intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá năng lực và hoạch định nghề nghiệp tương lai

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ động hay thụ động khi đối diện khủng hoảng?Đây là thời điểm đặc biệt khó khăn cho cả nhà tuyển dụng và người lao động. Chúng ta đãchấp nhận thực tế là nền kinh tế Việt Nam đang có những vấn đề nội tại nghiêm trọng. Chúng ta đang dần chấp nhận thêm một thực tế mới – khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã nhanh chóng tác động trực tiếp đến Việt Nam. Cả 2 thực tế này không chỉ kéo dài trong vài tháng hay vài quý. Chúng ta nói đến vài năm hay có thể hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá năng lực và hoạch định nghề nghiệp tương lai

  1. Đánh giá năng lực và hoạch định nghề nghiệp tương lai Chủ động hay thụ động khi đối diện khủng hoảng? Đây là thời điểm đặc biệt khó khăn cho cả nhà tuyển dụng và người lao động. Chúng ta đãchấp nhận thực tế là nền kinh tế Việt Nam đang có những vấn đề nội tại nghiêm trọng. Chúng ta đang dần chấp nhận thêm một thực tế mới – khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã nhanh chóng tác động trực tiếp đến Việt Nam. Cả 2 thực tế này không chỉ kéo dài trong vài tháng hay vài quý. Chúng ta nói đến vài năm hay có thể hơn thế nữa. Chúng ta phải thừa nhận chỉ tiêu kinh tế 2009 sẽ rất khó đạt được. Chỉ tiêu tạo việc làm trong năm 2009 cũng trở thành một thách thức lớn. Mọi cá nhân hay doanh nghiệp đều cố gắng ccắt giảm chi phí và kiếm thêm lợi nhuận để vượt qua khủng hoảng. Cạnh tranh trở nên gay gắt hơn rất nhiều trên mọi phương diện. Trong tình hình hiện tại, áp lực kiếm được việc làm là điều gì đó quá lớn. Điều này có thể dễ dàng dẫn tới việc chúng ta mất tập trung vào đối tượng nhà tuyển dụng cần nhắm đến, xu hướng thị trường và có lẽ quan trọng nhất, tiềm năng của mỗi cá nhân. Một khi mất phương hướng và tập trung, trong mắt nhà tuyển dụng, người lao động không còn tạo được sự khác biệt rõ ràng, giá trị chúng ta đem lại cho nhà tuyển dụng cũng mơ hồ. Có lẽ mỗi người chúng ta đã từng tự nhủ, mình đã nỗ lực hơn rất nhiều
  2. nhưng sao hiệu quả lại không như ý. Chúng ta thắc mắc tại sao những cách thức tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp từng đem lại hiệu quả, giờ không thể phát huy? Đó chắc chắn không phải là những chiến lược hay cách thức sai lầm. Chỉ có điều môi trường xung quanh thay đổi quá nhiều và quá nhanh. Chúng ta chưa bao giờ hội nhập kinh tế toàn cầu ở mức độ sâu rộng như hiện nay. Những đặc tính của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại có thể gọi là chưa từng có tiền lệ. Những ai tự tin, mạnh dạn và kiên nhẫn áp dụng những cách thức mới để thay đổi và làm mới bản thân nhằm thích ứng với những xáo trộn lớn trong môi trường, sẽ không những có thể đứng trước cơ hội tồn tại sau cuộc khủng hoảng, mà còn có cơ hội thăng tiến. Vài cách thức đề cử ở đây giúp chúng ta tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp hiệu quả hơn dựa trên 2 nguyên tắc chính – hiểu rõ bản thân và những gì đang xảy ra xung quanh ta. Chính phủ tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và đưa ra các giải pháp khôi phục nền kinh tế. Doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ. Tương tự như vậy, người lao động tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng nhằm đem lại giá trị và đáp ứng kỳ vọng. Việc hiểu rõ và đúng đắn những gì đang và sẽ xảy ra trong môi trường, cộng thêm có cái nhìn khoa học, khách quan về năng lực bản thân của mỗi cá nhân là yếu tố then chốt cho việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp một cách hiệu quả. Hiểu rõ và đúng đắn những gì đang thay đổi trong môi trường Đừng ‘yêu mù quáng’ những cách thức tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp vốn đem lại hiệu quả trong quá khứ. Cũng đừng “yêu mù quáng” những điểm
  3. mạnh hay lợi thế hiện tại của bản thân. Bởi lẽ, môi trường thay đổi, những gì là lợi thế hôm nay chắc gì đã còn như thế cho ngày mai! Sự “mù quáng” sẽ khiến chúng ta dễ mất phương hướng và nhìn nhận vấn đề từ con mắt chủ quan của mình, chứ không phải từ nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm 1 điều duy nhất: chúng ta có thể làm gì để giúp họ giải quyết vấn đề? Hãy dành thời gian tìm hiểu chiến lược và tình hình ngành nghề hoạt động của nhà tuyển dụng. Họ đang gặp phải những khó khăn hay thuận lợi gì? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Chúng tác động như thế nào đến tình hình kinh doanh của nhà tuyển dụng? Nhà tuyển dụng đang làm gì để đối phó với khủng hoảng? Hiểu rõ năng lực bản thân Sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng nộp đơn tới càng nhiều nhà tuyển dụng, chúng ta càng có nhiều cơ hội được tuyển dụng. Sự thật thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị quá tải. Tỉ lệ phạm lỗi trong quá trình tìm kiếm và nộp đơn tuyển dụng cũng tăng nhanh theo tỉ lệ thuận. Tại sao chúng ta không đầu tư thời gian để tìm hiểu năng lực của mình? Tại sao lại chỉ giới hạn khả năng của mình trong một chừng mực nào đó? Tại sao chúng ta lại bỏ qua cơ hội thay đổi, làm mới bản thân, qua đó tạo ra lợi thế nghề nghiệp trước mắt nhà tuyển dụng và thích ứng với môi trường kinh tế đang nhanh chóng đổi mới? Hãy chủ động cho bản thân mình cơ hội thay đổi, làm mới để từ đó cung cấp thêm những giá trị gia tăng cho nhà tuyển dụng. Trong thời điểm khó khăn,
  4. khi tiền bạc trở nên khan hiếm, giá trị gia tăng sẽ có cơ hội phát huy tối đa giá trị. Nhưng để có được những giá trị gia tăng đích thực, chúng ta hãy đầu tư (thời gian, công sức, tiền bạc) để trang bị thêm cho mình những kiến thức mới, cách làm mới và đặc biệt những nhận thức mới. Chúng ta không thể kỳ vọng kết quả khác nếu vẫn giữ nguyên cách làm cũ. Rủi ro khi chúng ta chấp nhận co cụm, thụ động vẫn lớn hơn nhiều so với chấp nhận mạnh dạn thay đổi và thích ứng. Về ngắn hạn, những ai mạnh dạn áp dụng cách thức mới sẽ có cơ hội vượt qua khủng hoảng. Về lâu dài, bản thân họ sẽ được tưởng thưởng bằng sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Định hướng nghề nghiệp trong khủng hoảng Cuộc khủng hoảng hiện tại mang tính chất ngoại cảnh, môi trường hay nội tại, trong chính bản thân chúng ta? Câu trả lời là cả hai. Dù thích hay không, khủng hoảng kinh tế sẽ tác động đến bản thân chúng ta. Chúng ta sẽ có thể phải làm những gì mình không thích. Chúng ta sẽ có thể trở nên căng thẳng hơn, dễ bùng nổ hơn và khả năng phán đoán kém chính xác hơn. Trong cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ này, việc định hướng nghề nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cái chúng ta cần là một quá trình thay đổi để thích ứng toàn diện (đánh giá, khám phá, quyết định và hành động). Trong thị trường lao động đang thu hẹp, sự sang tạo, linh hoạt và mạnh dạn (xác định những giá trị gia tăng của mỗi bản thân nhằm tạo ra lợi thế độc đáo cho nhà tuyển dụng) sẽ là yếu tố thành công then chốt trong định hướng nghề nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2