Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẨY XẠ CỦA TÁC NHÂN TẨY XẠ<br />
RDS 2000 ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỀ MẶT VẬT LIỆU<br />
Nguyễn Văn Hoàng1*, Đỗ Xuân Trường1, Nguyễn Khánh Hoàng Việt1<br />
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy<br />
xạ RDS 2000 được sản xuất bởi hãng Karcher/CHLB Đức. Hiệu quả tẩy xạ được<br />
tính toán trên cơ sở các phép đo thực hiện trên các thiết bị đo như máy đo phóng xạ<br />
Radiagem (Canberra) và hệ phổ kế Gammar hiện trường GC 1520 Ortec HPGe<br />
(Canberra). Kết quả thử nghiệm khả năng tẩy xạ đối với các bề mặt vật liệu nhiễm<br />
chất phóng xạ Cs137, Sr90, U238, Th232 và các mẫu mô phỏng SIMCON-1, SIMCON-2,<br />
RDD bằng dung dịch tẩy xạ RDS 2000 (3-5% trong nước) cho thấy hiệu quả tẩy xạ<br />
cao đối với các bề mặt nhẵn như SIMCON-1 (86,4-98,5%), thép CT-3 (95,9-98,2%),<br />
sơn ankyd trên nền thép CT-3 (94,2-97,1%), vải quần áo phòng da L1 (90,5-<br />
97,0%); hiệu quả tẩy xạ là không cao đối với mẫu bị ô nhiễm kèm thiêu kết nhiệt<br />
SIMCON-2 (22,0-36,6%), các vật liệu có độ xốp cao như gỗ (46,8-71,7%), bê tông<br />
(24,6-28,0%).<br />
Từ khóa: Tẩy xạ; Hiệu quả tẩy xạ; RDS 2000.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Năng lượng hạt nhân là phát minh vĩ đại của nhân loại, tạo ra nguồn năng lượng có thể<br />
coi là vô tận, tuy nhiên nó cũng đã từng xảy ra thảm họa, đe dọa cuộc sống của nhân loại<br />
do chiến tranh, khủng bố và sự cố của các cơ sở, có sử dụng hạt nhân, phóng xạ (bom<br />
nguyên tử Mỹ sử dụng ở Nhật Bản năm 1945, nhà điện Chernobyl ở Nga năm 1986,<br />
Fukusima ở Nhật Bản năm 2013,…) [10]. Ngày nay, nguy cơ xảy ra các thảm họa hạt<br />
nhân, phóng xạ vẫn còn hiện hữu và có thể gia tăng do các nước vẫn còn tham vọng sử<br />
dụng vũ khí hạt nhân như một loại vũ khí chiến lược; Đồng thời, một số quốc giá không<br />
ngừng thúc đẩy mở rộng ứng dụng hạt nhân phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt<br />
là trong lĩnh vực năng lượng [2]. Trong đó, có thể kể đến như sự phát triển vũ khí hạt nhân<br />
của Triều Tiên và việc xây dựng hàng loạt nhà máy điện hạt nhân phía Đông Nam của<br />
Trung Quốc, gần biên giới với Việt Nam như Phòng Thành (Quảng Tây) có công suất<br />
1000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang<br />
(Hải Nam) [9],…<br />
Để khắc phục hậu quả ô nhiễm do sử dụng hạt nhân, chất phóng xạ thì việc tiêu tẩy cho<br />
các đối tượng bị nhiễm là rất quan trọng. Hiện nay, nhiều loại dung dịch chất tẩy xạ đã<br />
được nghiên cứu phát triển và sử dụng kết hợp với các phương tiện tiêu tẩy chuyên dụng<br />
khác nhau như: chất tẩy xạ RDS-2000, EAI Rad-Release I, EAI Rad-Release II, Intek ND-<br />
75, Intek ND-600, Intek LH-21, SDF, UDF… [3-6]. Trong đó, RDS-2000 là chất tẩy xạ<br />
gồm hai thành phần (thành phần 1: TP-1 và thành phần 2: TP-2), dựa trên cơ sở hệ chất<br />
hoạt động bề mặt ankylglycoside và phức chất của axit citric dùng để tẩy xạ cho vũ khí,<br />
trang bị khí tài. Chất tẩy xạ này được phát triển bởi Viện nghiên cứu khoa học<br />
Bundeswehr và hãng Kärcher/CHLB Đức, hiện đang được trang bị trong quân đội ta, thay<br />
thế cho các chất tẩy xạ CF-2 và CF-2U. Tuy nhiên, thành phần cụ thể của dung dịch tẩy xạ<br />
này, đặc biệt là các tính năng về hiệu quả, hệ số tẩy xạ cho các đối tượng bị nhiễm xạ thì<br />
hầu như chưa được công bố. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu đánh giá<br />
hiệu quả tẩy xạ của dung dịch RDS-2000 trên một số bề mặt vật liệu thường dùng để chế<br />
tạo vũ khí trang bị, khí tài quân sự bị nhiễm đồng vị phóng xạ.<br />
<br />
<br />
<br />
178 N. V. Hoàng, Đ. X. Trường, N. K. H. Việt, “Đánh giá khả năng tẩy xạ … bề mặt vật liệu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM<br />
2.1. Nguyên vật liệu và hóa chất<br />
- Nguyên vật liệu: Mẫu mô phỏng SIMCON 1, SIMCON 2, RDD, các mẫu thép CT-3,<br />
sơn ankyd trên nền thép CT-3, vải quần áo phòng da L1, mẫu gỗ thông do Viện Công nghệ<br />
mới chế tạo theo TCVN 6854:2001 [8].<br />
- Hóa chất: Chất tẩy xạ RDS 2000 (CHLB Đức, sản xuất năm 2017); các chất mô<br />
phỏng phóng xạ (Zr(NO3)4.5H2O ziriconi (IV) nitrat pentahydrat, ≥99%, Anh; CsNO3,<br />
≥99%, Trung Quốc); các chất có hoạt tính phóng xạ (Cs137NO3, Th232(NO3)4,<br />
U238O2(CH3COO)2, Sr90(NO3)2), Tc99, I131; các hóa chất khác dùng để phân tích: NaOH<br />
(P.a), HNO3 (P.a), HCl (P.a), khí argon dùng cho ICP-MS, nước deion.<br />
2.2. Thiết bị<br />
Hệ phổ kế Gammar hiện trường GC1520 Ortec HPGe (Canberra-Mỹ); máy đo phóng<br />
xạ Radiagem - 2000 với đầu đo SAB – 100 (Canberra-Mỹ); máy quang phổ plasma phát xạ<br />
khối phổ 7900 ICP-MS (Agilent) và một số thiết bị thí nghiệm thông dụng khác.<br />
2.3. Phương pháp thí nghiệm<br />
2.3.1. Phương pháp tạo mẫu mô phỏng<br />
Các mẫu tiêu bản được sử dụng mô phỏng nhiễm phóng xạ để thử nghiệm được chuẩn<br />
bị theo 3 phương pháp: SIMCON-1; SIMCON-2; RDD [6].<br />
2.3.2. Phương pháp gây nhiễm xạ<br />
Các tiêu bản được sử dụng để nghiên cứu tẩy xạ gồm: thép CT-3; sơn ankyd trên nền<br />
thép CT-3; gỗ thông; vải quần áo phòng da L1. Trình tự gây nhiễm được thực hiện theo tài<br />
liệu [8], hoạt độ gây nhiễm trên các bề mặt vật liệu đối với các chất có hoạt tính phóng xạ<br />
U238, Th232, Sr90, Tc99, I131 trong khoảng 100-200 Bq/cm2; Cs137 trong khoảng 1500-2000<br />
Bq/cm2.<br />
2.3.3. Phương pháp tẩy xạ<br />
Đối với mẫu mô phỏng SIMCON 1, SIMCON 2 VÀ RDD: Pha chế dung dịch RDS<br />
2000 có nồng độ thay đổi từ 1- 5% trong nước. Dùng pipet hút 0,5 mL dung dịch RDS<br />
2000 nhỏ lên bề mặt mẫu, để yên sau 15-30 phút. Sau đó rửa bề mặt mẫu bằng 50mL nước<br />
cất. Dung dịch sau tẩy xạ được thu hồi và đem phân tích ICP-MS để xác định nồng độ Cs+,<br />
Zr4+. Lặp lại thí nghiệm với các trường hợp tương ứng với nồng độ 1%, 2%, 3%, 4%, 5%<br />
và thời gian lưu chất tẩy xạ RDS 2000 trên bề mặt mẫu khoảng 20 phút.<br />
Đối với các mẫu nhiễm xạ, các bước tẩy xạ tiến hành như sau: (1) Pha chế dung dịch<br />
chất tẩy xạ nồng độ 5% trong nước (tỉ lệ TP-1:TP-2 = 2:1 và pha loãng với nước thành<br />
5%) và chứa trong bình xịt dung tích 350mL; (2) Phun đều dung dịch tẩy xạ từ bình xịt lên<br />
đều toàn bộ bề mặt mẫu thử nghiệm (với lượng tiêu hao 1,0 L/m2) đã đặt trên gá theo thứ<br />
tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, thời gian phản ứng 15-20 phút ở 20-25oC; (3) Sử<br />
dụng miếng giấy thấm thứ nhất kích thước 4x4cm và panh kẹp thấm hút khô bề mặt chứa<br />
dung dịch; (4) Dùng nước sạch phun rửa chất tẩy xạ ra khỏi bề mặt mẫu (với lượng tiêu<br />
hao 1,0L/m2) và thấm khô bằng miếng thấm thứ 2, thu gom phần nước tẩy xạ vào xô chứa<br />
và lặp lại quá trình trên với các miếng thấm thứ 3,4,5,6 [3, 5]; (5) Thấm khô bề mặt mẫu<br />
bằng miếng thấm thứ 7, để ráo mẫu tự nhiên và sấy khô ở 40±5oC; (6) Sử dụng thiết bị đo<br />
bức xạ để đo suất liều trên các tấm vật liệu thí nghiệm.<br />
Các thí nghiệm được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ mới/Viện<br />
KH-CN quân sự, Viện Hóa học- Môi trường quân sự/BTL Hóa học và Viện Y học Phóng<br />
xạ và U bướu quân đội.<br />
2.3.4. Phương pháp đánh giá<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 179<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
- Hiệu suất tẩy xạ (H) và hệ số tẩy xạ (DF) được xác định theo công thức sau [3]:<br />
H= × 100% (1)<br />
= = (2)<br />
Trong đó: H là hiệu suất tẩy xạ (%);<br />
- Ao là hoạt độ chất phóng xạ trên bề mặt mẫu trước khi tẩy xạ (Bq/cm2);<br />
- Af là hoạt độ chất phóng xạ còn lại trên bề mặt mẫu sau khi tẩy xạ (Bq/cm2);<br />
Trong trường hợp chất phóng xạ mô phỏng (muối kim loại Zr4+ và Cs+):<br />
- Ao là số mg chất mô phỏng trên bề mặt mẫu trước khi tẩy xạ;<br />
- Af là số mg chất mô phỏng trên bề mặt mẫu trước khi tẩy xạ.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Khả năng tiêu tẩy của RDS-2000 đối với các mẫu mô phỏng<br />
3.1.1. Khả năng tiêu tẩy đối với mẫu mô phỏng SIMCON-1<br />
Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng tiêu tẩy của RDS 2000 đối với mẫu SIMCON-1<br />
được trình bày trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Khả năng tẩy xạ của RDS 2000 đối với mẫu SIMCON 1.<br />
(Thời gian phản ứng 20 phút, nhiệt độ 20-25oC)<br />
Dung dịch Cs Zr<br />
STT<br />
tẩy xạ H (%) DF H (%) DF<br />
1 Nước cất 36,96 1,59 25,58 1,34<br />
2 RDS 1% 68,48 3,17 49,58 1,98<br />
3 RDS 2% 79,89 4,97 51,47 2,06<br />
4 RDS 3% 91,99 12,48 59,81 2,69<br />
5 RDS 4% 94,42 17,92 66,24 2,96<br />
6 RDS 5% 98,52 67,57 86,38 7,34<br />
Từ kết quả bảng 1 nhận thấy khi sử dụng dung dịch tẩy xạ RDS 2000, hiệu quả tẩy xạ<br />
đối với mẫu mô phỏng SIMCON-1 cao hơn rất nhiều so với chỉ sử dụng nước đối với cả<br />
Cs và Zr. Hiệu suất và hệ số tẩy xạ tăng khá mạnh khi nồng độ của RDS 2000 trong dung<br />
dịch tăng và đạt hiệu suất trên 98% đối Cs, trên 85% đối với Zr ở nồng độ RDS 2000 là<br />
5% trong nước. Kết quả bảng 1 cũng chỉ ra hiệu quả tẩy xạ đối với Cs cao hơn so với Zr.<br />
3.1.2. Khả năng tiêu tẩy đối với mẫu mô phỏng SIMCON-2<br />
Kết quả thí nghiệm khả năng tiêu tẩy của RDS-2000 đối với mẫu SIMCON-2 được<br />
trình bày trong bảng 2<br />
Bảng 2. Khả năng tẩy xạ của RDS 2000 đối với mẫu SIMCON- 2.<br />
(Thời gian phản ứng 20 phút, nhiệt độ 20-25oC)<br />
Dung dịch tẩy Cs Zr<br />
STT<br />
xạ H% DF H% DF<br />
1 Nước 6,99 1,07 5,89 1,06<br />
2 RDS 1% 28,89 1,41 17,27 1,21<br />
3 RDS 2% 30,58 1,44 17,94 1,22<br />
4 RDS 3% 33,60 1,51 19,58 1,24<br />
5 RDS 4% 35,11 1,54 20,66 1,26<br />
6 RDS 5% 36,59 1,58 22,03 1,28<br />
<br />
<br />
<br />
180 N. V. Hoàng, Đ. X. Trường, N. K. H. Việt, “Đánh giá khả năng tẩy xạ … bề mặt vật liệu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy khi sử dụng dung dịch tẩy xạ RDS 2000 thì hiệu quả tẩy xạ<br />
đối với mẫu mô phỏng SIMCON 2 cao hơn rất nhiều so với chỉ sử dụng nước đối với cả<br />
Cs và Zr (gấp 4-6 lần khi sử dụng dung dịch 5%). Hiệu suất và hệ số tẩy xạ tăng chậm khi<br />
tăng nồng độ của RDS 2000 trong dung dịch và đạt hiệu suất trên 36% đối với Cs, trên<br />
22% đối với Zr ở nồng độ RDS 2000 là 5% trong nước. Tương tự mẫu SIMCON-1, hiệu<br />
quả tẩy xạ trên mẫu SIMCON-2 đối với Cs cao hơn so với Zr. Tuy nhiên, hiệu quả tẩy xạ<br />
của RDS 2000 là khá thấp đối với mẫu mô phỏng SIMCON-2 (các đối tượng kim loại bị ô<br />
nhiễm phóng xạ trong vùng nhiệt độ cao).<br />
3.1.3. Hiệu quả tẩy xạ trên các mẫu mô phỏng RDD<br />
Kết quả tẩy xạ trên các mẫu mô phỏng theo phương pháp RDD, được thể hiện trong<br />
bảng 3<br />
Bảng 3. Khả năng tẩy xạ đối với một số mẫu mô phỏng RDD.<br />
(Thời gian phản ứng 20 phút, nhiệt độ 20-25oC)<br />
Đối với Cs Đối với Zr<br />
STT Tên mẫu<br />
H% DF H% DF<br />
1 Gỗ 52,26 2,09 44,83 1,81<br />
2 Bê tông 28,04 1,39 24,59 1,33<br />
3 Sơn ankyd trên nền thép CT3 95,81 23,87 94,51 18,21<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy, RDS 2000 có khả năng tẩy xạ cao đối với các mẫu mô phỏng<br />
RDD trên vật liệu thép phủ sơn ankyd, trung bình đối với gỗ và hiệu quả khá thấp đối với<br />
mẫu bê tông. Điều này cho thấy chất tẩy xạ RDS 2000 chỉ có hiệu năng cao đối với các bề<br />
mặt nhẵn, bóng và kém hiệu quả đối với các bề mặt rỗ, xốp (bê tông, gỗ,…) nhiễm các<br />
chất phóng xạ mô phỏng.<br />
3.2. Khả năng tẩy xạ của RDS-2000 đối với các bề mặt vật liệu nhiễm xạ<br />
Tiến hành đánh giá hiệu quả tẩy xạ của mẫu thép CT-3, sơn ankyd trên nền thép CT-3,<br />
vải quần áo phòng da L1 và gỗ, kết quả thí nghiệm được thể hiện trong hình 1.<br />
<br />
Thép CT3 Sơn Ankyd Vải L1 Gỗ<br />
97,8 98,1 97 97,1 98,2 97,6 97,22<br />
100 94,2<br />
94,5 96,5 95,9 94,2 96 95,9 94,8 96,1 94,4<br />
90,5<br />
<br />
<br />
80<br />
71,7<br />
69<br />
<br />
<br />
60 56,9 56,4 55,73<br />
<br />
46,8<br />
<br />
40<br />
<br />
20<br />
<br />
0<br />
Cs137 Th232 U238 Sr90 I131 Tc99<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hiệu suất tẩy xạ của dung dịch RDS 2000<br />
đối với bề mặt vật liệu nhiễm các đồng vị phóng xạ.<br />
(Nồng độ RDS 2000: 5%, lượng dung dịch sử dụng 1,0 L/m2,<br />
nhiệt độ 20-25oC, thời gian 15-20 phút).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 181<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Từ kết quả hình 1 nhận thấy, hiệu suất tẩy xạ mẫu thép CT-3, sơn ankyd trên nền CT3,<br />
vải khí tài phòng da L1 của dung dịch RDS 2000 nồng độ 5% đối với các chất phóng xạ<br />
Cs137, Th232, U238, Sr90, Tc99, I131 đều đạt trên 90% sau 1 lần tẩy xạ. Đối với mẫu gỗ, hiệu<br />
quả tẩy xạ thấp hơn đáng kể, chỉ đạt khoảng 55-70%, đặc biệt là đối với chất phóng xạ<br />
Cs137 (khoảng 46%). Các kết này cũng cho thấy, hiệu suất tẩy xạ đối với phóng xạ (Cs137)<br />
là tương đồng với mẫu mô phỏng và dung dịch chất tẩy xạ RDS 2000 có khả năng tẩy xạ<br />
cao đối với các bề mặt nhẵn, bóng và có hiệu quả hạn chế đối với các bề mặt rỗ, xốp, đặc<br />
biệt là khi bị nhiễm các chất phóng xạ có khả năng thâm nhập cao vào các vật liệu như Cs.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chất tẩy xạ RDS 2000 có khả năng tẩy xạ tốt với các bề mặt nhẵn, bóng, chất phóng xạ<br />
ít có khả năng ngấm sâu, như thép CT-3, sơn ankyd trên nền thép CT-3, vải quần áo phòng<br />
da L1, mẫu SIMCON-1 (thường đặc trưng cho bề mặt của vũ khí, trang bị, khí tài) hiệu<br />
suất tẩy xạ đạt trên 90% sau 1 lần tẩy xạ đối với tất cả 06 đồng vị phóng xạ được khảo sát.<br />
Đối với bề mặt bị ô nhiễm trong điều kiện nhiệt độ cao (SIMCON-2), bề mặt rỗ, xốp, chất<br />
phóng xạ dễ thâm nhập sâu vào vật liệu như gỗ, bê tông, … hiệu suất tẩy xạ là tương đối<br />
thấp. Hiệu suất tẩy xạ của dung dịch tẩy xạ RDS 2000 đối với các bề mặt vật liệu khảo sát<br />
nhiễm chất mô phỏng (đồng vị bền) và các chất đồng vị phóng là tương đồng.<br />
Lời cảm ơn: Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ Đề tài thuộc<br />
Chương trình KC.AT năm 2016: "Nghiên cứu, xây dựng qui trình công nghệ chế tạo chất<br />
tẩy xạ, trên cơ sở chất hoạt động bề mặt và phức chất vòng càng, phỏng theo mẫu RDS-<br />
2000, dùng cho vũ khí trang bị".<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Xuân Bào, Vũ Thanh Bình, “Chất và dung dịch tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng”,<br />
NXB Quân đội nhân dân Việt Nam (2007), tr. 77.<br />
[2]. Jan Severa and Jaromír Bár, “Handbook of radioactive contamination and<br />
decontamination”, Purkynẽ Medical Research, Hrádec Králové, and Military College<br />
of Ground Forces, Vyskov, Czechoslovakia (1991).<br />
[3]. John Drake, “Evaluation of nine chemical-based technologies for removal of<br />
radiological contamination from concrete surfaces”, U.S. Environmental Protection<br />
Agency (EPA) (2011), pp. 3.<br />
[4]. John Drake, “Decontamination of cesium, cobalt, strontium, and americium from<br />
porous surfaces”, United States Environmental Protection Agency Research<br />
Triangle Park, NC27711 (2013), pp. 7.<br />
[5]. Kathy Nikel, “Evaluation of chemical-based technologies for removal of radiological<br />
contamination from building material surfaces”, U.S. Environmental Protection<br />
Agency (2015), pp. 3.<br />
[6]. Rick Demmer, John Drake, Ryan James, “Understanding mechanisms of radiological<br />
contamination”, Phoenix, Arizona, USA (2014), pp. 7-8.<br />
[7]. Rick Demmer, “RDD decontamination methods and development”, Battelle Energy<br />
Alliance (2008).<br />
[8]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6854:2001 ISO 8690 : 1988, “An toàn bức xạ - Tẩy xạ cho<br />
các bề mặt bị nhiễm xạ - Phương pháp thử nghiệm và đánh giá tính dễ tẩy xạ” (2015).<br />
[9]. https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ba-nha-may-dien-hat-nhan-trung-quoc-nam-sat-<br />
viet-nam-3480191.html.<br />
[10]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_h%E1%BB%8Da_Chernobyl.<br />
<br />
<br />
182 N. V. Hoàng, Đ. X. Trường, N. K. H. Việt, “Đánh giá khả năng tẩy xạ … bề mặt vật liệu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF THE DECONTAMINATION EFFICIENCY OF RDS 2000 AGENT<br />
FOR SOME CONTAMINATED SURFACES<br />
In the paper, the results of research on the ability of decontamination of RDS<br />
2000 agent, which was produced by the Karcher/Federal Republic of Germany are<br />
presented. The effectiveness of the decontamination was calculated on the basis of<br />
measurements made on instruments measuring Radiagem (Canberra) and GC1520<br />
Ortec HPGe (Canberra) Gamma spectrometer. Test results for radioactive<br />
substances Cs137, Sr90, U238, Th232, Tc99, I131and SIMCON-1, SIMCON-2, RDD<br />
simulants showed that RDS 2000 decontamination solution with 3-5%<br />
concentrations had a high efficiency of decontamination on smooth, non-<br />
penetrating samples such as SIMCON 1 (86.4-98.5%), CT-3 (95.9-98.2%), ankyd<br />
paint on CT-3 steel (94.2-97.1%), L1 leather clothing (90.5-97.0%). Whereas that<br />
for porous surfaces or materials contaminated with high temperature be not high<br />
efficiency of decontamination: wood (46.8-71.7%); concrete (24.6-28.0%)<br />
SIMCON- 2 (22.0-36.6%).<br />
Keywords: Decontamination; Effective decontamination; RDS 2000.<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 4 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 17 tháng 5 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 8 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Công nghệ mới/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: hoang12978@yahoo.com.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 183<br />