Phan Thị Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/1: 99 - 103<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN<br />
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Phan Thị Vân*, Trần Mạnh Hùng<br />
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vật liệu nghiên cứu là 11 giống ngô lai mới và giống đối chứng LVN99. Nghiên cứu đƣợc thực<br />
hiện vụ Xuân và Đông 2010 tại Thái Nguyên. Kết quả cho thấy: Các giống thí nghiệm đều thuộc<br />
nhóm chín trung bình, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian sinh<br />
trƣởng biến động từ 108-123 ngày (vụ Xuân 2010) và 105-112 ngày (vụ Đông 2010). Giống H08-9,<br />
H08-10, H09-1 và VS09-32 có khả năng chống chịu sâu bệnh của tốt nhất, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn<br />
là 2,1-10,0%, sâu đục thân 1,0-9,4%, sâu cắn râu 1-16,7%, thấp hơn hoặc tƣơng đƣơng với giống đối<br />
chứng. Các giống thí nghiệm có năng suất thực thu đạt 55,0-70,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) và 44,1- 60,3<br />
tạ/ha (vụ Đông 2010). Giống H08-9, H08-10 và H09-1 đạt năng suất 68,9-70,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010)<br />
và 56,7-60,3 tạ/ha (vụ Đông 2010), cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.<br />
Từ khóa: Sinh trưởng, phát triển, năng suất, ngô lai, Thái Nguyên.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tƣ liệu<br />
sản xuất đặc biệt có vai trò rất quan trọng<br />
quyết định 65-67% năng suất cây trồng (Trần<br />
Đình Long, 1997)[3]. Khả năng thích ứng của<br />
giống với các điều kiện sinh thái rất khác<br />
nhau, vì vậy trong chọn tạo giống, khảo<br />
nghiệm và đánh giá là một giai đoạn quan<br />
trọng để xác định đƣợc giống phù hợp với các<br />
vùng sinh thái. Đặc tính sinh học, tiềm năng<br />
năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và<br />
khả năng thích ứng của giống với điều kiện<br />
bất lợi là các chỉ tiêu cần đƣợc quan tâm trong<br />
quá trình đánh giá chọn lọc giống mới. Để có<br />
cơ sở khoa học chọn đƣợc các giống ngô lai<br />
mới tiềm năng năng suất cao, bổ sung vào cơ<br />
cấu giống trong sản xuất ngô ở Thái Nguyên,<br />
việc đánh giá các giống ngô có triển vọng là<br />
rất cần thiết.<br />
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Vật liệu nghiên cứu là 11 giống ngô lai mới<br />
do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và LVN99<br />
(đối chứng). LVN99 đƣợc công nhận là<br />
giống quốc gia năm 2004, đƣợc trồng phổ<br />
biến trong sản xuất ngô của tỉnh Thái<br />
Nguyên[2].<br />
- Nghiên cứu đƣợc thực hiện hai vụ: vụ Xuân<br />
và Đông năm 2010, tại Trƣờng Đại học Nông<br />
Lâm Thái Nguyên.<br />
*<br />
<br />
- Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành<br />
theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô<br />
10TCN 341-2006 [1]. Thí nghiệm đƣợc bố trí<br />
theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 12 công<br />
thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là<br />
14 m2, khoảng cách trồng: 70cm x 25cm, mật<br />
độ 5,7 vạn cây/ha.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm hình thái và thời gian sinh<br />
trưởng của các giống ngô thí nghiệm<br />
Thời gian sinh trƣởng của các giống thí<br />
nghiệm là 108-123 ngày (vụ Xuân 2010) và<br />
105-112 ngày (vụ Đông 2010), thời gian sinh<br />
trƣởng của các giống thí nghiệm trong vụ<br />
Đông ngắn hơn 2-13 ngày so với vụ Xuân.<br />
Chiều cao cây của các giống thí nghiệm biến<br />
động từ 173,1-213,2 cm (vụ Xuân 2010),<br />
195,4-218,3 cm (vụ Đông 2010). Giống H091, H09-2 và VS10-7, chiều cao cây đạt 194,2198 cm (vụ Xuân 2010), 210,4-218,3 cm (vụ<br />
Đông 2010), cao hơn giống đối chứng ở hai<br />
vụ nghiên cứu (P