TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 50 (5) 2016<br />
<br />
99<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BIẾN ĐỘNG TĂNG SẢN LƯỢNG GẠO<br />
XUẤT KHẨU – TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT<br />
KHẨU GẠO VIỆT NAM<br />
NGUYỄN TRẦN CẨM LINH<br />
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - linh.nguyen4@oude.edu.vn<br />
PHAN THỊ YÊN<br />
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - yenphan020293@gmail.com<br />
(Ngày nhận: 27/04/2015; Ngày nhận lại: 25/04/2016; Ngày duyệt đăng: 18/08/2016)<br />
TÓM TẮT<br />
Mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu gạo nhưng giá trị xuất khẩu gạo tại Việt Nam lại giảm. Thêm vào đó,<br />
nguy cơ cạnh tranh về xuất khẩu gạo ngày càng gia tăng vì sản lượng cung ứng gạo của các nước trong khu vực<br />
ngày càng cao. Chính vì thế nghiên cứu này được thực hiện thông qua kiểm định Binary Logistic nhằm tìm ra các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu tìm thấy 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng<br />
đến sản lượng gạo xuất khẩu là việc Xây dựng mối quan hệ, Giá xuất khẩu và Chính sách vĩ mô. Trong đó, yếu tố<br />
Xây dựng mối quan hệ có tương quan thuận chiều mạnh nhất (β0 MQH = 1.846), hai yếu tố còn lại tác động nghịch<br />
chiều (β0 Gia = -0.991 và β0 VM = -1.278). Hai yếu tố không có ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu là Chất lượng<br />
gạo và Năng lực marketing. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa chiến lược đối với các nhà quản trị của một số doanh<br />
nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và xuất khẩu nông sản nói chung. Các nhà quản trị có thế dựa vào mức độ ảnh<br />
hưởng của các yếu tố để thực hiện các điều tiết trong việc quản lý xuất khẩu và điều tiết biến động sản lượng xuất<br />
khẩu gạo.<br />
Từ khóa: xuất khẩu gạo; biến động sản lượng gạo; hồi quy binary logistic.<br />
<br />
Evaluating the ability of increasing volatility of rice export output - In case of<br />
Vietnam’s Rice Export Enterprises<br />
ABSTRACT<br />
Vietnam’s rice export value has dropped though the country has been known as one of the rice exporting<br />
powers. In addition, the competition among rice-exporting countries is rising because of an increase in the rice<br />
output of regional countries. Therefore, using the quantitative research method of Binary Logistic Regression, this<br />
study is conducted to figure out what factors affecting rice export output. The study found 3 statistically significant<br />
factors which have impact on rice export output. They are Relationship building, Rice export price and<br />
Macroeconomic policies, of which, relationship building has the strongest positive correlation (β 0 Building relationships =<br />
1.846), the other 2 factors have negative correlation (β0 Price = -0.991 and β0 Macroeconomic policies = -1.278). 2 factors have<br />
no correlation with export rice output are Rice grain quality and Marketing capability. The research findings are<br />
strategically meaningful to managers of some rice export enterprises in particular and agricultural export enterprises<br />
in general. The managers can rely on the impact level of these factors to moderate the export management and<br />
regulate the volatility of rice export output.<br />
Keywords: volatility of rice export output; rice export; binary logistic regression.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu<br />
gạo trong những năm gần đây nhưng trị giá<br />
xuất khẩu của Việt Nam những năm qua có<br />
lúc giảm hoặc có lúc tăng nhưng mức tăng<br />
<br />
không tương xứng so với sản lượng gạo xuất<br />
khẩu và vị thế của Việt Nam trên thế giới vẫn<br />
còn cách hai đối thủ Thái Lan và Ấn Độ một<br />
khoảng rất xa (Nguyễn Văn Sơn, 2013). Năm<br />
2015 được dự đoán là năm khá khó khăn cho<br />
<br />
100<br />
<br />
KINH TẾ<br />
<br />
các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt khi mà<br />
sản lượng cung ứng của hầu hết các đối thủ<br />
trong khu vực tăng trong khi nhu cầu nhập<br />
khẩu tại một số thị trường lại giảm do chính<br />
sách hạn chế nhập khẩu của Philippines<br />
(Vietnam+, 2014) và chính sách tự túc lương<br />
thực của Indonesia (TTXVN, 2014). Tình<br />
hình cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ<br />
và sâu rộng hơn do sự tham gia của một số<br />
quốc gia mới nổi như Campuchia hay<br />
Myanmar (An Nhien, 2015). Ngoài ra, xuất<br />
khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc (thị trường<br />
nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam hai năm<br />
qua) đang dần bị siết chặt (Trường Giang,<br />
2014). Tuy nhiên, việc tìm hiểu các nghiên<br />
cứu trước đây đã cho thấy số công trình<br />
nghiên cứu tại Việt Nam cho đến nay còn<br />
tương đối hạn chế và đa phần đi sâu vào phân<br />
tích định tính như nghiên cứu của hai tác giả<br />
Nguyễn Đình Luận (2013) hay Trần Huỳnh<br />
Thúy Phượng (2013). Hai bài viết này đánh<br />
giá tình hình cung – cầu thế giới, phân tích<br />
thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa<br />
vụ 2011/2012 và đưa ra một số kiến nghị về<br />
mặt giải pháp. Ngoài ra, cũng có một số ít các<br />
nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của tác<br />
giả Nguyễn Văn Phúc (2014) đánh giá chiến<br />
lược xuất khẩu gạo của Việt Nam qua phân<br />
tích hiệu ứng giá và lượng xuất khẩu. Việc<br />
tìm hiểu các nghiên cứu trước đây đã cho thấy<br />
vẫn còn ít các nghiên cứu định lượng trong<br />
ngành gạo. Do đó, nghiên cứu được chọn<br />
thông qua phân tích định lượng bằng kiểm<br />
định hồi quy Binary Logistic để đánh giá khả<br />
năng biến động sản lượng gạo xuất khẩu đã<br />
thể hiện được tầm quan trọng của nó trong<br />
ngành gạo Việt Nam hiện nay.<br />
2. Cơ sở lý thuyết<br />
Sản lượng gạo xuất khẩu<br />
Từ trước đến nay, hoạt động xuất khẩu<br />
gạo của Việt Nam đi theo một chuỗi cung ứng<br />
ngược. Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu<br />
căn cứ trên giá hợp đồng, dự kiến mức lợi<br />
nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế<br />
sẽ định giá mua gạo từ các doanh nghiệp cung<br />
ứng (Trần Tiến Khai, 2010). Khi có sự chênh<br />
lệch lớn giữa giá quốc tế và giá nội địa thì đối<br />
<br />
tượng hưởng lợi chính là doanh nghiệp (Võ<br />
Thị Thanh Lộc và Nguyễn Đoan Khôi, 2011).<br />
Do đó trong hầu hết các trường hợp, họ luôn<br />
thu được lợi nhuận vì họ là người định giá đầu<br />
vào dựa trên cơ sở giá xuất khẩu. Tuy nhiên,<br />
cũng có những trường hợp các doanh nghiệp<br />
này không đạt được lợi nhuận vì mục đích thu<br />
hút các khách hàng mới hay giữ chân các<br />
khách hàng quan trọng thông qua việc hạ giá<br />
gạo xuất khẩu trong bối cảnh giá đầu vào<br />
không đổi. Về mặt lâu dài, tần suất xuất hiện<br />
của những trường hợp này không nhiều vì xét<br />
cho cùng thì mục tiêu quan trọng nhất của<br />
doanh nghiệp là lợi nhuận (Porter, 2009a). Do<br />
đó, doanh nghiệp sẽ tìm cách gia tăng khối<br />
lượng gạo xuất khẩu trong mức giới hạn cho<br />
phép của Chính phủ để gia tăng mức lợi<br />
nhuận. Chính vì thế, sản lượng xuất khẩu gạo<br />
tăng qua các năm sẽ thể hiện được hiệu quả<br />
hoạt động kinh doanh về mặt lâu dài của<br />
doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, mức<br />
biến động của sản lượng được đo lường dựa<br />
trên sự đánh giá của nhân viên xuất khẩu<br />
trong doanh nghiệp về những đơn hàng xuất<br />
khẩu trong ba năm gần đây. Biến phụ thuộc<br />
(biến động tăng của sản lượng gạo) nhận giá<br />
trị là 1 nếu sản lượng tăng và 0 nếu sản lượng<br />
không tăng. Sự đánh giá tăng giảm của sản<br />
lượng xuất khẩu gạo dựa vào đánh giá biến<br />
động của sản lượng gạo của các đơn hàng<br />
xuất khẩu sau so với các đơn hàng cùng kì của<br />
những năm trước cũng như dựa vào kinh<br />
nghiệm của nhân viên xuất khẩu.<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động<br />
xuất khẩu gạo<br />
Theo tác giả Nguyễn Văn Thọ (2003),<br />
hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu<br />
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như chính sách<br />
vĩ mô (cơ chế điều hành xuất khẩu gạo, môi<br />
trường pháp lý, môi trường hành chính), nội<br />
lực doanh nghiệp (trang thiết bị, máy móc,<br />
nguồn vốn hoạt động), chất lượng và thương<br />
hiệu hạt gạo, cung - cầu thị trường thế giới và<br />
giá gạo (giá thế giới, cơ chế quản lý giá xuất<br />
khẩu và quan hệ cung - cầu trong nước).<br />
Nghiên cứu này sẽ đánh giá hiệu quả hoạt<br />
động xuất khẩu gạo thông qua bốn yếu tố là<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 50 (5) 2016<br />
<br />
Giá xuất khẩu (1), Chính sách vĩ mô (2), Năng<br />
lực cạnh tranh của doanh nghiệp (3) và Chất<br />
lượng gạo (4).<br />
Giá xuất khẩu<br />
Giá xuất khẩu là giá bán sản phẩm từ<br />
nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu mà tại<br />
mức giá đó người mua hay nhà nhập khẩu<br />
phải cảm nhận rằng họ đã nhận được toàn bộ<br />
giá trị tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra,<br />
đồng thời người bán hay nhà xuất khẩu phải<br />
thu được lợi nhuận ngắn hạn hay dài hạn tùy<br />
theo mục tiêu tổng thể của họ (Trần Minh Đạo<br />
và Vũ Trí Dũng, 2011). Đối với mặt hàng gạo,<br />
giá gạo xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi nhiều<br />
yếu tố khác nhau như yếu tố tỷ giá, nhu cầu<br />
thế giới (Sawaengkun, 2014) hay các yếu tố<br />
biến đổi khí hậu, sản lượng cung ứng của các<br />
quốc gia và sự biến động của chỉ số giá cả<br />
(Subramanian, 2010). Các doanh nghiệp kinh<br />
doanh trong ngành có thể nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh về giá bằng cách tác động lên các<br />
yếu tố có ảnh hưởng được nêu ở trên. Nếu có<br />
thể kiểm soát giá và bán chúng ở mức thấp<br />
hơn các đối thủ cạnh tranh khác thì doanh<br />
nghiệp sẽ kinh doanh tốt hơn vì suy cho cùng,<br />
các đối tác nhập khẩu thường không phải là<br />
khách hàng tiêu dùng cuối cùng, nên các đối<br />
tác này sẽ không tiêu dùng nhiều hơn khi giá<br />
gạo giảm vì đây là nhu yếu phẩm. Nhưng xét<br />
về mặt kinh tế, khi giá gạo xuất khẩu thấp<br />
hơn, xét trên cùng một loại gạo có chất lượng<br />
như nhau thì nhà nhập khẩu hay các khách<br />
hàng sỉ sẽ mua nhiều gạo hơn, doanh nghiệp<br />
cũng sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn khi sản<br />
lượng xuất khẩu tăng và thị trường được mở<br />
rộng (Unnevehr và cộng sự, 1992). Vì vậy,<br />
giả thuyết được đề xuất như sau:<br />
H1: Giá gạo xuất khẩu tác động nghịch<br />
chiều với biến động tăng của sản lượng gạo<br />
xuất khẩu<br />
Chính sách vĩ mô<br />
Nhà nước dùng các chính sách kinh tế<br />
làm công cụ để điều tiết hoạt động vĩ mô. Các<br />
chính sách quan trọng là chính sách tài khóa,<br />
chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập và<br />
chính sách ngoại thương (Nguyễn Như Ý và<br />
cộng sự, 2005). Trong đó, chính sách ngoại<br />
<br />
101<br />
<br />
thương là công cụ chính để điều tiết hoạt động<br />
xuất nhập khẩu của một quốc gia. Các chính<br />
sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo là<br />
chính sách điều hành xuất khẩu gạo, hạn<br />
ngạch xuất khẩu và chính sách dự trữ lương<br />
thực quốc gia (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn<br />
Đoan Khôi, 2011). Đồng quan điểm trên, tác<br />
giả Trần Tiến Khai (2011) đi sâu vào phân<br />
tích cơ chế điều hành xuất khẩu gạo, cơ chế<br />
xuất khẩu, cơ chế thu mua gạo xuất khẩu và<br />
cơ chế bình ổn giá thị trường thông qua hoạt<br />
động dự trữ cấp quốc gia và cấp doanh<br />
nghiệp. Các chính sách mà Chính phủ đưa ra<br />
có thể là cơ hội, là sự hỗ trợ đối với doanh<br />
nghiệp này, nhưng lại là những thách thức, là<br />
sự hạn chế đối với các doanh nghiệp khác.<br />
Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của chính<br />
sách vĩ mô lên doanh nghiệp như thế nào còn<br />
tùy thuộc vào tính chất của chính sách đó, loại<br />
hình, quy mô của doanh nghiệp và cơ chế<br />
quản lý của các cơ quan, bộ ngành có liên<br />
quan. Theo nhóm tác giả Meenaphant và<br />
Sorrayuth (1981), các chính sách thương mại<br />
của Chính phủ làm giảm khối lượng gạo xuất<br />
khẩu thông qua cơ chế hạn ngạch xuất khẩu<br />
với mục đích điều chỉnh giá gạo nội địa, đảm<br />
bảo an ninh lương thực trong nước và tránh<br />
các cuộc khủng hoảng thiếu đối với mặt hàng<br />
an ninh lương thực quốc gia này. Vì vậy, giả<br />
thuyết được đề xuất như sau:<br />
H2: Chính sách vĩ mô tác động nghịch<br />
chiều đến biến động tăng của sản lượng gạo<br />
xuất khẩu<br />
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp<br />
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là<br />
khả năng mà doanh nghiệp có thể đứng vững<br />
trên thị trường cạnh tranh, mở rộng thị phần<br />
và tăng lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh có thể<br />
được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như<br />
năng suất, chất lượng, công nghệ, sự khác biệt<br />
về hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp, giá<br />
trị tăng thêm, chi phí sản xuất. Ngoài ra, năng<br />
lực cạnh tranh còn được hiểu là khả năng mà<br />
doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh<br />
tranh trong việc đạt được mục tiêu quan trọng<br />
nhất là lợi nhuận (Porter, 2009a). Theo<br />
Dunfold và cộng sự (2001), doanh nghiệp có<br />
<br />
102<br />
<br />
KINH TẾ<br />
<br />
sức cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt<br />
được mức độ cải tiến chất lượng của sản phẩm<br />
hay dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh hoặc là<br />
họ có khả năng giảm các chi phí có liên quan<br />
để gia tăng lợi nhuận. Càng giảm được giá<br />
thành, gia tăng chất lượng sản phẩm thì sức<br />
cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.<br />
Theo tác giả Nguyễn Viết Lâm (2014),<br />
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được<br />
xác định qua hai nhóm, nhóm thứ nhất là các<br />
chỉ tiêu liên quan đến kết quả sản xuất kinh<br />
doanh, nhóm thứ hai là các chỉ tiêu liên quan<br />
đến năng lực cạnh tranh. Hai tác giả Trần Thế<br />
Hoàng (2010) và Trần Hữu Ái (2013) nhìn<br />
nhận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp<br />
bao gồm 10 yếu tố. Đó là năng lực nghiên<br />
cứu, phát triển quan hệ kinh doanh, tổ chức<br />
sản xuất, tài chính, nguồn nhân lực,<br />
marketing, cạnh tranh thương hiệu, cạnh tranh<br />
về giá, quản trị và khả năng tranh chấp thương<br />
mại. Để tồn tại và đứng vững trong thị trường<br />
xuất khẩu gạo thì doanh nghiệp phải cạnh<br />
tranh gay gắt với không chỉ các doanh nghiệp<br />
khác trong nước mà còn với các đối thủ cạnh<br />
tranh từ các quốc gia xuất khẩu gạo khác. Do<br />
đó, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều<br />
kiện hội nhập là điều cần thiết cho sự tồn tại<br />
và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp<br />
nào có năng lực cạnh tranh tốt sẽ chiếm ưu thế<br />
trong ngành hơn các đối thủ cạnh tranh trong<br />
việc thu được nhiều lợi nhuận hơn, có được<br />
nhiều khách hàng và chiếm thị phần cao hơn<br />
cả trong nước lẫn ngoài nước. Vì vậy, giả<br />
thuyết được đề xuất như sau:<br />
H3: Năng lực cạnh tranh tương quan<br />
thuận chiều với biến động tăng của sản lượng<br />
gạo xuất khẩu<br />
Chất lượng gạo<br />
Chất lượng gạo bao gồm những thuộc<br />
tính về mặt vật lý ảnh hưởng đến hình dạng<br />
hạt gạo như kích cỡ và độ bóng, mức độ xay<br />
xát, tỷ lệ hạt nguyên, hạt bể, tạp chất và các<br />
thuộc tính về mặt hóa học ảnh hưởng đến chất<br />
lượng món ăn khi chế biến như hàm lượng<br />
tinh bột, hương vị, độ kết dính và nhiệt độ hóa<br />
hồ (Unnevehr cùng cộng sự, 1992). Webb<br />
(1985) cho rằng gạo thành phẩm được phân<br />
<br />
loại dựa vào kích thước, hình dạng và độ<br />
bóng. Cruz & Khush (2000) bổ sung thêm yếu<br />
tố tỷ lệ xay xát và các thuộc tính khác khi nấu.<br />
Nhu cầu thế giới về chất lượng gạo rất<br />
khác nhau ở mỗi khu vực và vì thị hiếu người<br />
tiêu dùng có xu hướng thay đổi theo thời gian<br />
nhưng không giống nhau trên toàn thế giới<br />
nên các doanh nghiệp phải thường xuyên cải<br />
tiến chất lượng gạo để đáp ứng kịp thời sự<br />
thay đổi đó. Để làm được điều đó, việc tìm<br />
hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng<br />
hạt gạo là điều tất yếu mà các doanh nghiệp<br />
kinh doanh xuất khẩu gạo nên thực hiện. Một<br />
số tác giả trong những nghiên cứu trước đây<br />
đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Theo<br />
Unnevehr và cộng sự (1992), chất lượng hạt<br />
gạo chịu ảnh hưởng bởi giống lúa, điều kiện<br />
sản xuất và thu hoạch, công nghệ xay xát và<br />
chế biến. Trong đó giống lúa gieo trồng là<br />
nhân tố quyết định trực tiếp một số đặc tính và<br />
thông qua sự tương tác với môi trường cũng<br />
như quy trình chế biến mà nó có ảnh hưởng<br />
gián tiếp tới những đặc tính khác. Kunze cùng<br />
cộng sự (1985) nhìn nhận các yếu tố ảnh<br />
hưởng dưới góc độ môi trường, tức là chúng<br />
bao gồm các khía cạnh kỹ thuật từ khâu thu<br />
hoạch, tách vỏ, sấy khô, bảo quản đến khâu<br />
xay xát và vận chuyển.<br />
Đối với những quốc gia tự cung tự cấp,<br />
chất lượng gạo không quá quan trọng (như<br />
Bangladesh). Nhưng đối với những nước có<br />
thế mạnh là xuất khẩu thì chất lượng gạo lại<br />
đặc biệt quan trọng như Thái Lan (Unnevehr<br />
và cộng sự, 1992). Việc cải tiến chất lượng<br />
gạo đối với nhóm các quốc gia này không chỉ<br />
để đáp ứng sự thay đổi trong thị hiếu của<br />
người tiêu dùng mà còn để tạo ra sức cạnh<br />
tranh tốt hơn trên thị trường toàn cầu vì khi thị<br />
trường thế giới bội cung cộng với nhu cầu<br />
nhập khẩu giảm ở một số quốc gia nhập khẩu<br />
chính thì giá gạo sẽ giảm, đây là điều tất yếu<br />
không thể tránh khỏi. Theo tác giả Unnevehr<br />
cùng cộng sự (1992), giá giảm làm cho khách<br />
hàng có xu hướng tiêu dùng gạo có chất lượng<br />
cao hơn. Vì vậy, giả thuyết được đề xuất<br />
như sau:<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 50 (5) 2016<br />
<br />
H4: Chất lượng gạo tương quan thuận<br />
chiều với biến động tăng của sản lượng gạo<br />
xuất khẩu<br />
3. Dữ liệu, mô hình nghiên cứu và<br />
kết quả<br />
3.1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là 110 doanh<br />
nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn Việt Nam.<br />
Dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy<br />
mẫu thuận tiện, thu thập qua hai hình thức:<br />
một là gửi bảng khảo sát trực tiếp các công ty<br />
xuất khẩu (thu được 42 quan sát) hai là khảo<br />
sát trực tuyến bằng cách gửi qua email (thu<br />
được 83 quan sát). Tổng mẫu thu được là 125<br />
quan sát, số quan sát hợp lệ là 110. Trong đó<br />
số doanh nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 50 nhân<br />
viên) chiếm tỷ lệ 17.3%, doanh nghiệp có quy<br />
mô trung bình (từ 50 đến 100 nhân viên)<br />
chiếm tỷ lệ 40% và 42.7% còn lại là doanh<br />
nghiệp có quy mô lớn (hơn 100 nhân viên).<br />
Mẫu được thu thập theo tỷ lệ 5:1, cho thấy<br />
mức độ phù hợp của mô hình tổng thể<br />
(Bollen, 1989).<br />
3.2. Xây dựng thang đo<br />
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu<br />
quả hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh<br />
nghiệp được xây dựng thành 22 biến quan sát.<br />
Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên<br />
cứu này là năng lực cạnh tranh, chất lượng<br />
gạo xuất khẩu, giá xuất khẩu và chính sách vĩ<br />
mô. Tất cả các biến độc lập đều sử dụng thang<br />
đo Likert được đo lường trên thang điểm từ 1<br />
đến 5 (1- hoàn toàn không đồng ý; 2 - không<br />
đồng ý; 3 - trung dung; 4 - đồng ý; 5 - hoàn<br />
toàn đồng ý).<br />
Thang đo năng lực xây dựng mối quan hệ<br />
của doanh nghiệp được kí hiệu là MQH và<br />
được đo lường bằng 4 biến quan sát. Năng lực<br />
xây dựng mối quan hệ với khách hàng bao<br />
gồm các mối quan hệ cấu trúc (doanh nghiệp<br />
trao đổi thông tin với đối tác) và các mối quan<br />
hệ xã hội thông qua việc tiếp xúc chính thức<br />
và phi chính thức (doanh nghiệp dành thời<br />
gian để tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ với<br />
đối tác), thang đo này được kế thừa từ tác giả<br />
Hoàng Thị Phương Thảo (2012).<br />
o Thang đo Năng lực marketing mix<br />
<br />
103<br />
<br />
được hiểu là các hoạt động quảng bá hình ảnh,<br />
thương hiệu sản phẩm và công ty đến các đối<br />
tượng của mình thông qua website công ty,<br />
các chương trình giảm giá, các chính sách cho<br />
khách hàng thân thuộc, các hoạt động mà<br />
doanh nghiệp tham gia tại hội chợ thương<br />
mại, triễn lãm…. Các biến NLM_1 đến<br />
NLM_4 được dùng để đo lường yếu tố năng<br />
lực marketing mix được kế thừa từ hai nghiên<br />
cứu của các tác giả Trần Thế Hoàng (2010) và<br />
Võ Thị Quý và Nguyễn Thị Mai Thy (2012).<br />
o Thang đo Chất lượng gạo xuất khẩu<br />
được đo lường thông qua bốn yếu tố gồm<br />
giống lúa gieo trồng (thể hiện qua chủng loại<br />
gạo xuất khẩu), hệ thống xay xát, hệ thống<br />
bảo quản và hệ thống vận chuyển. Do đó, các<br />
biến từ CL_1 đến CL_4 được dùng để đo<br />
lường chất lượng gạo xuất khẩu và kế thừa từ<br />
nghiên cứu của Unnevehr và cộng sự (1992),<br />
và Huỳnh Quý Mão (2011).<br />
o Thang đo Giá gạo xuất khẩu được đo<br />
lường bằng 4 biến quan sát, kí hiệu từ Gia_1<br />
đến Gia_4. Các biến này dùng để đo lường<br />
các yếu tố tác động đến giá gạo xuất khẩu.<br />
Giá xuất khẩu chịu tác động bởi yếu tố tỷ giá,<br />
yếu tố thời vụ, sản lượng sản xuất trong nước<br />
cũng như tác động cạnh tranh của sản lượng<br />
cung ứng của các quốc gia khác được kế thừa<br />
từ nghiên cứu của Sawaengkun (2014) và<br />
Subramanian (2010).<br />
o Thang đo chính sách vĩ mô được đo<br />
lường bằng ba biến quan sát bao gồm các<br />
chính sách hỗ trợ vay vốn của doanh nghiệp,<br />
chính sách điều hành xuất khẩu gạo (thể hiện<br />
qua việc doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận cho<br />
nông dân) và cuối cùng là chính sách về điều<br />
kiện để các doanh nghiệp kinh doanh xuất<br />
khẩu gạo. Thang đo này được kế thừa từ Trần<br />
Tiến Khai (2010) và Võ Thị Thanh Lộc và<br />
Nguyễn Đoan Khôi (2011).<br />
o Từ trước đến nay, hoạt động xuất khẩu<br />
gạo Việt Nam đi theo một chuỗi cung ứng<br />
ngược. Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu<br />
căn cứ trên giá hợp đồng, dự kiến mức lợi<br />
nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế<br />
sẽ định giá mua gạo từ các doanh nghiệp cung<br />
ứng (Trần Tiến Khai, 2010). Khi thị trường<br />
<br />