Nguyễn Thị Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 97 - 102<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CACBON TẠI RỪNG PHÒNG HỘ<br />
HỒ NÚI CỐC, KHU VỰC XÃ PHÚC TRIÙ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Thu Hường*,<br />
Ma Thị Kim Cúc, Hà Thúy Vin<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Rừng được coi như một bể chứa cacbon khổng lồ trên Trái Đất, nhằm kiểm soát việc gia tăng khí<br />
nhà kính, đặc biệt là khí CO2. Trong giai đoạn gần đây các nghiên cứu về khả năng tích lũy cacbon<br />
rừng ngày càng được chú trọng. Nghiên cứu về khả năng tích lũy cacbon tại rừng phòng hộ Hồ<br />
Núi Cốc, khu vực xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên sử dụng phương pháp chặt hạ để đo đếm<br />
sinh khối rừng, từ đó xác định các phương trình tương quan sinh trưởng. Trên cơ sở đó, xác định<br />
lượng cacbonic hấp thụ trong 1ha rừng là 118,356 tấn/ha và trong toàn khu vực nghiên cứu là<br />
25778,01 tấn.<br />
Từ khóa: đo đếm cabon rừng, tích lũy cacbon, phương pháp chặt hạ, chi trả dịch vụ môi trường<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Sự nóng lên toàn cầu đã và đang là mối quan<br />
tâm của toàn nhân loại, nguyên nhân chính<br />
gây hiện tượng này là sự gia tăng hàm lượng<br />
CO2 trong khí quyển. Trong khi đó rừng có<br />
vai trò đặc biệt trong việc cân bằng O2 và CO2<br />
trong khí quyển. Do vậy, rừng có ảnh hưởng<br />
rất lớn tới khí hậu của từng quốc gia, từng<br />
khu vực cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy,<br />
việc nghiên cứu, xác định khả năng tích lũy<br />
cacbon rừng là việc làm có ý nghĩa vô cùng<br />
quan trọng, là cơ sở đề xuất các phương thức<br />
quản lý rừng, xây dựng cơ chế chi trả cho<br />
các chủ rừng và cộng đồng tham gia bảo vệ<br />
rừng. Xuất phát từ các lý do trên chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả<br />
năng tích lũy cacbon tại rừng phòng hộ Hồ<br />
Núi Cốc, khu vực xã Phúc Trìu, thành phố<br />
Thái Nguyên”<br />
Mục tiêu của đề tài là xác định giá trị hấp thụ<br />
CO2 của rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc tại xã<br />
Phúc Trìu, góp phần cung cấp cơ sở khoa học<br />
cho việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường<br />
rừng và REDD + tại tỉnh Thái Nguyên.<br />
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu sinh khối trạng thái cây rừng<br />
bao gồm đường kính ngang ngực của cây tại<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989662798, Email: nguyenthuhuongmtk3@gmail.com<br />
<br />
các ô tiêu chuẩn đã xác định, sinh khối tươi<br />
và sinh khối khô các bộ phận cây cá lẻ đem<br />
giải tích.<br />
- Xác định mối tương quan giữa các đại lượng<br />
trọng lượng tươi và trọng lượng khô với<br />
đường kính ngang ngực (DBH)<br />
- Xác định lượng CO2 hấp thụ và phương<br />
trình tương quan giữa lượng CO2 hấp thụ với<br />
đường kính ngang ngực. Trên cơ sở đó xác<br />
định được lượng CO2 hấp thụ trong từng ô<br />
tiêu chuẩn và trong toàn bộ lâm phần.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
+ Phương pháp lập ô tiêu chuẩn<br />
Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng do Ban<br />
quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc cung cấp,<br />
lựa chọn các khu vực lập ô tiêu chuẩn. Sử<br />
dụng GPS, thước dây để lập ô tiêu chuẩn có<br />
kích thước 1000m2 (20m x 50m), thực hiện<br />
đo đếm đường kính ngang ngực của tất cả các<br />
cây trong ô tiêu chuẩn. Các ô tiêu chuẩn được<br />
chọn theo cấp tuổi (3, 5, 7 tuổi). Sau đó phân<br />
loại cây theo từng cấp kính.<br />
Trong các ô tiêu chuẩn lựa chọn chặt hạ 2 cây<br />
đại diện cho từng cấp kính. Tiến hành giải<br />
tích từng cây cá lẻ, bao gồm đo chiều cao vút<br />
ngọn của cây, sinh khối tươi của từng bộ phận<br />
lá, thân, cành. Cân chính xác từng bộ phận để<br />
rút mẫu đối với lá là 0,5kg và đối với thân và<br />
cành là 1kg.<br />
97<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích trong phòng thí<br />
nghiệm<br />
Mẫu được đưa về phòng thí nghiệm, sấy khô<br />
ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi,<br />
sau đó sử dụng máy phân tích TOC để xác<br />
định hàm lượng cacbonic có trong từng bộ<br />
phận của cây giải tích [4].<br />
<br />
Kết quả được thể hiện tại bảng 3. Số liệu về<br />
sinh khối cây cá lẻ và tỷ lệ % các bộ phận của<br />
chúng được tính trung bình cho các ÔTC.<br />
Bảng 1. Đường kính bình quân của tầng cây gỗ<br />
<br />
02<br />
<br />
Keo lai<br />
<br />
5<br />
<br />
10,42<br />
<br />
03<br />
<br />
Keo lai<br />
<br />
7<br />
<br />
12,04<br />
<br />
01<br />
<br />
Bảng 2. Số lượng cây phân theo cấp kính trong<br />
từng ÔTC<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Nghiên cứu sinh khối trạng thái cây rừng<br />
Sinh trưởng đường kính D1,3 của rừng<br />
<br />
Nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ bao gồm sinh<br />
khối tươi của thân cây, cành cây và lá cây.<br />
<br />
D1.3tb<br />
(cm)<br />
8,56<br />
<br />
Loài cây<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nhóm tác giả đã tiến hành điều tra trên 3<br />
ÔTC. Kết quả về đường kính D1,3 và số lượng<br />
cây thân gỗ ở mỗi ÔTC được thể hiện tại<br />
bảng 1 và 2.<br />
Qua số liệu bảng 1 và 2, thấy rằng D1.3 trung<br />
bình tăng theo tuổi cây, cụ thể ở ÔTC1 cây 3<br />
tuổi có D1.3 trung bình là 8,05 cm; ÔTC2, 5<br />
tuổi có D1.3 trung bình là 9,76 cm; ÔTC3, 7<br />
tuổi có D1.3 trung bình là 11,43 cm. Trong<br />
cùng cấp tuổi số lượng cây theo từng cấp kính<br />
giảm khi cấp kính tăng lên.<br />
Sinh khối tươi cây cá lẻ<br />
<br />
Keo lai<br />
<br />
Cấp tuổi<br />
(năm)<br />
3<br />
<br />
ÔTC<br />
<br />
+ Xây dựng hàm tương quan<br />
Trên cơ sở hàm lượng CO2 xác định tại từng<br />
bộ phận của cây cá lẻ, sử dụng excel thiết lập<br />
phương trình tương quan giữa hàm lượng CO2<br />
hấp thụ và đường kính ngang ngực. Từ đó<br />
tính được lượng CO2 hấp thụ trong từng ô tiêu<br />
chuẩn và trong toàn bộ lâm phần<br />
<br />
106(06): 97 - 102<br />
<br />
Cấp<br />
kính<br />
(cm)<br />
20<br />
<br />
Số lượng cây<br />
ÔTC1<br />
ÔTC2<br />
ÔTC3<br />
67<br />
17<br />
3<br />
0<br />
<br />
48<br />
23<br />
9<br />
3<br />
<br />
43<br />
46<br />
18<br />
5<br />
<br />
Số liệu bảng 3 cho thấy: trong cùng một cấp<br />
tuổi, có sự khác biệt lớn về sinh khối tươi cây<br />
cá lẻ, sinh khối tươi cây cá lẻ tăng theo cấp<br />
kính; cụ thể ở cấp tuổi 3 mã cây C1-1 có<br />
D1.3=9,07cm tổng sinh khối tươi là 58,6 kg,<br />
mã cây C2-1 có D1.3=8,06cm có tổng sinh<br />
khối tươi là 46,8 kg; cấp tuổi 5 mã cây C1-2<br />
có D1.3 = 9,8cm tổng sinh khối tươi là 74,7 kg,<br />
mã cây C2-2 có D1.3 = 12,7cm có tổng sinh<br />
khối tươi là 115 kg; cấp tuổi 7 mã cây C1-3<br />
có D1.3 = 15,3cm tổng sinh khối tươi là 163,2<br />
kg, mã cây C2-3 có D1.3 = 21,3cm có tổng<br />
sinh khối tươi là 348,6 kg.<br />
<br />
Bảng 3. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ<br />
Mã<br />
ÔTC<br />
01<br />
02<br />
03<br />
<br />
Mã<br />
cây<br />
<br />
DBH<br />
(cm)<br />
<br />
Cấp tuổi<br />
(năm)<br />
<br />
C1-1<br />
C2-1<br />
C1-2<br />
C2-2<br />
C1-3<br />
C2-3<br />
<br />
9,07<br />
8,06<br />
9,8<br />
12,7<br />
15,3<br />
21,3<br />
<br />
3<br />
3<br />
5<br />
5<br />
7<br />
7<br />
<br />
Thân<br />
kg<br />
45,1<br />
37,6<br />
48,2<br />
89,8<br />
135,8<br />
229,5<br />
<br />
%<br />
77,6<br />
80,3<br />
65,5<br />
77,7<br />
83,2<br />
65,8<br />
<br />
Cành<br />
kg<br />
%<br />
8<br />
13,8<br />
5<br />
10,7<br />
16,7 22,4<br />
12,2 10,6<br />
14,7<br />
9,0<br />
94,1<br />
27<br />
<br />
Lá<br />
kg<br />
5<br />
4,2<br />
9,8<br />
13,4<br />
12,7<br />
25<br />
<br />
%<br />
8,6<br />
9,0<br />
13,1<br />
11,6<br />
7,8<br />
7,2<br />
<br />
Tổng<br />
kg<br />
%<br />
58,6 100<br />
46,8 100<br />
74,7 100<br />
115<br />
100<br />
163,2 100<br />
348,6 100<br />
<br />
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc)<br />
<br />
98<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 97 - 102<br />
<br />
Bảng 4. Cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ<br />
Mã<br />
ÔTC<br />
01<br />
02<br />
03<br />
<br />
Mã<br />
cây<br />
<br />
DBH<br />
(cm)<br />
<br />
C1-1<br />
C2-1<br />
C1-2<br />
C2-2<br />
C1-3<br />
C2-3<br />
<br />
8,06<br />
9,07<br />
9,8<br />
12,7<br />
15,3<br />
21,3<br />
<br />
Cấp<br />
tuổi<br />
(năm)<br />
3<br />
3<br />
5<br />
5<br />
7<br />
7<br />
<br />
Thân<br />
<br />
Cành<br />
<br />
Lá<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Kg<br />
<br />
%<br />
<br />
Kg<br />
<br />
%<br />
<br />
Kg<br />
<br />
%<br />
<br />
Kg<br />
<br />
%<br />
<br />
21,06<br />
22,14<br />
27,64<br />
46,75<br />
70,68<br />
112,46<br />
<br />
83,06<br />
81,16<br />
70,18<br />
81,30<br />
85,34<br />
65,76<br />
<br />
2,66<br />
3,07<br />
8,61<br />
6,23<br />
8,02<br />
50,04<br />
<br />
10,56<br />
13,56<br />
21,86<br />
10,83<br />
9,68<br />
29,26<br />
<br />
1,47<br />
1,44<br />
3,13<br />
4,52<br />
4,12<br />
8,51<br />
<br />
5,84<br />
5,28<br />
7,94<br />
7,86<br />
4,97<br />
4,98<br />
<br />
25,19<br />
27,28<br />
39,38<br />
57,50<br />
82,82<br />
171,01<br />
<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
<br />
Nếu xét trong cùng một cấp kính thì sinh khối<br />
tươi cây cá lẻ tăng lên cùng với sự tăng lên<br />
của tuổi cây, điều đó phản ánh quá trình tích<br />
luỹ sinh khối theo thời gian của cây rừng và<br />
cũng có thể nhận thấy giữa sinh khối và sinh<br />
trưởng cây cá lẻ có liên hệ chặt chẽ với nhau,<br />
ví dụ trong cấp kính tương đương, ở tuổi 3 mã<br />
cây C1-1 có DBH = 9,07 cm sinh khối cây cá<br />
lẻ là 58,6 kg, đến tuổi 5 mã cây C1-2 có DBH<br />
= 9,8 cm sinh khối là 74,7 kg.<br />
Cấu trúc sinh khối các bộ phận thân, cành,<br />
lá cây cá lẻ là rất khác nhau trong cả 3 cấp<br />
tuổi và các cấp kính. Sinh khối thân chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất, sau đó đến sinh khối cành và<br />
chiếm tỷ lệ thấp nhất là sinh khối lá. Tỷ lệ<br />
% sinh khối tươi các bộ phận tính trung<br />
bình cho cả 3 ô tiêu chuẩn là: Thân 75%;<br />
cành 15,6%; lá 9,4%.<br />
Sinh khối khô cây cá lẻ<br />
Nhóm tác giả tiến hành phân tích sinh khối<br />
khô của 18 mẫu (6 mẫu thân, 6 mẫu cành và 6<br />
mẫu lá). Kết quả được thể hiện tại bảng 4.<br />
Bảng 4 cho thấy, sinh khối khô cây cá lẻ cũng<br />
thay đổi theo cấp kính và cấp tuổi. Xét trong<br />
cùng một cấp kính, khi tuổi cây tăng lên thì<br />
sinh khối khô cây cá lẻ cũng tăng theo và<br />
ngược lại. Tỷ lệ % sinh khối khô các bộ phận<br />
tính trung bình cho cả 3 ô tiêu chuẩn sẽ là:<br />
Thân 74,6%; cành 19,6%; lá 5,8%.<br />
Tương quan giữa trữ lượng và đường kính<br />
ngang ngực (DBH)<br />
<br />
Trọng lượng tươi với đường kính ngang ngực<br />
Trong thực tế vấn đề xác định trọng lượng cây<br />
trực tiếp là vấn đề rất khó khăn và phức tạp, vì<br />
thế, thiết lập mô hình quan hệ giữa sinh khối<br />
cây và đường kính có vai trò rất hữu ích.<br />
<br />
Bảng 5. Trọng lượng tươi & DBH của cây mẫu<br />
Cấp<br />
tuổi<br />
03<br />
03<br />
05<br />
05<br />
07<br />
07<br />
<br />
DBH (cm)<br />
8,06<br />
9,07<br />
9,8<br />
12,7<br />
15,3<br />
21,3<br />
<br />
Trọng lượng tươi<br />
(kg)<br />
46,8<br />
58,1<br />
74,7<br />
115<br />
163,2<br />
348,6<br />
<br />
Bảng 5 cho thấy, trọng lượng tươi tăng theo<br />
đường kính, sự gia tăng này thể hiện càng<br />
mạnh ở những cây có đường kính lớn.<br />
Hình 1 cho thấy, phương trình tương quan<br />
giữa trọng lượng tươi và đường kính có mối<br />
tương quan rất chặt chẽ (R2= 0,996). Kết quả<br />
này được thể hiện theo phương trình (*).<br />
Trọng lượng tươi = 0,681*D2,027 (kg). (*)<br />
<br />
Hình 1. Mối quan hệ giữa trọng lượng tươi<br />
và DBH(D1,3)<br />
<br />
Trọng lượng khô với đường kính ngang ngực<br />
Trọng lượng khô của cây tăng dần theo chiều<br />
tăng của đường kính ngang ngực. Đặc biệt tăng<br />
nhiều ở cây có tuổi cao và đường kính lớn.<br />
99<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tỷ lệ cacbonic hấp thụ trong cây<br />
Lượng CO2 hấp thụ trong từng bộ phận và<br />
toàn bộ cây<br />
Kết quả phân tích hàm lượng cacbonic trong<br />
trong từng bộ phận cây cá lẻ được trình bày<br />
tại bảng 7, cho thấy, trữ lượng cacbonic hấp<br />
thụ có sự khác biệt trong các bộ phận của cây,<br />
ở thân là lớn nhất, tiếp đến là bộ phận cành và<br />
lá là ít nhất. Nếu tính cho cả 3 ÔTC thì lượng<br />
cacbonic hấp thụ trong thân chiếm trung bình<br />
khoảng 74,71%, trong bộ phận cành chiếm là<br />
19,17% và lá là 6,13%. Kết quả này cũng phù<br />
hợp với các nghiên cứu trước đó tỷ lệ tích lũy<br />
cacbon trong thân là lớn nhất, tiếp đến là<br />
cành và lá [1], [2].<br />
Lượng cacbonic hấp thụ trong cây tỷ lệ thuận<br />
với cấp kính và tuổi cây, cụ thể xét trong cấp<br />
kính tương đương, ở độ tuổi 3 cây C1-1 có<br />
DBH = 9,07 cm, lượng cacbonic là 13,95 kg,<br />
cùng cấp kính này ở độ tuổi 5 cây C1-2 là<br />
19,73 kg. Cùng cấp tuổi 3, ÔTC3 mã cây C11 có D1.3 = 9,07 có tổng lượng cacbonic hấp<br />
thụ là 13,95 kg, mã cây C2-1 có D1.3 = 8,06<br />
cm thì lượng cacbonic hấp thụ chỉ có 12,98<br />
kg; cấp tuổi 5, mã cây C1-2 có D1.3 = 9,8cm,<br />
lượng cacbonic là 19,73 kg, mã cây C2 -2 có<br />
D1.3 = 12,7cm, lượng cacbon là 29,39 kg; cấp<br />
tuổi 7, mã cây C1-3 có D1.3 = 15,3cm, có<br />
lượng cacbonic là 42,71 kg, cây C2-3 có D1.3<br />
= 21,3cm, có lượng cacbonic là 88,33 kg.<br />
<br />
Bảng 6. Trọng lượng khô & DBH của cây mẫu<br />
Cấp<br />
tuổi<br />
03<br />
<br />
8,06<br />
<br />
Trọng lượng khô<br />
(kg)<br />
25,19<br />
<br />
03<br />
<br />
9,07<br />
<br />
27,28<br />
<br />
05<br />
<br />
9,8<br />
<br />
39,38<br />
<br />
05<br />
<br />
12,7<br />
<br />
57,50<br />
<br />
07<br />
<br />
15,3<br />
<br />
82,82<br />
<br />
07<br />
<br />
21,3<br />
<br />
171,01<br />
<br />
DBH (cm)<br />
<br />
106(06): 97 - 102<br />
<br />
Hình 2. Mối quan hệ giữa trọng lượng khô và<br />
DBH của cây<br />
<br />
Phương trình tương quan giữa trọng lượng<br />
khô và đường kính ngang ngực xác định là<br />
trọng lượng khô = 0,3842*D1,9833 (kg), với hệ<br />
số R2 = 0,9894. Hình 2 cho thấy trọng lượng<br />
khô của cây tăng theo đường kính, đặc biệt<br />
tăng mạnh ở các cây lớn.<br />
Bảng 7. Hàm lượng cacbonic trong trong từng bộ phận cây cá lẻ<br />
Thân<br />
<br />
Cành<br />
<br />
Lá<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Mã<br />
DBH<br />
Mã cây<br />
ÔTC<br />
(cm)<br />
<br />
Cấp tuổi<br />
(năm)<br />
<br />
kg<br />
<br />
%<br />
<br />
kg<br />
<br />
%<br />
<br />
kg<br />
<br />
%<br />
<br />
Kg<br />
<br />
%<br />
<br />
C1-1<br />
<br />
8,06<br />
<br />
3<br />
<br />
10,78<br />
<br />
83,05<br />
<br />
1,40<br />
<br />
10,78<br />
<br />
0,80<br />
<br />
6,16<br />
<br />
12,98<br />
<br />
100<br />
<br />
C2-1<br />
<br />
9,07<br />
<br />
3<br />
<br />
11,64<br />
<br />
83,15<br />
<br />
1,54<br />
<br />
11,04<br />
<br />
0,77<br />
<br />
5,52<br />
<br />
13,95<br />
<br />
100<br />
<br />
C1-2<br />
<br />
9,8<br />
<br />
5<br />
<br />
13,67<br />
<br />
69,28<br />
<br />
4,35<br />
<br />
22,04<br />
<br />
1,71<br />
<br />
8,66<br />
<br />
19,73<br />
<br />
100<br />
<br />
C2-2<br />
<br />
12,7<br />
<br />
5<br />
<br />
23,76<br />
<br />
80,84<br />
<br />
3,24<br />
<br />
11,02<br />
<br />
2,39<br />
<br />
8,13<br />
<br />
29,39<br />
<br />
100<br />
<br />
C1-3<br />
<br />
15,3<br />
<br />
7<br />
<br />
36,37<br />
<br />
85,16<br />
<br />
4,00<br />
<br />
9,36<br />
<br />
2,34<br />
<br />
5,48<br />
<br />
42,71<br />
<br />
100<br />
<br />
C2-3<br />
<br />
21,3<br />
<br />
7<br />
<br />
58,49<br />
<br />
66,22<br />
<br />
25,16<br />
<br />
28,48<br />
<br />
4,68<br />
<br />
5,30<br />
<br />
88,33<br />
<br />
100<br />
<br />
154,71<br />
<br />
74,71<br />
<br />
39,69<br />
<br />
19,17<br />
<br />
12,69<br />
<br />
6,13<br />
<br />
207,09<br />
<br />
100<br />
<br />
01<br />
<br />
02<br />
<br />
03<br />
Tổng<br />
<br />
(Nguồn: Số liệu của nhóm nghiên cứu phân tích tại phòng thí nghiệm Hoá – Trường ĐH SP – ĐHTN)<br />
<br />
100<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tương quan giữa hàm lượng cacbonic và<br />
đường kính ngang ngực<br />
Bảng 8. Hàm lượng cacbonic hấp thụ trong cây<br />
theo DBH<br />
Cấp tuổi<br />
03<br />
03<br />
05<br />
05<br />
07<br />
07<br />
<br />
DBH (cm)<br />
8,06<br />
9,07<br />
9,8<br />
12,7<br />
15,3<br />
21,3<br />
<br />
Lượng CO2 (kg)<br />
12,98<br />
13,95<br />
19,73<br />
29,39<br />
42,71<br />
88,33<br />
<br />
Bảng 8 cho thấy, lượng cacbonic tăng dần<br />
theo kích thước của đường kính ngang ngực.<br />
Phương trình tương quan giữa lượng cacbonic<br />
và đường kính ngang ngực là: Lượng<br />
cacbonic = 0,190*D1,996 (kg) ( R2=0,990).<br />
<br />
106(06): 97 - 102<br />
<br />
Theo kết quả tính toán bảng 9, lượng<br />
cacbonic hấp thụ trong 3 ÔTC có tổng diện<br />
tích 0,3 ha là 35.506,90 (kg) = 35,5069 (tấn).<br />
Lượng cacbonic hấp thụ trong 1ha là:<br />
mCO2 = 35,5069 / 0,3 = 118,356 (tấn).<br />
Nếu so với mức hấp thụ cacbonic của rừng tự<br />
nhiên thì mức hấp thụ này tương ứng với rừng<br />
nghèo là 119 tấn/ ha [1].<br />
Toàn bộ khu vực nghiên cứu có tổng diện tích<br />
217,8 ha: mCO2 = 217,8 * 118,356 =<br />
25.778,01 (tấn).<br />
KẾT LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng<br />
cacbonic hấp thụ trong cây cá thể của thân là<br />
cao nhất và tăng theo đường kính ngang ngực.<br />
Phương trình tương quan giữa các đại lượng<br />
với đường kính ngang ngực:<br />
- Trọng lượng tươi = 0,681*D2,027 (kg)<br />
- Trọng lượng khô = 0,3517*D2,0152 (kg)<br />
- Lượng cacbonic = 0,190*D1,996 (kg)<br />
<br />
Hình 3. Mối quan hệ giữa lượng CO2 và DBH<br />
<br />
Lượng cacbonic hấp thụ trong từng ÔTC và<br />
toàn bộ lâm phần<br />
Số liệu lượng cacbonic hấp thụ trong cây cá lẻ<br />
đại diện cho từng cấp kính được tính trung<br />
bình cho các ÔTC. Lượng CO2 hấp thụ trong<br />
từng ÔTC được tính là: mCO2 = ∑mCO2 cây<br />
cá lẻ trong ÔTC (kg). Kết quả trình bày ở<br />
bảng 9.<br />
Bảng 9. Trữ lượng cacbonic trong các ÔTC theo<br />
cấp tuổi<br />
ÔTC<br />
01<br />
02<br />
03<br />
<br />
Cấp tuổi<br />
03<br />
05<br />
07<br />
Tổng<br />
<br />
mCO2 tích luỹ (kg)<br />
6.896,55<br />
10.306,39<br />
18.303,96<br />
35.506.90<br />
<br />
Lượng cacbonic hấp thụ trong 1ha rừng là<br />
118,356 tấn/ha và trong toàn khu vực nghiên<br />
cứu là 25.778,01 tấn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bảo Huy (2009), “Phương pháp nghiên cứu ước<br />
tính trữ lượng cacbon của rừng tự nhiên làm cơ sở<br />
tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất<br />
rừng ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và phát<br />
triển Nông thôn, số 1/2009.<br />
2. Vũ Tấn Phương và cộng sự (2008), “Xây dựng<br />
mô hình tính toán cacbon rừng trồng keo lai”, Tạp<br />
chí Khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp &<br />
Phát triển Nông thôn, Số 8 /2008.<br />
3. Ngô Đình Quế và các cộng sự (2006), “Khả<br />
năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ<br />
yếu ở Việt Nam”, tạp chí Nông nghiệp & Phát<br />
triển Nông thôn, số 7/ 2006.<br />
4. Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (2012),<br />
Hướng dẫn đo đếm sinh khối rừng bằng phương<br />
pháp chặt hạ.<br />
<br />
101<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />