intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á" nhằm đánh giá tác động của tài chính số (DF) tới tài chính toàn diện (FI) tại các nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên trên dữ liệu bảng của 14 quốc gia Châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của DF trong việc thúc đẩy FI tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Cụ thể, số lượng ATM trên 100.000 người, số lượng điện thoại di động trên 100.000 người và phần trăm dân số sử dụng Internet có tác động tích cực tới tài chính toàn diện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á

  1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH SỐ TỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI KHU VỰC CHÂU Á TS. Dương Ngân Hà1 Tóm tắt: Bài viết nhằm đánh giá tác động của tài chính số (DF) tới tài chính toàn diện (FI) tại các nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên trên dữ liệu bảng của 14 quốc gia Châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của DF trong việc thúc đẩy FI tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Cụ thể, số lượng ATM trên 100.000 người, số lượng điện thoại di động trên 100.000 người và phần trăm dân số sử dụng Internet có tác động tích cực tới tài chính toàn diện. Với các chỉ số thành phần đo lường tài chính toàn diện như mức độ tiếp cận, tính sẵn có và tần suất sử dụng dịch vụ tài chính chịu tác động không đồng nhất bởi các biến đo lường tài chính số. Từ khóa: Tài chính số, Tài chính toàn diện, thị trường mới nổi, Châu Á 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Áp dụng các công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực tài chính đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, đặc biệt là khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của một bộ phận lớn những người chưa có cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính chính thức. Tài chính số có thể tăng cường tài chính toàn diện thông qua việc giới thiệu các sản phẩm tài chính trên điện thoại di động, tăng khả năng tiếp cận tài chính của các tầng lớp dân cư trong xã hội ở các khu vực địa lý khác nhau – nông thôn, vùng sâu vùng xa (Gomber và cộng sự, 2017). Tại các nước khu vực Châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, các chính phủ đã và đang nỗ lực cải cách để nhằm đạt mục tiêu tài chính toàn diện nhằm giảm đói nghèo, bất bình đẳng và thúc đẩy kinh tế phát triển. Các quốc gia mới nổi ở khu vực Châu Á có tỷ lệ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức còn thấp (Jahan và cộng sự, 2019). Tại các nước mới nổi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ sử dụng các ứng dụng Fintech và ví điện tử đạt 54% vào năm 2021 (so với 43% ở các nước phát triển trong khu vực này) (Barquin và cộng sự, 2021). Bài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tác động của tài chính số với tài chính toàn diện tại các nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Trên cơ sở 14 quốc gia thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2011 - 2021, tác giả kế thừa các phương pháp nghiên cứu từ các nghiên cứu trước đó để xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: tài chính số tác động như thế nào tới tài chính toàn diện tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tài chính số Tài chính số (Digital Finance) được hiểu là các dịch vụ tài chính được cung cấp qua điện thoại di động, internet hoặc thẻ (Ozili, 2018). Tài chính số bao gồm các sản phẩm tài chính mới, các phần mềm liên quan đến tài chính và các hình thức giao tiếp, tương tác với khách hàng được cung 1 Học viện Ngân Hàng, email: hadn@hvnh.edu.vn.
  2. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 269 cấp bởi các công ty Fintech và các nhà cung cấp dịch vụ số. Tại các nước đang phát triển, tài chính số được cho là cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn với mức giá hợp lý cho người dân (những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng), giúp họ có thể chuyển từ giao dịch tiền mặt sang các giao dịch số với tốc độ nhanh chóng và thuận tiện trong giao dịch. Cho tới nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về tài chính số nhưng hầu hết các nghiên cứu đều đồng thuận về cách hiểu tài chính số bao gồm tất cả các dịch vụ và sản phẩm tài chính được cung cấp từ xa bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Các sản phẩm này cho phép cá nhân và tổ chức có thể truy cập các phương tiện thanh toán, tiết kiệm và tín dụng qua Internet mà không cần đến chi nhánh ngân hàng hoặc không giao dịch trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Gomber và cộng sự (2017) đã chia tài chính số theo ba khía cạnh: Chức năng kinh doanh (business function), công nghệ (technologies) và thể chế (institutions). Các tác giả kết luận rằng việc ứng dụng công nghệ (bao gồm cả blockchain) cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chính số cung cấp các sản phẩm tài chính, thanh toán, đầu tư và bảo hiểm. Tại các nước đang phát triển, tài chính số được cho là cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn với mức giá hợp lý cho người dân (những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng), giúp họ có thể chuyển từ giao dịch tiền mặt sang các giao dịch số với tốc độ nhanh chóng và thuận tiện trong giao dịch. 2.2. Tài chính toàn diện Theo Báo cáo của Liên hợp quốc, tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chính với giá cả phải chăng đưa người nghèo tiếp cận nền kinh tế chính thống (Liên hợp quốc, 2016). Tài chính toàn diện liên quan đến việc tăng số lượng người dân (chủ yếu là người nghèo) có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức thông qua việc có tài khoản ngân hàng, góp phần giảm nghèo đói và tăng tưởng kinh tế. Ozili (2018) cũng đưa ra nhận định về tài chính toàn diện là khi người nghèo được sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Tài chính toàn diện liên quan đến việc tăng số lượng người dân (chủ yếu là người nghèo) có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức thông qua việc có tài khoản ngân hàng, góp phần giảm nghèo đói và tăng tưởng kinh tế. Sarma và Pais (2011) định nghĩa tài chính toàn diện là một quá trình đảm bảo mức độ dễ dàng tiếp cận, tính sẵn có và mức độ sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên trong nền kinh tế. Nghiên cứu này dựa trên 03 khía cạnh của tài chính toàn diện: khả năng tiếp cận (accessibility), tính sẵn có (availability), và sử dụng dịch vụ tài chính (use of financial services). Tài chính toàn diện mang lại một số lợi ích cho các hộ gia đình nghèo. Nó cung cấp khả năng tiết kiệm cho tương lai, thúc đẩy sự ổn định tài chính cá nhân, thúc đẩy hoạt động gửi tiền trong ngân hàng, góp phần đảm bảo ổn định tiền gửi tại ngân hàng (Ozili, 2018). Bên cạnh đó, tài chính toàn diện còn tác động tích cực đên sổn định tài chính bằng cách gia tăng số lượng người gửi tiết kiệm, làm tăng quy mô và tính ổn định của tiền gửi trong ngân hàng, giảm sự phụ thuộc của ngân hàng và các nguồn tài chính khác (Ozili, 2018). 2.3. Tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện Tài chính toàn diện kỹ thuật số (tài chính toàn diện số - Digital Financial inclusion) là quyền tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính số của nhóm dân cư có thu nhập thấp – không được tiếp cận đầy đủ trước đây (World Bank, 2015). Hiện nay, các dịch vụ tài chính số đổi mới thông qua điện thoại di động và các thiết bị đã được giới thiệu ở nhiều quốc gia, khuyến khích hàng triệu người nghèo sử dụng dịch vụ số thay vì giao dịch tiền mặt.
  3. 270 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Dựa trên các nghiên cứu trước, mối quan hệ giữa DF và FI cho thấy hai vấn đề. Đầu tiên đó là việc sự dụng công nghệ và tài chính toàn diện. Mushtaq và Bruneau (2019) đã nghiên cứu trên 62 quốc gia và tìm thấy các chỉ số công nghệ thông tin đều thúc đẩy tài chính toàn diện và giúp giảm nghèo và bất bình đẳng trong xã hội. Đồng quan điểm này, Fanta và Makina (2019) đã kiểm tra mối quan hệ giữa công nghệ và tài chính toàn diện, kết quả cho thấy tác động tích cực của số lượng máy ATM và công nghệ Internet đến khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, công nghệ có tác động đáng kể đến FI. Trong các nghiên cứu này, tài chính toàn diện được đo lường thông qua số tài khoản ngân hàng, số lượng chi nhánh ngân hàng hoặc tỷ lệ người sử dụng máy ATM tại mỗi quốc gia. Vấn đề thứ hai đó là mối quan hệ giữa DI và FI. Ene và cộng sự (2019) nghiên cứu tác động của ngân hàng điện tử tới tài chính toàn diện ở Nigeria. Với dữ liệu về số lượng máy ATM và POS sử dụng trong năm và tỷ trong của dân số có khả năng tiếp cận hệ thống tài chính chính thức, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa POS và FI. Shen và cộng sự (2020) cũng xem xét tác động này trên thị trường Trung Quốc và tìm thấy tác động tích cực giữa kiến thức tài chính và việc sử dụng các sản phẩm tài chính số có tác động tích cực tới FI. Thêm vào đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc sử dụng Internet và FI là gián tiếp thông qua vai trò của Internet trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính số. Nghiên cứu của Al-Samdi (2023) cũng cho thấy kết quả tương đồng về mối quan hệ giữa DF và FI khi nghiên cứu trên dữ liệu của các nước trong khu Vực Trung Đông và Bắc Phi. Khera và công sự (2022) mới đây đã xây dựng một chỉ số tài chính toàn diện kỹ thuật số mới. Kết quả nghiên cứu cũng đồng nhất với các nghiên cứu trước khi tìm ra việc áp dụng Fintech đã trở thành động lực chính thúc đẩy tài chính toàn diện. Thêm vào đó, có sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực, theo đó sự thay đổi lớn nhất đến từ Châu Phi, Châu Á và khu vực Thái Bình Dương. Trên cơ sở những nghiên cứu trước, tác giả đưa giả thuyết nghiên cứu: Ho: Tài chính số có tác động tích cực tới tài chính toàn diện ở các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. 3. DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 14 nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á (theo xếp hạng của S&P Global năm 2023) trong giai đoạn 2011 - 2021. Các quốc gia bao gồm: Bangladesh, Brunei, Cambodia, China, India, Indonesia, Lao, Malaysia, Mongolia, Myanmar, Nepal, Philipines, Thái Lan và Việt Nam. Dữ liệu đo lường tài chính số (Digital finance) và tài chính toàn diện (Financial inclusion) được thu thập từ dữ liệu FAS (International Monetary Fund’s Financial Access Survey) của IMF và dữ liệu Financial Inclusion Indicator G20 của World Bank. Dữ liệu về chỉ số con người (HDI) được lấy từ báo cáo phát triển của liên hợp quốc (United nations development report). Với 14 quốc gia trong giai đoạn 11 năm, số lượng quan sát tối đa có được là 154 quan sát. Tuy nhiên do công bố thông tin không đầy đủ tại một số quốc gia nên một số biến bị thiếu quan sát. Các dữ liệu không công bố được coi là dữ liệu bị thiếu (missing). 3.2. Xây dựng biến nghiên cứu Đo lường tài chính toàn diện Dựa trên nghiên cứu của Sarma (2008) về tài chính toàn diện, Chỉ số tài chính toàn diện – FII được xem xét trên 03 khía cạnh: Độ sâu của quyền tiếp cận các dịch vụ tài chính (ACI – Access
  4. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 271 Subindex), tính sẵn có của dịch vụ tài chính (AVI – Availability Subindex) và tần suất sử dụng dịch vụ tài chính (USI – Use Subindex). Tùy thuộc vào giá trị của FII, các quốc gia được phân loại theo nhóm có độ bao phủ tài chính cao (chỉ số trên 0.6), độ bao phủ tài chính trung bình (chỉ số từ 0.4 đến 0.6) và độ bao phủ tài chính thấp (chỉ số dưới 0.4). Để tính toán các khía cạnh của chỉ số tài chính toàn diện, chúng tôi sử dụng công thức sau (Sarma 2028): Trong đó, SIi là chỉ số phụ của khía cạnh i, Vi là giá trị thực tế của khía cạnh i, Mini và Maxi lần lượt là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của khía cạnh i trong giai đoạn nghiên cứu. Khi SIi càng lớn, mức độ bao phủ tài chính càng cao. Sau khi tính toán các chỉ số phụ cho từng khía cạnh, chỉ số tài chính toàn diện được tính theo công thức: Trong đó FIIi là chỉ số tài chính toàn diện của quốc gia i, ACIi là chỉ số tiếp cận tài chính cho quốc gia i, AVIi là chỉ số sẵn có của quốc gia i, và USIi là chỉ số mức độ sử dụng dịch vụ tài chính của quốc gia i. Giá trị FII sẽ biến thiên trong khoản 0 tới 1, trong đó 0 là mức độ bao phủ tài chính tấp và 1 là mức độ bao phủ tài chính cao. Đo lường tài chính số Dựa vào một số nghiên cứu trước như Siddik và Kabiraj (2020), Syed và cộng sự (2021), Trần Xuân Anh và Dương Ngân Hà (2023) và thực trạng ứng dụng tài chính số (các giao dịch điện tử, tiền di động còn khá mới mẻ và chưa được công bố thông tin đầy đủ), tác giả lựa chọn một tiêu chí đánh giá gián tiếp về khả năng phát triển tài chính số: - Số lượng máy ATM trên 100.000 người trưởng thành (đo lường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số) - Số lượng điện thoại di động trên 100.000 người trưởng thành, tỷ lệ người dân sử dụng internet (đo lường khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính số của người dân). Biến kiểm soát Tác giả lựa chọn 03 biến kiểm soát dựa trên các nghiên cứu trước đó, đồng thời cũng dựa trên mức độ tiếp cận dữ liệu của nghiên cứu. Biến GDP được tính bằng giá trị GDP bình quân trên đầu người để đo lường mức độ thu nhập. Dân cư ở các nước có thu nhập cao hơn sẽ có cơ hội tiếp cận với hệ thống tài chính tốt hơn, do đó sẽ tác động tích cực tới FII của quốc gia (AI-Smadi, 2023, Park và Marcado, 2015). Mức độ lạm phát được đo lường thông qua sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lạm phát cao thường đi kèm với những bất ổn trong nền kinh tế, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới mức cung cầu trong nền kinh tế, từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tài chính toàn diện (Kouladoum và công sự, 2022; AI-Smadi, 2023). Thêm vào đó, tác giả sử dụng chỉ số phát triển con người (HDI – human development index) để xem xét tác động của môi trường kinh tế, xã hội.
  5. 272 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Bảng 1: Định nghĩa biến nghiên cứu Biến Đo lường Ký hiệu biến Nguồn Tài chính toàn Financial Inclusion Index FII Financial Access Survey - IMF diện (FI) Số lượng tài khoản tiền gửi tại NHTM trên 1000 người trưởng ACI thành AVI Số lượng ATM trên 1000 Km2 USI Dư nợ cho vay tại các NHTM trên GDP Tài chính số Số lượng máy ATM trên 100.000 người trưởng thành DF1 World Development Indicators - WB (DF) Số máy điện thoại di động trên 100.000 người trưởng thành DF2 Tỷ lệ % dân số sử dụng Internet DF3 Mức độ thu Logarit cơ số tự nhiên của GDP trên đầu người GDP World Development Indicators - WB nhập Lạm phát Sự thay đổi của giá tiêu dùng CPI World Development Indicators - WB Môi trường Chỉ số phát triển con người HDI Báo cáo của Liên hợp quốc kinh tế xã hội 3.3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu Theo một số nghiên cứu trước đó của Bahrini và Qaffas (2019), Ai-Smadi (2023), Sanderson và cộng sự (2018), Evans (2016). Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau: (1) Trong đó: FIIi,t là biến đo lường tài chính toàn diện của quốc gia i trong khoảng thời gian t. Theo đó, bài viết chia FII thành 03 thành phần bao gồm ACI (chỉ số đo lường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính), AVI (Chỉ số đo lường mức độ sẵn có của dịch vụ tài chính) và USI (Chỉ số đo lường mức độ sử dụng dịch vụ tài chính). Do ACI được đo bằng thước đo khác nhau số lượng tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại trên 1000 người trưởng thành. DFi,t-1 là biến đo lường tài chính số của quốc gia i trong khoảng thời gian t-1, DF được chia thành 3 biến nhỏ tương ứng với DF1 (Số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành), DF2 (Số lượng điện thoại di động trên 100.000 người), DF3 (% người dùng Internet trên dân số). Các biến kiểm soát lần lượt là GDPi,t , CPIi,t , HDIi,t lần lượt đại diện cho tăng trưởng kinh tế, môi lạm phát và môi trường kinh tế xã hội của quốc gia i theo năm t. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả biến nghiên cứu Bảng 2 mô tả thống kê các biến nghiên cứu được sử dụng trong mô hình. Kết quả từ Bảng 2 cho thấy nhóm biến về tài chính toàn diện có mức độ biến động rộng, từ 0 cho đến 1, trong đó giá trị trung bình ở mức thấp nghĩa là mức độ tài chính toàn diện tại các nước mới nổi còn ở hạn chế. Các biến tài chính số cũng có khoảng cách chênh lệch lớn giữa các nước trong mẫu nghiên cứu.
  6. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 273 Bảng 2: Mô tả biến nghiên cứu Biến Số quan sát Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất FII 130 0.218 0.212 0.098 0.007 0.425 ACI 138 0.127 0.108 0.084 0.000 0.275 AVI 143 0.317 0.296 0.245 0.000 1.000 USI 152 0.386 0.316 0.224 0.000 1.000 DF1 151 39.720 26.498 31.742 0.091 114.271 DF2 154 111.259 118.466 32.636 2.498 181.767 DF3 153 39.928 36.900 24.930 0.980 98.080 GDP 154 8.108 8.001 0.979 6.674 10.755 CPI 152 4.086 3.533 3.149 -1.261 18.678 HDI 154 0.707 0.704 0.105 0.521 0.951 Nguồn: Tác giả tính toán, Stata 14 Để xác dịnh hiện tường đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình, tác giả thực hiện kiểm định VIF. Kết quả cho thấy không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. Hệ số VIF trong các mô hình biến tài chính toàn diện khác nhau đều nhỏ hơn 10 (Bảng kết quả khôn được trình bày trong bài). Tác giả sử dụng các kiểm định Lagrangian và Hausman để xác định mô hình phù hợp. (Chi tiết về kiểm định không trình bày trong bài). Kết quả kiểm định Lagrangian cho thấy giá trị Prob> chibar2 =0 và kiểm định Hausman là Prob>chi2 =0.8692. Do vậy chấp nhận giả thuyết Ho và lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên để đánh giá. Thực hiện kiểm định sự khác biệt giữa giá trị trung bình của nhóm biến tài chính số và tài chính toàn diện trên 02 bộ dữ liệu các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập cao. Kết quả kiểm định t-test được tình bày tại bảng 3 cho thấy các nước có thu nhập thấp có chỉ số tài chính toàn diện và tài chính số thấp hơn so với các nước có thu nhập cao. Kết quả này là phù hợp với thực tiễn tại các quốc gia giàu có hơn sẽ có điều kiện để đầu tư vào cơ sở hạ tầng số và quan tâm nhiều hơn tới vấn đề về tài chính toàn diện. Bảng 3: Kết quả kiểm định t-test giá trị trung bình giữa 02 nhóm quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập cao Thu nhập thấp Thu nhập cao Different FII 0.179 0.258 -0.796*** Số quan sát (65) (65) ACI 0.082 0.168 -0.087*** (66) (72) AVI 0.266 0.371 -0.105*** (70) (73) USI 0.315 0.456 -0.141*** (75) (77) DF1 14.767 63.701 -48.933*** (74) (75) DF2 0.094 0.128 -0.033*** (77) (77) DF3 25.261 54.405 -29.145*** (76) (77) Nguồn: Tác giả tính toán, Stata 14
  7. 274 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 4.2. Tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện Sau khi đã lựa chọn mô hình nghiên cứu tác động ngẫu nhiên, tác giả thực hiện kiểm định mô hình (1) với các biến FII, ACI, AVI và USI. Với mỗi biến phụ thuộc, tác giả thực hiện 04 chỉ định mô hình. Mỗi chỉ định mô hình sẽ tương ứng với các biến tài chính số DF1, DF2 và DF3. Chỉ định mô hình (4) là sự kết hợp của cả 03 biến tài chính số. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại các Bảng từ 4 đến 7. Kết quả tại bảng 4 cho thấy, tài chính số có tác động tích cực tới tài chính toàn diện. Cụ thể, với chỉ định mô hình (04) cho thấy số lượng ATM trên 100.000 người, số lượng điện thoại di động trên 100.000 người và phần trăm dân số sử dụng Internet đều có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê, hệ số hồi quy lần lượt là 0.002, 0.333 và 0.001. Với 02 biến tài chính số còn lại, mức độ tăng là không lớn do hệ số hồi quy tương đối nhỏ. Kết quả này cho thấy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như số lượng máy ATM nhiều sẽ giúp người dân dễ tiếp cận các dịch vụ tài chính, hướng tới dịch vụ tài chính số được cung cấp bởi các ngân hàng và công ty Fintech. Việc sử dụng điện thoại di động và internet cũng tăng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính số trên các nền tảng di động với sự hỗ trợ của Internet. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Senou và cộng sự (2019), Ene và cộng sự (2019), Shen và cộng sự (2020), Al-Samdi (2023), Khera và cộng sự (2022). Bảng 5 cho thấy nếu xét riêng từng biến tài chính số (các chỉ định mô hình 1,2,3), các biến tài chính số riêng lẻ đều có tác động tích cực đối với tài chính toàn diện. Tuy vậy, chỉ định mô hình (4) tại bảng 5 lại cho kết quả tác động của số lượng ATM trên 100.000 người và tỷ lệ người dân sử dụng Internet có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê. Với thước đo tần suất sử dụng dịch vụ tài chính (USI – Bảng 7), kết quả tương tự như ACI khi chỉ có DF1 và DF3 tác động tích cực và làm thay đổi USI. Thực tế cho thấy mức độ tiếp cận và tần suất sử dụng dịch vụ tài chính sẽ được cải thiện khi cơ sở hạ tầng của tài chính số phát triển. Số lượng ATM tăng lên sẽ giúp cho dân cư dễ dàng sử dụng các dịch vụ tài chính từ ngân hàng, tần suất sử dụng dịch vụ từ đó cũng được cải thiện, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, nông thôn. Người dân sử dụng Internet nhiều hơn cũng sẽ tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính đặc biệt là các dịch vụ tài chính số được cung cấp qua các phần mềm và các trang thông tin của tổ chức tài chính. Kết quả kiểm định với chỉ số đánh giá tính sẵn có của dịch vụ tài chính (AVI) được trình bày tại Bảng 6. Tại chỉ định mô hình 1, 2 các biến DF1 và DF2 có tác động tích cực tới tính sẵn có của dịch vụ tài chính. Dịch vụ tài chính thường được cung cấp thông qua các phương thức như tại quầy giao dịch của ngân hàng, hệ thống máy ATM, POS của ngân hàng và qua các phần mềm được cài đặt trên điện thoại di động và các website của tổ chức tài chính. Bởi vậy, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như ATM, nền tảng di động sẽ giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính sẵn có hơn tới người dân ở các khu vực nông thôn, miền núi. Bảng 4: Kết quả kiểm định hồi quy với biến FII (1) (2) (3) (4) FII FII FII FII DF1 0.002** 0.002*** (2.47) (3.68) DF2 0.676*** 0.333* (2.90) (1.69)
  8. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 275 DF3 0.001*** 0.001*** (2.82) (3.45) GDP 0.044 0.064 0.048 0.027 (0.99) (1.42) (1.58) (1.34) CPI -0.002 -0.004** -0.003 -0.003 (-1.13) (-2.32) (-1.22) (-1.50) HDI 0.341 0.150 0.242 -0.150 (1.36) (0.78) (1.00) (-0.86) _cons -0.449 -0.474 -0.383 -0.041 (-1.59) (-1.34) (-1.35) (-0.23) Số quan sát 130 130 129 129 r2_o 0.221 0.174 0.151 0.275 t statistics in parentheses * p
  9. 276 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM (1.74) (3.03) (2.47) (1.72) CPI -0.002 -0.004 -0.002 -0.004 (-0.67) (-1.29) (-0.64) (-1.24) HDI 1.067** 0.784* 1.184** 0.619 (2.15) (1.81) (2.20) (1.51) _cons -1.776*** -1.869*** -2.013*** -1.530** (-2.84) (-4.36) (-3.77) (-2.22) Số quan sát 143 143 142 142 r2_o 0.045 0.032 0.021 0.057 t statistics in parentheses * p
  10. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 277 dụng dịch vụ tài chính tại các quốc gia này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, cải thiện hiểu biết tài chính của người dân. Để thực hiện tốt tài chính toàn diện, người dân cần có kiến thực về tài chính, lợi ích của các dịch vụ này cũng như rủi ro khi tiếp cận các dịch vụ tài chính, đặc biệt là tài chính số. Bởi vậy cải thiện hiểu biết về tài chính của người dân là việc làm cấp thiết. Thông qua đào tạo về tài chính cho người trẻ tại các trường học ở tất cả các cấp, các vấn đề tài chính sẽ được giới thiệu tới tất cả mọi người trong xã hội ngay cả những người trẻ. Chú trọng tới việc tuyên truyền về tài chính cá nhân cho người dân ở các khu vực nông thôn, vùng sâu hoặc những người yếu thế trong xã hội. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần có những chiến dịch tuyên truyền về các sản phẩm dịch vụ tài chính số trên các trang thông tin chính thức của địa phương, giúp người dân hiểu biết hơn về tài chính số và các sản phẩm của tài chính số. Các phương tiện thông tin như báo, đài, tivi sẽ giúp người dân tại các khu vực nông thôn dễ tiếp cận với kiến thức về tài chính số. Thứ hai, khuyến khích phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính số bởi tài chính số phát triển sẽ cải thiện tài chính toàn diện tại mỗi quốc gia. Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh các sản phẩm dịch vụ tài chính số nhưng đồng thời cũng có những khuyến khích về mặt chính sách cho các doanh nghiệp Fintech trong lĩnh vực thanh toán, bảo hiểm, … Về phía doanh nghiệp Fintech, cần có chính sách phát triển sản phẩm mới, quảng bá các sản phẩm đang có tới người dân tại các khu vực xa trung tâm các thành phố lớn. Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Cơ sỏ hạ tầng công nghệ là cơ sở để phát triển các dịch vụ tài chính số, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện tại những khu vực khó khăn này. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia chỉ tập trung phát triển tại các thành phố lớn, điều này dẫn tới sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn. Số lượng chi nhánh ngân hàng, máy ATM đều ít. Trước mắt có thể xây dựng các chi nhánh, phòng giao dịch, trang bị hệ thống ATM và POS. Thêm vào đó, cần xây dựng các đường truyền Internet, tiến tới cung cấp wifi, 4G miễn phí tại một số khu vực quanh các ngân hàng hoặc các khu trung tâm mua sắm, chợ, … Có thể thấy, tài chính số là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số hiện nay. Sự phát triển của tài chính số sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua những tác động như cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tăng tính sẵn có của dịch vụ tài chính và tăng tần suất sử dụng các dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Smadi, M. O. (2023). Examining the relationship between digital finance and financial inclusion: Evidence from MENA countries. Borsa Istanbul Review, 23(2), 464-472. 2. Barquin, S., Buntoro, E., HV, V., & Pricillia, I. (2021). Emerging markets leap forward in digital banking innovation and adoption. McKinsey & Company. 3. Ene, E. E., Abba, G. O., & Fatokun, G. F. (2019). The impact of electronic banking on financial inclusion in Nigeria. American Journal of Industrial and Business Management, 9(6), 1409–1422 4. Fanta, A. B., & Makina, D. (2019). The relationship between technology and financial inclusion: Cross-sectional evidence. In Extending financial inclusion in Africa (pp. 211–230). Elsevier 5. Gomber, P., Koch, J.-A., & Siering, M. (2017). Digital Finance and FinTech: Current research and future research directions. Journal of Business Economics, 87(5), 537–580.
  11. 278 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 6. Jahan, M. S., De, J., Jamaludin, M. F., Sodsriwiboon, P., & Sullivan, C. (2019). The financial inclusion landscape in the Asia-Pacific region: A dozen key findings. International Monetary Fund. 7. Khera, P., Ng, S., Ogawa, S., & Sahay, R. (2022). Measuring digital financial inclusion in emerging market and developing economies: A new index. Asian Economic Policy Review, 17(2), 213-230. 8. Mushtaq, R., & Bruneau, C. (2019). Microfinance, financial inclusion and ICT: Implications for poverty and inequality. Technology in Society, 59, Article 101154. 9. Liên hợp Quốc. (2016). Digital finance inclusion. Tham khảo tại: https://www.un.org/esa/ffd/wp- content/uploads/2016/01/Digital-Financial-Inclusion_ITU_IATF-Issue-Brief.pdf 10. Ozili, P. K. (2018). Impact of digital finance on financial inclusion and stability. Borsa Istanbul Review, 18(4), 329–340. 11. Park, C. Y., & Mercado, R. (2015). Financial inclusion, poverty, and income inequality in developing Asia. Asian Development Bank Economics Working Paper Series, (426). 12. Sarma, M. & Pais, J. (2008). Financial inclusion and development: A cross country analysis. Annual Conference of the Human Development and Capability Association, New Delhi 13. Siddik, M. N. A., & Kabiraj, S. (2020). Digital finance for financial inclusion and inclusive growth. In Digital transformation in business and society (pp. 155–168). Springer 14. Senou, M. M., Ouattara, W., & Acclassato Houensou, D. (2019). Financial inclusion dynamics in WAEMU: Was digital technology the missing piece? Cogent Economics & Finance, 7(1), Article 1665432. 15. Shen, Y., Hueng, C. J., & Hu, W. (2020). Using digital technology to improve financial inclusion in China. Applied Economics Letters, 27(1), 30–34. 16. Syed, A. A., Ahmed, F., Kamal, M. A., & Trinidad Segovia, J. E. (2021). Assessing the role of digital finance on shadow economy and financial instability: An empirical analysis of selected South Asian countries. Mathematics, 9(23), 3018. 17. Trần Xuân Anh, Dương Ngân Hà (2023). Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia – Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN+3. Tạp chí Ngân hàng, 20, 34-42. 18. World Bank (2015). Financial Access, CGAP, Washington, DC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2