intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ SỐT VÀ NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

127
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh nhân cao tuổi nằm lâu ngày ở bệnh viện hay viện điều dưỡng có nguy cơ cao nhiễm trùng. Những bệnh nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi gồm nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, nhiễm trùng mô mềm, viêm dạ dày ruột, và nhiễm trùng do đặt những dụng cụ như ống thông vào người bệnh nhân. Năm 2000, hội bệnh nhiễm trùng Hoa-kỳ viết tắt là IDSA đưa ra bảng hướng dẫn thực hành lâm sàng để đánh giá sốt và nhiễm trùng ở nhóm bệnh nhân này. Đầu tháng giêng 2009, hội này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ SỐT VÀ NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI

  1. ĐÁNH GIÁ SỐT VÀ NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI Bệnh nhân cao tuổi nằm lâu ngày ở bệnh viện hay viện điều dưỡng có nguy cơ cao nhiễm trùng. Những bệnh nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi gồm nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, nhiễm trùng mô mềm, viêm dạ dày ruột, và nhiễm trùng do đặt những dụng cụ như ống thông vào người bệnh nhân. Năm 2000, hội bệnh nhiễm trùng Hoa-kỳ viết tắt là IDSA đưa ra bảng hướng dẫn thực hành lâm sàng để đánh giá sốt và nhiễm trùng ở nhóm bệnh nhân này. Đầu tháng giêng 2009, hội này đưa ra một bảng cập nhật về hướng dẫn trên. Có thể tìm bài tiếng Anh bằng cách tìm trong Yahoo Search “INFECTIOUS DISEASES SOCIETY OF AMERICA” bấm hàng “all issues” và tìm hàng CID 2009: 48 (01.15.09) trang 149 đến trang 171.
  2. Bảng hướng dẫn mới này giúp quản lý phần lớn những bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh mãn tính hay tàn phế chức năng, nhưng có thể không áp dụng được cho một số cá nhân đặc biệt. Theo những người thành thạo trong IDSA, có thể không tìm được những dấu hiệu lâm sàng bệnh nhiễm hay dấu hiệu không rõ ràng ở nhóm bệnh nhân này. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể ở dạng không điển hình như thay đổi hay sa sút tinh thần, sức khoẻ hay nhận thức. Bảng hướng dẫn định nghĩa SỐT như sau: 1/ nhiệt độ đo ở miệng 1 lần > 37.8°C, hay 2/ đo nhiệt độ ở miệng nhiều lần > 37.2°C, hay 3/ nhiệt độ hậu môn > 37.5°C hay 4/ tăng thân nhiệt hơn 2°F hay 1.1°C từ nhiệt độ căn bản. Theo bảng hướng dẫn mới, đánh giá lâm sàng đầu tiên phải gồm đánh giá nhịp thở, bệnh nhân có mất nước không, tình trạng tâm thần, miệng- họng, kết mạc, da, ngực, tim, bụng và dụng cụ cắm vào bệnh nhân. Bảng hướng dẫn khuyên đếm máu toàn phần và phân loại bạch cầu cho tất cả bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi
  3. triệu chứng xuất hiện. Thử nước tiểu hay cấy nước tiểu không nên thực hiện ở bệnh nhân không có triệu chứng. Cấy máu cho thấy ít có kết quả và ít khi ảnh hưởng đến điều trị, nên không khuyên thực hiện trừ khi nhiễm trùng huyết bị nghi ngờ cao độ. Ngoài ra, chụp hình phổi được khuyên làm nếu nghi ngờ hay ghi nhận giảm oxy huyết (hypoxemia). Cuối c ùng, bảng hướng dẫn bảo cấy mẫu phiến phết que quấn bông (swab cultures) không cần thiết trừ khi viêm kết mạc. Dược sĩ Lê-văn-Nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2