ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 7(128).2018<br />
<br />
61<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU XĂNG SINH HỌC E15 TRÊN<br />
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG<br />
ASSESSMENT OF THE POSSIBILITY OF E15 BIOFUELGASOLINE FUEL USE IN<br />
COMBUSTION ENGINES<br />
Bùi Văn Tấn1, Nguyễn Việt Hải2<br />
1<br />
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng; vantan4301s@gmail.com<br />
2<br />
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; nvhai@dut.udn.vn<br />
Tóm tắt - Trong những năm gần đây, con người đã phải đối mặt<br />
với ô nhiễm từ lượng khí thải động cơ đốt trong và đã trở thành<br />
một vấn đề môi trường nghiêm trọng trên thế giới. Xăng sinh học<br />
là một trong những nhiên liệu sinh học được tái tạo, thay thế và<br />
thân thiện với môi trường đầy hứa hẹn có thể được sử dụng trong<br />
động cơ đốt trong với rất ít hoặc không có thay đổi trong động cơ.<br />
Bài báo này, trình bày nghiên cứu thực nghiệm quá trình cháy đã<br />
được thực hiện trên động cơ Daewoo A16DMS chạy xăng sinh học<br />
với điều kiện trạng thái hoạt động ổn định. Trong nghiên cứu này,<br />
công suất động cơ và mức tiêu thụ nhiên liệu cụ thể được đo<br />
lường. Động cơ sử dụng xăng sinh học E15 với góc đánh lửa tối<br />
ưu 4,20 4,60 công suất động cơ tăng 4,53% đến 7,50% ở tốc độ<br />
trung bình 2500 vòng/phút ứng với mức tải là 50% và 90%. Công<br />
suất động cơ khi sử dụng xăng sinh học E15 vẫn thấp hơn so với<br />
động cơ nguyên thủy theo thiết kế.<br />
<br />
Abstract - In recent years, humans have faced pollutant emissions<br />
from general vehicle engines which become a serious<br />
environmental problem in the world. Bio-fuel is one of the promising<br />
renewable, alternative and environmentally friendly biofuels that<br />
can be used in diesel engines with little or no modification in the<br />
engine. In the present study, an experimental investigation has<br />
been carried out into the combustion and performance<br />
characteristics of a Daewoo A16DMS engine running with bio-fuel<br />
under steady operation conditions. In this study, engine power and<br />
specific fuel consumption are measured. The E15 petrol engine<br />
with an optimum ignition angle of 4,20 4,60 ncreases the engine<br />
power by 4,53% to 7,50% at an average speed of 2500 rpm for<br />
50% and 90% loads. The engine power of using bio-fule E15 is still<br />
lower than that of the original engine designed.<br />
<br />
Từ khóa - xăng sinh học; E15; Ethanol; xăng E15; nhiên liệu sinh<br />
học.<br />
<br />
Key words - Bio-fuel; E15; Ethanol; E15 gasoline; Biofuels.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi<br />
trường luôn là mục tiêu nghiên cứu của ngành động cơ và ô<br />
tô. Cùng với việc hoàn thiện các hệ thống của động cơ đốt<br />
trong để nâng cao hiệu suất nhiệt, giảm tiêu hao nhiên liệu<br />
và ô nhiễm môi trường thì các dự án, các chương trình<br />
nghiên cứu tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế và sử dụng<br />
hiệu quả nguồn năng lượng này. Trong các nguồn nhiên liệu<br />
thay thế thì nhiên liệu sinh học được quan tâm hàng đầu đặc<br />
biệt là ethanol và buthanol với sản lượng lớn, sản xuất với<br />
giá thành tương đối thấp và phân bố rộng khắp các quốc gia.<br />
Thời gian gần đây, rất nhiều đề tài nghiên cứu về loại nhiên<br />
liệu này, tuy nhiên chủ yếu tập trung sử dụng xăng thương<br />
mại RON95 có chỉ số octane cao để phối trộn với ethanol<br />
hay butanol mà ít đề cập đến việc sử dụng xăng RON92 và<br />
ảnh hưởng của chất lượng loại nhiên liệu sinh học này đến<br />
tính năng sử dụng trên các loại động cơ xăng đời mới.<br />
Xăng pha ethanol đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước<br />
trên thế giới với tỉ lệ pha chế khác nhau. Theo qui định của<br />
Chính phủ Việt Nam, xăng pha 5% thể tích ethanol (gọi là<br />
xăng E5) được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ ngày<br />
1/12/2015. Ethanol là hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng<br />
đẳng của cồn etylic, có số octane cao hơn so với xăng. Do đó<br />
Ethanol có thể được sử dụng để nâng cao trị số octane của<br />
nhiên liệu nhằm cải thiện hiệu quả của quá trình cháy trong<br />
động cơ đốt trong [1], [5]. Mustafa Koc [6], nghiên cứu ảnh<br />
hưởng của xăng pha ethanol E50, E85 đến tính năng động cơ,<br />
mức độ phát ô nhiễm ở tỷ số nén 10 và 11 và tốc độ động cơ<br />
biến thiên từ 1500 đến 5000 vòng/phút cho thấy, khi pha<br />
ethanol vào xăng momen động cơ và tiêu hao nhiên liệu tăng,<br />
nhưng mức độ phát thải ô nhiễm giảm. Nghiên cứu này cũng<br />
cho thấy, xăng pha ethanol cho phép tăng tỷ số nén động cơ<br />
<br />
mà không xảy ra kích nổ. Do nhiệt ẩn hóa hơi của ethanol và<br />
nhiệt độ bốc cháy của ethanol cao hơn xăng nên thời gian cháy<br />
trễ của ethanol bị kéo dài. Vì vậy, để tăng hiệu quả động cơ sử<br />
dụng xăng pha ethanol chúng ta cần tăng góc đánh lửa sớm<br />
của động cơ theo hàm lượng ethanol [1], [5], [6]. Richie<br />
Daniel [3], nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của góc đánh<br />
lửa sớm đến tính năng động cơ sử dụng xăng pha ethanol, cho<br />
thấy ở tốc độ 1500 vòng/phút, góc đánh lửa sớm động cơ sử<br />
dụng xăng khoảng 7-8, trong khi đó góc đánh lửa sớm của<br />
ethanol khoảng 22. Phuangwongtrakul [4] thử nghiệm xăng<br />
pha cồn với thành phần khác nhau, cho thấy momen lớn nhất<br />
khi động cơ chạy ở 5000 vòng/phút đạt được với góc đánh lửa<br />
sớm là 30, 35 và 40 ứng với xăng E10, E30 và E85 [4].<br />
Mặc khác Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã có<br />
Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 về việc<br />
phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm<br />
2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Theo đó lộ trình áp dụng<br />
từ ngày 1/12/2014, xăng sinh học E5 (với mức hòa trộn là<br />
5%) sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới<br />
đường bộ tại 7 địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải<br />
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng<br />
Tàu và sẽ chính thức sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ<br />
1/12/2015. Xăng sinh học E10 (với mức hòa trộn là 10%)<br />
sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường<br />
bộ tiêu thụ trên toàn quốc từ ngày 01/12/2017.<br />
Thế giới vẫn còn tranh luận về mức độ ethanol trong<br />
xăng có thể ảnh hưởng đến các vật liệu trong xe và gây mòn<br />
quá nhiều các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ.<br />
Tuy nhiên, tại Mỹ các nhà sản xuất xe hơi đã đồng ý rằng<br />
việc sử dụng xăng lên đến 10% ethanol sẽ không ảnh hưởng<br />
đến vận hành các loại xe của họ [1], [2], [7]. Bên cạnh đó<br />
xăng sinh học hàm lượng cao hơn 10%, hiện nay chưa có<br />
<br />
Bùi Văn Tấn, Nguyễn Việt Hải<br />
<br />
62<br />
<br />
nhiều nghiên cứu xác thực cũng như lộ trình áp dụng. Với<br />
hơn 214 nghiên cứu về hòa trộn ethanol vào xăng ở nhiều<br />
khía cạnh khác nhau đã chỉ rằng, với hàm lượng ethanol hòa<br />
trộn biến động trong một mức hẹp từ 1416% thì thành phần<br />
ethanol lý thuyết (danh nghĩa) là 15% [1], [7].<br />
2. Nghiên cứu thực nghiệm<br />
2.1. Chất lượng E15 làm nhiên liệu động cơ<br />
Theo kết quả đánh giá, ảnh hưởng của hàm lượng<br />
ethanol đến đường cong chưng cất thì khi tăng hàm lượng<br />
cồn tuyệt đối từ 10% lên 20%, nhiệt độ sôi tại các điểm sôi<br />
T40 Và T50 sụt giảm mạnh đặt biệt là điểm sôi T 50 nhiệt độ<br />
giảm đi 300C so với T50 ứng với hàm lượng cồn 10% thể<br />
tích. Nguy cơ hình thành các nút hơi hệ thống nhiên liệu là<br />
rất lớn, đây chính là rào cản kỹ thuật, nâng cao hàm lượng<br />
ethanol trong xăng khó trở thành hiện thực nếu như không<br />
có sự cải tạo lớn nào về kết cấu động cơ.<br />
Do nhiều đặc tính của ethanol có thể gây ra ăn mòn kim<br />
loại hoặc làm hư hại các chi tiết cao su, nhựa có trong động<br />
cơ nên không thể dùng trực tiếp để thay cho xăng dầu được<br />
mà phải hoán cải một số chi tiết của động cơ. Đối với các<br />
loại động cơ ô tô, xe máy thông dụng chỉ được phép sử<br />
dụng xăng pha ethanol với hàm lượng ethanol tối đa là 10%<br />
thể tích (tiêu chuẩn ASTM D 4806, EN228:2008...). Với<br />
hàm lượng 15% hiện chưa có đánh giá tổng quan và số liệu<br />
đầy đủ về hao mòn này.<br />
Rõ ràng tồn chứa gasohol luôn có sự tách pha xảy ra<br />
khi hàm lượng nước trong xăng quá cao. Đối với nhiên liệu<br />
xăng thông thường (không chứa oxy) hiện tượng tách pha<br />
xảy ra khi xăng chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ nước; nhưng<br />
đối với nhiên liệu xăng pha ethanol có thể hấp thụ một<br />
lượng nước đáng kể mà không xảy hiện tượng tách pha.<br />
Tuỳ thuộc vào nhiệt độ lưu kho, lượng nước có thể được<br />
hấp thụ trong nhiên liệu gasohol nhỏ hơn 1% thể tích (tiêu<br />
<br />
chuẩn ASTM D 4806) mà không xảy ra hiện tượng tách<br />
pha trong bồn chứa. Xăng E15 đáp ứng được yêu cầu này.<br />
2.2. Tính chất cơ bản của nhiên liệu xăng RON92 và<br />
xăng E15<br />
Việc phân tích thành phần các tính chất lý hóa của nhiên<br />
liệu dùng làm thực nghiệm được thực nghiệm tại phòng thử<br />
nghiệm xăng dầu thuộc Công ty Xăng dầu khu vực V.<br />
Bảng 1. Chỉ tiêu lý hóa của nhiên liệu RON92, E15<br />
sử dụng trong thực nghiệm<br />
TT<br />
<br />
Chỉ tiêu lý hóa<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
RON92<br />
<br />
E15<br />
<br />
Kg/l<br />
<br />
0,755<br />
<br />
0,7322<br />
<br />
92<br />
<br />
96,3<br />
<br />
Hàm lượng chì<br />
<br />
g/l<br />
<br />
480<br />
<br />
7<br />
<br />
Ăn mòn đồng 3h, 500C<br />
<br />
1a<br />
<br />
1a<br />
<br />
8<br />
<br />
kPa<br />
<br />
57,5<br />
<br />
72,9<br />
<br />
10<br />
<br />
Áp suất hơi bão hòa<br />
Thành phần cất<br />
- Nhiệt độ sôi đầu<br />
- Nhiệt độ sôi 10%<br />
- Nhiệt độ sôi 50%<br />
- Nhiệt độ sôi 90%<br />
- Nhiệt độ sôi 95%<br />
- Nhiệt độ sôi cuối<br />
- Cặn<br />
Hàm lượng Benzen<br />
<br />
% thể tích<br />
<br />
38,6<br />
58,7<br />
112,6<br />
160,5<br />
185,5<br />
1,0<br />
1,38<br />
<br />
34,4<br />
49,0<br />
67,9<br />
145,2<br />
158,6<br />
171,8<br />
0,9<br />
1,03<br />
<br />
11<br />
<br />
Hydrocacbon thơm<br />
<br />
% thể tích<br />
<br />
38,3<br />
<br />
22,0<br />
<br />
12<br />
<br />
Olefin<br />
<br />
% thể tích<br />
<br />
30,3<br />
<br />
36,0<br />
<br />
13<br />
<br />
Hàm lượng Oxy<br />
<br />
% k.lượng<br />
<br />