Đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (Phần 1)
lượt xem 12
download
Đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (Phần 1) tập trung vào các vấn đề môi trường chính, các tác động tích lũy tiềm tàng nhằm để đề xuất các phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (Phần 1)
- Đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (phần 1) (SQHKT) Việc phân tích, đánh giá và dự báo trong đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) tập trung vào các vấn đề môi trường chính, các tác động tích lũy tiềm tàng nhằm để đề xuất các phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Thông tư này nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng đánh giá môi trường chiến lược trong các đồ án quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị, bao gồm đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông Theo đó, các phương pháp thực hiện ĐMC trong đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm 06 bước chính: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, xác định phạm vi cho công tác ĐMC; Xác định các mục tiêu và vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng; Phân tích hiện trạng và diễn biến môi trường khi chưa lập quy hoạch xây dựng; Phân tích diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng ; Đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm giảm thiểu và khắc phục tác động môi trường ; Lập báo cáo ĐMC trong thuyết minh đồ án quy hoạch xây dựng. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của từng loại quy hoạch xây dựng cần tập trung vào xem xét các vấn đề về môi trường, đánh giá tác động và mức ảnh hưởng của môi trường đồng thời đưa ra các dự báo xu hướng và biện pháp, mục tiêu của quy hoạch về bảo vệ môi trường. Nội dung cụ thể được hướng dẫn trong từng loại quy hoạch xây dựng như sau: Đối với quy hoạch xây dựng vùng cần xem xét các vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn, bao gồm: sử dụng tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng, cảnh quan...); áp lực phân bố dân cư, phân bố các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch...); môi trường lưu vực sông; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đói nghèo, suy thoái môi trường, thiên tai, lũ lụt; Đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm lớn (vùng đô thị, vùng công nghiệp, vùng khai thác khoáng sản...), các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng bảo tồn sinh thái cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường của quy hoạch ở quy mô vùng (cấp nước vùng, giao thông vùng, xử lý chất thải liên
- đô thị, bảo vệ môi trường lưu vực sông...) và đưa ra các dự báo xu hướng các vấn đề môi trường do tác động của phân bố đô thị, dân cư, các hoạt động kinh tế, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trong vùng; nêu các vấn đề môi trường đã và chưa được giải quyết trong đồ án quy hoạch. Đánh giá sự thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch xây dựng và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; dự báo, so sánh tác động môi trường của các phương án quy hoạch. Đối với quy hoạch chung: Xác định các vấn đề môi trường chính, bức xúc trong và ngoài đô thị bao gồm: lựa chọn đất xây dựng trong mối liên hệ với phòng tránh thiên tai và giảm thiểu úng ngập, lũ lụt; môi trường giao thông, xây dựng và mỹ quan; tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn; ô nhiễm sông hồ và nước ngầm; áp lực về quản lý chất thải rắn; nước thải, thoát nước; bảo vệ di sản, các hệ sinh thái...; Đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp (các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, khu xử lý chất thải...); các khu vực ô nhiễm; mức độ, hậu quả ô nhiễm môi trường. Đánh giá hệ sinh thái, môi trường làng nghề, môi trường các vùng ven đô ; đồng thời đưa ra các dự báo tác động và diễn biến môi trường do hoạt động từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, bệnh viện, giao thông, xử lý chất thải trên cơ sở định hướng phát triển không gian, cấu trúc đô thị, lựa chọn đất xây dựng, mật độ dân số và phân vùng chức năng. Đối với quy hoạch phân khu: Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, vệ sinh môi trường, điều kiện xã hội của khu vực...; Đánh giá diễn biến môi trường khu vực, dự báo, so sánh các tác động môi trường của các phương án quy hoạch trên cơ sở mật độ xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, bố trí các khu chức năng. Đối với quy hoạch chi tiết: cần xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, giao thông và tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn và đưa ra đánh giá và dự báo tác động tới môi trường khu vực của các phương án quy hoạch. Trong trường hợp quy hoạch chi tiết của các dự án đã có đầy đủ các thông tin định lượng về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng, nội dung của ĐMC có thể chuyển thành nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Quy trình thực hiện, nội dung báo cáo và thẩm định báo cáo ĐTM thực hiện theo các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường. Đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư: Xác định các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng, chất lượng đất, nước,
- không khí, vệ sinh môi trường, các vấn đề môi trường trong hoạt động tiểu thủ công nghiệplàng nghề, canh tác, chăn nuôi, thuỷ sản ; Dự báo tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng điểm dân cư. Trong khoảng 50 năm tới, nhu cầu xây dựng các công trình cơ bản vẫn đang cấp thiết đối với đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, quản lý trong lĩnh vực xây dựng vẫn là một “miền đất hứa” dành cho những người có chuyên môn, trình độ cao, khả năng điều hành tốt .. Quản lý xây dựng – "miền đất hứa" đáng để sinh viên thử sức Trong những năm gần đây, không thể phủ nhận sự phát triển nhanh chóng của hệ thống cơ sở hạ tầng đã dần thay đổi bộ mặt của các thành phố lớn trong cả nước, mang đến cho Việt Nam một diện mạo mới, năng động và hiện đại hơn mà vai trò lớn thuộc về đội ngũ ngành Quản lý xây dựng. Tuy nhiên, sự thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực trong ngành xây dựng vẫn là một hạn chế chưa đưa ngành phát triển đúng với tốc độ cần có. Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề trong toàn ngành xây dựng nói chung chỉ chiếm 11,8%, số thợ bậc cao (bậc 6,7) chiếm khoảng 7% nhân lực ngành. Trong khi đó, số lượng kỹ sư quản lý xây dựng đạt trình độ đại học, cao đẳng không ít nhưng lại nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, xa rời thực tế sử dụng. Mặt khác, trong khoảng 50 năm tới, nhu cầu xây dựng các công trình cơ bản vẫn đang cấp thiết đối với đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, quản lý trong lĩnh vực xây dựng vẫn là một “miền đất hứa” dành cho những người có chuyên môn, trình độ cao, khả năng điều hành tốt và nhạy bén với thị trường. Ngành quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình. Tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng như chuyên viên về quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý chất lượng... trong các sở, ban, ngành, doanh nghiệp; trợ lý về tài
- chính, tư vấn đầu tư về xây dựng trong các công ty tư vấn thiết kế, doanh nghiệp xây dựng, cơ quan kiểm toán; giám đốc dự án hay giám đốc các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Tùy vào từng vị trí khác nhau mà nhân viên ngành quản lý xây dựng nhận được từng mức lương phù hợp. Nhìn chung, khi làm việc trong các đơn vị quản lý, đơn vị tư vấn thiết kế hay đơn vị thi công…thì mức lương của kỹ sư quản lý dự án tương tự như mức lương của các cử nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật khác. Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm cộng với nền tảng kiến thức có sẵn, cơ hội tiến đến những vị trí, cấp bậc cao hơn như Giám đốc dự án hoặc tự mở doanh nghiệp xây dựng riêng sẽ đến và mức thu nhập khi đó có thể sẽ là điều khiến nhiều người phải mơ ước. Xuất phát từ thực tế trên cùng với mong muốn định hướng, mang đến những cơ hội tốt nhất cho các bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề phù hợp cho tương lai, Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM đã phối hợp với các bên đối tác quốc tế thực hiện chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngành Quản lý Xây dựng. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, lập dự toán công trình, hồ sơ mời thầu đồng thời được chỉ dẫn để đưa ra cách nhìn, đánh giá của một nhà kinh tế, nhà quản trị trong quản lý điều hành xây dựng. Ngoài ra, cùng với việc trang bị kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt và tác phong làm việc hiện đại, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội tham gia vào các dự án xây dựng trong nước cũng như ở nước ngoài. Chương trình đào tạo quốc tế ngành Quản lý xây dựng được triển khai bởi Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế (IEC), Trường ĐH Giao thông Vận tải Tp.HCM hiện đang xét tuyển sinh và sẽ khai giảng vào tháng 10/2013.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng công trình tổ hợp thương mại dịch vụ, văn phòng cho thuê, khách sạn cao cấp phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên Hạng mục: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở
122 p | 459 | 166
-
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
10 p | 168 | 41
-
Phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam và Đánh giá môi trường chiến lược: Phần 1
138 p | 166 | 39
-
Phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam và Đánh giá môi trường chiến lược: Phần 2
197 p | 132 | 26
-
Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án ứng dụng xây dựng tổ hợp nhà Cao Tầng - 1
15 p | 102 | 21
-
Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường: Phần 1
59 p | 143 | 18
-
Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường: Phần 2
93 p | 98 | 17
-
Báo cáo đánh giá Môi trường chiến lược của dự án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030 (QHĐ VII)
262 p | 106 | 15
-
Dự báo tác động môi trường của hoạt động khai thác mỏ phục vụ nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược
5 p | 123 | 8
-
Quy hoạch hệ thống thủy điện ở Nghệ An: Nhìn nhận từ góc độ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
8 p | 85 | 5
-
Hoạch định chiến lược và đổi mới công cụ quản lý nhà nước về phát triển nhà ở trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
6 p | 12 | 4
-
Bài giảng Môi trường trong xây dựng: Phần 2
54 p | 13 | 4
-
Thông tin Xây dựng cơ bản và khoa học công nghệ xây dựng – Số 16/2010
48 p | 19 | 3
-
Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia lĩnh vực hợp tác quốc tế ngành Xây dựng
4 p | 9 | 3
-
Kinh tế đầu tư và thiết kế xây dựng: Phần 2
105 p | 7 | 3
-
Giáo trình Đánh giá tác động môi trường công trình Thủy lợi - Thủy điện: Phần 1
75 p | 3 | 1
-
Tối ưu hóa quản lý năng lượng trên ô tô lai kiểu song song dựa trên giải thuật quy hoạch động
12 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn