102<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ RỦI RO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT<br />
THÔNG QUA CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG<br />
CANH TÁC LÚA Ở HUYỆN THOẠI SƠN – AN GIANG<br />
RISK ASSESSMENT OF PESTICIDE BY ENVIRONMENTAL IMPACT QUOTIENT IN RICE<br />
CROP CULTIVATION AT THOAI SON DISTRICT, AN GIANG PROVINCE<br />
Lê Quốc Tuấn, Phạm Thị Bích Diễm<br />
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh<br />
Email: quoctuan@hcmuaf.edu.vn<br />
TÓM TẮT<br />
Chỉ số tác động môi trường (EIQ) được sử dụng để đo lường và đánh giá rủi ro của thuốc bảo<br />
vệ thực vật (BVTV). Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã Phú Hoà, Phú Thuận và Vĩnh Khánh,<br />
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả điều tra và phân tích cho thấy chỉ số tác động môi trường<br />
ở mức cao có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Các loại thuốc<br />
BVTV, hàm lượng và tần suất sử dụng, cũng như thói quen của nông dân có tác động đến chỉ số<br />
tác động môi trường và tạo ra rủi ro cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dựa vào chỉ số<br />
tác động môi trường, chúng ta có thể đánh giá tác động môi trường và mức độ rủi ro gây ra bởi<br />
thuốc BVTV. Từ đó, có những cảnh báo cần thiết đối với nông dân góp phần vào công tác giảm<br />
thiểu và kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp.<br />
Từ khoá: Thuốc BVTV, Chỉ số tác động môi trường (EIQ), Nông nghiệp, Canh tác lúa<br />
ABSTRACT<br />
Environmental Impact Quotient (EIQ) is used to measure and access the risk of pesticide.<br />
Research was conducted in three communes Phu Hoa, Phu Thuan, and Vinh Khanh, Thoai Son<br />
district, An Giang province. The surveying and analyzing results indicated that EIQs have been<br />
at high level which was possible to affect on human health and environment. Pesticide kinds,<br />
amounts and times, as well as farmer’s habit induced the EIQ resulting in high risk in agricultural<br />
production activities. Relying to EIQ for pesticide, we can access the environmental problem and<br />
risk levels derived from pesticide. As a result, there are timely warnings sent to farmers who<br />
quickly reduce and control pesticide utilization for sustainable development in agriculture.<br />
Keywords: Pesticide, EIQ, Agriculture, Rice cultivation<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong<br />
nông nghiệp là một trong những biện pháp chủ<br />
đạo trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây<br />
trồng, được sử dụng phổ biến ở các nước trên<br />
thế giới, kể cả Việt Nam.<br />
Nước ta là một nước nông nghiệp, nền nông<br />
nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền<br />
kinh tế quốc dân (Douglass, 1984). Khi kinh<br />
tế phát triển, đi vào sản xuất thâm canh thì vai<br />
trò của công tác bảo vệ thực vật lại càng trở<br />
nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với<br />
giá trị nông sản và bảo vệ môi trường (Rao and<br />
Rogers, 20016). An Giang là một vựa lúa của<br />
miền Tây Nam Bộ nước ta, là tỉnh có diện tích<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
canh tác lúa lớn nhất vùng Đồng Bằng Sông<br />
Cửu Long. Trong những năm gần đây An Giang<br />
đã áp dụng các phương pháp canh tác lúa tiên<br />
tiến cũng như việc xây dựng hệ thống đê bao<br />
canh tác lúa 3 vụ để tăng năng suất (Lê Quốc<br />
Tuấn và ctv, 2013). Tuy nhiên, cùng với việc<br />
thâm canh tăng vụ và sử dụng các biện pháp<br />
nâng cao sản lượng lúa thì tình hình sâu bệnh<br />
cũng diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn,<br />
dẫn đến tình trạng người dân gia tăng sử dụng<br />
thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, do đó khó<br />
tránh khỏi tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng<br />
thuốc không đúng cách, gia tăng nồng độ, liều<br />
lượng thuốc khi phun xịt (Lê Thị Thuỷ, Lê<br />
Quốc Tuấn, 2015). Khi sử dụng thuốc BVTV<br />
không đúng sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho con người<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
103<br />
và môi trường (Lê Trường, 1984; Lê Huy Bá<br />
và ctv, 2004; Nguyễn Tuấn Khanh, 2010). Câu<br />
hỏi đặt ra là khi người nông dân sử dụng thuốc<br />
BVTV như vậy thì rủi ro có thể xảy ra cho họ<br />
và môi trường là bao nhiêu? Và giải pháp nào<br />
để hạn chế những rủi ro đó?<br />
Từ đó, nghiên cứu được tiến hành với mục<br />
đích đánh giá được tình hình sử dụng thuốc<br />
BVTV của người dân; Tính toán mức độ rủi ro<br />
có thể xảy ra cho con người và môi trường tại 3<br />
xã Phú Hòa, Phú Thuận và Vĩnh Khánh thuộc<br />
huyện Thoại Sơn, An Giang thông qua chỉ số<br />
tác động môi trường EIQ; Xác định các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến chỉ số EIQ, qua đó đưa ra một số<br />
giải pháp giảm thiểu rủi ro từ thuốc BVTV cho<br />
người dân canh tác lúa tại Thoại Sơn, An Giang.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thu thập số liệu<br />
<br />
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu<br />
thập từ việc điều tra thực tế, khảo sát trực tiếp<br />
người dân trồng lúa tại 3 xã Phú Hòa, Phú Thuận,<br />
Vĩnh Khánh thuộc huyện Thoại Sơn. Đây là 3<br />
xã có diện tích trồng lúa lớn của huyện Thoại<br />
Sơn. Đề tài đã khảo sát 300 nông dân trồng lúa<br />
tại 3 xã về cách thức sử dụng thuốc BVTV, loại<br />
thuốc dùng, liều dùng, số lần phun thuốc trong<br />
một vụ, việc sử dụng trang bị bảo hộ lao động<br />
như thế nào, cách xử lý bao bì vỏ chai thuốc<br />
BVTV sau khi sử dụng. Lấy mẫu ngẫu nhiên<br />
phân tầng. Thời điểm lấy mẫu là đầu và cuối<br />
của mỗi vụ. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các<br />
phương pháp thu thập số liệu khác như quan sát<br />
trực tiếp nông dân phun thuốc trên đồng ruộng,<br />
phỏng vấn cán bộ quản lý tại địa phương. Kết<br />
quả phân tích được thực hiện trên sản xuất lúa<br />
3 vụ trong vùng đê bao. Cơ sở dữ liệu sau khi<br />
<br />
thu thập được tính toán, phân tích dựa vào phần<br />
mềm Excel.<br />
Tính toán chỉ số EIQ<br />
<br />
EIQ (Environmental Impact Quotient) là<br />
một chỉ số dùng để lượng hóa rủi ro tiềm năng<br />
môi trường và nguy cơ của thuốc BVTV đối với<br />
con người và hệ sinh thái môi trường, được xây<br />
dựng và phát triển bởi các nhà khoa học của đại<br />
học Cornell (Mỹ) năm 1992 (FAO, 2008).Có<br />
hai loại EIQs, EIQ lý thuyết và EIQ thực tế trên<br />
đồng ruộng. Loại EIQ lý thuyết thể hiện mức<br />
độc hại tiềm năng của thuốc BVTV. Loại EIQ<br />
thực tế phản ánh mức rủi ro có thể xảy ra ở trên<br />
đồng ruộng khi nông dân phun thuốc.<br />
Theo FAO (2008), EIQ lý thuyết của một<br />
loại thuốc BVTV được tính toán dựa theo thành<br />
phần công thức của hỗn hợp thuốc BVTV bao<br />
gồm 11 chỉ tiêu liên quan đến rủi ro có thể xảy<br />
ra với con người và môi trường trong hệ sinh<br />
thái đồng ruộng.<br />
Mỗi loại thuốc BVTV đều có những tham số<br />
thể hiện độc tính và tác động đến môi trường<br />
và con người. Bảng 1 là bảng tiêu chuẩn để<br />
phân hạng các khả năng của chỉ số tác động<br />
môi trường, mười một tham số (C, DT, D, Z,<br />
B, F, P, S, SY, L, R) được sử dụng để tính toán<br />
tám loại chỉ số tác động (EI - Environmental<br />
Impact) bằng cách sử dụng phương trình đại số<br />
kết hợp với xếp hạng số với khối lượng tương<br />
đối được chỉ định cho mỗi tác động đến: người<br />
phun, người chăm sóc - thu hái, người tiêu dùng,<br />
mạch nước ngầm, cá chim, ong mật và thiên<br />
địch. Các điểm số này sau đó tiếp tục tổng hợp<br />
để thể hiện các tác động môi trường trên 3 đối<br />
tượng: người sản xuất, người tiêu dùng, và môi<br />
trường. Như vậy, EIQ lý thuyết của hoạt chất là<br />
trung bình của 3 tác động đến 3 đối tượng trên.<br />
<br />
Bảng 1. Bảng tiêu chuẩn phân hạng các khả năng của EIQ<br />
Khả năng<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Độ độc mãn tính<br />
Độ độc cấp tính qua da LD50<br />
với chuột/thỏ mg/kg<br />
Độc tính với chim (8 ngày<br />
LC50)<br />
<br />
C<br />
<br />
Tiêu chuẩn định kiểm<br />
1<br />
3<br />
Ít hoặc không<br />
Có thể<br />
<br />
DT<br />
<br />
> 2000 mg/kg<br />
<br />
D<br />
<br />
> 1000 ppm<br />
<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
5<br />
Có<br />
<br />
200 – 2000 mg/kg 0 – 200 mg/kg<br />
100 – 1000 ppm<br />
<br />
1 – 100 ppm<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
104<br />
<br />
F<br />
<br />
Tiêu chuẩn định kiểm<br />
1<br />
3<br />
5<br />
Không độc<br />
Độc trung bình Có độc tính cao<br />
Hậu quả<br />
Hậu quả ít<br />
Hậu quả trung bình<br />
nghiêm trọng<br />
> 10 ppm<br />
1 – 10 ppm<br />
< 1 ppm<br />
<br />
P<br />
<br />
1 – 2 tuần<br />
<br />
2 – 4 tuần<br />
<br />
> 4 tuần<br />
<br />
S<br />
<br />
< 30 ngày<br />
<br />
3 – 10 ngày<br />
<br />
> 100 ngày<br />
<br />
SY<br />
<br />
Không nội hấp<br />
và tất cả các<br />
thuốc trừ cỏ<br />
<br />
Nội hấp<br />
<br />
L<br />
<br />
Nhỏ<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
R<br />
<br />
Nhỏ<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
Khả năng<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Độc tính với ong<br />
Độc tính với thiên địch chân đốt<br />
<br />
Z<br />
<br />
Độc với cá (96 LC50)<br />
Thời gian bán phân hủy trên cây<br />
(phân hủy 50%)<br />
Thời gian bán phân hủy trong<br />
đất (phân hủy 50%)<br />
Khả năng nội hấp trong cây<br />
Khả năng thấm sâu vào nguồn<br />
nước ngầm (thời gian bán phân<br />
hủy trong nước, khả năng hòa<br />
tan, hệ số thấm, tính chất đất)<br />
Khả năng rửa trôi bề mặt đất<br />
(thời gian bán phân hủy trong<br />
nước, khả năng hòa tan, hệ số<br />
thấm, tính chất đất)<br />
<br />
B<br />
<br />
Bảng 2. Công thức tính tác động trên các đối tượng, lên môi trường và tính EIQ tổng<br />
EI người phun thuốc: C x (DT x 5)<br />
EI người chăm sóc, thu hái: C x (DT x P)<br />
EI tiêu dùng: C x ((S + P)/2) x SY<br />
EI nguồn nước: L<br />
EI động vật thủy sinh (cá): F x R<br />
EI chim: D x ((S + P)/2) x 3<br />
EI ong mật: Z x P x 3<br />
EI thiên địch: B x P x 5<br />
<br />
EI người sản xuất = EI người phun<br />
thuốc + EI người chăm sóc, thu hái<br />
<br />
EI người tiêu dùng = EI tiêu dùng + EIQ = (EI người<br />
sản xuất + EI<br />
EI nguồn nước<br />
người tiêu dùng<br />
+ EI sinh thái<br />
EI sinh thái học = EI cá + EI chim<br />
học)/3<br />
+ EI ong mật + EI thiên địch<br />
<br />
Từ công thức tính EIQ, các nhà khoa học<br />
của Đại học Connel (Mỹ) đã xây dựng nên một<br />
danh sách các giá trị EIQ tính sẵn gọi là danh<br />
sách EIQ theo lý thuyết dùng để tính toán EIQ<br />
đồng ruộng. Danh sách các giá trị EIQ được<br />
xuất bản và định kỳ cập nhật tại trang web của<br />
trường Đại học Cornell. Phiên bản cập nhật mới<br />
nhất được tải xuống ở định dạng PDF tại trang<br />
New York State’s Integrated Pest Management<br />
Program, 2013.<br />
Nhằm mục đích cung cấp dấu hiệu nguy cơ<br />
tiềm năng của thuốc BVTV của nông dân khi<br />
sử dụng thuốc, người ta dùng chỉ số EIQ đồng<br />
ruộng. EIQ đồng ruộng của việc sử dụng một<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
loại thuốc BVTV cụ thể được tính toán theo<br />
công thức sau:<br />
EIQ đồng ruộng = EIQ x %Ai x lượng dùng<br />
(kg/ha) (1)<br />
Trong đó: <br />
- EIQ: là giá trị EIQ lý thuyết của hoạt chất<br />
có trong loại thuốc đó.<br />
- %Ai: Phần trăm hàm lượng hoạt chất.<br />
- Lượng thuốc BVTV được dùng (kg/ha).<br />
Nếu nông dân dùng nhiều loại thuốc, thì EIQ<br />
đồng ruộng là tổng của EIQ của từng loại thuốc<br />
đã dùng.<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
105<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương<br />
<br />
Trên địa bàn 3 xã đã sử dụng tổng cộng<br />
20 thương phẩm thuốc với 22 hoạt chất khác<br />
nhau. Trong các loại thuốc được sử dụng tại<br />
Phú Thuận, tỷ lệ thuốc trừ sâu và trừ bệnh là<br />
ngang nhau, chiếm 40%, nhóm thuốc trừ cỏ và<br />
trừ ốc chiếm tỷ lệ nhỏ. Đối với 2 xã Phú Hòa<br />
và Vĩnh Khánh thì tỷ lệ thuốc trừ sâu cao hơn<br />
thuốc trừ bệnh (Bảng 3). Cả 3 xã đều không<br />
<br />
sử dụng thuốc sinh học, mà toàn bộ loại thuốc<br />
dùng đều có nguồn gốc hóa học. Bên cạnh đó,<br />
tuy là không có thuốc thuộc nhóm độc I, nhưng<br />
tỷ lệ thuốc thuộc nhóm độc II, III vẫn chiếm tỷ<br />
lệ cao, trên 60%, còn thuốc nhóm IV ít độc hại<br />
thì ít được sử dụng hơn. Đây chính là nguyên<br />
nhân tiềm ẩn tạo ra rủi ro thuốc BVTV rất lớn.<br />
Do đó, để giảm thiểu được rủi ro thuốc BVTV<br />
cần tạo cho người nông dân biết và lựa chọn<br />
sử dụng nhiều thuốc sinh học và thuốc thuộc<br />
nhóm IV.<br />
<br />
Bảng 3. Bảng phân loại các loại thuốc được sử dụng tại vùng nghiên cứu<br />
Phú Hòa<br />
Phú Thuận<br />
Vĩnh Khánh<br />
Số lượng<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
Số lượng thuốc<br />
thuốc<br />
thuốc<br />
Số loại thuốc dùng trong 1 vụ<br />
17<br />
100<br />
15<br />
100<br />
16<br />
100<br />
Trừ sâu<br />
8<br />
47,1<br />
6<br />
40<br />
7<br />
43,8<br />
Trừ bệnh<br />
6<br />
35,3<br />
6<br />
40<br />
6<br />
37,5<br />
Phân theo đối<br />
tượng dịch hại<br />
Trừ cỏ<br />
2<br />
11,8<br />
2<br />
13,3<br />
2<br />
12,5<br />
Trừ ốc<br />
1<br />
5,8<br />
1<br />
6,7<br />
1<br />
6,2<br />
Hóa học<br />
17<br />
100<br />
15<br />
100<br />
16<br />
100<br />
Phân theo tính<br />
chất<br />
Sinh học<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
I<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
II<br />
4<br />
23,5<br />
4<br />
26,7<br />
3<br />
18,7<br />
Thuộc nhóm độc<br />
theo WHO<br />
III<br />
8<br />
47,1<br />
5<br />
33,3<br />
7<br />
43,8<br />
IV<br />
5<br />
29,4<br />
6<br />
40<br />
6<br />
37,5<br />
Diễn giải<br />
<br />
Trung bình trong 1 vụ, với những hộ nông<br />
dân có thực hiện theo mô hình “1 phải 5 giảm”<br />
thì họ phun thuốc khoảng từ 6-7 lần, những hộ<br />
canh tác lúa theo phương thức truyền thống thì<br />
phun từ 9-10 lần/vụ. Qua đó có thể thấy, trên<br />
cùng 1 đơn vị diện tích sản xuất thì các hộ dân<br />
theo mô hình “1 phải 5 giảm” sử dụng ít thuốc<br />
BVTV hơn những hộ còn lại.<br />
<br />
thái là 193,75); Hoạt chất có EIQ lý thuyết nhỏ<br />
nhất là Flubendiamide với EIQ tổng là 19,36<br />
(EI người sản xuất là 10,35; EI người tiêu dùng<br />
là 3,18; và EI sinh thái là 44,55). Đa số các hoạt<br />
chất mà người dân sử dụng có EIQ lý thuyết<br />
nằm trong khoảng từ 45 – 75 (69,3%) (Bảng<br />
4), đây là giá trị tương đối lớn do người dân sử<br />
dụng nhiều thuốc thuộc nhóm độc II và III.<br />
<br />
Về liều lượng phun, khi được hỏi thì có tới<br />
64,3% các hộ dân trả lời rằng họ không sử dụng<br />
thuốc theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì,<br />
mà chủ yếu là phun theo kinh nghiệm cá nhân<br />
hoặc theo hướng dẫn của các đại lý bán thuốc.<br />
<br />
Bảng 4. Bảng phân loại các loại thuốc<br />
dựa vào EIQ lý thuyết<br />
<br />
Giá trị EIQ lý thuyết và đồng ruộng tại 3 xã<br />
vùng nghiên cứu<br />
Trong các loại thuốc sử dụng tại Thoại Sơn,<br />
hoạt chất có giá trị EIQ lý thuyết cao nhất đó<br />
là Fipronil với EIQ tổng là 88,25 (EI người sản<br />
xuất là 60; EI người tiêu dùng là 11; và EI sinh<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
Giá trị EIQ<br />
lý thuyết<br />
15 – Dưới 30<br />
30 – Dưới 45<br />
45 – Dưới 60<br />
60 – Dưới 75<br />
75 - 90<br />
<br />
Số lượng thuốc Tỷ lệ (%)<br />
3<br />
0<br />
4<br />
5<br />
1<br />
<br />
23,1<br />
0<br />
30,8<br />
38,5<br />
7,6<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
106<br />
Sử dụng công thức (1) cùng với số liệu thu<br />
thập được từ quá trình khảo sát ta tính được giá<br />
trị EIQ đồng ruộng trung bình tại 3 xã nghiên<br />
cứu. Việc tính toán chỉ số EIQ dựa vào danh<br />
mục các hoạt chất đã được phân hạng trong<br />
<br />
danh mục của hoá chất đã được Tiểu ban New<br />
York ban hành và áp dụng (New York State<br />
IPM, 1992) và trong danh mục hoá chất được<br />
sử dụng để đánh giá chỉ có 11 loại thuốc được<br />
dùng để đánh giá.<br />
<br />
Bảng 5. Bảng tính EIQ đồng ruộng tại xã Phú Hòa<br />
Stt<br />
<br />
Hoạt chất<br />
<br />
Loại thuốc<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
EIQ lý<br />
thuyết<br />
1<br />
2<br />
<br />
EIQđồng<br />
ruộng tb/1hộ<br />
A<br />
B<br />
<br />
1<br />
<br />
TAKUMI 20WG<br />
<br />
Flubendiamide<br />
<br />
0,46 0,91<br />
<br />
1,8<br />
<br />
3,5<br />
<br />
2<br />
<br />
TILT SUPER 300 EC<br />
<br />
Propiconazole<br />
<br />
Difenoconazole 0,56 0,81<br />
<br />
6,2<br />
<br />
8,9<br />
<br />
3<br />
<br />
CHESS 50WG<br />
<br />
Pymetrozine<br />
<br />
<br />
<br />
0,51 0,55<br />
<br />
5,0<br />
<br />
5,4<br />
<br />
4<br />
<br />
AMISTAR TOP 325SC<br />
<br />
Azoxystrobin<br />
<br />
Difenoconazole 0,85 1,09<br />
<br />
8,9<br />
<br />
11,5<br />
<br />
5<br />
<br />
KINALUX<br />
<br />
Quinalphos<br />
<br />
<br />
<br />
0,0<br />
<br />
30,0<br />
<br />
6<br />
<br />
FILIA 525 SE<br />
<br />
Propiconazole<br />
<br />
<br />
<br />
1,15<br />
<br />
4,5<br />
<br />
7<br />
<br />
DANASU 40EC-10GR<br />
<br />
Diazinon<br />
<br />
<br />
<br />
1,17 1,39<br />
<br />
5,2<br />
<br />
6,2<br />
<br />
8<br />
<br />
REGENT<br />
<br />
Fipronil<br />
<br />
<br />
<br />
0,26<br />
<br />
18,1<br />
<br />
0,0<br />
<br />
9<br />
<br />
ROCKSAI<br />
<br />
Propiconazole<br />
<br />
<br />
<br />
0,75 0,91<br />
<br />
3,0<br />
<br />
3,6<br />
<br />
10<br />
<br />
Nativo 750WG<br />
<br />
Tebuconazol<br />
<br />
0,24 0,45<br />
<br />
6,6<br />
<br />
12,4<br />
<br />
11<br />
<br />
DRAGON 585EC<br />
<br />
Trifloxystrobin<br />
Cypermethrin<br />
<br />
2,80<br />
<br />
Chlorpyrifos<br />
1,71 2,10 27,7 34,1<br />
TỔNG<br />
86,9 115,6<br />
A: hộ sản xuất theo mô hình “1 phải 5 giảm”; B: Hộ không sản xuất theo “1 phải 5 giảm”<br />
Bảng 6. Bảng tính giá trị EIQ đồng ruộng tại xã Phú Thuận<br />
Stt<br />
<br />
Loại thuốc<br />
<br />
Hoạt chất<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
EIQ lý<br />
thuyết<br />
1<br />
2<br />
<br />
EIQđr tb/1hộ<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
1<br />
<br />
TAKUMI 20WG<br />
<br />
Flubendiamide<br />
<br />
0,44<br />
<br />
1,28<br />
<br />
1,7<br />
<br />
5,0<br />
<br />
2<br />
<br />
TILT SUPER 300 EC<br />
<br />
Propiconazole<br />
<br />
Difenoconazole 0,67<br />
<br />
0,62<br />
<br />
7,3<br />
<br />
6,8<br />
<br />
3<br />
<br />
CHESS 50WG<br />
<br />
Pymetrozine<br />
<br />
<br />
<br />
0,39<br />
<br />
0,43<br />
<br />
3,9<br />
<br />
4,2<br />
<br />
4<br />
<br />
AMISTAR TOP 325SC<br />
<br />
Azoxystrobin<br />
<br />
Difenoconazole 0,74<br />
<br />
1,40<br />
<br />
7,9<br />
<br />
14,8<br />
<br />
5<br />
<br />
KINALUX<br />
<br />
Quinalphos<br />
<br />
<br />
<br />
1,87<br />
<br />
0,0<br />
<br />
20,0<br />
<br />
6<br />
<br />
FILIA 525 SE<br />
<br />
Propiconazole<br />
<br />
<br />
<br />
1,20<br />
<br />
7<br />
<br />
DANASU 40EC-10GR<br />
<br />
Diazinon<br />
<br />
<br />
<br />
1,17<br />
<br />
8<br />
<br />
REGENT<br />
<br />
Fipronil<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
ROCKSAI<br />
<br />
Propiconazole<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
<br />
NATIVO 750WG<br />
<br />
Tebuconazol<br />
<br />
11<br />
<br />
DRAGON 585EC<br />
<br />
Trifloxystrobin<br />
Cypermethrin<br />
<br />
4,7<br />
1,35<br />
<br />
5,2<br />
<br />
6,0<br />
<br />
0,26<br />
<br />
0,0<br />
<br />
18,1<br />
<br />
0,72<br />
<br />
0,88<br />
<br />
2,8<br />
<br />
3,5<br />
<br />
0,24<br />
<br />
0,44<br />
<br />
6,6<br />
<br />
12,1<br />
<br />
Chlorpyrifos<br />
2,07 2,11 33,5 34,3<br />
TỔNG<br />
73,6 124,7<br />
A: hộ sản xuất theo mô hình “1 phải 5 giảm”; B: Hộ không sản xuất theo “1 phải 5 giảm”<br />
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 <br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />