intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở kế thừa và vận dụng phương pháp đánh giá Chỉ số chống chịu thiên tai, khí hậu (Climate Disaster Resilience Index - CDRI). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

  1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU THIÊN TAI KHÍ HẬU CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ QUỲNH BẢNG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Ngọc Ánh, Lê Thị Hoài Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Quỳnh Bảng là một xã ven biển, thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với hoạt động sinh kế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đây là loại hình sản xuất có gắn bó chặt chẽ với các điều kiện thời tiết, khí hậu, đồng thời cũng chịu nhiều tác động từ các loại hình thiên tai khí hậu. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở kế thừa và vận dụng phương pháp đánh giá Chỉ số chống chịu thiên tai, khí hậu (Climate Disaster Resilience Index - CDRI). Kết quả đánh giá các nguồn lực chính cho thấy, hai nguồn lực hiện có đóng góp lớn cho việc nâng cao khả năng chống chịu thiên tai khí hậu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã Quỳnh Bảng hiện nay là nguồn lực về Thể chế (4,61 điểm) và nguồn lực Tự nhiên (4,17 điểm). Nguồn lực Vật chất và nguồn lực Xã hội được xếp hạng ở mức trung bình cao (với lần lượt đạt 3,27 điểm và 3,18 điểm). Nguồn lực Kinh tế được cho là có mức độ đóng góp ở mức trung bình thấp với 2,78 điểm. Từ khóa: Nguồn lực; Chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu; Biến đổi khí hậu; Phát triển bền vững. Abstract Assessment of the resilience of agricultural production activities to natural disasters and climate in Quynh Bang commune, Quynh Luu district, Nghe An province Quynh Bang is a coastal commune in Quynh Luu district, Nghe An province where the main livelihood is agricultural production. This type of production is closely associated with weather and climate conditions and is also affected by natural disasters and climate change. This article presents preliminary research results on assessing the resilience of agricultural production activities to natural disasters and climate change in Quynh Bang commune, Quynh Luu district, Nghe An province, based on the application of the Climate Disaster Resilience Index (CDRI) assessment method. The evaluation results of the main resources show that the two existing resources that contribute significantly to enhancing the resilience of agricultural production activities in Quynh Bang commune are Institutional resources (4.61 points) and Natural resources (4.17 points). Physical resources and Social resources are ranked at a high average level (with 3.27 points and 3.18 points respectively). Economic resources are considered to have a low average contribution level of 2.78 points. Keywords: Resources; Climate disaster resilience index; Climate change; Sustainable development. 1. Đặt vấn đề Xã Quỳnh Bảng nói riêng và huyện Quỳnh Lưu nói chung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có tính chất đa dạng và phức tạp. Địa phương này cũng phải chịu tác động sâu sắc của các loại hình thiên tai liên quan đến các yếu tố khí hậu, khí tượng, đặc biệt là bão và áp thấp nhiệt đới với tần suất và cường độ cao hơn so với nhiều huyện khác trong tỉnh Nghệ An. Trung Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 245
  2. bình tần suất mỗi năm có 2-3 cơn bão, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, mùa bão thường vào tháng 8-10, bão kèm theo mưa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió, gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn, đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác quản lý rủi ro thiên tai nói chung, việc huy động các nguồn lực đóng vai trò quan trọng. Có nhiều quan niệm và cách phân chia nguồn lực khác nhau, tùy theo tính chất, phạm vi và mục đích và cách sử dụng. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu nguồn lực là tổng thể các điều kiện về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường,… ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định [1]. Nguồn lực không phải là yếu tố bất biến mà có sự biến đổi theo không gian, thời gian. Con người có khả năng làm thay đổi các nguồn lực theo hướng có lợi cho sự phát triển của mình. Nguồn lực cũng được sử dụng như một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển và năng lực của một hệ thống kinh tế - xã hội. Năng lực về quản lý rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu của một hệ thống cũng có thể được đánh giá thông qua các nguồn lực mà hệ thống đó xây dựng được. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp, điều tra xã hội học, tham vấn ý kiến chuyên gia Để thu thập thông tin liên quan đến các nguồn lực, nhóm tác giả đã thực hiện phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu, tham vấn ý kiến chuyên gia với các cán bộ quản lý và chuyên môn và đại diện cộng đồng). 2.2. Đánh giá các nguồn lực thể hiện khả năng chống chịu thiên tai - khí hậu theo phương pháp Chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu (Climate Disaster Resilience Index - CDRI) Phương pháp này ban đầu được phát triển và áp dụng cho một số nghiên cứu, dự án liên quan đến tăng cường khả năng chống chịu thiên tai của cộng đồng, chủ yếu là khu vực đô thị, sau đó là chống chịu thiên tai, khí hậu cho các thành phố dễ bị tổn thương ở khu vực châu Á [2, 3]. Trong năm 2008-2009, sáng kiến chống chịu thiên tai và khí hậu đã sử dụng chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu để đánh giá mức độ hiện tại của khả năng phục hồi thảm họa khí hậu của 15 thành phố trên khắp châu Á. CDRI đo lường khả năng phục hồi thảm họa khí hậu bằng cách xem xét năm khía cạnh: Kinh tế (Economic), Vật chất (Physical), Xã hội (Social), Tự nhiên (Natural) và Thể chế (Institutional) [4]. Dựa trên điều kiện cụ thể của địa phương, các tiêu chí và chỉ số đánh giá được điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu dựa vào thực trạng của khu vực nghiên cứu xây dựng ma trận đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An gồm: 5 nguồn lực, 13 tiêu chí và 24 chỉ tiêu thành phần được tính/ đo theo thang điểm từ 1-5 với mức độ tăng dần dựa vào khả năng đáp ứng của từng chỉ tiêu thành phần (Tỷ lệ quy đổi: 1-20 % = 1 đ; 21-40 % = 2 đ; 41-60 % = 3 đ; 61-80 % = 4 đ; 81-100 % = 5 đ). 2.3. Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) được Thomas L. Saaty (1980) - một nhà toán học người gốc Iraq phát triển và đã được mở rộng, bổ sung cho đến nay. AHP về cơ bản là một phương pháp định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết định và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước hoặc, dùng để so sánh mức độ quan trọng giữa các phương án, tiêu chí [5]. 246 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  3. Trong nghiên cứu này, người trả lời được yêu cầu gán trọng số cho các biến và tham số theo thứ tự để phản ánh các ưu tiên và mức độ phù hợp của các chỉ số với tình hình địa phương. Việc xác định trọng số cho các biến được thực hiện trên cơ sở so sánh các tiêu chí theo từng cặp, mức độ quan trọng của các cặp tiêu chí theo quy ước trong Hình 1: Hình 1: Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên Kết quả so sánh các tiêu chí theo cặp của các chuyên gia được đưa vào tính toán với sự hỗ trợ của phần mềm Analytic Hierarchy Process. Các đánh giá của chuyên gia đều được kiểm tra tính nhất quán (Consistency Ratio/CR) để đi đến kết luận cuối cùng. Theo Saaty (2008) tỉ số nhất quán hơn hay bằng 10 % là ở mức có thể chấp nhận được [5]. Quy trình đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tham khảo, kế thừa các nghiên cứu đi trước về hệ thống phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương làm cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phù hợp. Bước 2: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và xác định các biến thành phần. Bước 3: Khảo sát thực địa, thu thập số liệu kết hợp tham vấn ý kiến chuyên gia về đánh giá mức độ đáp ứng của từng chỉ tiêu thành phần đối với khả năng chống chịu thiên tai khí hậu và đánh giá mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu thành phần/tiêu chí/nguồn lực. Việc tính toán trọng số, so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí, chỉ tiêu được áp dụng theo phương pháp AHP - phân tích thứ bậc. Bước 4: Xử lý, phân tích số liệu và đánh giá các nguồn lực thông qua bộ tiêu chí và các chỉ tiêu thành phần. Bước 5: Tính toán chỉ số CDRI - khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bước 6: Tham vấn các bên liên quan về kết quả đánh giá, thực hiện chỉnh sửa và hoàn chỉnh việc đánh giá, xếp hạng các nguồn lực và chỉ số CDRI nói chung. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng được đánh giá dựa trên 5 nguồn lực chính, bao gồm: Tự nhiên, Vật chất, Kinh tế, Xã hội và Thể chế. Mỗi nguồn lực đều có những tiêu chí riêng để đánh giá và trong mỗi tiêu chí có các chỉ tiêu thành phần. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu liên quan đến chỉ số khả năng chống chịu thiên tai khí hậu, kết hợp quá trình khảo sát thực địa và tham vấn ý kiến tại địa phương, nhóm tác giả đã xây Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 247
  4. dựng được bộ tiêu chí đánh giá khả năng chống chịu thiên tai khí hậu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng dựa trên 5 nguồn lực chính, với tổng số 13 tiêu chí đánh giá và 24 chỉ tiêu thành phần (Bảng 1). Bảng 1. Bộ tiêu chí đánh giá khả năng chống chịu thiên tai - khí hậu của sản xuất nông nghiệp tại Xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Nguồn lực Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu thành phần (bậc 3) (bậc 1) (bậc 2) Vị trí địa lý Vị trí địa lý cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Thiên tai khí hậu Các loại hình thiên tai khí hậu xảy ra tại địa phương Môi trường Chất lượng môi trường cho sản xuất nông nghiệp (đất, nước, không khí) Tự nhiên Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Tài nguyên thiên Sự thích hợp của tài nguyên khí hậu cho sản xuất nông nghiệp nhiên Tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp Phương tiện sản xuất Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Hệ thống thủy lợi Vật chất Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông Năng lượng Điện cho sản xuất nông nghiệp Thu nhập bình quân của người tham gia sản xuất sản xuất nông nghiệp Tỷ lệ tái đầu tư trong sản xuất nông nghiệp Tài chính Hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước cho sản xuất nông nghiệp Kinh tế Hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho phòng chống và khắc phục hậu quả sau thiên tai Sinh kế Sự đa dạng các loại hình sinh kế nông nghiệp của người dân Tổng số lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Vốn con người Trình độ học vấn của người lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Xã hội Tỷ lệ người lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Truyền thông - được tập huấn kỹ thuật canh tác thông tin Tỷ lệ người lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được tiếp cận thông tin liên quan đến thiên tai khí hậu Năng lực chuyên môn của lãnh đạo địa phương Quản trị Sự tham gia của các bên liên quan trong công tác phòng chống thiên tai khí hậu Thể chế Sự bao phủ của các văn bản chính sách về phòng chống thiên tai khí hậu Hiệu quả thực thi các văn bản về phòng chống thiên tai khí hậu Chính sách Lồng ghép nội dung về phòng chống rủi ro thiên tai trong kế hoạch/quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 3.2. Xác định mức độ đáp ứng của từng chỉ tiêu thành phần đối với khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Sau khi xây dựng được bộ tiêu chí, xác định được các chỉ tiêu thành phần, nhóm nghiên cứu thực hiện việc thu thập số liệu, thông tin cho đánh giá. Quá trình đánh giá chủ yếu thực hiện bởi hoạt động tham vấn ý kiến các chuyên gia. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát một nhóm đại diện các bên liên quan tại địa phương, bao gồm đại diện của cộng đồng, các cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý. Mức độ đáp ứng của từng chỉ tiêu thành phần cho khả năng chống chịu với các loại hình thiên tai khí hậu được xác định theo tỷ lệ %, sau đó quy đổi sang thang điểm 248 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  5. 1 đến 5, tương ứng: Tỷ lệ quy đổi: 1-20 % = 1 đ; 21-40 % = 2 đ; 41-60 % = 3 đ; 61-80 % = 4 đ; 81-100 % = 5 đ. 3.3. Tiến hành tính toán điểm số các tiêu chí, điểm số nguồn lực và đánh giá chung khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An + Tính điểm cho từng tiêu chí đánh giá, áp dụng công thức (1) trong đó: - Điểm số bậc 3n thể hiện kết quả đánh giá trung bình của các chuyên gia về mức độ đáp ứng cho khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của chỉ tiêu thành phần thứ n (thang điểm 5). - Trọng số bậc 3n thể hiện mức độ quan trọng giữa các chỉ tiêu thành phần trong từng tiêu chí. Kết quả đánh giá của chuyên gia về mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu thành phần trong từng tiêu chí được đưa vào phần mềm Analytic Hierarchy Process để phân tích và tính toán trọng số cho từng chỉ tiêu. + Tính điểm từng nguồn lực, áp dụng công thức: (2) trong đó: - Điểm số của tiêu chí (bậc 2) được tính toán từ công thức (1). - Trọng số bậc 2n: Thể hiện mức độ quan trọng của từng tiêu chí trong mỗi nguồn lực. Trọng số này được tính toán dựa trên kết quả đánh giá các tiêu chí theo cặp của chuyên gia và phân tích, tính toán dựa trên phần mềm Analytic Hierarchy Process. + Tính điểm chung cho khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, áp dụng công thức: (3) trong đó: - Điểm số nguồn lực được tính toán từ công thức (2). - Trọng số cấp 1: Thể hiện mức độ quan trọng (ưu tiên) của mỗi nguồn lực đối với khả năng chống chịu thiên tai khí hậu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tại xã Quỳnh Bảng. Trọng số này được tính toán dựa trên kết quả so sánh tầm quan trọng các nguồn lực theo cặp của các chuyên gia và được hỗ trợ xử lý, tính toán trong phần mềm Analytic Hierarchy Process. Kết quả đánh giá trọng số và điểm số (mức độ đáp ứng) của các nguồn lực được thể hiện trong Bảng 2, Hình 2. Bảng 2. Kết quả đánh giá nguồn lực cho khả năng chống chịu thiên tai - khí hậu của sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Nguồn lực Kết quả đánh giá Trọng số Tự nhiên 4,17 0,39 Vật chất 3,27 0,16 Kinh tế 2,78 0,07 Xã hội 3,18 0,09 Thể chế 4,61 0,30 CDRI 4,01 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 249
  6. Hình 2: Kết quả đánh giá nguồn lực cho khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Xếp hạng giá trị các nguồn lực và khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Quỳnh Bảng thành 4 cấp, theo các mức độ từ thấp đến cao, thể hiện trong Bảng 3. Bảng 3. Bảng xếp hạng giá trị nguồn lực Giá trị nguồn lực Xếp hạng giá trị nguồn lực theo mức độ 1-2 Thấp 2-3 Trung bình thấp 3-4 Trung bình cao 4-5 Cao - Đánh giá chung cho xã Quỳnh Bảng Nguồn lực tốt nhất của xã hiện nay nhằm nâng cao khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguồn lực về Thể chế (đạt 4,61 điểm), tiếp đó là nguồn lực Tự nhiên với 4,17 điểm; Nguồn lực Vật chất và nguồn lực Xã hội đạt mức trung bình cao với điểm số tương ứng lần lượt là 3,27 điểm và 3,18 điểm. Tuy nhiên, nguồn lực về Kinh tế của xã hiện nằm ở mức trung bình thấp với chỉ 2,78 điểm. Trọng số cao nhất được đánh giá cho nguồn lực Thể chế đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cho công tác ứng phó, quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các chỉ tiêu để đánh giá cho nguồn lực Thể chế đều được nhóm chuyên gia xếp hạng ở mức cao, đặc biệt là chỉ tiêu về sự bao phủ của các văn bản chính sách về phòng chống thiên tai khí hậu và lồng ghép nội dung về phòng chống rủi ro thiên tai trong kế hoạch/quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với mức độ đáp ứng trên 81 % (thang điểm 5). Nguồn lực Tự nhiên: Các tiêu chí như chất lượng môi trường và nguồn tài nguyên được cho là có đóng góp tích cực đối với khả năng chống chịu thiên tai - khí hậu. Ngược lại, điểm số cho các yếu tố vị trí địa lý, thiên tai - khí hậu được các chuyên gia đánh giá ở mức thấp, do xã Quỳnh Bảng là khu vực xuất hiện và chịu sự tác động của nhiều loại hình thiên tai khí hậu, sẽ làm gia tăng rủi ro, thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp của địa phương. Theo báo cáo của UBND xã Quỳnh Bảng, tình hình thời tiết càng ngày càng diễn biến phức tạp, bão, lũ nhiều, mỗi năm ít nhất là 2 cơn bão nên việc khắc phục chống chọi với bão còn khó khăn [6]. 250 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  7. Nguồn lực xã hội và nguồn lực Vật chất được xếp hạng ở mức trung bình cao. Trong đó, đa số ý kiến chuyên gia đánh giá các nguồn lực này có mức độ đáp ứng từ 41-60 % (thang điểm 3), mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp, một phần do điều kiện Vật chất chưa đáp ứng, mặt khác, mặc dù là lĩnh vực sản xuất có số lượng tham gia lao động cao, nhưng xét về trình độ học vấn và tỷ lệ lao động đào tạo, tập huấn vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn lực kinh tế được đánh giá là có đóng góp thấp nhất trong việc hỗ trợ nâng cao khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Quỳnh Bảng hiện nay. Các nguyên nhân được cho là làm giảm giá trị nguồn lực kinh tế đối với khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương, bao gồm: Tỷ lệ tái đầu tư cho sản xuất nông nghiệp không cao, hỗ trợ về tài chính cho sản xuất nông nghiệp và cho công tác quản lý rủi ro thiên tai thường là nguồn chi ngân sách cố định và chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thực tế được cho là những nguyên nhân làm giảm giá trị của nguồn lực kinh tế nói chung; Các mô hình chưa đa dạng, việc đầu tư ngân sách để hỗ trợ cho các mô hình ứng dụng công nghệ còn ít. Kinh phí của địa phương không có để đầu tư nâng cấp các công trình về giao thông trong vùng quy hoạch các mô hình, nhân dân còn thiếu vốn, thiếu khoa học công nghệ nên chưa mạnh dạn để nâng cấp, mở rộng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Đầu ra các sản phẩm chưa ổn định, chưa có thị trường để tiêu thụ các sản phẩm, nhiều lúc còn bị động [6]. 4. Kết luận Kết quả tính toán chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu (CDRI) nói chung và giá trị của từng nguồn lực nói riêng đã cung cấp một bức tranh tổng thể về năng lực chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nguồn lực Thể chế và nguồn lực Tự nhiên được đánh giá có đóng góp lớn nhất đối với khả năng chống chịu thiên tai khí hậu của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Quỳnh Bảng, với xếp hạng ở mức độ cao (giá trị các nguồn lực lần lượt đạt 4,61 và 4,17 điểm). Các nguồn lực có giá trị xếp hạng ở mức độ trung bình cao bao gồm nguồn lực về Vật chất (3,27 điểm) và nguồn lực Xã hội (3,18 điểm). Nguồn lực kinh tế của xã hội đạt 2,78 điểm, được đánh giá là vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu do vấn đề nguồn tài chính đầu tư cho sản xuất, cũng như trong xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý rủi ro thiên tai chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Thị Ngọc Hà, Trương Quang Học (2017). Nghiên cứu đánh giá nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái - xã hội tại 3 xã thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu. [2]. Rajib Shaw (2010). Climate and disaster resilience index of Asian cities. Kyoto University. [3]. Ramasamy Krishnamurthy, Jonas Joerin, Rajib Shaw, Yukiko Takeuchi (2011). Applying a Climate Disaster Resilience Index (CDRI) to enhance planning decisions in Chennai, India. Kyoto University. [4]. Joerin J. Shaw, R. Takeuchi, Y. and Krishnamurthy, R. (2014). The adoption of a Climte Disaster Resilience Index in Chennai, India. Disasters, 38: 540-561. Doi:10.1111/disa.12058. [5]. Saaty T. L. (2008). Decision making with the analytic hierarchy process. International Journal of Services Sciences, 1(1), 83. Doi:10.1504/ijssci.2008.017590. [6]. UBND xã Quỳnh Bảng (2021). Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 14/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. BBT nhận bài: 04/8/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 251
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2