủ yếu là tập huấn cho giáo viên, ít có các hoạt động tác động đến học sinh. Tại các trường có xây dựng công trình vệ sinh, công tác truyền thông cũng chưa được quan tâm đúng mức. Chính quyền Tỉnh chưa phổ biến được rộng rãi các mô hình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp”, mô hình thu gom rác thải ở nông thôn có hiệu quả để các thôn, xã tự nhân ra thực hiện trên diện rộng. 384
- Do thiếu kinh phí triển khai Chương trình Bản thân các hộ gia đình nông thôn không có khả năng đóng góp kinh phí đối ứng để thực hiện đấu nối các sử dụng nước sạch. Sau khi đấu nối, do nhận thức, do thói quen sinh hoạt và do yếu tố kinh tế nên người dân chưa thường xuyên sử dụng nước sạch để phục vụ cuộc sống mà vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Do hạn chế về kinh phí nên sự hỗ trợ trợ kinh phí của Tỉnh cho các hộ nghèo xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh hộ gia đình chưa được thực hiện đầy đủ. Tỉnh mới chỉ tập trung hỗ trợ các gia đình có điều kiện đặc biệt khó khăn để xây dựng mô hình nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi HVS. Mặt khác, Chính quyền tỉnh Hải Dương vẫn còn bị động trong huy động các nguồn kinh phí của xã hội trong thực hiện các hoạt động cấp nước và vệ sinh môi trường. Nguồn vốn của tư nhân chủ yếu tập trung đầu tư vào các công trình cấp nước ở những vùng có điều kiện thuận lợi, chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn. Do hạn chế trong khâu kiểm soát của Chính quyền Tỉnh Hải Dương Mặc dù tỉnh Hải Dương đã xây dựng được một hệ thống thu thập và xử lý thông tin thông qua hoạt động điều tra, cập nhật bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và VSMTNT. Tuy nhiên nguồn thông tin từ các báo cáo còn hạn chế, các báo cáo của các địa phương chưa đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là báo cáo về tình hình, tiến độ, kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch về xây dựng cơ bản, đào tạo, tập huấn, vì vậy gây khó khăn cho công tác theo dõi, giám sát và đánh giá thực trạng nước sạch và VSMTNT nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Công tác giám sát chống ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm làm ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước thô cho các trạm cấp nước. Vai trò của người dân trong giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình vẫn còn chưa thực sự rõ nét. Chính quyền Tỉnh chưa tổ chức được nhiều các cuộc thăm dò ý kiến của các hộ dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan để tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của người dân nhằm điều chỉnh thực hiện chương trình cho phù hợp. Trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát công trình cấp nước chưa cao. Do sự không hợp lý của các chính sách của Tỉnh và của Trung ương Chính sách của Tỉnh hiện nay vẫn là chủ trương không hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu HVS cho các trường, trạm xây dựng từ sau năm 2006. Nguồn vốn ngân sách chỉ đầu tư xây mới, hiện chưa bố trí hỗ trợ cho sửa chữa, nâng cấp các công trình nên một số công trình không đảm bảo yêu cầu vệ sinh là tất yếu. 385
- Ngoài ra, một số chính sách của Trung ương không phù hợp thực tế trong hoạt động cấp nước ở nông thôn. Đặc thù công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn là có quy mô nhỏ, địa bàn dân cư ở rải rác, hệ thống mạng đường ống kéo dài, trình độ dân trí thấp, kinh tế khó khăn dẫn đến lượng nước tiêu thụ ít, chi phí quản lý và tiêu hao vật tư nguyên liệu cho sản xuất đầu vào ở các trạm cấp nước cao. Nhưng hiện nay, việc vận hành các trạm cấp nước khu vực nông thôn vẫn phải tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn áp dụng cho các công trình cấp nước tại các đô thị dân cư tập trung, sản lượng sử dụng nhiều, công trình có công suất lớn, ví dụ văn bản hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch được áp dụng chung cho cả khu vực thành thị và nông thôn (theo Thông tư số 75 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT), hay văn bản hướng dẫn việc xác định khấu hao áp dụng chung, trích khấu hao mà các trạm cấp nước phải áp dụng. 6. Một số gợi ý chính sách Những phân tích trên đây cho thấy Tỉnh Hải Dương đã đạt được kết quả cao trong triển khai Chương trình MTQG về nước sạch và VSMTNT, tuy nhiên tính bền vững của các kết quả mà Chương trình mang lại đang bị đe dọa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để những kết quả về nước sạch và VSMTNT đạt được trong giai đoạn vừa qua trở nên bền vững và tác động một cách tích cực tới cuộc sống của người dân nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2000), nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất cho Chính quyền tỉnh Hải Dương như sau: - Mục tiêu về nước sạch về VSMTNT cần được coi là mục tiêu xung yếu trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới được tiếp tục triển khai tại tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2016- 2020 và cần được ưu tiên về ngân sách đầu tư (do Chính phủ đã cắt giảm số chương trình MTQG trong đó có chương trình MTQG về nước sạch và VSMTNT). - Trong giai đoạn 2016-2020, Tỉnh Hải Dương nên tập trung chú trọng ba mục tiêu đầu tư sau: (1) ưu tiên hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách đầu tư xây dựng công trình vệ sinh, đấu nối sử dụng nước sạch làm tăng tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, đảm bảo các hộ nghèo có thể tiếp cận với các công trình nước sạch và vệ sinh một cách bền vững; (2) nâng cấp sửa chữa, chuyển đổi nguồn nước cho các trạm cấp nước bị xuống cấp, công nghệ lạc hậu, quá công suất và có nguồn nước bị ô nhiễm; (3) ưu tiên xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh xuống cấp, đảm bảo duy trì đạt 100% các điểm trường học và trạm y tế xã được cấp nước và có nhà tiêu HVS. 386
- - Cần có chiến lược nhằm thay đổi thói quen sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn, qua đó nâng cao tính bền vững của các trạm cấp nước tập trung. Trong thời gian tới, Tỉnh cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, vận động các hộ gia đình tự đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch sau khi Chương trình kết thúc và tập trung truyền thông lợi ích của sử dụng nước HVS. Hoạt động tuyên truyền cần được đẩy mạnh trong các trường học và hướng vào đối tượng học sinh nhằm giáo dục nhận thức và thói quen của thế hệ tương lai, là cơ sở cho sự bền vững của các kết quả mà Chương trình nước sạch và VSMTNT đã mang lại. Các hoạt động này cần được coi là kế hoạch thường xuyên của Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, đề xuất này cần gắn liền với phát triển mạng lưới cán bộ truyền thông, cộng tác viên ở các thôn xóm và đảm bảo kinh phí hỗ trợ đội ngũ cộng tác viên này. - Ban hành các chính sách cởi mở hơn, đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp đầu tư thông qua hình thức hợp tác công tư nhằm thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân vào lĩnh vực xây dựng, nâng cấp các trạm cấp nước và cung cấp nước sạch, khắc phục những thách thức do thiếu vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cần có những chính sách đổi mới tích cực về hợp tác với các tổ chức khu vực tư nhân trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng các trạm cấp nước nhằm đảm bảo sự cung cấp ổn định và bền vững của các công trình. - Quản lý nguồn nước đầu vào và chất lượng nước đầu ra cần được chú trọng hơn nhằm quyền lợi và sức khỏe người dân. Muốn vậy cần có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về công tác này tại địa phương, và cần có sự phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT trong đảm bảo chất lượng nước phục vụ cho người dân. - Tăng cường giám sát và đánh giá các kết quả đạt được của Chương trình MTQG về nước sạch và VSMTNT, làm cơ sở cho những giải pháp duy trì và phát triển các tác động tích cực của Chương trình. Giám sát và đánh giá cần tập trung và những tác động trung hạn như tỷ lệ các hộ tiếp tục sử dụng nước HVS sau khi đấu nối, tỷ lệ các trạm cấp nước vận hành ổn định, tỷ lệ các trạm cấp nước đang sử dụng nguồn nước ô nhiễm, số công trình vệ sinh và nước sạch đã bị xuống cấp của các trường học và các trung tâm y tế. Các tác động dài hạn của Chương trình cũng cần được đánh giá như tác động của kết quả sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh tới sức khỏe và phát triển kinh tế của người dân. Muốn vậy, Chính quyền Tỉnh cần xây dựng một hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá với sự tham gia của người dân, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương nhằm có được những thông tin sát thực và khách quan cho đánh giá. 387
- - Để vận hành các công trình nước sạch một cách bền vững tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa với đặc điểm là lượng nước tiêu thụ ít, chi phí quản lý cao, tiêu hao nguyên liệu nhiều, Chính quyền Tỉnh cần kiến nghị những chính sách riêng về cấp nước tại các vùng này, một trong những chính sách cần quan tâm chính sách định giá tiêu thị nước sạch theo vùng, địa phương, theo khoảng cách và chính sách trích khấu hao đối với các đơn vị sự nghiệp đang cung cấp nước sạch tại địa phương. Tài liệu tham khảo 1. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, Hà Nội. 2. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt Chương trình MTQG về nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015, Hà Nội. 3. Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT (2014), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT năm 2011,2012,2013,2014 và ước thực hiện năm 2015, Hải Dương. 4. UBND tỉnh hải Dương (2014), Kế hoạch chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT tỉnh Hải Dương năm 2015, Hải Dương 5. UBND tỉnh hải Dương (2015), Kế hoạch chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT tỉnh Hải Dương năm 2016, Hải Dương 388
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá tổng quát về kết quả thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước qua 30 năm đổi mới
16 p | 143 | 16
-
Một số kết quả thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang
7 p | 99 | 11
-
Đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
7 p | 58 | 11
-
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2021
11 p | 32 | 8
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả khu vực công - Nguyễn Hồng Thắng
22 p | 89 | 8
-
Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn thời kỳ 2011-2020
12 p | 17 | 7
-
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử đất hàng năm huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
13 p | 17 | 7
-
Cộng đồng Kinh tế ASEAN và sự tham gia của Việt Nam
7 p | 96 | 6
-
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị tại thành phố Huế giai đoạn 1999–2019
12 p | 13 | 5
-
Bảo hiểm nông nghiệp - Cẩm nang cho người dân: Phần 2
110 p | 62 | 5
-
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết 02 năm 2020 và nghị quyết 35 năm 2016 của chính phủ
110 p | 22 | 4
-
Phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê khác nhau ở Việt Nam
9 p | 48 | 3
-
Bộ chỉ tiêu tỉnh công nghiệp hiện đại và phương pháp đánh giá kết quả thực hiện
7 p | 43 | 3
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng KPIs đánh giá kết quả thực thi công việc trong khu vực công Việt Nam
3 p | 6 | 3
-
Phương pháp luận đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
17 p | 81 | 2
-
Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018
890 p | 15 | 2
-
Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu thống kê để xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện các hiện tượng kinh tế - xã hội
0 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn