Đánh giá sự hài lòng của người học đối với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược
lượt xem 1
download
Trong những năm gần đây, mô hình lớp học đảo ngược đã trở thành một phương pháp giáo dục phổ biến với nhiều lợi ích và vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy, học tập. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát để đánh giá sự hài lòng của người học với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá sự hài lòng của người học đối với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược
- ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VÀ TRƯỞNG ĐOÀN DU LỊCH QUA MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC Phan Văn Trung1 Tóm tắt: Trong những năm gần đây, mô hình lớp học đảo ngược đã trở thành một phương pháp giáo dục phổ biến với nhiều lợi ích và vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy, học tập. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát để đánh giá sự hài lòng của người học với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên hài lòng với mô hình Lớp học đảo ngược ở học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch. Thông qua mô hình Lớp học đảo ngược giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn nội dung học tập, cải thiện khả năng tư duy, tăng thời lượng tương tác với giáo viên và phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin,... Đây là một phương pháp giảng dạy hiệu quả cần được tiếp tục phát triển và nhân rộng trong Chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch và các chuyên ngành khác nhằm mang lại lợi ích tối ưu cho người học. Từ khóa: đánh giá, học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch, mô hình Lớp học đảo ngược, sự hài lòng ASSESSING LEARNERS’ SATISFACTION WITH THE TOUR GUIDING AND TOUR LEADER SKILLS THROUGH THE FLIPPED CLASSROOM MODEL Abstract: In recent years, the flipped classroom model has become a popular educational method with many benefits and played an important role in improving the quality of teaching and learning. This research uses the survey method to evaluate learners' satisfaction with the module Tour guiding and tour leader skills through the Flipped Classroom model. Research results show that the majority of students are satisfied with the Flipped Classroom model in terms of tour guiding and tour leader skills. Through the Flipped Classroom model, students can have a deeper understanding of learning content, improve their thinking ability, increase their interaction time with teachers and develop skills in using information technology,... This is an effective teaching method that needs to be further developed and replicated in tourism programs and other majors to bring optimal benefits to learners. Keywords: assessment, the module Tour guiding and tour leader skills, Flipped Classroom model, satisfaction 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập luôn là mục tiêu hàng đầu của các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, nơi đòi hỏi người học phải nắm vững cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn, phương pháp giảng dạy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những học phần trọng yếu trong chương trình đào tạo ngành du lịch là “Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch”, nơi sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những hướng dẫn viên và trưởng đoàn du lịch chuyên nghiệp. Phương pháp giảng dạy truyền thống với lối truyền đạt kiến thức một chiều từ giảng viên đến sinh viên đã bộc lộ nhiều hạn chế, không phát huy được tính sáng tạo, chủ động và tương tác của người học. Để khắc phục những hạn chế này, mô hình Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trên thế giới như một phương pháp giảng dạy hiệu quả. 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một (Thu Dau Mot University). Corresponding email: trungpv@tdmu.edu.vn. 445
- Lớp học đảo ngược (LHĐN) là mô hình giáo dục mà trong đó nội dung lý thuyết được sinh viên tự học qua các tài liệu, video giảng dạy trước khi đến lớp. Thời gian trên lớp sẽ được dành cho các hoạt động thảo luận, thực hành và giải đáp thắc mắc dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Theo Crouch và Mazur, mô hình LHĐN là một phương pháp giảng dạy tương tác với cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm, “lật đổ” lớp học truyền thống bằng cách chuyển thông tin được truyền ra ngoài và chuyển thông tin thích nghi vào lớp học (Crouch & Mazur, 2001). Mô hình này không chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ năng tư duy phản biện, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Theo José Alberto Lencastre, mô hình LHĐN như một yếu tố thúc đẩy khả năng đổi mới trong thiết kế chương trình giảng dạy, có thể giúp định hướng lại công việc được thực hiện trong hệ thống trường học (José Alberto Lencastre et al., 2020). Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với học phần “Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch” khi áp dụng mô hình LHĐN. Qua đó, nghiên cứu xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, giúp cải thiện chất lượng giảng dạy. Việc đánh giá sự hài lòng của sinh viên không chỉ giúp nâng cao chất lượng học phần mà còn góp phần vào việc cải tiến chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành du lịch. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu còn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giảng viên và nhà quản lý giáo dục trong việc ứng dụng và phát triển các phương pháp giảng dạy tiên tiến. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp được sử dụng chính trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định lượng. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng một bản hỏi với 24 thuộc tính đo lường về mức độ hài lòng của sinh viên sau khi học học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình LHĐN. Tác giả thực hiện khảo sát 135 sinh viên thuộc các khóa 2021 – 2025 và 2022 – 2026 thuộc Chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch, Khoa Công nghiệp văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một trong thời gian từ 02/05/2024 đến 09/05/2024 (những khóa học tác giả đã trực tiếp giảng dạy và ứng dụng mô hình LHĐN). Các câu hỏi được thiết kế dựa vào bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học (nội dung dạy học, phương pháp dạy học, thái độ học tập của người học, kết quả học tập của người học) với thang đo Likert 5 mức (1 – Rất không hài lòng; 2 – Không hài lòng; 3 – Phân vân; 4 – Hài lòng; 5 – Rất hài lòng). Cỡ mẫu được xác định theo công thức n ≥ m*5, trong đó các nhân tố thành phần là m = 24 (Hair, 2014). Cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 120 (số phiếu thu nhận hợp lệ 135 phiếu trong tổng 160 phiếu phát ra). Các thuộc tính dùng để đánh giá mức độ hài lòng của người học với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch thông qua mô hình LHĐN được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's alpha. Để tính khoảng cách điểm trung bình giữa các bậc (mức độ hài lòng), nhóm nghiên cứu sử dụng công thức: Maximun – Minimum/Số bậc. Trên cơ sở đó, khoảng cách điểm của các bậc được tính cụ thể như sau: từ 1.00 – 1.80: Rất không hài lòng; từ 1.81 – 2.60: Không hài lòng; từ 2.61 – 3.40: Phân vân; từ 3.41 – 4.20: Hài lòng; từ 4.21 – 5.00: Rất hài lòng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan về mô hình Lớp học đảo ngược Từ những năm 1990, các nhà giáo dục đã thử nghiệm việc sử dụng công nghệ để cung cấp nội dung học tập ngoài lớp học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản trước khi đến lớp để tham gia vào các hoạt động tương tác và giải quyết vấn đề. Mô hình LHĐN thực sự được phổ biến và trở nên hệ thống hơn vào đầu những năm 2000. Một trong những người tiên phong là Salman Khan, người sáng lập Khan Academy. Khan đã tạo ra các video giảng dạy và chia sẻ chúng trên YouTube, cho phép học sinh học tập tại nhà và sử dụng thời gian trong lớp để thảo luận, thực hành. Hai giáo viên trung học là Jonathan Bergmann và Aaron Sams, được coi là những người đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển và phổ biến của mô hình này vào năm 2007. Họ bắt đầu ghi lại các bài giảng của mình, yêu cầu học sinh xem trước khi đến lớp, giúp tiết kiệm thời gian cho các hoạt động học tập tương tác và cá nhân hóa. Mô hình LHĐN dựa trên các lý thuyết giáo dục như học tập chủ động (active learning), học tập lấy học sinh làm trung tâm (student-centered learning) và học tập theo phong cách phản hồi 446
- (formative assessment). Những lý thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia và tương tác của học sinh trong quá trình học. Các công trình nghiên cứu gần đây tiếp tục làm nổi bật những lợi ích của mô hình LHĐN. Heng Ngee Mok cho rằng ở LHĐN các hoạt động học tập thụ động như bài giảng một chiều được đẩy ra ngoài giờ học dưới dạng video, thời gian quý giá trên lớp được dành cho các hoạt động học tập tích cực (Mok, 2014). Theo Diane B. Marks, LHĐN có thể có nhiều hình thức. Tuy nhiên, ý tưởng cốt lõi trong tất cả các mô hình LHĐN là việc sử dụng các video và bài học tương tác do giáo viên tạo ra, những hướng dẫn từng diễn ra trong lớp giờ đây có thể được truy cập ở nhà, trước giờ học. Các yếu tố chung của mô hình LHĐN là: Tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc lần đầu tiên trước khi đến lớp, khuyến khích học sinh chuẩn bị cho lớp học, cung cấp cách đánh giá sự hiểu biết của học sinh, cung cấp các hoạt động trong lớp tập trung vào các kỹ năng cao hơn (Diane B. Marks, 2015). Mô hình LHĐN có một số lợi thế cho sinh viên về việc đảm bảo rằng sinh viên được chuẩn bị cho bài học, làm cho khóa học trở nên thú vị và hiệu quả, đồng thời thúc đẩy sinh viên bằng cách tạo ra bầu không khí cạnh tranh trong lớp học. Ngoài ra, công nghệ được tích hợp vào LHĐN hỗ trợ việc học tập cá nhân, giúp nâng cao thành công của người học (Ayçiçek B. & Yanpar Yelken T., 2018). Việc đảo ngược lớp học các sự kiện học tập thụ động như bài giảng một chiều buộc phải có giờ học độc lập dưới dạng hướng dẫn ngắn, video, giúp tiết kiệm thời gian quý báu trong lớp và dành thời gian đó cho các hoạt động hoặc sự kiện học tập tích cực. LHĐN làm tăng sự tương tác giữa học sinh và học sinh, tương tác giữa học sinh và giáo viên (Ritu Saxena, 2018). Đỗ Tùng và Hoàng Công Kiên cho rằng: Trong LHĐN, giảng viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, đưa ra các tình huống có vấn đề để hướng dẫn người học giải quyết, từ đó tiết kiệm thời gian, tạo cơ hội phát triển tư duy cho người học, người học hứng thú và chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, rèn cho mình được nhiều kỹ năng (Do T. & Hoang K.C., 2020). Bên cạnh đó, mô hình LHĐN giúp nâng cao năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng cho người học (kỹ năng thuyết trình, nghiên cứu tài liệu,...). Mô hình này giúp giáo viên tăng thời gian giao tiếp, làm việc với người học. Hệ thống bài giảng, học liệu dùng cho giảng dạy được sử dụng, khai thác khoa học, hiệu quả hơn, có thể sử dụng học liệu dùng chung, học liệu mở cho các môn học (Pham T.M, 2024). Mô hình LHĐN giúp tăng tính tương tác, tính linh hoạt, tính cá nhân hóa và khuyến khích học tập chủ động. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những thách thức như yêu cầu người học có tính tự giác cao, cần có kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng tốt và sự hỗ trợ tích cực từ giáo viên. Như vậy, mô hình LHĐN là kết quả của sự kết hợp giữa các ý tưởng giáo dục tiên tiến và công nghệ hiện đại, với mục tiêu cải thiện hiệu quả giảng dạy, học tập. Học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng thực hành cho sinh viên, từ bắt đầu chương trình du lịch, đi và ở cùng đoàn, giải quyết các tình huống xảy ra trong chương trình cho đến khi tiễn khách. Trong quá trình đó, hướng dẫn viên và trưởng đoàn du lịch cần đảm bảo sự thoải mái, dễ chịu, an toàn và hài lòng nhất cho du khách. Vì vậy, vận dụng mô hình Lớp học đảo ngược để giảng dạy học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch có tính phù hợp cao. Thời gian trên lớp sinh viên thực hành thuyết minh về các điểm đến, xử lý tình huống trong hoạt động du lịch,... Giáo viên góp ý, chỉnh sửa giúp sinh viên hoàn thiện về kiến thức, kỹ năng, thái độ để trở thành hướng dẫn viên và trưởng đoàn du lịch chuyên nghiệp. 3.2. Quy trình tổ chức Lớp học đảo ngược ở học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch Nội dung học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch được trình bày trong 7 chương (chương 1: Tổng quan về dịch vụ hướng dẫn du lịch; chương 2: Hướng dẫn viên du lịch; chương 3: Tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch; chương 4: Tham quan du lịch và phương pháp hướng dẫn tham quan; chương 5: Kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động hướng dẫn du lịch; chương 6: Những kỹ năng nghiệp vụ bổ trợ của hướng dẫn viên; chương 7: Nghiệp vụ trưởng đoàn du lịch). Thông qua 7 chương này giúp sinh viên tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng, xây dựng thái độ của một hướng dẫn viên và trưởng đoàn du lịch. Quy trình tổ chức LHĐN của học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch được thực hiện như sau: 447
- Giai đoạn 1: Trước giờ lên lớp Giáo viên: Tạo nhóm Zalo cho lớp, đưa tài liệu liên quan đến học phần, video bài giảng, video mẫu về thủ tục chào đoàn, thuyết minh điểm đến, xử lý tình huống trong hoạt động du lịch lên hệ thống E-learning và chia sẻ cho sinh viên. Giáo viên xây dựng các nội dung để sinh viên thực hành trên lớp. Giáo viên gửi thông báo qua email, qua Zalo hoặc trên nền tảng học trực tuyến để nhắc nhở sinh viên về yêu cầu học tập trước giờ lên lớp. Giải thích lợi ích của việc chuẩn bị trước, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia đầy đủ và tích cực. Sinh viên: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu, bài giảng của giáo viên đã chia sẻ trên hệ thống E- learning, chuẩn bị nội dung thực hành trên lớp. Quá trình này yêu cầu sinh viên phải chủ động, tư duy sáng tạo khi nghiên cứu bài giảng, tài liệu. Sau khi nghiên cứu tài liệu, video mẫu sinh viên có thể thực hiện được các nhiệm vụ như: tự thực hành thủ tục chào đoàn, tiễn đoàn, xây dựng video hoặc tổng hợp các hình ảnh của một điểm đến cụ thể, thuyết minh về điểm đến du lịch đã lựa chọn. Giai đoạn 2: Giờ học trên lớp Sinh viên thực hiện các bài tập thực hành như thủ tục chào đoàn, tiễn đoàn, thuyết minh điểm đến du lịch, diễn và xử lý các tình huống trong hoạt động hướng dẫn, trưởng đoàn du lịch. Trong quá trình sinh viên thực hành, giáo viên yêu cầu các bạn khác trong lớp phải tập trung quan sát, theo dõi, góp ý. Giáo viên dành thời gian để giải đáp các câu hỏi của sinh viên về nội dung đã học trước đó và trong quá hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm. Giảng viên phân tích sâu các khía cạnh phức tạp, cung cấp thêm thông tin chi tiết dựa trên những thắc mắc và yêu cầu từ sinh viên. Giảng viên cung cấp phản hồi về những hoạt động và bài tập thực hành của sinh viên. Sử dụng các bài kiểm tra ngắn hoặc trắc nghiệm để đánh giá nhanh kiến thức của sinh viên trong lớp. Giai đoạn 3: Sau giờ trên lớp Giáo viên đưa ra các bài tập về nhà để sinh viên áp dụng những gì đã học vào các tình huống mới hoặc phân tích các tình huống thực tế. Cung cấp các nguồn tài liệu tham khảo, các trang web của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các trang web du lịch địa phương giúp sinh viên có thêm kiến thức về các điểm đến. Giảng viên chấm và cung cấp phản hồi chi tiết các bài tập về nhà. Duy trì sự hỗ trợ thông qua Zalo, email hoặc E-learning, MS Teams để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ sinh viên sau giờ học. Tổ chức các bài kiểm tra định kỳ để đánh giá tiến bộ của sinh viên, điều chỉnh nội dung giảng dạy. Thu thập phản hồi từ sinh viên về phương pháp giảng dạy nhằm cải thiện trải nghiệm học tập học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch. Hình 1. Sơ đồ quy trình tổ chức LHĐN của học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch 448
- Bằng cách áp dụng mô hình LHĐN, giảng viên có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực và hiệu quả, giúp sinh viên nắm bắt kiến thức sâu hơn, phát triển kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch. 3.3. Đánh giá sự hài lòng của người học đối với mô hình Lớp học đảo ngược ở học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch 3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s alpha) các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người học Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt; từ 0.6 trở lên thang đo lường đủ điều kiện, đồng thời giá trị Corrected Item – Total Correlation của các biến quan sát từ 0.3 trở lên là thang đo đảm bảo độ tin cậy. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha cho thấy, nhóm biến kết quả học tập có hệ số Cronbach’s alpha > 0.7, nhưng biến cải thiện kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 nên biến này bị loại. Các nhóm yếu tố còn lại hệ số Cronbach’s alpha đều lớn hơn 0.7 và giá trị Corrected Item – Total Correlation của các biến lớn hơn 0.3, do đó thang đo đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy (Bảng 1). Bảng 1. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha các thang đo Corrected Cronbach’s STT Thang đo Biến quan sát (các tiêu chí) Item-Total alpha Correlation Phù hợp mục tiêu, chuẩn đầu ra học phần 0.434 Trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu và theo một cấu 0.468 trúc logic Chính xác, khoa học 0.477 Nội dung 1 0.708 Có tính cập nhật 0.399 dạy học Phù hợp với năng lực của người học 0.475 Tổng hợp kiến thức các học phần liên quan trong 0.371 chương trình đào tạo Gần gũi với thực tiễn, nghề nghiệp của người học 0.300 Sinh động, tạo hứng thú cho người học 0.687 Kích thích tính tích cực của người học 0.642 Khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo của người học 0.647 Phương Phối hợp linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học 0.702 2 pháp dạy 0.841 Sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy - học 0.475 học Các hình thức yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tự học đa 0.699 dạng Hướng dẫn rõ ràng và có các hình thức kiểm tra tự 0.381 học phù hợp Thái độ học Chủ động trong học tập 0.547 3 tập của 0.715 Đòi hỏi tự giác trong học tập 0.547 người học Tăng cường hoạt động nhóm 0.511 Có hiểu biết sâu về nội dung 0.424 Phát triển kỹ năng tự học 0.476 Kết quả học Cải thiện kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề 0.520 4 tập của 0.736 Tăng cường thời gian tương tác với giáo viên 0.615 người học Nâng cao sự hứng thú và động lực học tập 0.614 Cải thiện kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm 0.239 (loại) Phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin 0.343 (Nguồn: phân tích dữ liệu khảo sát năm 2024) 3.3.2. Đánh giá sự hài lòng của người học đối với mô hình Lớp học đảo ngược - Nội dung dạy học Nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu, rõ ràng, chính xác, cập nhật, phù hợp năng lực người học và gần gũi với thực tiễn có tác động quan trọng đến sự hài lòng của người học. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và trải nghiệm học tập. Kết quả 449
- khảo sát cho thấy rằng, người học đồng ý với nội dung dạy học học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình LHĐN, điểm trung bình của nhóm yếu tố này là 3.79. Các tiêu chí cụ thể của nhóm yếu tố nội dung dạy học có điểm trung bình từ 3.36 đến 4.19 (Bảng 2). Bảng 2. Sự hài lòng của người học với nội dung dạy học học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược Điểm trung STT Tiêu chí Đánh giá bình 1 Phù hợp mục tiêu, chuẩn đầu ra học phần 3.96 Hài lòng 2 Trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu và theo một cấu trúc logic 3.81 Hài lòng 3 Chính xác, khoa học 3.79 Hài lòng 4 Có tính cập nhật 3.95 Hài lòng 5 Phù hợp với năng lực của người học 3.36 Phân vân 6 Tổng hợp kiến thức các học phần liên quan trong chương trình đào tạo 4.19 Hài lòng 7 Gần gũi với thực tiễn, nghề nghiệp của người học 3.49 Hài lòng (Nguồn: Phân tích dữ liệu khảo sát năm 2024) Với mô hình LHĐN, nội dung bài giảng người học phải tìm hiểu trước. Vì vậy, khi nội dung giảng dạy được thiết kế đúng với mục tiêu, chuẩn đầu ra, sinh viên có thể thấy rõ hướng đi, đích đến của mình, giúp họ cảm thấy việc học tập có ý nghĩa. Có tới 71,1% người học hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí nội dung dạy học phù hợp mục tiêu, chuẩn đầu ra học phần. Trong khi đó 74,8% sinh viên hài lòng và rất hài lòng với nội dung dạy học được trình bày một cách rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và theo một cấu trúc logic. Nội dung rõ ràng giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, trong khi tính chính xác đảm bảo rằng người học đang học những thông tin đúng đắn, hữu ích. Việc cung cấp kiến thức mới phù hợp với những tiến bộ và thay đổi trong phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch đảm bảo rằng sinh viên luôn được tiếp cận với thông tin hiện đại, có 104 sinh viên (chiếm 77.0%) đánh giá hài lòng và rất hài lòng với tính cập nhật của học phần. Nội dung giảng dạy của học phần được điều chỉnh phù hợp với trình độ và khả năng của sinh viên, người học sẽ cảm thấy thách thức nhưng không quá khó khăn, giúp duy trì động lực, niềm đam mê học tập. Tuy nhiên, tiêu chí nội dung dạy học phù hợp với năng lực của người học ở học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch chỉ có 37,8% đánh giá là hài lòng và 8,1% đánh giá ở mức rất hài lòng. Nội dung học phần có tính liên kết với các học phần khác trong Chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch được sinh viên đánh giá cao với mức độ hài lòng và rất hài lòng đạt 81.5%. Nội dung giảng dạy của học phần gần gũi với thực tiễn, phù hợp với nghề nghiệp giúp người học không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn phát triển các kỹ năng chuyên môn cần thiết trong môi trường làm việc thực tế. Có 73 sinh viên (chiếm 54,0%) hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí nội dung dạy học của học phần gần gũi với thực tiễn, nghề nghiệp của người học. Như vậy, nội dung giảng dạy phù hợp, chất lượng là yếu tố then chốt trong việc tạo ra một môi trường học tập hiệu quả, từ đó nâng cao sự hài lòng của người học. Kết quả khảo sát cho thấy các tiêu chí liên quan đến nội dung giảng dạy học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch thiết kế theo mô hình LHĐN hầu hết sinh viên đều đánh giá ở mức hài lòng và rất hài lòng. Tuy nhiên, tiêu chí nội dung dạy học phù hợp với năng lực của người học và tiêu chí gần gũi với thực tiễn, nghề nghiệp của người học tỉ lệ hài lòng chưa cao. - Phương pháp dạy học Các phương pháp dạy học sinh động, tạo hứng thú, kích thích người học, khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo của người học có tác động rất lớn đến sự hài lòng của người học. Kết quả khảo sát cho thấy, người học hài lòng với phương pháp dạy học, điểm trung bình của nhóm tiêu chí dạy học đạt 3.88. Có 107 sinh viên (chiếm 79,26%) đánh giá mức độ hài lòng và rất hài lòng cho nhóm tiêu chí phương pháp dạy học, điểm trung bình cho các tiêu chí cụ thể của nhóm phương pháp dạy học được thể hiện cụ thể ở bảng 3. 450
- Bảng 3. Sự hài lòng của người học với phương pháp dạy học học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược Điểm trung STT Tiêu chí Đánh giá bình 1 Sinh động, tạo hứng thú cho người học 4.10 Hài lòng 2 Kích thích tính tích cực của người học 4.07 Hài lòng 3 Khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo của người học 3.90 Hài lòng 4 Phối hợp linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học 3.83 Hài lòng 5 Sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy – học 3.73 Hài lòng 6 Các hình thức yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tự học đa dạng 3.92 Hài lòng 7 Hướng dẫn rõ ràng và có các hình thức kiểm tra tự học phù hợp 3.64 Hài lòng (Nguồn: phân tích dữ liệu khảo sát năm 2024) Sử dụng mô hình LHĐN trong học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch, giáo viên có nhiều thời gian sử dụng các phương pháp giảng dạy sinh động như trò chơi, thảo luận nhóm, diễn kịch, thực hành cá nhân liên quan đến chào đoàn, thuyết minh điểm đến,… giúp sinh viên cảm thấy học tập thú vị. Khi người học hứng thú với bài học, họ sẽ tích cực tham gia và chú ý hơn. Có 104 sinh viên (chiếm 77,0%) đánh giá hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí phương pháp dạy học sinh động, tạo hứng thú cho người học. Sử dụng các câu hỏi mở, bài tập thực hành sáng tạo khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo. Điều này giúp sinh viên cảm thấy tự tin và có động lực hơn trong học tập, 75,6% và 74,8% sinh viên hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí phương pháp dạy học kích thích tính tích cực của người học, khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo của người học. Sự đa dạng trong phương pháp dạy học giúp sinh viên không cảm thấy nhàm chán và tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức. Giao cho sinh viên các nhiệm vụ tự học đa dạng như tự xây dựng video thuyết minh điểm đến du lịch, diễn kịch, xử lý các tình huống trong hoạt động du lịch giúp sinh viên phát triển kỹ năng tư duy. Điều này cũng giúp sinh viên cảm thấy trách nhiệm và tự chủ hơn trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, việc đưa ra hướng dẫn cụ thể, kiểm tra sự tiến bộ của người học qua các bài kiểm tra nhỏ như thuyết trình chào đoàn, tiễn đoàn. Đánh giá kết thúc học phần yêu cầu sinh viên thuyết minh về điểm đến, xử lý tình huống trong hoạt động du lịch,… giúp sinh viên có thể tự đánh giá được tiến trình học tập của mình. Các tiêu chí như phối hợp linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học, các hình thức yêu cầu thực hiện nhiện vụ tự học đa dạng, hướng dẫn rõ ràng, có các hình thức kiểm tra tự học phù hợp, đều có trên 65% sinh viên đánh giá ở mức độ hài lòng và rất hài lòng. Tóm lại, việc áp dụng các phương pháp dạy học sinh động và khéo léo, sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ, tạo ra các nhiệm vụ tự học đa dạng cùng với hướng dẫn, kiểm tra phù hợp góp phần quan trọng vào việc nâng cao sự hài lòng của sinh viên trong học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch. - Thái độ học tập của người học Sinh viên được yêu cầu tự nghiên cứu kiến thức trước các buổi học, điều đó giúp họ phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian, kế hoạch học tập. Đồng thời, điều này có thể làm tăng sự tự tin và cảm giác làm chủ quá trình học tập của sinh viên. Sinh viên có thể học theo tốc độ riêng của mình, có thể xem lại nhiều lần bài giảng khó hoặc bỏ qua những phần đã hiểu rõ. Với sự hỗ trợ của các thiết bị học tập, sinh viên có thể lựa chọn không gian và thời gian học tập tùy ý. Sự linh hoạt này giúp sinh viên cảm thấy thoải mái và giảm căng thẳng. 78,5% sinh viên hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí chủ động trong học tập. Bên cạnh đó, khi người học nhận thấy những lợi ích của việc tự giác trong học tập, họ sẽ có động lực cao hơn để tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, 54,1% sinh viên hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí đòi hỏi tự giác trong học tập. Hoạt động nhóm trong LHĐN ở học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch giúp sinh viên học cách làm việc cùng nhau, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau. Kỹ năng này không chỉ quan trọng trong học phần này mà còn hữu ích trong công việc sau này. Làm việc nhóm tạo ra môi trường học tập sôi 451
- nổi, tăng cường sự tương tác giữa người học với nhau và với giáo viên. Điều này làm cho sinh viên cảm thấy được hỗ trợ và tham gia vào cộng đồng học tập. Vì vậy, 81,5% sinh viên đánh giá hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí tăng cường hoạt động nhóm. Bảng 4. Đánh giá thái độ của người học với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược STT Tiêu chí Điểm trung bình Đánh giá 1 Chủ động trong học tập 4.21 Rất hài lòng 2 Đòi hỏi tự giác trong học tập 3.58 Hài lòng 3 Tăng cường hoạt động nhóm 4.27 Rất hài lòng (Nguồn: phân tích dữ liệu khảo sát năm 2024) Có thể nói rằng mô hình LHĐN yêu cầu người học chủ động, tự giác trong học tập và tăng cường hoạt động nhóm. Sự chủ động, tự giác giúp sinh viên phát triển những kỹ năng quan trọng và tự tin hơn trong học tập, trong khi hoạt động nhóm tăng cường sự hỗ trợ và cảm giác cộng đồng, góp phần vào sự hài lòng chung của người học. - Kết quả học tập của người học Hiểu biết sâu rộng về học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch giúp sinh viên cảm thấy học tập có ý nghĩa, từ đó tạo ra sự thỏa mãn với việc học tập của mình. Kết quả khảo sát cho thấy, thông qua mô hình LHĐN 75,6% sinh viên hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí có hiểu biết sâu về nội dung. Mô hình LHĐN yêu cầu sinh viên học lý thuyết trước khi lên lớp, qua đó phát triển kỹ năng tự học, 52,6% sinh viên hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí này. Kỹ năng tự học không chỉ giúp sinh viên trong việc học hiện tại mà còn trong tương lai. Thực hiện nhiều nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm, trao đổi thường xuyên với giáo viên giúp sinh viên cải thiện kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề (59,3% sinh viên đánh giá hài lòng và rất hài lòng). Tương tác nhiều hơn với giáo viên giúp sinh viên nhận được sự hỗ trợ và phản hồi kịp thời, làm giảm cảm giác bế tắc. Sự tương tác chặt chẽ với giáo viên giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, tạo ra môi trường học tập thân thiện và thoải mái, từ đó tăng sự hài lòng của người học. 54,1% sinh viên đánh giá hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí tăng cường thời gian tương tác với giáo viên trong học phần này. Sự hứng thú và có động lực giúp sinh viên tích cực tham gia vào quá trình học tập, tạo ra một môi trường học tập sôi nổi. Động lực cao thúc đẩy sinh viên khám phá kiến thức mới, tạo ra cảm giác thỏa mãn và hài lòng với quá trình học tập. 66,2% sinh viên đánh giá hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí nâng cao sự hứng thú và động lực học tập. Mô hình LHĐN vận dụng vào học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch yêu cầu sinh viên tự xây dựng các video giới thiệu về điểm đến du lịch, sử dụng các phần mềm để học trực tuyến, tìm kiếm các video hướng dẫn về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch,… giúp sinh viên phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Điều này được thể hiện rõ qua số liệu khảo sát, có 88,9% sinh viên hài lòng và rất hài lòng với tiêu chí phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Bảng 5. Đánh giá kết quả học tập của người học với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược Điểm trung STT Tiêu chí Đánh giá bình 1 Có hiểu biết sâu về nội dung 3.98 Hài lòng 2 Phát triển kỹ năng tự học 3.53 Hài lòng 3 Cải thiện kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề 3.61 Hài lòng 4 Tăng cường thời gian tương tác với giáo viên 3.56 Hài lòng 5 Nâng cao sự hứng thú và động lực học tập 3.54 Hài lòng 6 Phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin 4.27 Rất hài lòng (Nguồn: phân tích dữ liệu khảo sát năm 2024) 452
- Tóm lại, mô hình LHĐN được sử dụng trong học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch với những kết quả học tập tích cực không chỉ cải thiện khả năng học tập mà còn nâng cao sự hài lòng của người học đối với học phần, chương trình đào tạo. Từ kết quả khảo sát, có thể kết luận rằng hầu hết sinh viên hài lòng với mô hình LHĐN ở học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch, thể hiện ở nhiều tiêu chí có mức độ hài lòng trở lên chiếm trên 75% như: nội dung phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra; tính chính xác, khoa học; tổng hợp kiến thức các môn học liên quan; phương pháp dạy học sinh động, tạo hứng thú cho người học; kích thích tính tích cực của người học; tăng cường hoạt động nhóm; người học có hiểu biết sâu về nội dung; phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin,... Tuy vậy, một số tiêu chí như nội dung dạy học phù hợp với năng lực, đòi hỏi tự giác trong học tập, mức độ đánh giá hài lòng của sinh viên chưa cao. Điều này có thể xuất phát từ tính chất cứng nhắc của việc học tập lấy học sinh làm trung tâm, đối với một số sinh viên phải tự học quá nhiều ở mô hình LHĐN có thể nảy sinh những phản ứng tiêu cực. Điều này có thể dẫn đến việc giảm sút các phương pháp tiếp cận đối với các hoạt động của học phần. Ngoài ra, một bộ phận sinh viên có xu hướng phản đối môi trường LHĐN do sở thích học tập trên lớp hơn là phải học trước ở giáo dục đại học. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình LHĐN đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Thông qua việc áp dụng mô hình này, chúng ta nhận thấy hầu hết sinh viên có mức độ hài lòng cao ở các tiêu chí được khảo sát. Mô hình LHĐN tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận tài liệu trước giờ học, giúp họ có thời gian chuẩn bị và hiểu sâu hơn về nội dung. Trong giờ học, sự tương tác, trao đổi và giải quyết vấn đề được đẩy mạnh, giúp sinh viên phát triển kỹ năng thực tiễn và tự tin hơn trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế. Sự linh hoạt, đa dạng trong phương pháp giảng dạy cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến từ phía sinh viên. Từ đó, không chỉ cải thiện hiệu quả học tập mà còn tạo ra một thái độ tích cực, động lực cao trong quá trình học. Sau khi vận dụng mô hình LHĐN ở học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch người học có được hiểu biết sâu hơn, phát triển năng lực tự học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, cải thiện kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa hài lòng với mô hình LHĐN ở học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch. Do vậy, giáo viên cần thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi từ người học, tiếp tục cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, động viên, khích lệ kịp thời người học. Tóm lại, việc áp dụng mô hình LHĐN trong học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch đã chứng minh được tính hiệu quả, tiềm năng to lớn trong việc nâng cao sự hài lòng, chất lượng học tập của sinh viên. Đây là một hướng đi cần được tiếp tục phát triển và nhân rộng nhằm mang lại lợi ích tối ưu cho người học trong các học phần khác nhau của Chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch, cũng như các chuyên ngành khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lencastre J.A., Morgado J.C., Freires T. & Bento M. (2020). “A Systematic Review on the Flipped Classroom Model as a Promoter of Curriculum Innovation”. International Journal of Instruction, 13(4), 261-273. Crouch C.H. & Mazur E. (2001). “Peer instruction: Ten years of experience and results”. American Journal of Physics, 69(9), 970-977. Ritu Saxena D.K. Pandey and Nitin Kr Saxena (2018). “Flipped Classroom Approach: Opportunities and Challenges”. Literary Endeavour, 9(3), 279-284. Hair et al. (2014). Multivariate Data Analysis (7th Edition). Pearson Education Limited: Harlow. Mok H.N. (2014). “Teaching tip: The flipped classroom”. Journal of Information Systems Education, 25 (1), 7-11. 453
- Diane B. Marks. (2015). “Flipping The Classroom: Turning An Instructional Methods Course Upside Down”. Journal of College Teaching & Learning, 12(4), 241-247. Ayçiçek B. & Yanpar Yelken T. (2018). “The Effect of Flipped Classroom Model on Students’ Classroom Engagement in Teaching English”. International Journal of Instruction, 11(2), 385-398. https://doi.org/10.12973/iji.2018.11226a. Do T. & Hoang K.C. (2020). “Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Hùng Vương”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, 19(2), 37-45. Pham T.M. (2024). “Ứng dụng mô hình Lớp học đảo ngược trong dạy học môn Lý thuyết số cho sinh viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học Trà Vinh”. Tạp chí Thiết bị giáo dục, 304(1), 274-277. Hoang T. & Chu Ngoc M.N. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức. PHỤ LỤC Bảng thống kê mức độ hài lòng của người học với học phần Nghiệp vụ hướng dẫn và trưởng đoàn du lịch qua mô hình Lớp học đảo ngược (đơn vị: %) Ghi chú: 1. Rất không hài lòng; 2. Không hài lòng; 3. Phân vân; 4. Hài lòng; 5. Rất hài lòng I Nội dung dạy học 1 2 3 4 5 1 Phù hợp mục tiêu, chuẩn đầu ra học phần 0.0 8.9 20.0 37.8 33.3 2 Trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu và theo một cấu trúc logic 5.2 3.0 17.0 55.6 19.3 3 Chính xác, khoa học 5.2 4.4 15.6 55.6 19.3 4 Có tính cập nhật 3.7 6.7 12.6 45.2 31.9 5 Phù hợp với năng lực của người học 1.5 15.6 37.0 37.8 8.1 Tổng hợp kiến thức các học phần liên quan trong chương trình 6 0.0 5.2 13.3 38.5 43.0 đào tạo 7 Gần gũi với thực tiễn, nghề nghiệp của người học 2.2 8.9 34.8 45.9 8.1 II Phương pháp dạy học 1 2 3 4 5 8 Sinh động, tạo hứng thú 2.2 8.1 12.6 31.1 45.9 9 Kích thích tính tích cực của người học 1.5 7.4 15.6 34.1 41.5 10 Khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo của người học 1.5 4.4 19.3 52.6 22.2 11 Phối hợp linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học 2.2 10.4 16.3 44.4 26.7 12 Sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy – học 1.5 5.2 22.2 60.7 10.4 13 Các hình thức yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tự học đa dạng 1.5 8.9 14.8 45.9 28.9 14 Hướng dẫn rõ ràng và có biện pháp kiểm tra tự học 7.4 11.1 15.6 41.5 24.4 III Thái độ học tập của người học 1 2 3 4 5 15 Yêu cầu chủ động 0.7 3.7 17.0 31.1 47.4 16 Đòi hỏi tự giác trong học tập 0.0 8.9 37.0 41.5 12.6 17 Tăng cường hoạt động nhóm 0.0 3.7 14.8 32.6 48.9 IV Kết quả học tập của người học 1 2 3 4 5 18 Hiểu biết sâu về nội dung 2.2 5.9 16.3 43.0 32.6 19 Phát triển kỹ năng tự học 1.5 6.7 39.3 42.2 10.4 20 Cải thiện kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề 1.5 7.4 31.9 46.7 12.6 21 Tăng cường thời gian tương tác với giáo viên 1.5 6.7 37.8 42.2 11.9 22 Nâng cao sự hứng thú và động lực học tập 6.7 16.3 11.9 46.7 18.5 23 Phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin 0.0 5.2 5.9 45.9 43.0 (Nguồn: phân tích dữ liệu khảo sát năm 2024) 454
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng mô hình HEdPERF đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học về chất lượng dịch vụ đào tạo
13 p | 202 | 11
-
Đánh giá sự hài lòng của hộ gia đình về chất lượng dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn thành phố Hưng Yên
9 p | 98 | 8
-
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ thư viện tại trường Đại học Tây Đô
14 p | 132 | 8
-
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới - Quảng Bình
10 p | 88 | 7
-
Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ của trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
13 p | 179 | 7
-
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy E-learning ở trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
6 p | 105 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi tham gia vào các khoá học kết hợp của sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội
7 p | 11 | 4
-
Đánh giá sự hài lòng trong công việc của giảng viên tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
10 p | 85 | 4
-
Xây dựng và chuẩn hóa bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của sinh viên với hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương
8 p | 58 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành Sư phạm đối với hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
9 p | 46 | 3
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
9 p | 10 | 3
-
Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại Trường Đại học Greenwich (Việt Nam) chi nhánh Quận 6
16 p | 8 | 3
-
Đánh giá sự hài lòng của học viên cao học tại Đại học Thái Nguyên
6 p | 41 | 2
-
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên tiếng Anh
5 p | 5 | 2
-
Đánh giá sự hài lòng của người học để nâng cao chất lượng giáo dục
5 p | 4 | 2
-
Đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của sinh viên Khoa Tế toán và Quản trị kinh doanh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
11 p | 82 | 1
-
Tiếp cận mô hình chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) trong việc đánh giá sự hài lòng của học viên tại trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn