intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá một số yếu tố rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu “Đánh giá một số yếu tố rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang” nhằm giúp các thầy thuốc lâm sàng theo dõi, tiên lượng bệnh và giúp các bác sĩ xử trí kịp thời cho bệnh nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá một số yếu tố rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV TỈNH AN GIANG Cao Công Sang, Ngô Phước Hòa, Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Hoàng Anh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Xơ gan là bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, thống kê ở khoa nội bệnh viện Bạch Mai, xơ gan chiếm 3,4% các bệnh nội khoa và có tỷ lệ khá lớn trong các bệnh gan mật, nam gặp nhiều hơn nữ. Những năm gần đây bệnh xơ gan không giảm mà còn gia tăng một cách đáng kể. Xơ gan tiến triển từ từ, giai đoạn sớm (tiềm ẩn) triệu chứng nghèo nàn, đến khi có triệu chứng rõ ràng (giai đoạn mất bù) thì bệnh đã nặng, bệnh nhân mệt, chán ăn, gầy, rối loạn tiêu hoá, dễ chảy máu dưới da, niêm mạc, da sạm vàng, phù, ảnh hưởng nhiều đến sức lao động và khả năng sinh hoạt của người bệnh vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong đợt tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, ung thư hoá, cổ trướng, nhiều người bệnh có xuất huyết dưới da trên diện rộng, xuất huyết tiêu hoá, hôn mê có thể dẫn tới tử vong. Tình trạng rối loạn đông cầm máu đặc biệt ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh mà gan lại là cơ quan tổng hợp nên hầu hết các yếu tố đông máu trong huyết tương, cơ chế khá phức tạp. Suy gan làm giảm tổng hợp nhiều yếu tố đông máu trong huyết tương: Fibrinogen, yếu tố V, VIII, XI, XII và các yếu tố phụ thuộc vitamin K: II, VII, IX, X. Khi xơ gan còn gây rối loạn các yếu tố đông máu đã được hoạt hoá gây nên tình trạng đông máu nội mạch mạn tính và càng làm giảm các yếu tố V và fibrinogen. Rối loạn các yếu tố tham gia vào quá trình đông cầm máu, và sự biến đổi cấu trúc ở bệnh nhân xơ gan đã được ghi nhận ở một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Trước đây xơ gan do rượu sống trên 5 năm chưa được 50%, do viêm gan có đến 75%, tử vong sau 1 đến 5 năm. Ngày nay tỷ lệ sống cao hơn do được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Tuy nhiên tham khảo một số tài liệu tại An Giang, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu rõ về sự thay đổi các yếu tố đông máu và ảnh hưởng của chúng đến bệnh lý xơ gan, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá một số yếu tố rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang” nhằm giúp các thầy thuốc lâm sàng theo dõi, tiên lượng bệnh và giúp các bác sĩ xử trí kịp thời cho bệnh nhân. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang được chẩn đoán là xơ gan. - Cỡ mẫu: 130 bệnh nhân. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 215
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Thu thập dữ liệu lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. Từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cắt ngang mô tả. - Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Định nghĩa: Xơ gan là hậu quả của rất nhiều tổn thương mạn tính dẫn tới hủy hoại tế bào gan, tăng sinh tổ chức xơ, tăng sinh tái tạo từ những tế bào gan lành và do đó làm đảo lộn hoàn toàn cấu trúc của gan: các bè tế bào gan không còn mối liên hệ bình thường với mạng lưới mạch máu và đường mật nên gan không bảo đảm được chức năng bình thường của nó. 2.4.2. Triệu chứng của xơ gan Do gan tham gia vào rất nhiều chức năng [44], [34]: chuyển hoá các acid amin, cacbonhydrat, tổng hợp cholesterol este, tổng hợp và thoái hoá các protein và glucoprotein (các yếu tố đông máu), chuyển hoá thuốc, hormon, khử độc…; vì vậy khi chức năng gan bị rối loạn sẽ xuất hiện các biểu hiện trên lâm sàng và cận lâm sàng. 2.4.2.1.Triệu chứng lâm sàng Chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn còn bù và giai đoạn mất bù [12]. Giai đoạn còn bù: bệnh thường có triệu chứng không đặc hiệu: chỉ thấy mệt mỏi, gầy sút, kém ăn, rối loạn tiêu hoá, giãn vi mạch dưới da. Giai đoạn mất bù: giai đoạn này biểu hiện bằng hai hội chứng lớn là hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và hội chứng suy chức năng gan. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. - Cổ trướng tự do dịch thấm, lượng albumin thấp dưới 30g/l. - Lách to do ứ máu, từ đó có thể gây giảm tế bào máu, nhất là giảm số lượng và độ tập trung tiểu cầu. - Giãn các tĩnh mạch ở vòng nối cửa chủ, tuần hoàn bàng hệ kiểu gánh chủ, đặc biệt gây giãn tĩnh mạch thực quản, rất nguy hiểm do có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt dễ dẫn đến tử vong do mất máu và hôn mê gan. - Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, sợ mỡ, phân táo hoặc lỏng. - Phù 2 chi hoặc phù toàn thân kèm theo cổ trướng. - Xuất huyết dưới da, niêm mạc. - Giãn các mao mạch dưới da (sao mạch, bàn tay son). - Vàng da, xạm da do chèn ép ống mật và bilirubin tự do không liên hợp được, khi có vàng da thường thể hiện đợt tiến triển nặng của bệnh. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 216
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 - Rối loạn chuyển hoá gluxit, lipit, protit biểu hiện: chóng mệt mỏi, có cơn hạ đường huyết, da khô, bong vảy, lông tóc móng dễ rụng, gẫy, trí nhớ giảm, mất ngủ đêm, giảm tình dục. Giai đoạn muộn: tiền hôn mê, hôn mê gan [25]. - Khám gan thấy gan teo nhỏ hoặc to, thường là teo nhỏ, bờ sắc, không đều, mặt gồ ghề do tăng sinh các cục u. 2.4.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng - Bilirubin máu tăng khi có vàng da chủ yếu là trực tiếp. - Điện di Protein: albumine giảm, tỷ lệ A/G đảo ngược. Trong suy gan albumine giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương tế bào, song albumine không phải là xét nghiệm đặc hiệu với bệnh gan mạn tính vì nó có thể giảm do suy dinh dưỡng, do mất albumine qua đường tiêu hoá, hoặc qua đường nước tiểu (bệnh về thận). - Suy gan: tỷ lệ prothrombin máu giảm
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 + Thời gian prothombin (PT): bình thường từ 11-14,5 giây, PT kéo dài khi trị số này dài hơn so với chứng >4 giây. + Fibrinogen: bình thường 2-4 g/l, coi là giảm khi fibrinogen 2.5 2.5. Chẩn đoán đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) Chẩn đoán đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) dựa vào 2 tiêu chuẩn sau: - Giảm số lượng tiểu cầu ( Giảm PLT) - Có 3 trong số các bất thường sau: + APTT kéo dài + PT kéo dài + Chỉ số INR tăng + Nồng độ fibrinogen giảm. 2.6. Xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê ứng dụng trong Y học, sử dụng trên phần mềm SPSS 16.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 3.1. Đặc điểm tuổi và giới: 30 24.6 25 20 20 13.8 Nam 15 12.3 11.5 10.8 Nữ 10 5 3.8 1.5 0.8 0.8 0 60 Biểu đồ 3.1- Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ các nhóm tuổi mắc bệnh với tỷ lệ khác nhau, tuổi từ 51-60 gặp nhiều nhất 30.8% trong đó nữ chiếm 10.8%. Nhóm tuổi gặp ít là nhóm
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Ở nam gặp: 1.5%, nữ: 0.8 %. So với từng độ tuổi ở bảng trên ,Nam gặp nhiều hơn ở nữ. Về tuổi trung bình bệnh nhân xơ gan của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 55,6 ± 14,7 cao hơn nghiên cứu của Trần Văn Hòa có độ tuổi trung bình của sơ gan là 46,6 ± 11,4. Nhưng đối với nước ngoài tuổi trung bình của xơ gan là 55,3±13,4. 3.2. Kết quả xét nghiệm đông cầm máu và các mối liên quan Tên xét nghiệm n Tỉ lệ % Số lượng tiểu cầu giảm 14.5 giây 68 52.3 TCK (APTT) kéo dài >40 giây 48 36.9 Fibrinogen giảm 2.5 32 24.6 Nhận xét: - Có 81 bệnh nhân giảm tiểu cầu: chiếm 62.3% . Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Nhược Kim (70%). - PT kéo dài > 14.5 giây: chiếm 52.3% - APTT kéo dài >40 giây: chiếm 36.9%. - So sánh với kết quả nghiên cứu của Lý Tuấn Khải, Nguyễn Thị Thu Hà (50%), APTT kéo dài trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. - Fibrinogen giảm 2.5: chiếm 24.6 %. 3.3. Xơ gan và xuất hiện đông máu nội mạch (DIC) Đông máu nội mạch (DIC) n Tỉ lệ % Có DIC 41 31.5 Không có DIC 89 68.5 Nhận xét: - Bệnh nhân xơ gan có đông máu nội mạch: 41 bệnh nhân chiếm 31.5% - Bệnh nhân xơ gan không có đông máu nội mạch:89 bệnh nhân chiếm 68.5%. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 219
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 3.4. Liên quan giữa giới tính với xuất hiện đông máu nội mạch (DIC) Có DIC Không có DIC Tổng cộng Giới tính n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % Nam 31 23.8 62 47.7 93 71.5 Nữ 10 7.7 27 20.8 37 28.5 Tổng cộng 41 31.5 89 68.5 130 100 p < 0,05 Nhận xét: - Trường hợp đông máu nội mạch có 31 bệnh nhân Nam, chiếm 23.8% - Trường hợp đông máu nội mạch có 10 bệnh nhân Nữ, chiếm 7.7% - Giới tính có ảnh hưởng đến sự xuất hiện đông máu nội mạch. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0.05. - Mối liên quan: Nguy cơ xuất hiện đông máu nội mạch ở bệnh nhân nam cao gấp 0.74 lần so với bệnh nhân nữ. 3.5. Liên quan giữa chỉ số INR với xuất hiện đông máu nội mạch (DIC) Có DIC Không có DIC Tổng cộng Chỉ số INR n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % ≤ 2.5 18 13.8 80 61.5 98 75.4 > 2.5 23 17.7 9 6.9 32 24.6 Tổng cộng 41 31.5 89 68.5 130 100 p < 0,05 Nhận xét: - Bệnh nhân có DIC có INR ≤ 2.5: có 18 bệnh nhân chiếm 13.8% - Bệnh nhân có DIC có INR > 2.5: có 23 bệnh nhân chiếm 17.7% - So với nghiên cứu của Trần Văn Hòa có INR>2.5 chiếm 19.4% trong tổng số 72 bệnh nhân. - INR >2.5 có ảnh hưởng đến sự xuất hiện DIC, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p2.5 cao gấp 11.4 lần so với nhóm có INR ≤ 2.5. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 220
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 4. BÀN LUẬN: Xơ gan là một bệnh có xu hướng ngày một gia tăng, đa số khi bệnh nhân vào viện khám mới phát hiện được. Phần nhiều bệnh đã ở mức độ vừa và nặng. Ở giai đoạn này thường có tiên lượng xấu, tỷ lệ sống sót của xơ gan mất bù sau 5 năm rất thấp, mặc dù có các nghiên cứu trong và ngoài nước về xơ gan, các thử nghiệm, các phương pháp điều trị tích cực đã mang lại hiệu quả cho người bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân vào viện điều trị đã có biểu hiện xơ gan trên lâm sàng và xét nghiệm, có các rối loạn đông cầm máu ở các mức độ khác nhau. - Xơ gan với sự thay đổi số lượng tiểu cầu: Trong nghiên cứu của chúng tôi, giảm số lượng tiểu cầu
  8. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Các nghiên cứu về rối loạn đông cầm máu trong xơ gan thấy rằng, bản chất của sự rối loạn đông cầm máu là phức tạp, rối loạn cầm máu biểu hiện rõ ở xét nghiệm tiểu cầu. Trong xơ gan INR là xét nghiệm có thể cảnh báo bệnh nhân xơ gan mức độ nặng và dễ mắc đông máu rải rác trong lòng mạch, dùng INR để theo dõi và dự phòng mắc chứng đông máu nội mạch có thể xảy ra trong xơ gan. Tại bệnh ĐKKV Tỉnh An Giang xét nghiệm INR là một xét nghiệm thường quy tại khoa xét nghiệm để theo dõi đánh giá, tiên lượng và điều trị cho người bệnh. Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy Chỉ số INR có thể tiên lượng cho khả năng xuất hiện DIC và từ đó nên đặt vấn đề cảnh giác với DIC khi INR>2.5. * Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau: Xơ gan làm biến đổi nhiều yếu tố đông cầm máu, cần thiết phải đánh giá các yếu tố đông máu như: thời gan APTT; fibrinogen; thời gian prothrombin; chỉ số INR; tiểu cầu để kịp thời điều trị dự phòng cho bệnh nhân. Chỉ số INR là xét nghiệm rất có giá trị: dễ làm, chính xác, dễ theo dõi trong điều trị, dự phòng và có tính dự báo đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC). Các thầy thuốc lâm sàng nên quan tâm xét nghiệm này trong điều trị và giúp chẩn đoán sớm DIC và những biến chứng nặng của xơ gan có thể xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Lê Thị Vân Anh (2002), Tìm hiểu tình trạng rối loạn đông cầm máu trên bệnh nhân xơ gan đang xuất huyết, Trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học, Tr 1-67 2- Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005) Thăm dò chức năng gan với cơ chế đông máu, Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học hà Nội. 3- Lý Tuấn Khải, Nguyễn Thị Thu Hà (2000), Đông máu rải rác nội mạch ở bệnh nhân viêm gan B ác tính, Tạp chí y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản. 4- Phùng Xuân Bình (1998), Quá trình cầm máu và sự thăm dò chức năng đông máu, Trường Đại Học Y Hà Nội. 5- Nguyễn Ngọc Minh (2007), Bài giảng huyết học truyền máu, NXB Y học, Trường đại học y Huế. 6- Nguyễn Thị Thu Hà (2000), Những chỉ số của tiểu cầu và mối tương quan, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế. 7- Đỗ Trung Phấn (2004), Bệnh lý đông cầm máu, Bài giảng huyết học truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội. 8- Dương Hồng Thái (2006), Xơ gan, Bệnh học nội khoa tập I-2006- Bộ môn nội. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, NXB Y học Hà Nội. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 222
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2