Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VI PHẪU<br />
TRONG TẠO HÌNH TẠI KHOA PHẪU THUẬT HÀM MẶT<br />
VÀ TẠO HÌNH, BV TƯQĐ 108<br />
Nguyễn Tài Sơn*; Nguyễn Huy Thọ*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Với ưu điểm vượt trội là có thể lấy và chuyển ghép vạt tổ chức từ bất kỳ vị trí nào của cơ thể để<br />
điều trị các tổn khuyết lớn, phục hồi lại chức năng, thẩm mỹ, vi phẫu thuật trở thành kỹ thuật cơ bản của ngoại<br />
khoa hiện đại.<br />
Phương pháp: Xem xét 535 bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa Hàm mặt và tạo hình, với 558 vạt tổ chức<br />
tự do được sử dụng.<br />
Kết quả: Tỷ lệ vạt sống toàn bộ là 96%, hoại tử 1 phần 1,8%, hoại tử toàn bộ 2,2%. Tỷ lệ thành công đối với<br />
vạt ghép có chức năng là 85% đạt kết quả tốt và khá, vạt che phủ đạt 82%, vạt độn 95%, vạt xương mác 92%...<br />
Kết luận: Qua 20 năm ứng dụng kỹ thuật vi phẫu trong Phẫu thuật tạo hình, chúng tôi nhận thấy sự tiến<br />
bộ của kỹ thuật vi phẫu và nghiên cứu các vạt tổ chức tự do là công cụ thúc đẩy ngành ngoại khoa nói chung<br />
cũng như phẫu thuật tạo hình nói riêng ngày một phát triển.<br />
Từ khóa: Vi phẫu thuật, Vạt tự do<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF RESULTS OF USING MICROSURGERY FOR RECONSTRUCTIVE AND PLASTIC<br />
SURGERY IN DEPARTMEMT OF MAXILLOFACIAL AND PLASTIC SURGERY, CMH 108<br />
Nguyen Tai Son; Nguyen Huy Tho<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 447 - 452<br />
Purpose: Free flap transfer is becoming a standardized procedure in the treatment of various tissue defects<br />
and clinical functional loss.<br />
Method: Between 1990 and 2010, 558 free flaps were used.<br />
Results: In 535 patients with mean age 34 ± 5.6 underwent microsurgical reconstruction in Department of<br />
Maxillofacial and Plastic Surgery, CMH 108. The total flap survival rate was 96%, partial necrosis – 1.8% and<br />
total flap necrosis – 2.2%. The functional and aesthetic outcome of some individual flaps: in group of functional<br />
muscle transfers was 85%, in group of flaps for surface reconstruction was 82%, in group of vascularized bone<br />
flaps was 92%...<br />
Conclusion: From the our experience, we suggest that the recent advances in microtechnique and free flap<br />
studies have provided rarely useful tools for improving surgery in general and plastic and reconstructive surgery<br />
in particular.<br />
Keyword: Microsurgery, Free tissue flaps<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Kỹ thuật vi phẫu được GS.TSKH Nguyễn<br />
Huy Phan triển khai áp dụng tại Việt Nam vào<br />
* Bệnh viện Trung Ương quân đội 108<br />
Tác giả liên lạc: PGS TS Nguyễn Tài Sơn<br />
<br />
những năm cuối của thập kỷ 70, thế kỷ XX và<br />
ngày nay trở thành một kỹ thuật cơ bản của<br />
ngoại khoa hiện đại(5). Kỹ thuật vi phẫu được sử<br />
<br />
ĐT: 0903211900<br />
<br />
email: drnguyentaison@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
447<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
dụng rộng rãi trong các chuyên ngành ngoại<br />
khoa khác nhau để giải quyết những trường hợp<br />
cấp cứu và tạo hình phức tạp như trồng lại chi<br />
thể đứt rời, tạo hình các khuyết hổng tổ chức lớn,<br />
các dị dạng bẩm sinh hay mắc phải… mà các kỹ<br />
thuật kinh điển không thể giải quyết được(3). Đặc<br />
biệt trong chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt, kỹ<br />
thuật vi phẫu là một công cụ đắc lực giúp phẫu<br />
thuật viên trả lại nét mặt sinh động cũng như<br />
phục hồi các chức năng và thẩm mỹ cho người<br />
bệnh(6). Trong nghiên cứu này chúng tôi nhìn lại<br />
20 năm ứng dụng vi phẫu thuật trong tạo hình<br />
hàm mặt và tạo hình chung nhằm đánh giá kết<br />
quả sử dụng các vạt tổ chức tự do cũng như<br />
hướng phát triển của vi phẫu thuật trong thời<br />
gian tới.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Đối tượng<br />
Gồm 535 bệnh nhân (BN) đã được tạo hình<br />
(TH) các khuyết hổng lớn tổ chức vùng hàm<br />
mặt, liệt mặt, khuyết rộng xương hàm trên và<br />
dưới, khuyết các bộ phận, cơ quan như dương<br />
vật, vú… bẩm sinh hay sau cắt bỏ do ung thư tại<br />
Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình,<br />
BVTƯQĐ 108, trong thời gian từ năm 1990 đến<br />
2010 và có đầy đủ hồ sơ lưu trữ.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Hồi cứu.<br />
Nghiên cứu hồ sơ bệnh án, ghi chép mổ và<br />
nhận xét đánh giá kết quả phẫu thuật trong các<br />
lần bệnh nhân đến tái khám. Phân loại kết quả<br />
chung về chức năng và thẩm mỹ dựa trên mức<br />
độ cân đối của mặt sau tạo hình, khả năng phục<br />
hồi chức năng cũng như hình dáng cơ quan bộ<br />
phận được tạo hình và mức độ hài lòng của<br />
<br />
người bệnh(6).<br />
Các số liệu nghiên cứu thu được, được xử lý<br />
bằng phần mềm EPI.INFO 6.0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tuổi, giới<br />
- Tuổi: 535 bệnh nhân có độ tuổi từ 11 đến 74<br />
tuổi, trung bình 34 ± 5,6 tuổi.<br />
- Giới: Nữ: 378 bệnh nhân, chiếm 70,6%<br />
Nam: 157 bệnh nhân, chiếm 29,4 %<br />
- Giới và các bệnh lý:<br />
- Liệt mặt: Nữ 155/164, chiếm 94,5%<br />
Nam 9/164, chiếm 5,5%<br />
- Sẹo co kéo: Nữ 86/ 148, chiếm 58,1%<br />
Nam 78/148, chiếm 41,9%<br />
<br />
Các dạng bệnh lý có chỉ định sử dụng vạt vi<br />
phẫu<br />
Bảng 1: Các dạng bệnh lý (n=535)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Các dạng bệnh lý<br />
Liệt mặt<br />
Sẹo co kéo<br />
U men xương hàm dưới<br />
Khuyết phần mềm<br />
Khuyết dương vật<br />
K lưỡi-sàn miệng<br />
Khuyết vú sau PT cắt K vú<br />
Các dạng bệnh lý khác<br />
Tổng số<br />
<br />
Số BN<br />
164<br />
148<br />
61<br />
45<br />
27<br />
23<br />
12<br />
58<br />
535<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
30,65<br />
27,7<br />
11,4<br />
8,4<br />
5<br />
4,3<br />
2,2<br />
10,8<br />
100<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy liệt mặt là bệnh lý hay gặp<br />
nhất, chiếm 30,6%, tiếp theo là các sẹo co kéo<br />
vùng cổ mặt, chiếm 27,7%. Điều này chứng minh<br />
những biến dạng mặt gây mặc cảm lớn cho<br />
người bệnh, do vậy nhu cầu chỉnh sửa khuôn<br />
mặt được quan tâm hơn.<br />
<br />
Tuổi và các dạng bệnh lý<br />
Bảng 2: Liên quan tuổi và các dạng bệnh lý<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
448<br />
<br />
Các dạng bệnh lý Số BN 10- 20 tuổi 21- 30 tuổi 31- 40 tuổi 41- 50 tuổi 51- 60 tuổi >60 tuổi Tuổi trung<br />
bình<br />
Liệt mặt<br />
164<br />
75<br />
58<br />
21<br />
8<br />
2<br />
0<br />
23,0<br />
Sẹo co kéo<br />
148<br />
13<br />
41<br />
58<br />
25<br />
11<br />
0<br />
33,6<br />
U men<br />
61<br />
0<br />
35<br />
25<br />
1<br />
0<br />
0<br />
29,4<br />
Khuyết phần mềm<br />
45<br />
8<br />
13<br />
16<br />
8<br />
0<br />
0<br />
25,0<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
STT<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các dạng bệnh lý Số BN 10- 20 tuổi 21- 30 tuổi 31- 40 tuổi 41- 50 tuổi 51- 60 tuổi >60 tuổi Tuổi trung<br />
bình<br />
Khuyết dương vật<br />
27<br />
0<br />
9<br />
11<br />
6<br />
1<br />
0<br />
33,8<br />
K lưỡi-sàn miệng<br />
23<br />
0<br />
0<br />
0<br />
5<br />
12<br />
6<br />
55,4<br />
Khuyết vú<br />
12<br />
0<br />
1<br />
2<br />
7<br />
2<br />
0<br />
43,3<br />
Các dạng BL khác 55<br />
0<br />
13<br />
19<br />
15<br />
7<br />
1<br />
36,6<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy tuổi trung bình cao nhất<br />
(55,4 tuổi) hay gặp ở nhóm bệnh nhân bị ung<br />
thư lưỡi-sàn miệng, thấp nhất là nhóm bệnh<br />
nhân bị liệt mặt (23 tuổi).<br />
<br />
Các loại vạt tổ chức tự do được sử dụng<br />
Bảng 3: Các vạt tổ chức tự do được sử dụng (n=558)<br />
STT<br />
Các dạng vạt tự do<br />
Số lượng<br />
1<br />
Cơ thon<br />
171<br />
2<br />
Vạt bả-bên bả<br />
155<br />
3<br />
Vạt cẳng tay quay<br />
40<br />
4<br />
Vạt xương mác<br />
56<br />
5<br />
Vạt đùi trước ngoài (ALT)<br />
48<br />
6<br />
Mào chậu<br />
37<br />
7<br />
Cánh tay ngoài<br />
17<br />
8<br />
Cơ lưng rộng<br />
14<br />
9<br />
Bắp chân trong<br />
5<br />
10<br />
Vạt xuyên ngực lưng<br />
3<br />
11 Vạt thượng vị sâu dưới (DIEP)<br />
12<br />
Tổng số vạt<br />
558<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
30,6<br />
27,8<br />
7,2<br />
10,0<br />
8,6<br />
6,6<br />
3,0<br />
2,5<br />
0,89<br />
0,53<br />
2,1<br />
100<br />
<br />
Trong số các vạt tự do được thống kê, vạt<br />
cơ thon nhiều nhất chiếm 30,6%, vạt bả bên bả<br />
chiếm 27,8%. Vạt sử dụng ít nhất là vạt xuyên<br />
ngực lưng, chiếm 0,53%. Điều này cho thấy<br />
thói quen sử dụng cũng như kỹ năng lấy các<br />
loại vạt không đồng đều, đòi hỏi phải nghiên<br />
cứu rộng hơn nữa để có nhiều sự lựa chọn khi<br />
sử dụng vạt.<br />
<br />
Số lượng vạt sử dụng trên 1 bệnh nhân<br />
Bảng 4: Số lượng vạt trên một bệnh nhân (n=535)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Số vạt<br />
Một vạt tự do<br />
Hai vạt tự do<br />
Ba vạt tự do<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
499<br />
32<br />
4<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
93,3<br />
6<br />
0,7<br />
<br />
4<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
535<br />
<br />
100%<br />
<br />
Bảng 4 cho thấy nhu cầu sử dụng 1 vạt tự<br />
do là chủ yếu, chiếm 93,3%. Sử dụng từ 2 vạt<br />
trở lên trên một bệnh nhân, trong một lần mổ<br />
chỉ chiếm 6,7%. Có thể sử dụng nhiều vạt<br />
trong một lần mổ, trên một bệnh nhân, tuy<br />
nhiên còn phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe<br />
<br />
người bệnh chứ không phụ thuộc vào kỹ thuật<br />
lấy vạt.<br />
<br />
Các dạng vạt tự do<br />
Bảng 5: Các dạng vạt tự do (n=558)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Các dạng vạt<br />
Số lượng Tỷ lệ %<br />
Vạt có chức năng (cơ thon)<br />
164<br />
29,4<br />
Vạt che phủ<br />
227<br />
40,7<br />
Vạt tạo hình cơ quan (vú,<br />
39<br />
6,9<br />
dương vật)<br />
Vạt tạo hình độn<br />
35<br />
6,2<br />
Vạt xương<br />
93<br />
16,6<br />
+ Vạt phức hợp da, cơ, xương 32/93<br />
(34,4%)<br />
Tổng số<br />
558<br />
100<br />
<br />
Bảng 5 cho thấy vạt được sủ dụng che phủ<br />
được sử dụng nhiều nhất 227 vạt, chiếm<br />
40,7%; tiếp sau để phục hồi chức năng (vạt cơ<br />
thon) trong điều trị liệt mặt 164 vạt, chiếm<br />
29,4% và vạt xương có 93 vạt, chiếm 16,6%.<br />
<br />
Tỷ lệ sống và hoại tử vạt<br />
- Vạt sống toàn bộ: 536 vạt, chiếm 96 %<br />
- Vạt hoại tử một phần: 10 vạt, chiếm 1,8%<br />
- Vạt hoại tử toàn bộ: 12 vạt, chiếm 2,2%<br />
Bảng 6: Tỷ lệ hoại tử của từng loại vạt (n=12)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
6<br />
7<br />
<br />
Các dạng vạt tự do<br />
Cơ thon<br />
Vạt bả-bên bả<br />
Vạt cẳng tay quay<br />
Vạt xương mác<br />
Mào chậu<br />
Cánh tay ngoài<br />
Tổng số vạt<br />
<br />
Số lượng<br />
1<br />
1<br />
2<br />
4<br />
2<br />
2<br />
12<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
8,3<br />
8,3<br />
16,7<br />
33,3<br />
16,7<br />
16,7<br />
100<br />
<br />
Bảng trên cho thấy vạt xương mác có tỷ lệ<br />
hoại tử cao gồm 4 vạt, chiếm 33,3%, ít nhất là<br />
vạt cơ thon và vạt bả bên bả, chiếm 8,3% trong<br />
tổng số các vạt bị hoại tử. Sử dụng vạt xương<br />
mác có nhiều khó khăn trong các thì lấy vạt và<br />
cắt gọt cho phù hợp với khuyết hổng hơn là<br />
các vạt phần mềm.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
449<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Kết quả về chức năng và thẩm mỹ 6 tháng sau phẫu thuật, đối với ghép cơ sau 12 tháng<br />
Bảng 7: Kết quả chức năng và thẩm mỹ (n=535)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Các dạng bệnh lý<br />
Liệt mặt<br />
Sẹo co kéo<br />
TH xương hàm dưới<br />
TH độn phần mềm<br />
TH dương vật<br />
TH lưỡi-sàn miệng<br />
TH vú<br />
TH các dạng khác<br />
Kết quả chung<br />
<br />
Số BN<br />
164<br />
148<br />
92<br />
35<br />
27<br />
23<br />
12<br />
34<br />
535<br />
<br />
Bảng 7 cho thấy kết quả phẫu thuật sau 6<br />
tháng trở lên đạt 93% tốt và khá, chỉ có 6,9% kết<br />
quả kém cần có sửa chữa bổ xung thêm. Về từng<br />
loại bệnh lý thì kết quả tạo hình độn và tạo hình<br />
vú cho kết quả tối đa, không có kết quả kếm.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Các tác giả Ueda(10), Terzis(8) đã tiến hành<br />
ghép cơ tự do điều trị liệt mặt cho những bệnh<br />
nhân có độ tuổi từ 3 đến 15 tuổi và nhận được<br />
kết quả chức năng của vạt ghép tốt, thời gian<br />
phục hồi sớm. Van Landuyt(11) đã sử dụng vạt<br />
mạch xiên che phủ khuyết phần mềm cho các<br />
bệnh nhi nhỏ tuổi, trong đó có bệnh nhi 28 tuần<br />
tuổi mà không gặp bất kỳ tai biến nào. Đối với<br />
những bệnh nhân cao tuổi, Talbi năm 2010(7) đã<br />
sử dụng vạt cẳng tay quay tạo hình má cho một<br />
bệnh nhân bị ung thư ở tuổi 97 và nhận thấy<br />
không có sự khác biệt nào về kết quả nối ghép<br />
vạt tổ chức tự do ở người già so với người trẻ(2).<br />
Theo Tezis 1997 kết quả khác biệt liên quan đến<br />
tuổi chỉ thể hiện ở khả phục hồi dẫn truyền thần<br />
kinh và phục hồi chức phận cơ ghép trong<br />
chuyển ghép các vạt tự do có chức phận(9). Trong<br />
nghiên cứu này độ tuổi có chỉ định sử dụng kỹ<br />
thuật vi phẫu để cấy ghép các vạt tổ chức tự do<br />
có biên độ giao động lớn, từ 11 đến 74 tuổi, kết<br />
quả của chúng tôi phù hợp với các đánh giá của<br />
của các tác giả trên về độ tuổi không có ảnh<br />
hưởng tới kết quả sử dụng vạt tổ chức tự do.<br />
Liên quan độ tuổi với các dạng bệnh lý cho<br />
thấy các bệnh nhân liệt mặt có độ tuổi trung bình<br />
là 23,0 tuổi, trẻ hơn so với các bệnh nhân bị ung<br />
<br />
450<br />
<br />
Tốt<br />
62 (37,8%)<br />
75 (50,7%)<br />
48 (52,2%)<br />
24 (68,5%)<br />
15 (55,6%)<br />
16 (69,6%)<br />
10 (83,3%)<br />
21 (61,7%)<br />
273 (51,0%)<br />
<br />
Khá<br />
87 (53,0%)<br />
65 (43,9%)<br />
36 (39,2%)<br />
11 (31.5%)<br />
9 (33,3%)<br />
6 (26,1%)<br />
2 (16,7%)<br />
11 (32,3%)<br />
225 (42,0%)<br />
<br />
Kém<br />
15 (9,1%)<br />
8 (5,4%)<br />
8 (8,6%)<br />
0 (0%)<br />
3 (11,1%)<br />
1 (4,3%)<br />
0<br />
2 (5,9%)<br />
37 (6,9%)<br />
<br />
thư sàn miệng có độ tuổi trung bình là 55,4 tuổi,<br />
điều này phản ánh đúng tính chất bệnh và nhu<br />
cầu cần tạo hình. Đối với liệt mặt thì bệnh có thể<br />
bẩm sinh hoặc mắc phải ở lứa tuổi rất trẻ và nhu<br />
cầu điều trị cao hơn, mặt khác về kỹ thuật ghép<br />
cơ ở độ tuổi dưới 20 cho kết quả phục hồi chức<br />
năng tốt hơn những bệnh nhân trên 30 tuổi(6,9).<br />
Độ tuổi còn phản ánh tính chất bệnh lý: u men<br />
xương hàm dưới thường gặp ở những bệnh<br />
nhân trẻ dưới 40 tuổi, ung thư đầu mặt cổ gặp<br />
chủ yếu ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Kết quả<br />
nghiên cứu về liên quan giữa tuổi và bệnh lý của<br />
chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu về bệnh lý<br />
cũng như chỉ định phẫu thuật tạo hình vi phẫu<br />
của các tác giả trong và ngoài nước(8,10).<br />
Kỹ thuật vi phẫu được áp dụng trong hầu<br />
hết các bệnh lý (Bảng 1) gây khuyết hổng tổ chức<br />
da, cơ, xương, sau phẫu thuật cắt u hay sẹo co<br />
kéo, khuyết bộ phận, cơ quan, mất chức năng do<br />
cơ bị liệt lâu dài... Đây là các dạng bệnh lý mà các<br />
kỹ thuật kinh điển không thể giải quyết được.<br />
Kỹ thuật vi phẫu cho phép chuyển ghép các vạt<br />
tổ chức tự do từ xa đến nơi nhận để phục hồi các<br />
cơ quan, tổ chức bị khuyết hổng ngay trong một<br />
thì mổ, rút ngắn thời gian cũng như nâng cao<br />
chất lượng điều trị. Khối lượng tổ chức có thể lấy<br />
tối đa, phù hợp với nơi nhận về màu sắc da, độ<br />
dày mỏng. Có thể lấy được từng loại tổ chức như<br />
da, cơ, xương hay phức hợp tổ chức da cơ xương<br />
theo yêu cầu tạo hình khuyết hổng(5). Trong điều<br />
trị ung thư, nhờ có kỹ thuật vi phẫu mà các phẫu<br />
thuật viên có thể cắt rộng, triệt để các tổ chức<br />
bệnh lý, khuyết hổng tổ chức hay cơ quan sau đó<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
được tạo hình ngay trong một thì mổ(13).<br />
Hầu hết các loại vạt tổ chức tự do được sử<br />
dụng trong nghiên cứu này, trong đó vạt cơ thon<br />
và vạt da cân bả bên bả được sử dụng nhiều<br />
nhất, chiếm 58,4% (326/558 vạt), vạt bắp chân<br />
trong và vạt mạch xiên ngực lưng có số lượng ít<br />
nhất. Điều này được giải thích là các bệnh nhân<br />
liệt mặt có nhu cầu phẫu thuật ghép cơ thon thay<br />
thế các cơ mặt bị thoái hóa cao hơn cả, mặt khác<br />
khẳng định kỹ thuật ghép cơ thon tại BVTƯQĐ<br />
là ổn định, đạt kết quả tốt. Vạt bả bên bả cũng là<br />
chất liệu tạo hình được các phẫu thuật viên ưa<br />
dùng vì có cuống mạch hằng định, dễ bóc tách<br />
vạt và đặc biệt diện tích của vạt rất lớn, 30 x 40<br />
cm(12). Các vạt tự do khác như vạt xương mác, vạt<br />
đùi trước ngoài, vạt cánh tay ngoài, vạt cẳng tay<br />
quay... đã và đang được nghiên cứu sử dụng,<br />
đây là đề tài của một loạt luận án tiến sĩ sẽ được<br />
hoàn thành trong thời gian tới. Ngoài ra sử dụng<br />
loại vạt nào còn phụ thuộc vào từng trung tâm<br />
tạo hình vi phẫu cũng như thói quen của từng<br />
phẫu thuật viên(9,13). Tại Khoa PT Hàm mặt và<br />
Tạo hình, các vạt được sử dụng nhiều mục đích<br />
khác nhau, trong đó dùng để che phủ chiếm<br />
40,7%, vạt cơ có chức năng là 29,4%, khẳng định<br />
thế mạnh của chúng tôi, tuy vậy chúng tôi cũng<br />
chú trọng đến các mục tiêu khác như tạo hình<br />
độn, tạo hình các cơ quan bộ phận quan trọng bị<br />
mất hay bị cắt bỏ do bệnh lý như xương hàm<br />
dưới, vú, dương vật, sàn miệng...<br />
Về tỷ lệ vạt sống sau phẫu thuật, trong<br />
nghiên cứu này cho thấy: tỷ lệ vạt sống là<br />
97,8%, trong đó toàn bộ là 96%, hoại tử 1 phần<br />
là 1,8% và hoại tử toàn bộ vạt là 2,2%. Tỷ lệ<br />
ghép vạt thành công của chúng tôi tương<br />
đương với kết quả của các trung tâm vi phẫu<br />
thuật lớn trên thế giới như Mỹ(3), Nhật(10), Đài<br />
loan(9)... Tỷ lệ thành công của từng vạt có khác<br />
nhau, trong đó vạt cơ thon là 163/164, chiếm<br />
99,4%, vạt xương mác 52/56, chiếm 92,8%,<br />
ngược lại có vạt tỷ lệ thành công thấp: vạt<br />
cánh tay ngoài là 15/17, chỉ được 88,2%. So<br />
sánh tỷ lệ hoại tử của các loại vạt (Bảng 6), thì<br />
vạt cơ thon và vạt bả bên bả có tỷ lệ thất bại<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thấp nhất, chiếm 8,3% các loại vạt hoại tử, vạt<br />
xương mác có tỷ lệ thất bại cao hơn cả, chiếm<br />
33,3%. Điều này cho thấy việc bóc tách vạt<br />
xương mác là khó khăn, cắt tạo hình xương rất<br />
phức tạp, dễ gây tổn thương mạch nuôi, do<br />
vậy cần phải nghiên cứu hoàn thiện hơn chỉ<br />
định sử dụng vạt cũng như kỹ năng bóc loại<br />
vạt tổ chức này.<br />
Về kết quả xa sau phẫu thuật (Bảng 7) cho<br />
thấy hầu hết các vạt vi phẫu đáp ứng được yêu<br />
cầu phục hồi các khuyết hổng tổ chức da, cân, cơ,<br />
xương, tạo hình lại các cơ quan tổ chức bị khuyết<br />
như vú, dương vật...đáp ứng được chức năng và<br />
thẩm mỹ cho người bệnh với kết quả tốt và khá<br />
khá cao, từ 87,9 đến 100%. Trong điều trị liệt mặt<br />
bằng ghép cơ thon tự do thay cơ mặt liệt tỷ<br />
thành công tới 90,8%, trong đó 37,8% bệnh nhân<br />
sau mổ có khuôn mặt cân đối cùng nụ cười tự<br />
nhiên, 50% đạt kết quả khá. Tỷ lệ cơ ghép không<br />
có chức năng chiếm 9,2%, số bệnh nhân này cần<br />
phải có các phẫu thuật phụ trợ để treo góc mép<br />
hoặc cần một lần ghép cơ khác. Kết quả thu được<br />
của chúng tôi tương đương với các tác giả<br />
Ueda(10), Terzis(9). Kết quả điều trị các sẹo co kéo<br />
bằng vạt tự do đạt 87,9% tốt và khá. Ưu điểm nổi<br />
bật của vạt tự do là có diện tích rộng, tính chất<br />
đàn hồi và màu sắc da được bảo tồn sau cấy<br />
ghép, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ. Khác hẳn<br />
với vá da kinh điển là da thường cứng, rối loạn<br />
sắc tố, da vá có tỷ lệ co ngót cao. Tạo hình xương<br />
hàm dưới bằng các vạt xương mác và xương<br />
mào chậu cũng có tỷ lệ tốt và khá là 91,4%,<br />
xương ghép vẫn giữ nguyên cấu trúc do đó có<br />
thể đặt Implant ngay trong mổ hoặc sau mổ để<br />
chỉnh hình răng, phù hợp với kết quả nghiên<br />
cứu của các tác giả khác trên thế giới(1,4). Kết quả<br />
tạo hình sàn miệng sau cắt ung thư trong nghiên<br />
cứu này bước đầu thu được là rất khả quan, với<br />
95,7% đạt tốt và khá. Tuy nhiên để hoàn thiện<br />
quy trình kỹ thuật điều trị ung thư sàn miệng<br />
cần có nghiên cứu rộng hơn với số lượng bệnh<br />
nhân lớn hơn, kết hợp chặt chẽ với các khoa lâm<br />
sàng và cận lâm sàng. Đây cũng là hướng đi tiếp<br />
theo của chúng tôi trong giai đoạn tới.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
451<br />
<br />