Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH<br />
VỤ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP<br />
Phan Hồng Hải*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Chất lượng dịch vụ là mối quan tâm của mọi như tổ chức. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập<br />
sâu vào kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, thì nâng cao chất lượng dịch vụ<br />
được xem là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của các trường đại học. Bài viết này phân tích<br />
mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đào tạo tại các trường đại học công lập, qua đó đưa ra<br />
một số kiến nghị.<br />
Từ khóa: Chất lượng dịch vụ, mức độ hài lòng, trường đại học công lập.<br />
<br />
EVALUATION OF THE SATISFACTION OF THE USE INK SERVICE<br />
TRAINING TAOTAI PUBLIC UNIVERSITIES<br />
ABTRACT<br />
Quality of service is a major concern of every organizations. In the circumstance that<br />
Vietnam deeply integrated into the international economy and competition becomes fiercer over<br />
time, developing the quality of service is considered as the key to the survival and development of<br />
the universities. This article analyzes the level of the educational service user’s satisfaction toward<br />
public universities and thereby introduce some suggestions.<br />
Key words: Quality of service, level of satisfaction, the public universities.<br />
<br />
* TS. Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
90<br />
<br />
Đánh giá mức độ . . .<br />
<br />
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
1.1. Quan niệm về chất lượng giáo dục<br />
đại học<br />
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về<br />
chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học<br />
(GDĐH). Harvey và Green (1993) cho rằng,<br />
tùy vào bối cảnh mà chất lượng GDĐH có<br />
thể được hiểu theo theo các khía cạnh: Chất<br />
lượng là sự vượt trội; Chất lượng là sự hoàn<br />
hảo hoặc nhất quán; Chất lượng là sự phù hợp<br />
với mục đích; Chất lượng là giá trị của đồng<br />
tiền; Chất lượng là sự chuyển đổi.<br />
Green (1994) lập luận rằng, do khó khăn<br />
trong định nghĩa chất lượng trong GDĐH nên<br />
cần thiết phải định nghĩa rõ ràng các tiêu chí<br />
mà mỗi bên liên quan (stakeholder) sử dụng<br />
khi đánh giá chất lượng GDĐH. Srikanthan<br />
và Dalrymple (2003) trình bày bốn bên liên<br />
quan chính và hiểu định nghĩa chất lượng<br />
theo cách của họ dựa vào Harvey và Green<br />
(1993): Nhà cung cấp: Chất lượng được xem<br />
như “giá trị đồng tiền”, bởi các cơ quan tài trợ<br />
tìm kiếm lợi nhuận cao trong đầu tư. Người<br />
sử dụng dịch vụ: Chất lượng dưới quan điểm<br />
của người sử dụng dịch vụ là sự vượt trội, bởi<br />
sinh viên mong muốn họ được đảm bảo lợi<br />
thế tương đối trong triển vọng nghề nghiệp.<br />
Người sử dụng đầu ra: Dưới quan điểm của<br />
họ, chất lượng là sự phù hợp với mục đích bởi<br />
những người sử dụng lao động tìm kiếm năng<br />
lực phù hợp với trách nhiệm và nhiệm vụ của<br />
vị trí việc làm. Nhân viên: Chất lượng được<br />
hiểu là sự hoàn hảo (hoặc nhất quán).<br />
Trong giáo dục nói chung và GDĐH nói<br />
riêng, chất lượng GDĐH đến nay chưa có một<br />
định nghĩa nhất quán bởi phạm trù này rất khó<br />
định nghĩa và đo lường. Do đó, định nghĩa về<br />
chất lượng GDĐH phụ thuộc vào mục tiêu và<br />
hoàn cảnh nghiên cứu trong những tình huống<br />
cụ thể.<br />
<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng<br />
dịch vụ được đề xuất bởi Parasuraman và các<br />
cộng sự (1985, 1988) được chấp nhận rộng<br />
rãi trên thế giới. Nghiên cứu cho rằng các tiêu<br />
chí quan trọng được sử dụng bởi người tiêu<br />
dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ có thể<br />
xác định bởi 5 yếu tố bao gồm: Phương tiện<br />
hữu hình (tangibles): là cơ sở vật chất, trang<br />
thiết bị và diện mạo của nhân viên; Sự tin cậy<br />
(reliability): là khả năng thực hiện các dịch<br />
vụ được cam kết một cách chính xác; Sự đáp<br />
ứng (responsiveness): là sự sẵn sàng giúp đỡ<br />
khách hàng và cung cấp dịch vụ nhanh chóng;<br />
Sự đảm bảo (assurance): là kiến thức và lịch<br />
sự của nhân viên, khả năng đem đến niềm tin<br />
và sự tín nhiệm cho khách hàng; Sự đồng cảm<br />
(empathy): là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc<br />
và quan tâm đến từng khách hàng.<br />
1.2. Đo lường thành phần chất lượng<br />
giáo dục đại học<br />
Quyết định các thành phần hay nhân tố<br />
của chất lượng dịch vụ chỉ là một phần cốt lõi<br />
của vấn đề trong đo lường chất lượng dịch vụ.<br />
Vấn đề xa hơn là như thế nào để đo lường mỗi<br />
thành phần hay các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
chất lượng dịch vụ. Mô hình được sử dụng phổ<br />
biến nhất hiện nay là mô hình SERVQUAL.<br />
Mô hình đầu tiên của SERVQUAL được<br />
phát triển vào năm 1985, dựa trên một loạt<br />
các nghiên cứu bởi Parasuraman và các đồng<br />
nghiệp của tác giả. Nhóm nghiên cứu đã định<br />
nghĩa chất lượng dịch vụ như khoảng cách<br />
giữa kỳ vọng và nhận thức của khách hàng<br />
(Ham và các cộng sự, 2003; Parasuraman và<br />
các cộng sự, 1988). Quan điểm đánh giá sự<br />
hài lòng khách hàng là kết quả nhận thức của<br />
khách hàng về khoảng cách giữa nhận thức<br />
và kỳ vọng đối với chất lượng (Parasuraman<br />
và các cộng sự, 1994). Khoảng cách này là<br />
dương khi hiệu quả dịch vụ vượt quá kỳ vọng<br />
91<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
và âm trong trường hợp ngược lại. Do đó,<br />
công cụ SERVQUAL là phương pháp chủ<br />
yếu được sử dụng để đo lường nhận thức của<br />
khách hàng về chất lượng dịch vụ. Theo Ham<br />
và các cộng sự (2003), mô hình SERVQUAL<br />
có 5 khía cạnh chung bao gồm các yếu tố về<br />
phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đáp ứng,<br />
đảm bảo và sự đồng cảm. Sự khác biệt giữa kỳ<br />
vọng và dịch vụ nhận được được định nghĩa là<br />
khoảng cách. Sự mong đợi được xem như “kỳ<br />
vọng chuẩn tắc”, có nghĩa là ham muốn hoặc<br />
mong muốn của khách hàng, tức là những gì<br />
họ cảm nhận nhà cung cấp dịch vụ đem đến<br />
dịch vụ hơn những gì họ mong đợi (Buttle,<br />
1995). Ngoài ra, Parasuraman và các cộng sự<br />
(1991a) lập luận rằng mô hình SERVQUAL<br />
<br />
là công cụ đo lường hiệu quả nhất về chất<br />
lượng dịch vụ.<br />
2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Thang đo biến phụ thuộc<br />
Sự thỏa mãn là sự chênh lệch giữa<br />
kỳ vọng và thực tế nhận được của người<br />
học về chất lượng GDĐH. Theo tâm lý<br />
học, sự kỳ vọng của người học thường<br />
được hình thành từ kinh nghiệm của họ,<br />
những ý kiến của bạn bè và cha mẹ, những<br />
thông tin, hứa hẹn của nhà trường và so<br />
sánh với trường đại học khác. Dựa trên<br />
thang đo thành phần chất lượng GDĐH<br />
do Parasuraman và các cộng sự (1985) và<br />
Çerri (2012) đề xuất, tác giả sử dụng 4<br />
biến được mô tả ở Bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1: Thang đo thành phần “Chất lượng giáo dục đại học” ĐHCL VN<br />
<br />
Mã hóa biến<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
SQ1<br />
<br />
Về tổng thể, nhà trường cung cấp dịch vụ xuất sắc.<br />
<br />
SQ2<br />
<br />
Nhà trường cung cấp dịch vụ tốt hơn so với các trường ĐH khác.<br />
<br />
SQ3<br />
<br />
Các tiêu chuẩn dịch vụ của nhà trường rất cao.<br />
<br />
SQ4<br />
<br />
Bạn sẽ giới thiệu những người quen thi và học trường này.<br />
Nguồn: Çerri (2012)<br />
<br />
Thang đo các biến độc lập<br />
* Thành phần phương tiện hữu hình<br />
Bảng 2: Thang đo thành phần “Phương tiện hữu hình” ĐHCL Việt Nam<br />
<br />
Mã hóa biến<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
TAN1<br />
<br />
Nhà trường trang bị phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu về sở thích và phát triển<br />
năng khiếu cho người học.<br />
<br />
TAN2<br />
<br />
Trang phục của giảng viên, cán bộ, công nhân viên của trường gọn gàng, phù hợp<br />
và chuyên nghiệp.<br />
<br />
TAN3<br />
<br />
Nhà trường có cơ sở vật chất hiện đại để hỗ trợ cho quá trình học tập của người<br />
học.<br />
<br />
TAN4<br />
<br />
Thư viện cập nhật nguồn tài nguyên học tập kịp thời.<br />
<br />
TAN5<br />
<br />
Căn tin nhà trường bán thức ăn sạch sẽ và giá cả phù hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Çerri (2012)<br />
<br />
92<br />
<br />
Đánh giá mức độ . . .<br />
<br />
Phương tiện hữu hình của trường đại học<br />
bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị và diện<br />
mạo của giảng viên, cán bộ và công nhân<br />
viên của nhà trường. Hay nói cách khác,<br />
những gì mà “hữu hình” người học có thể<br />
cảm nhận bằng các giác quan đều là phương<br />
tiện hữu hình. Một cách chi tiết, phương tiện<br />
hữu hình bao gồm giảng đường, máy đèn<br />
chiếu (Projector), hội trường, thư viện, hệ<br />
thống máy tính, hệ thống mạng không dây<br />
(Wireless), căn tin, trang phục của giảng<br />
<br />
viên và cán bộ công nhân viên của trường,<br />
hệ thống các sân bãi phục vụ cho việc rèn<br />
luyện sức khoẻ, thể dục thể thao như đường<br />
chạy, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng ném,<br />
bóng bàn, cầu lông…<br />
Dựa trên thang đo thành phần chất lượng<br />
GDĐH do Parasuraman và các cộng sự<br />
(1985) và Çerri (2012) đề xuất, kết quả xây<br />
dựng thang đo chấp nhận 5 biến được chọn<br />
đại diện ban đầu cho phương tiện hữu hình<br />
trình bày ở Bảng 2.<br />
<br />
* Thành phần tin cậy<br />
<br />
Bảng 3: Thang đo thành phần “Độ tin cậy” ĐHCL Việt Nam<br />
<br />
Mã hóa biến Biến quan sát<br />
REL1<br />
<br />
Nhà trường thực hiện chính xác các cam kết.<br />
<br />
REL2<br />
<br />
Nhà trường lưu giữ hồ sơ một cách chính xác.<br />
<br />
REL3<br />
<br />
Tài liệu học tập và các tài liệu khác liên quan được cập nhật kịp thời.<br />
<br />
REL4<br />
<br />
Tài liệu học tập và các tài liệu khác liên quan dễ dàng hiểu và tiếp thu tốt từ người học.<br />
<br />
REL5<br />
<br />
Giảng dạy tốt, dễ hiểu và hiệu quả.<br />
Nguồn: Çerri (2012)<br />
<br />
<br />
<br />
Độ tin cậy trong cung cấp dịch vụ ở<br />
GDĐH thể hiện khả năng thực hiện các dịch<br />
vụ được cam kết của nhà trường một cách<br />
chính xác, thể hiện chữ tín của nhà trường.<br />
Các cam kết ở các trường ĐH được công<br />
khai rộng rãi ra công chúng, đặc biệt là đối<br />
tượng người học. Các cam kết này liên quan<br />
đến tuyển sinh, chương trình đào tạo, tổ chức<br />
đào tạo, hệ thống quản lý đào tạo, về cơ sở<br />
vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và<br />
* Thành phần đáp ứng<br />
<br />
học tập, về hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt<br />
cho người học, kiểm tra và đánh giá kết quả<br />
học tập, năng lực của người học sau khi tốt<br />
nghiệp, đội ngũ giảng viên…<br />
Năm biến được trình bày ở Bảng 3 đại<br />
diện thước đo cho độ tin cậy của trường đại<br />
học sau khi kết quả xây dựng thang đo dựa<br />
trên thang đo thành phần chất lượng GDĐH<br />
do Parasuraman và các cộng sự (1985) và<br />
Çerri (2012).<br />
<br />
Bảng 4: Thang đo thành phần “Đáp ứng” ĐHCL Việt Nam<br />
<br />
Mã hóa biến<br />
RES1<br />
RES2<br />
RES3<br />
RES4<br />
RES5<br />
<br />
Biến quan sát<br />
Thông tin quan trọng nhanh chóng được thông báo đến người học.<br />
Nhà trường luôn sẵn sàng hỗ trợ người học.<br />
Bài tập và kiểm tra được thông báo rõ ràng.<br />
GV giới thiệu các quyển giáo trình, sách tham khảo phù hợp.<br />
Nhà trường phân bổ thời gian để tư vấn cho người học.<br />
<br />
Nguồn: Çerri (2012)<br />
<br />
<br />
93<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Sự đáp ứng ngụ ý đến sự sẵn sàng giúp<br />
đỡ và cung cấp dịch vụ nhanh chóng nhằm<br />
đáp ứng nhu cầu của người học ở trường đại<br />
học. Hay nói cách khác, đây là sự đáp ứng<br />
mong muốn, nguyện vọng của người học như<br />
mong muốn được nhận thông tin một cách<br />
nhanh chóng, người học mong muốn được hỗ<br />
trợ khi gặp biến cố, tư vấn định hướng cho<br />
<br />
người học… Bảng 4 trình bày thang đo dùng<br />
để đo lường cho yếu tố đáp ứng của trường<br />
đại học sau bước phỏng vấn sâu dựa trên<br />
thang đo thành phần chất lượng GDĐH do<br />
Parasuraman và các cộng sự (1985) và Çerri<br />
(2012). Sau quá trình phỏng vấn sâu, người<br />
trả lời đánh giá và cho rằng thang đo này phù<br />
hợp và đầy đủ nội dung.<br />
<br />
* Thành phần đảm bảo<br />
<br />
Bảng 5: Thang đo thành phần “Đảm bảo” ĐHCL Việt Nam<br />
<br />
Mã hóa biến<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
ASS1<br />
<br />
Giảng viên có kiến thức, trình độ và kỹ năng sư phạm cần thiết.<br />
<br />
ASS2<br />
<br />
Người học được trang bị kiến thức và kỹ năng tốt để làm việc.<br />
<br />
ASS3<br />
<br />
Nhà trường có dịch vụ hỗ trợ việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp.<br />
<br />
ASS4<br />
<br />
Môi trường học tập an toàn, thoải mái.<br />
<br />
ASS5<br />
<br />
GV trả lời câu hỏi, thắc mắc từ người học một cách xác đáng.<br />
<br />
ASS6<br />
<br />
Môi trường thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.<br />
<br />
Nguồn: Çerri (2012)<br />
thân thiện. Sau quá trình phỏng vấn sâu, người<br />
trả lời đánh giá và cho rằng thang đo này phù<br />
hợp và đầy đủ nội dung. Dựa trên thang đo<br />
thành phần chất lượng GDĐH do Parasuraman<br />
và các cộng sự (1985) và Çerri (2012), sáu biến<br />
đo lường đại diện cho thành phần đảm bảo<br />
trong GDĐH được trình bày ở Bảng 5.<br />
<br />
Sự đảm bảo trong môi trường GDĐH ám<br />
chỉ đến đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân<br />
viên có kiến thức, trình độ và kỹ năng tốt,<br />
khả năng giao tiếp truyền tải kiến thức tốt của<br />
giảng viên. Khả năng đem đến niềm tin và sự<br />
tín nhiệm cho người học bởi dịch vụ hỗ trợ việc<br />
làm, môi trường học tập an toàn, thoải mái và<br />
* Thành phần đồng cảm<br />
<br />
Bảng 6: Thang đo thành phần “Đồng cảm” ĐHCL Việt Nam<br />
<br />
Mã hóa biến<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
EMP1<br />
<br />
Giảng viên đưa ra bài tập phù hợp và thích đáng.<br />
<br />
EMP2<br />
<br />
Nhà trường sẵn có học bổng cho người học có thành tích tốt.<br />
<br />
EMP3<br />
<br />
Người học dễ dàng có được tài liệu bài giảng.<br />
<br />
EMP4<br />
<br />
Người học dễ dàng quản lý chương trình đào tạo.<br />
<br />
EMP5<br />
<br />
Nhà trường am hiểu, quan tâm từng người học.<br />
<br />
EMP6<br />
<br />
Nhà trường có kênh giao tiếp hiệu quả với người học.<br />
Nguồn: Çerri (2012)<br />
<br />
94<br />
<br />