Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA LÝ CỦA XÀ PHÒNG<br />
SINH HỌC SỬ DỤNG TRONG HẢI QUÂN<br />
Nguyễn Khánh Hoàng Việt*, Lê Duy Khánh, Nguyễn Thị Tâm Thư<br />
Tóm tắt: Bài báo này giới thiệu kết quả kiểm tra, đánh giá độ thân thiện môi<br />
trường (thông qua giá trị BOD5), đánh giá khả năng tẩy rửa vết bẩn trên vải (dựa<br />
trên chỉ số độ tẩy rửa: Detergency) và kiểm tra sức căng bề mặt trong cả điều kiện<br />
nước mặn và nước ngọt của mẫu xà phòng sinh học BioSoap đã tổng hợp được. Các<br />
phương pháp kiểm tra và đánh giá này cũng đã được áp dụng đối với một số sản<br />
phẩm có cùng tính năng và thể chất tương tự. Kết quả đánh giá cho thấy loại xà<br />
phòng đã tổng hợp được không chỉ tẩy rửa hiệu quả trong điều kiện muối mặn mà<br />
còn có độ phân hủy cao bởi vi sinh vật trong môi trường tự nhiên. Bởi vậy, mẫu xà<br />
phòng tổng hợp này có thể được sử dụng thuận lợi cho một số lực lượng Hải quân,<br />
Cảnh sát biển, ngư dân... thường xuyên hoạt động dài ngày trên biển.<br />
Từ khóa: Xà phòng, Thân thiện môi trường, Độ tẩy rửa, Nước mặn.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Một loại xà phòng được đánh giá là thân thiện với môi trường khi được tổng hợp từ<br />
nguồn nguyên liệu sinh học, có khả năng tái tạo và được phân hủy mạnh bởi các vi sinh<br />
vật khi đổ thải vào môi trường tự nhiên [3,6]. Các loại xà phòng hiện nay thường sử dụng<br />
các chất hoạt động bề mặt (HĐBM) có nguồn gốc từ dầu mỏ, phân tử mạch nhánh như:<br />
linear alkyl benzene sulphonate (LABS), alpha olefin sulphonate (AOS) nên rất khó phân<br />
hủy sinh học [6,10,14]. Ngoài ra, các chất phụ gia được sử dụng như là một tác nhân trao<br />
đổi ion thường chứa gốc phosphat để hạn chế ảnh hưởng của các ion kim loại đến sự hoạt<br />
động của các chất HĐBM. Khi được thải vào các lưu vực sông, hồ sự có mặt của chúng sẽ<br />
là điều kiện thuận lợi cho các loại thực vật thủy sinh phát triển, dẫn tới giảm nồng độ oxy<br />
và gây chết cho nhiều động vật sống trong môi trường này [9].<br />
Việc đánh giá độ thân thiện với môi trường của xà phòng có thể thông qua kiểm tra nhu<br />
cầu oxi sinh hóa BOD (Biochemical Oxygen Demand) [1,11]. Chỉ số này phản ánh lượng<br />
oxy được vi sinh vật thu nhận để oxy hóa các chất hữu cơ trong mẫu nước thành cacbon<br />
dioxide và nước trong một khoảng thời gian xác định. Do đó, BOD thường được sử dụng<br />
để tính toán và thiết lập mức độ phân hủy sinh học của các chất hữu cơ được vi sinh vật<br />
phân hủy trong môi trường nước [1]. Để chuẩn hóa các số liệu người ta thường báo cáo kết<br />
quả dưới dạng BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 20oC). Từ giá trị BOD5 thu nhận được, với<br />
cùng lượng mẫu đưa vào mẫu được vi sinh vật phân hủy nhanh hơn sẽ có chỉ số BOD5 cao<br />
hơn [13,14 ].<br />
Trong công trình đã được công bố trước đây [7], chúng tôi đã giới thiệu kết quả nghiên<br />
cứu về mẫu xà phòng sinh học (BioSoap) được tổng hợp từ hệ chất hoạt động bề mặt<br />
(HĐBM) dạng anion, nonion và chất HĐBM từ dầu thực vật (dầu dừa). Một số đặc tính<br />
hóa lý như: sức căng bề mặt, tỷ trọng, khả năng tạo bọt và độ ổn định bọt của mẫu xà<br />
phòng này đã được phân tích và đánh giá. Các đặc tính hóa lý này cũng đã được kiểm tra<br />
với mẫu xà phòng dùng trong nước mặn khác như Sailor Soap (Mỹ) và loại thông dụng<br />
trên thị trường (OMO) để so sánh hiệu quả sử dụng. Các kết quả kiểm tra cho thấy,<br />
BioSoap và Sailor Soap có các đặc tính hóa lý tương đương nhau và thể hiện tính ưu việt<br />
hơn hẳn xà phòng thông thường trong cả nước có độ mặn cao và nước ngọt. Kết quả này<br />
bước đầu khẳng định mẫu xà phòng tổng hợp được có nhiều đặc tính phù hợp để sử dụng<br />
hiệu quả trong điều kiện nước mặn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 153<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Với mục tiêu chế tạo xà phòng sinh học vừa có hoạt tính tẩy rửa mạnh trong nước mặn,<br />
vừa có tính năng thân thiện môi trường, trong bài báo này chúng tôi sẽ giới thiệu kết quả<br />
khảo sát, kiểm tra độ thân thiện môi trường thông qua thông số BOD5 và kiểm tra độ tẩy<br />
rửa trên vải của mẫu xà phòng BioSoap. Các đặc tính này cũng đã được kiểm tra đối<br />
chứng với xà phòng Sailor Soap và một số dòng sản phẩm có cùng tính năng và thể chất<br />
như BioSoap để so sánh.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất và thiết bị<br />
2.1.1. Hóa chất, nguyên vật liệu dùng cho nghiên cứu<br />
- Hóa chất dùng để phân tích phục vụ nghiên cứu bao gồm: H2SO4, (NH4)2SO4, NaOH,<br />
CaCl2, FeCl3.6H20 và một số hóa chất khác (độ sạch PA).<br />
- Nguyên vật liệu dùng cho nghiên cứu: Mẫu xà phòng BioSoap, xà phòng dùng trong<br />
nước mặn Sailor Soap (Mỹ), nước giặt SA8 (Amway, Mỹ); nước biển lấy tại vùng biển<br />
Đảo Nam Yết, Quần đảo Trường Sa (Cục Hậu cần Hải quân cung cấp có độ muối 34,6‰);<br />
vải cotton sạch (25 x 35 cm), dầu thực vật (Simply), hồ tinh bột và màu acrylic được mua<br />
trên thị trường.<br />
2.1.2. Thiết bị dùng cho nghiên cứu<br />
Các thiết bị thí nghiệm được sử dụng chủ yếu như: Cân phân tích có độ chính xác<br />
0,0001g hãng PRO SPS-602F (Mỹ); hệ thống bình cầu, thiết bị đo BOD (Mỹ), thiết bị đo<br />
pH ECO TESTR hãng EUTECH (Singapore), máy đo sức căng bề mặt TSD DAC 300 -<br />
Gibertini.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1 Kiểm tra BOD<br />
Xà phòng BioSoap, Sailor Soap, OMO được pha với nước máy theo tỷ lệ 1,5 % và giặt<br />
với cùng một loại vải với lượng nước như nhau. Lượng nước thải sau khi giặt được thu lại;<br />
quá trình ủ mẫu và lấy mẫu được thực hiện đồng thời trong môi trường tương đương nhau<br />
về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... Lượng mẫu được lấy ngay tại thời điểm ban đầu và lượng<br />
mẫu sau 5 ngày thu nhận được kiểm tra đo lượng oxy hòa tan. Sự biến đổi về lượng oxy<br />
hòa tan được tính toán và so sánh. Từ kết quả kiểm tra nhu cầu oxi sinh hóa có thể khẳng<br />
định khả năng phân hủy các thành phần trong mẫu thử bởi các vi sinh vật trong môi trường<br />
là cao hay thấp [1].<br />
2.2.2. Xác định sức căng bề mặt<br />
Các mẫu xà phòng cần kiểm tra được hòa tan trong nước với tỷ lệ 1 % khối lượng. Sức<br />
căng bề mặt của các dung dịch được xác định theo phương pháp ASTMD 971 và ASTMD<br />
1331, đo trên máy đo sức căng bề mặt TSD DAC 300 [2,8].<br />
2.2.3. Đánh giá khả năng tẩy rửa<br />
Để đánh giá khả năng tẩy rửa của xà phòng có rất nhiều phương pháp như: dựa vào đo<br />
sức căng bề mặt, phương pháp đo độ trắng của vải, đo độ nhả bẩn, phương pháp đo trọng<br />
lượng [4]. Trong đó, phương pháp đo trọng lượng tương đối đơn giản với thời gian tiến<br />
hành nhanh đã được lựa chọn để kiểm tra độ tẩy rửa của sản phẩm. Để đánh giá khả năng<br />
tẩy rửa trên vải, chúng tôi thực hiện các bước sau:<br />
a) Chế tạo chất nhuộm bẩn:<br />
Thực tế cho thấy, những vết bẩn thường gặp phải trên quần áo khi chúng ta hoạt động<br />
thường ngày như: dầu mỡ, tinh bột, bùn đất... [4,12]. Do đó, chúng tôi đã chuẩn bị hỗn hợp<br />
chất nhuộm bẩn trên vải để đánh giá hiệu quả tẩy rửa của các mẫu xà phòng khác nhau.<br />
<br />
<br />
154 N.K.H. Việt, L.D. Khánh, N.T.T. Thư, “Đánh giá một số đặc tính… trong hải quân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Thành phần và tỷ lệ của các chất trong hỗn hợp được tạo ra như sau: (1) Dầu thực vật (20<br />
%); (2) bột than (20 %); (3) hồ tinh bột (30 %); (4) chất bám dính - màu acrylic (15 %) và<br />
nước (15 %). Chúng được trộn đều với nhau tạo thành một hỗn hợp paste ổn định đặc<br />
quánh, độ bám dính cao.<br />
b) Các bước thực hiện:<br />
- Sử dụng 2 g hỗn hợp chất nhuộm bẩn dàn đều và thấm hết lên khắp miếng vải cotton<br />
sạch (màu trắng, kích thước 25 x 35 cm, khối lượng: m0) đã được chuẩn bị trước. Để<br />
miếng vải khô tự nhiên trong khoảng 60 phút.<br />
- Tiếp tục sấy miếng vải trong tủ sấy chân không áp lực giảm ở nhiệt độ thấp 35-40oC<br />
(thời gian 45-60 phút) và được cân lại sau khi đã để nguội trong thời gian 5 phút (m1).<br />
- Quá trình giặt vải được thực hiện theo cách sử dụng thiết bị Terg-O-Tometer [12] với<br />
tốc độ 100 rpm, lượng nước 1000 ml, thời gian giặt 15 phút, thời gian ngâm 10 phút, nhiệt<br />
độ 500C. Loại nước được sử dụng tùy theo mục đích kiểm tra là nước máy hoặc nước mặn,<br />
với lượng xà phòng được sử dụng là 1 %.<br />
- Sau khi giặt và để khô tự nhiên trong khoảng 60 phút, miếng vải tiếp tục được sấy khô<br />
theo phương pháp tương tự và cân lại (m2) để tính toán độ tẩy rửa.<br />
c) Công thức tính độ tẩy rửa theo phương pháp đo khối lượng:<br />
Độ tẩy rửa (%) được tính theo công thức:<br />
(m1 - m2)<br />
D= x 100 (1)<br />
(m - m )<br />
1 0<br />
<br />
trong đó, m0 là khối lượng vải sạch được sấy, m1 là khối lượng vải được phủ vết bẩn sau<br />
khi sấy, m2 là khối lượng vải sau khi giặt đã được sấy.<br />
d) Đánh giá độ sạch:<br />
- Đánh giá qua kết quả kiểm tra độ tẩy rửa (D) dựa vào công thức (1);<br />
- Đánh giá cảm quan bằng cách quan sát mẫu vải sau khi giặt bằng mắt thường với 3<br />
mức độ: (1) sạch hoàn toàn (+++: độ trắng tương đương với miếng vải ban đầu); (2) : sạch<br />
(++: vết bẩn nhìn mờ); (3) chưa sạch (+: vết bẩn nhìn rõ).<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
3.1. Kiểm tra độ thân thiện môi trường<br />
Bảng 1. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD).<br />
BOD BOD5<br />
BOD5 tại thời điểm lấy BOD5 lấy mẫu sau 5<br />
(Xo-Xt)<br />
mẫu ban đầu (Xo) (mg/l) ngày (Xt) (mg/l)<br />
Tên mẫu (mg/l)<br />
OMO (Unilever) 12,5 11,2 1,3<br />
Sailor Soap (Mỹ) 27,1 23,1 4,0<br />
BioSoap 44,0 35,8 8,2<br />
Kết quả kiểm tra mức độ thay đổi nhu cầu BOD (Bảng 1) của một số mẫu xà phòng<br />
khác nhau thấy: Sailor Soap có BOD = 4,0 mg/l, BioSoap có BOD = 8,2 mg/l. Các mẫu<br />
này có nhiều thành phần dễ được phân hủy bởi vi sinh vật hơn nên có mức độ thay đổi nhu<br />
cầu BOD cao hơn so với xà phòng OMO (BOD = 1,3 mg/l). Kết quả này cho thấy loại xà<br />
phòng như BioSoap và Sailor Soap thân thiện hơn với môi trường do vi sinh vật dễ dàng<br />
oxy hóa các thành phần của chúng thành các hợp chất hữu cơ đơn giản.<br />
3.2. Đánh giá độ tẩy rửa<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 155<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Để đánh giá khả năng tẩy rửa trong cả môi trường nước mặn và nước ngọt, chúng tôi đã<br />
lựa chọn một số mẫu xà phòng có thể chất dạng lỏng như: nước giặt OMO, nước giặt SA8<br />
(Amway), sản phẩm xà phòng thông dụng trên thị trường (OMO dạng bột) và sản phẩm có<br />
tính năng tẩy rửa trong nước mặn (Sailor Soap). Kết qủa thu được như sau:<br />
3.2.1. Đánh giá độ tẩy rửa trong nước mặn<br />
Kết quả kiểm tra độ tẩy rửa các vết bẩn trong nước mặn cho thấy, mẫu xà phòng<br />
BioSoap có Độ tẩy rửa (98,26 %) tương đương với Sailor Soap (98,08 %) và hơn hẳn các<br />
sản phẩm thông thường khác như: OMO dạng bột (94,63 %), OMO dạng dung dịch (95,85<br />
%), SA8 (89,72 %).<br />
Bảng 2. Độ tẩy rửa và sức căng bề mặt trong nước mặn của một số mẫu xà phòng.<br />
<br />
Sản SA8 Sailor Nước giặt<br />
OMO bột<br />
phẩm (Amway, Soap BioSoap OMO<br />
(Unilever)<br />
Mỹ) (Mỹ) (Unilever)<br />
Đặc tính đánh giá<br />
Khối m0 9,6600 10,1200 10,292 10,292 10,9702<br />
lượng m1 10,6350 11,0507 11,176 11,171 11,8916<br />
(g) m2 9,7602 10,1700 10,309 10,307 11,0084<br />
Độ tẩy rửa (%) 89,72 94,63 98,08 98,26 95,85<br />
Sức căng bề mặt<br />
29,0001 28,9754 25,6642 26,0601 27,7869<br />
(dynes/cm )<br />
Đánh giá cảm<br />
+ + +++ +++ ++<br />
quan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Tương quan giữa Độ tẩy rửa vết bẩn và sức căng bề mặt trong nước mặn<br />
của một số mẫu xà phòng.<br />
Sức căng bề mặt thể hiện khả năng thấm ướt cao hay thấp, khi sức căng bề mặt càng<br />
thấp thì khả năng tẩy rửa của mẫu xà phòng được kiểm tra càng cao [2]. Kết quả kiểm tra<br />
các mẫu xà phòng cho thấy sự tương quan rõ rệt giữa độ tẩy rửa và giá trị sức căng bề mặt<br />
<br />
<br />
<br />
156 N.K.H. Việt, L.D. Khánh, N.T.T. Thư, “Đánh giá một số đặc tính… trong hải quân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
thu được. Các mẫu được kiểm tra trong nước mặn có giá trị sức căng bề mặt cao như: xà<br />
phòng SA8 (29,0001 dynes/cm), OMO bột (28,9754 dynes/cm) nên có độ tẩy rửa thấp hơn<br />
xà phòng Sailor Soap (25,6642 dynes/cm) và BioSoap (26,0601 dynes/cm). Sau khi giặt<br />
trong nước mặn với xà phòng SA8 và OMO bột, các vết bẩn trên vải không sạch và vẫn dễ<br />
dàng phát hiện được bằng mắt thường.<br />
3.2.2. Kiểm tra độ tẩy rửa trong nước ngọt<br />
Để so sánh và đánh giá hiệu quả sử dụng của các mẫu xà phòng trong điều kiện nước<br />
ngọt và nước mặn, phương pháp kiểm tra độ tẩy rửa trong nước ngọt cũng được tiến hành<br />
tương tự như trong nước mặn.<br />
Kết quả kiểm tra (Bảng 3) cho thấy BioSoap vẫn phát huy được khả năng tẩy rửa cả<br />
trong môi trường nước ngọt. Giá trị độ tẩy rửa của BioSoap (98.90 %) tương đương với<br />
nước giặt SA8 (98.91 %). Các loại xà phòng khác như OMO bột, OMO dung dịch và<br />
Sailor Soap đều có độ tẩy rửa trên 97,0 % và khả năng tẩy rửa các vết bẩn tương đối tốt cả<br />
khi được quan sát bằng mắt thường.<br />
Bảng 3. Độ tẩy rửa và sức căng bề mặt trong nước ngọt của một số mẫu xà phòng.<br />
<br />
Sản SA8 Nước giặt<br />
OMO bột Sailor Soap<br />
phẩm (Amway, BioSoap OMO<br />
(Unilever) (Mỹ)<br />
Mỹ) (Unilever)<br />
Đặc tính đánh giá<br />
m0 10,9912 10,2342 10,5698 10,491 10,5920<br />
Khối lượng<br />
m1 11,8092 11,2211 11,5343 11,426 11,5918<br />
(g)<br />
m2 11,0001 10,2612 10,5901 10,501 10,6082<br />
Độ tẩy rửa (%) 98,91 97,26 97,90 98,90 98,37<br />
Sức căng bề mặt<br />
27.850 29.6029 26.0537 26.0934 26.0447<br />
(dynes/cm )<br />
Đánh giá cảm quan +++ +++ +++ +++ +++<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Tương quan giữa độ tẩy rửa vết bẩn và sức căng bề mặt trong nước nước ngọt<br />
của một số mẫu xà phòng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 157<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Tuy độ tẩy rửa là khác nhau nhưng xét về độ thân thiện môi trường, các loại xà phòng<br />
thông thường như OMO đều sử dụng chất HĐBM như: Linear Alkylbenzensulfonate có<br />
nguồn gốc từ dầu mỏ, chứa vòng benzen rất khó phân hủy sinh học. Ngoài ra, OMO và<br />
nhiều loại chất tẩy rửa khác sử dụng sodium tripolyphosphate (chất trao đổi ion) là thành<br />
phần có chứa gốc phosphat đã bị cấm sử dụng tại nhiều vùng trên thế giới. Loại xà phòng<br />
SA8 tương đối thân thiện với môi trường, tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy sản<br />
phẩm này không hiệu quả khi sử dụng trong nước mặn. Độ thân thiện môi trường của<br />
Sailor Soap và BioSoap đã được kiểm tra và cho thấy khả năng phân hủy bởi vi sinh vật<br />
thể hiện tính ưu việt hơn hẳn xà phòng OMO trên thị trường.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Các kết quả kiểm tra thông số BOD là dữ liệu để khẳng định về tính năng thân thiện<br />
môi trường của mẫu xà phòng chế tạo được so với xà phòng thông thường như OMO và xà<br />
phòng có tính năng tương tự Sailor Soap. Với kết quả kiểm tra BOD của mẫu xà phòng<br />
được tổng hợp BioSoap cho thấy, trong môi trường tự nhiên mẫu xà phòng BioSoap sẽ<br />
được vi sinh vật phân hủy nhanh hơn so với các mẫu xà phòng thông thường khác được<br />
kiểm tra.<br />
BioSoap có khả năng tẩy rửa trong cả nước mặn và nước ngọt cao hơn hẳn một số mẫu<br />
xà phòng khác được khảo sát. Đặc biệt, trong môi trường nước mặn sản phẩm này có độ<br />
tẩy rửa (98,26 %) tương tự xà phòng dùng trong nước mặn Sailor Soap (98,08 %) và hơn<br />
hẳn các loại sản phẩm khác như: xà phòng OMO dạng bột (94,63 %), OMO dạng lỏng<br />
(95,85 %) và SA8 của Mỹ (89,72 %).<br />
Với các thông số về độ thân thiện môi trường và độ tẩy rửa của mẫu xà phòng tổng hợp<br />
được (BioSoap) so với mẫu xà phòng dùng trong nước mặn của Mỹ (Sailor Soap) và một<br />
số loại xà phòng thông dụng khác trên thị trường, có thể khẳng định mẫu xà phòng tổng<br />
hợp được có hoạt tính tẩy rửa vết bẩn tốt trong nước mặn và có độ phân hủy cao bởi vi<br />
sinh vật trong môi trường tự nhiên. Với những kết quả này, xà phòng sinh học – BioSoap<br />
sẽ tiếp tục được hoàn thiện nhằm phục vụ cho bộ đội Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư...<br />
hoạt động dài ngày trên biển.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Alewo Opuada, Muhammed Tijani, “Biodegradable detergents from Azadirachta<br />
Indica seed oil”, J. of Practices and Tech. (2010), pp. 69-74.<br />
[2]. BIS:5785 (Part-III), “Methods of performance tests for surface active agents”,<br />
Bureau of India Standards, New Delhi (1970).<br />
[3]. Deveshree B. Narkhede, “Formulation and evaluation of coconut oil liquid soap”,<br />
International Journal of Pharma World Research, Vol.1, 2 (2010).<br />
[4]. Kharkate S K, Karadbhajne V Y, “Some resin based liquid detergents”, Journal of Sci<br />
& Industrial Research, Vol.64 (2005), pp. 752-755.<br />
[5]. Nguyễn Lệ Tố Nga, Đinh Thị Ngọ, “Nghiên cứu chế tạo chất tẩy rửa cho cặn bẩn<br />
xăng dầu”, Tạp chí Phân tích Hoá, Lý và Sinh học, T6 (2001), tr. 49-50.<br />
[6]. Nguyễn Lệ Tố Nga và cộng sự, “Tổng hợp chất tẩy rửa cặn bẩn xăng dầu trên cơ sở<br />
các loại dầu thực vật khác nhau”, TC. Nghiên cứu KHCNQS, số 3 (2003), tr. 63-69.<br />
[7]. Nguyễn Khánh Hoàng Việt và cộng sự, “Tổng hợp chất tẩy rửa thân thiện môi<br />
trường dùng trong Hải quân”, TC. Nghiên cứu KHCNQS, số 3 (2013), tr. 95-102.<br />
[8]. Milwidssky B.M, Gabriel, “Detergent analysis”, London (1982).<br />
[9]. Matthew J. Scott, Malcolm N. Jones, “The biodegradation of surfactants in the<br />
environment”, Biochimica et Biophysica Acta, 1508 (2000), pp. 235-251.<br />
<br />
<br />
<br />
158 N.K.H. Việt, L.D. Khánh, N.T.T. Thư, “Đánh giá một số đặc tính… trong hải quân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[10]. Pravin A, BB.Gogte, “A novel short oil alkyd resin based on coconut oil and rosin for<br />
detergent compositions”, The Asian Journal of Experimental Chemistry, Vol.6, 1<br />
(2011), pp.17-21.<br />
[11]. Pravin A, Dhakite et al., “Ecofriendly liquid detergents based on malenised<br />
vegetables oils”, The Asian J. of Exp.Chemistry, Vol.6, 1 (2011), pp. 35-37.<br />
[12]. Pravin A, BB.Gogte, “Eco- Green Polymers based on Maize Starch for Detergent”,<br />
Journal of ChemTech Research, Vol.2, 4 (2010), pp.1975-1979.<br />
[13]. Toliwal. S.D, D.Patel, “Liquid detergent from acid oil based polymer”, Journal of<br />
Applied Chemical Research, Vol.14 (2010), pp.14-22.<br />
[14]. Thorsten Bastigkeit et al., “Eco-friendly laundry detergent compositions comprising<br />
natural essence”, Patent No.: US 7,648,953 B2 (2010).<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSMENT SOME CHARACTERISTICS OF BIOLOGICAL SOAP USED<br />
IN THE NAVY<br />
This article introduces the testing results eco-friendly through BOD values<br />
obtained; assesses the ability to clean the stain on fabric based on detergency and<br />
check the surface tension in both saltwater and freshwater conditions of synthesized<br />
bio-based soap. The method of testing and evaluation has also been applied to a<br />
number of products with the same features and physically. Evaluation results show<br />
that soaps were synthesized not only effective cleansing in saltwater condition but<br />
also have high level of decomposition by microorganisms in the natural<br />
environment. Therefore, this synthetic detergent can be conveniently used for the<br />
Navy, Coast Guard, fishermen ... often works long days at sea.<br />
Keywords: Soap, Eco-friendly, Detergency, Seawater.<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 30 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ mới/Viện KH-CN quân sự<br />
*<br />
Email : Hoangviet1015@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 159<br />