intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế tới sự ổn định ngành ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế tới sự ổn định ngành ngân hàng Việt Nam" nghiên cứu đánh giá tác động của tài chính toàn diện, chất lượng thể chế đến sự ổn định ngân hàng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Kết quả phân tích được thu thập dựa trên bộ dữ liệu từ 27 ngân hàng thương mại đã niêm yết trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022 cho thấy rằng, tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đều có mối quan hệ cùng chiều đến sự ổn định ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thể chế tới sự ổn định ngành ngân hàng Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 46. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ TỚI SỰ ỔN ĐỊNH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Chi*, SV. Phạm Thị Ngọc Minh* SV. Ngô Lê Minh Tùng*, SV. Phạm Khánh Linh* SV. Nguyễn Thị Mỹ Quyên*, SV. Nguyễn Huyền My* Tóm tắt Bài viết nghiên cứu đánh giá tác động của tài chính toàn diện, chất lượng thể chế đến sự ổn định ngân hàng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Kết quả phân tích được thu thập dựa trên bộ dữ liệu từ 27 ngân hàng thương mại đã niêm yết trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2022 cho thấy rằng, tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đều có mối quan hệ cùng chiều đến sự ổn định ngân hàng. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, kết hợp bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của tài chính toàn diện, chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng. Dựa trên các phát hiện trong nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm góp phần gia tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Đây có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chiến lược có chiến lược ổn định ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, chất lượng thể chế, rủi ro ngân hàng, ổn định ngân hàng, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất trong hệ thống tài chính Việt Nam, do đó, đảm bảo sự ổn định ngân hàng chính là đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế. Các nghiên cứu trước đây cũng rất quan tâm đến những yếu tố tác động đến sự ổn định ngân hàng để tìm ra các giải pháp gia tăng mức độ ổn định của hệ * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 612
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI thống ngân hàng. Về tài chính toàn diện, các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra mối liên hệ tác động lẫn nhau với ổn định hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, chất lượng thể chế cũng được coi là một yếu tố giúp cải thiện sự ổn định của ngân hàng (Fang và cộng sự, 2014). Hệ thống ngân hàng Việt Nam có lịch sử ngắn, nhưng trong một vài năm qua đã có sự mở rộng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Tại Việt Nam, tài chính toàn diện và ổn định ngân hàng đang được triển khai mạnh mẽ; chất lượng thể chế được đánh giá là ngày càng có nhiều cải thiện đáng kể. Vì vậy, việc nghiên cứu về tài chính toàn diện, chất lượng thể chế và tác động của nó đến ổn định ngân hàng ở Việt Nam là vấn đề vô cùng cần thiết, quan trọng, thu hút được sự quan tâm từ nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ổn định ngân hàng hiện nay chưa thực sự được nghiên cứu đúng mức và đầy đủ tại Việt Nam. Nhằm giải quyết các khoảng trống nghiên cứu, bài nghiên cứu hướng đến mục tiêu chính là nghiên cứu tác động của tài chính toàn diện, chất lượng thể chế đến ổn định ngân hàng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến chất lượng thể chế và tài chính toàn diện. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ỔN ĐỊNH NGÀNH NGÂN HÀNG, TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ 2.1. Sự ổn định hệ thống ngân hàng 2.1.1. Yếu tố sự rút tiền hàng loạt Lý thuyết về sự rút tiền hàng loạt của Diamond và Dybvig (1983) chỉ ra rằng, ngân hàng có thể trở nên bất ổn định do các quyết định mà họ đưa ra. Điều này có thể khiến người gửi tiền do dự hoặc mất lòng tin vào hiệu suất của ngân hàng. Khi người gửi tiền bắt đầu nghi ngờ và không chắc chắn về khả năng ngân hàng trả lại số tiền gửi của họ, họ có thể quyết định rút tiền một cách đồng loạt. Các khoản cho vay của ngân hàng thường có thời hạn dài, ngân hàng không thể ngay lập tức đòi hỏi thu hồi các khoản cho vay đó. Ngân hàng có thể bị buộc phải thanh lý các khoản đầu tư của mình, thường là lỗ, để thanh toán cho người gửi tiền. Khi ngân hàng cạn kiệt nguồn tiền, những người gửi tiền rút tiền trước có thể thành công, nhưng những người sau có thể không. 2.1.2. Yếu tố sự thất bại của thị trường Lý thuyết của Akerlof (1970) chỉ ra rằng, khi một bên trong giao dịch có thông tin nhiều hơn bên còn lại thì tình trạng không cân đối thông tin nảy sinh, dẫn đến tình trạng lựa chọn ngược. Trong những trường hợp như vậy, bên có thông tin ít hơn có thể ra quyết định dựa trên dữ liệu không đầy đủ hoặc không chính xác, gây ra hiệu suất kém và làm bóp méo kết quả thị trường. Không những vậy, sự hiện diện của lựa chọn ngược và thông tin không đối xứng trong lĩnh vực ngân hàng có thể làm gia tăng rủi ro hệ thống. Vì ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính nên hậu quả của những sự đánh giá sai lầm có thể lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Nếu một số lượng lớn các tổ chức tài chính đang phải đối mặt với các đánh giá rủi ro không chính xác, khả năng xuất hiện hiệu ứng domino tăng lên, làm tăng nguy cơ bất ổn định tài chính, gây tác động lớn đối với sức khỏe tổng thể của hệ thống tài chính và nền kinh tế. 613
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2.2. Cơ sở lý luận về tài chính toàn diện 2.2.1. Lý thuyết về lợi ích công cộng Lý thuyết lợi ích công cộng về tài chính toàn diện cho rằng, Chính phủ cần (i) cung cấp các dịch vụ tài chính cho toàn bộ người dân và (ii) đảm bảo rằng, mọi người đều có khả năng tiếp cận không giới hạn về tài chính. Theo lý thuyết này, tất cả người dân đều được hưởng lợi từ tài chính toàn diện và không ai bị bỏ lại. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính như các tổ chức tài chính sẽ phải chịu chi phí cung cấp dịch vụ tài chính như một chi phí chìm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 2.2.2. Lý thuyết đại diện đặc biệt Lý thuyết đại diện đặc biệt cho rằng, việc cung cấp tài chính toàn diện cho người dân có thể bị hạn chế bởi các vấn đề phức tạp và kỹ thuật liên quan đến bản chất của nhóm người hoặc vị trí địa lý. Do đó, cần có các đại diện đặc biệt để cung cấp tài chính cho những nhóm người đó. Theo lý thuyết này, đại diện đặc biệt được kỳ vọng sẽ là: (i) một đại diện có am hiểu chuyên môn cao, (ii) am hiểu về đặc thù của nhóm người bị hạn chế, (iii) am hiểu về hệ thống tài chính phi chính thức hiện có trong nhóm người bị hạn chế, (iv) xác định được các lĩnh vực cần cải thiện thông qua đổi mới và (v) nghĩ ra phương pháp hội nhập hệ thống tài chính địa phương vào khu vực tài chính chính thức. Lý thuyết đại diện đặc biệt về tài chính toàn diện có ba lợi ích. Thứ nhất, nó sử dụng các dịch vụ của các cơ quan tài chính có chuyên môn để thúc đẩy tài chính toàn diện trong nước. Thứ hai, các đại diện đặc biệt có mức độ tin cậy cao để cung cấp tài chính toàn diện cho nhóm người bị hạn chế, giúp họ tiếp cận tài chính tốt hơn. Thứ ba, luôn có sự rõ ràng về các mục tiêu tài chính toàn diện cần đạt được và khoản chi phí cho đại diện đặc biệt đã được thỏa thuận từ trước. 2.2.3. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại Lý thuyết của Harry Markowitz năm 1976 nhấn mạnh tính đa dạng hóa của danh mục so với việc lựa chọn các chứng khoán riêng lẻ, nếu tập trung vào một kênh nào đó thì nhà đầu tư sẽ rơi vào tình trạng “bỏ hết trứng vào một rổ”. Vận dụng lý thuyết này để giải thích tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng thông qua việc gia tăng tiền gửi bán lẻ ổn định và mở rộng cho vay an toàn. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, bởi nguồn tiền gửi từ khách hàng được coi là ổn định hơn, chi phí thấp hơn và ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro hơn. Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng tín dụng gần đây, khi nguồn vốn bán buôn cạn kiệt, cơ sở tiền gửi bán lẻ đa dạng đã làm bước đệm cho các tổ chức tài chính thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng (Hannig và Jansen, 2010). Ngoài ra, đa dạng hóa danh mục là một chiến lược mà các ngân hàng có thể sử dụng nhằm giảm sự biến động bằng cách phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực và khu vực địa lý khác nhau, giảm tác động của các điều kiện bất lợi của thị trường. Mặt khác, việc tăng cường tài chính toàn diện có thể dẫn đến việc mở rộng nguồn cung tín dụng ngân hàng bằng cách 614
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ tài chính hơn, đáp ứng nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp khác nhau, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài việc gia tăng tiền gửi và mở rộng cho vay, tác động của tài chính toàn diện lên ổn định ngân hàng còn thông qua các vấn đề kinh tế - xã hội. Các ngân hàng có thể đóng góp hiệu quả cao hơn trong hoạt động trung gian tài chính và sức khỏe tổng thể của ngành Ngân hàng, bao gồm việc thúc đẩy tài chính toàn diện, hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững và thúc thẩy các hoạt động cho vay. 2.3. Cơ sở lý luận về chất lượng thể chế 2.3.1. Lý thuyết kinh tế học thể chế cổ điển Kinh tế học thể chế cổ điển (Old Institutional Economics) tập trung vào giải thích sản xuất và phân bổ. Kinh tế học thể chế cổ điển cho rằng, các thể chế bao gồm: quy định của Chính phủ, tập quán và phong tục có vai trò quan trọng trong việc định hình hành vi kinh tế. Các thể chế này tạo ra các khuôn khổ cho hoạt động kinh tế, và chúng có thể thúc đẩy hoặc cản trở sản xuất và phân bổ. Có thể thấy rằng, trường phái cổ điển đã biết tập trung xem xét các yếu tố quyết định năng suất và tài sản, cũng như xem xét nguồn gốc và nguyên nhân tạo ra của cải trong hệ thống riêng rẽ và những thay đổi trong thể chế sẽ tạo ra sự phát triển kinh tế. 2.3.2. Lý thuyết kinh tế học thể chế mới Kinh tế học thể chế mới (New institutional economics) là một trào lưu kinh tế học hiện đại có đối tượng nghiên cứu là những quy ước xã hội, những quy định pháp lý ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể kinh tế. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận khác biệt so với kinh tế chính trị, các lý luận và mô hình chủ yếu của kinh tế học thể chế mới gồm: lý luận chi phí giao dịch, lý luận ủy thác và đại lý, lý luận về quyền sở hữu, lý luận thông tin phi đối xứng, lý luận hành vi chiến lược, lý luận rủi ro đạo đức, lý luận tuyển chọn ngược, chi phí giám sát, động cơ, mặc cả, hợp đồng, tự vệ, chủ nghĩa cơ hội, tính duy lý giới hạn... Kinh tế học thể chế mới tập trung phân tích các hệ thống và chế độ kinh tế, quản trị doanh nghiệp, giám sát tài chính, chiến lược doanh nghiệp... (Châu Quốc An, 2017). 2.3.3. Lý thuyết xã hội học thể chế mới Xã hội học thể chế mới (New Institutional sociology) trong đó các nhà thể chế mới đã quan tâm đến các thể chế trong lý thuyết tổ chức và xã hội học kinh tế bằng cách chuyển trọng tâm từ các nghiên cứu giải thích về các hành vi kinh tế (tổ chức và vận hành của doanh nghiệp) như là kết quả của các tác nhân kinh tế mang tính quy ước, hành pháp sang mối quan hệ kết nối công ty với môi trường thể chế của nó. Kết quả là một mô hình kết hợp mối liên hệ giữa lĩnh vực hành vi kinh tế với hành vi xã hội cụ thể, xem xét tất cả các yếu tố trung lập, vi mô và vĩ mô của hải quan, công ước, luật pháp, tổ chức xã hội, hệ tư tưởng và nhà nước là những yếu tố chính giải thích sự vận hành và phát triển của các tổ chức. Trong mô hình này, các hành vi của các cá nhân/thể chế vi mô, nhóm xã hội riêng lẻ được đặt trong môi trường thể chế rộng lớn hơn. 615
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập và tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất hàng quý của 27 ngân hàng thương mại đã niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2022. Ngoài ra, các chỉ số ước lượng về tài chính toàn diện được tổng hợp từ nguồn khảo sát dữ liệu tài chính (Financial Access Survey - FAS) của IMF (International Money Fund). Chỉ số về chất lượng thể chế được thu thập từ Bộ chỉ số Quản trị công toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Cuối cùng, các dữ liệu liên quan đến đặc điểm kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát được thu thập từ nguồn dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2022. 3.2. Các biến và giả thuyết 3.2.1. Mức độ ổn định hệ thống ngân hàng Chỉ số đầu tiên được nghiên cứu lựa chọn làm biến đại diện cho sự ổn định của ngân hàng là chỉ số Z-Score, được tính như sau: Trong đó, tỷ suất sinh lợi trên tài sản bình quân của ngân hàng tại thời điểm i được chỉ ra bởi ROA. Ngoài ra, Eit⁄TAit được giải thích là tỷ lệ bình quân vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t. Cuối cùng, biến động thu nhập phản ánh chiến lược chấp nhận rủi ro của ngân hàng được đo lường bằng độ lệch chuẩn của ROA, nói cách khác là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên bình quân trong một thời kỳ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá sự ổn định của ngân hàng thông chỉ số nợ xấu (ký hiệu là NPL - Non-Performing Loan, được đo lường bằng tỷ lệ giữa nợ xấu và tổng nợ), phản ánh chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của ngân hàng để đo lường mức độ ổn định trong ngân hàng. 3.2.2. Tài chính toàn diện và chất lượng thể chế 1) Tài chính toàn diện Nghiên cứu sử dụng phương pháp PCA để xây dựng một chỉ số tài chính toàn diện tổng hợp từ 3 khía cạnh (gồm 6 chỉ số phụ): - Khía cạnh khả dụng: Tỷ lệ số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành (BBA) và tỷ lệ số ATM trên 100.000 người trưởng thành (ATMA). - Khía cạnh sử dụng: Tỷ lệ tiền gửi trên GDP (ODC), tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP (OLC) được sử dụng để đo lường khía cạnh sử dụng các dịch vụ tài chính của người dân trong quốc gia. - Khía cạnh thâm nhập: Số lượng thẻ tín dụng trên 1000 người trưởng thành (CCA) và số lượng thẻ ghi nợ trên 1000 người trưởng thành (DCA). 616
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Chỉ số tài chính toàn diện được xác định theo công thức: IFI = (-0,2855)*BBA + 0,4285*ATMA + 0,4251*ODC + 0,4341*OLC + 0,4308*CCA + 0,4243*DCA 2) Chất lượng thể chế Nghiên cứu sử dụng Bộ chỉ số Quản trị toàn cầu (World Governance Indicators) của Ngân hàng Thế giới (World Bank), bao gồm 6 chỉ số thành phần: kiểm soát tham nhũng (CC), hiệu quả chính phủ (GE), tính ổn định chính trị và không có bạo lực hay khủng bố (PA), chất lượng quy định (RQ), quy tắc luật pháp (RL), tiếng nói và trách nhiệm giải trình (VA). Phản ánh chất lượng thể chế của Việt Nam thông qua thang đo từ -2,5 đến 2,5. Nghiên cứu sử dụng phương pháp PCA để xây dựng chỉ số chất lượng thể chế. Chỉ số này được xác định qua công thức: INS = 0,4241*CC + 0,5274*GE – 0,4796*PA + 0,3984*RQ + 0,2179*RL + 0,3252*VA Bảng 1. Biến độc lập Kỳ vọng dấu Mã biến Tên biến Cách tính Z-Score NPL Tài chính IFI = (-0,2855)*BBA + 0,4285*ATMA + 0,4251*ODC + 0,4341*OLC IFI + - toàn diện + 0.4308*CCA + 0.4243*DCA Chất lượng INS = 0,4241*CC + 0,5274*GE – 0,4796*PA + 0,3984*RQ INS + - thể chế + 0,2179*RL + 0,3252*VA 3.2.3. Các biến kiểm soát Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng các biến kiểm soát khác, bao gồm các biến đặc tính ngân hàng và các biến vĩ mô. Cụ thể, các biến đặc tính ngân hàng có thể kể đến như: quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô tín dụng (LTA), sức mạnh thị trường (LERNER), dự phòng rủi ro tín dụng (LLPL), chất lượng quản lý (MQA), quy mô vốn chủ sở hữu (ETA), đa dạng hóa thu nhập (DIV); và các biến kiểm soát vĩ mô bao gồm: tăng trưởng kinh tế (GDP) và chỉ số lạm phát (INF). Bảng 2. Biến kiểm soát Kỳ vọng dấu Mã biến Tên biến Cách tính Z-Score NPL SIZE Quy mô ngân hàng Logarit tự nhiên của tổng tài sản + - LTA Quy mô tín dụng Dư nợ trên tổng tài sản + - LERNER Sức mạnh thị trường - + LLPL Dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng nợ xấu trên tổng nợ - + MQA Chất lượng quản lý Tổng tài sản sinh lời trên tổng tài sản + - 617
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Kỳ vọng dấu Mã biến Tên biến Cách tính Z-Score NPL ETA Quy mô vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản + - DIV Đa dạng hóa thu nhập Thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động - + GDP Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng GDP = + - INF Lạm phát Chỉ số CPI - + 3.3. Mô hình nghiên cứu Dựa trên các nghiên cứu trước đây về các yếu tố có tác động tới sự ổn định của ngân hàng như: Keeley (1990), Boyd và các cộng sự (2006), Jiménez và các cộng sự (2013), nghiên cứu đề xuất của Ahamed và Mallick (2019), bài nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết và mô hình hồi quy dưới đây để đánh giá sự tác động của chất lượng thể chế và tài chính toàn diện đến sự ổn định của ngân hàng. Giả thuyết 1: Tài chính toàn diện gia tăng mức độ ổn định ngân hàng BSit = β0 + β1IFIt+ βm∑ βit + βn ∑Mt + εit (Mô hình 1) Giả thuyết 2: Chất lượng thể chế gia tăng mức độ ổn định ngân hàng BSit = β0 + β1INSt+ βm∑ βit + βn ∑Mt + εit (Mô hình 2) Trong đó, i và t, lần lượt là chỉ mục về ngân hàng và thời gian. BSit là biến phụ thuộc (sự ổn định của ngân hàng hoặc rủi ro tín dụng) của ngân hàng i ở Việt Nam tại thời điểm t. IFIt và INSt là biến độc lập, thể hiện tài chính toàn diện và chất lượng thể chế của Việt Nam tại thời điểm t. ∑ βit chứa các biến kiểm soát liên quan đến đặc điểm của ngân hàng i của Việt Nam trong thời gian t, bao gồm: quy mô tổng tài sản (SIZE), quy mô vốn vay (LTA), quy mô vốn chủ sở hữu (ETA), dự phòng rủi ro cho vay (LLPL) đa dạng hóa thu nhập (DIV), chất lượng quản lý (MAQ), và sức mạnh thị trường (LERNER). ∑ Mt là các biến kiểm soát về kinh tế vĩ mô cấp quốc gia tại Việt Nam trong thời gian t, gồm: biến lạm phát (INF), tăng trưởng kinh tế (GDP). β là tham số ước tính của mô hình, εit là sai số. 3.4. Phương pháp ước lượng Đối với dạng dữ liệu bảng, theo Gujarati (2004), các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM. Bên cạnh đó, các kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (VIF), kiểm định phương sai sai số thay đổi (Breusch-Pagan test), kiểm định tự tương 618
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI quan (Wooldridge test) cũng được thực hiện đối với mô hình được lựa chọn. Trường hợp mô hình có hiện tượng phương sai sai sai số thay đổi, tự tương quan hoặc xảy ra đồng thời cả hai hiện tượng này thì phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Square - FGLS) được lựa chọn. Theo Wooldridge (2002), FGLS nên được sử dụng để xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi cũng như tự tương quan trong mô hình sử dụng dữ liệu bảng. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu Bảng 3. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Biến phụ thuộc Z-score 986 4,1037 0,3441 3,2344 4,8139 NPL 934 0,0142 0,0081 0,0031 0,0520 Biến độc lập INS 1080 -0,8711 0,2005 -1,3470 -0,5572 IFI 1080 0,8806 0,6362 -0,1549 1,9994 Biến kiểm soát SIZE 1008 32,5898 1,1231 30,4215 35,0478 LTA 1008 0,6282 0,0931 0,3605 0,7824 ETA 1008 0,0897 0,0342 0,0437 0,2160 LLPL 1008 0,0091 0,0033 0,0043 0,0221 DIV 993 0,2109 0,1317 -0,0614 0,6871 MQA 989 0,9034 0,0515 0,6361 0,9672 LERNER 948 0,4205 0,1169 0,1128 0,6883 GDP 1080 0,0584 0,0273 -0,0617 0,1367 INF 1080 0,0077 0,0080 -0,0091 0,0295 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Bảng 3 trình bày thống kê mô tả cho các biến trong mô hình một cách tổng quát nhất. Các cột biểu thị số lượng quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Giá trị trung bình của chỉ số Z-score là 4,1037; dao động từ 3,2344 đến 4,8139. Giá trị trung bình của tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 0,014, ngụ ý rằng, nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng đã niêm yết tại Việt Nam do rủi ro tín dụng chiếm 1,420%. Đối với biến tài chính toàn diện, chỉ số này dao động từ -0,1549 đến 1,9994, với mức trung bình là 0,8806 cho thấy sự không đồng nhất về mức độ tài chính toàn diện của hệ thống tài chính tại Việt Nam. Ngược lại, đối với biến chất lượng thể chể, chỉ số này dao động từ -1,3470 đến -0,5572, với mức trung bình là -0,8711 và độ lệch chuẩn 0,2005 cho thấy sự chênh lệch giữa các ngân hàng tại Việt Nam là không quá lớn. Các biến kiểm soát còn lại không có sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. 619
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4.2. Kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của tài chính toàn diện và chất lượng thế chế tới sự ổn định của ngành Ngân hàng Việt Nam Bảng 4. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định của ngân hàng Z-score NPL FEM FGLS FEM FGLS IFI 0,0155* -0,0564*** -0,0031*** -0,0019*** INS 0,1000*** 0,0836*** -0,0007 0,0014 SIZE -0,0778*** 0,0585*** 0,0020* -0,0027*** LTA 0,1967*** 0,3122*** 0,0070 0,0117*** ETA 9,1569*** 8,0420*** -0,0063 0,0226** LLPL 0,1122 2,3704** 1,1615*** 0,7812*** DIV -0,0050 -0,0216** 0,0038** 0,0002 MQA -0,3425*** -0,0259 -0,0300*** -0,0018 LERNER 0,1636*** 0,0421* -0,0155*** -0,0005 GDP 0,0912 -0,0395 -0,0109 -0,0087*** INF 0,5303** 0,2655** 0,0331 0,0046 Cons 6,0057*** 1,4343*** -0,0323 0,0937*** Số quan sát 941 941 903 903 F test (P-value) 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 Hệ số xác định R 2 0,9401 0,2442 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Bảng 4 trình bày kết quả tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng của các ngân hàng thương mại đã niêm yết tại Việt Nam, sử dụng phương pháp FEM và FGLS. Thông qua kiểm định Hausman với P-value = 0,0000 < 0,05, nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp FEM. Biến phụ thuộc trong mô hình ước lượng là Z-score và NPL. ***, **, * lần lượt là các mức ý nghĩa thống kê tại mức 1%, 5% và 10%. Từ kết quả nghiên cứu ở Bảng 4 có thể thấy rằng, tài chính toàn diện có tác động làm giảm Z-score và NPL ở mức độ tin cậy 99% với hệ số hồi quy lần lượt là -0,0564 và -0,0019. Điều này có nghĩa là thực hiện tài chính toàn diện sẽ tác động làm giảm nợ xấu, tuy nhiên, điều này cũng có thể làm giảm mức độ ổn định của ngân hàng. Kết quả này ngược lại với giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Bên cạnh đó, chất lượng thể chế có tác động làm tăng Z-score tại ý nghĩa thống kê 1% với hệ số hồi quy 0,0836, nhưng không ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (NPL). Điều này có nghĩa là INS có tác động làm gia tăng mức độ ổn định của ngân hàng. Kết quả hồi quy phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu của nghiên cứu. Bên cạnh đó, các biến đặc điểm ngân hàng và vĩ mô cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự ổn định ngân hàng. Cụ thể, quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô tín dụng (LTA), quy mô vốn chủ sở hữu (ETA) càng lớn thì tính ổn định của hệ thống ngân hàng càng cao. Bên cạnh đó, nếu các ngân hàng giảm thiểu các chính sách liên quan đến đa dạng hóa thu nhập (DIV) và 620
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI tăng khả năng cạnh tranh (LERNER) thì đồng nghĩa với việc gia tăng ổn định ngân hàng. Ngược lại, dự phòng rủi ro tín dụng (LLPL) càng tăng thì mức độ rủi ro tín dụng (NPL) ngày càng cao. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng, có nghĩa là một nền kinh tế phát triển có thể góp phần giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Trái ngược với kỳ vọng, lạm phát (INF) tăng có thể khiến các ngân hàng ổn định hơn, tuy nhiên, lạm phát lại không có tác động đến mức độ rủi ro tín dụng. Cuối cùng, tác động của chất lượng quản lý (MQA) không ảnh hưởng đáng kể, vì biến này không có ý nghĩa thống kê. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu thực hiện thu thập, xử lý dữ liệu từ 27 ngân hàng thương mại đã niêm yết trong giai đoạn 2013 - 2022 tại Việt Nam và sau đó tiến hành phân tích hồi quy FEM, REM và FGLS. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng, tài chính toàn diện và chất lượng thể chế đều có mối quan hệ cùng chiều đến sự ổn định ngân hàng. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới sự ổn định của ngành Ngân hàng Việt Nam thời gian tới trong bối cảnh Việt Nam mở cửa và hội nhập. Một là, Chính phủ Việt Nam cần có chiến lược rõ ràng, phối hợp đồng bộ với nhiều yếu tố khác nhằm tạo điều kiện gia tăng mức độ ổn định ngân hàng. Bên cạnh đó, đối với vấn đề chất lượng thể chế, Chính phủ có thể cân nhắc thực hiện cải cách thể chế một cách toàn diện và có hệ thống theo một số hướng: (1) kiên quyết và có chế tài xử nghiêm đối với nạn tham nhũng; (2) quyết liệt trong ổn định hệ thống chính trị; (3) đảm bảo hoàn thiện các quy tắc, chất lượng của văn bản pháp quy, tạo ra môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, nghiêm minh trong mọi hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính. Đặc biệt, đối với các yếu tố vĩ mô, Chính phủ tạo cơ sở một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đồng thời kiểm soát chặt vấn đề lạm phát. Hai là, các ngân hàng Việt Nam cần tập trung vào việc cải thiện sản phẩm, dịch vụ tài chính và mở rộng các kênh phân phối. Một mạng lưới tài chính phát triển rộng rãi có thể giúp vượt qua rào cản địa lý, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Ba là, đối với doanh nghiệp và nền kinh tế, cần nâng cao nhận thức và kiến thức về tài chính của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Sự hiểu biết yếu kém về các sản phẩm tài chính, quy định trong hợp đồng và cách thực hiện chúng là một trong những yếu tố chính ngăn cản họ khai thác các sản phẩm tài chính phù hợp. 621
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahamed, M. M., & Mallick, S. K. (2019), “Is financial inclusion good for bank stability?”, International Evidence, 157, 403 - 427. https://doi.org/10.1016/j.jebo.2017.07.027 2. Akerlof, G. A. (1970), “Quality uncertainty and the market mechanism”, The quarterly Journal of Economics, 84(3), 488 - 500. 3. Boyd, J. H., De Nicolò, G., & Jalal, A. M. (2006), Bank risk-taking and competition revisited: New theory and new evidence. 4. Châu Quốc An (2016), “Lý thuyết thể chế theo trường phái kinh tế học Tân thể chế và đổi mới thể chế kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ: Chuyên san Kinh tế - Luật và Quản lý, 1(5), 5 - 15. 5. Diamond, Douglas W., and Dybvig, Philip H. (1983), “Bank Runs, Deposit Insurance, and Liquidity”, Journal of Political Economy, Vol. 91, No. 3, 1983. https://doi.org/10.1016/j. jbankfin.2013.11.003 6. Fang, Y., Hasan, I., & Marton, K. (2014), “Institutional development and bank stability: Evidence from transition countries”, Journal of Banking & Finance. 7. Gujarati, D. (2004), “Basic Econometrics”, United States Military Academy. West Point, New York. 8. Hannig, A., & Jansen, S. (2010), “Financial inclusion and financial stability: Current policy issues”, ADBI Working Paper No. 259. doi:https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1729122 9. Jiménez, G., Lopez, J. A., & Saurina, J. (2013), “How does competition affect bank risktaking?”, Journal of Financial Stability, 9(2), 185 - 195. 10. Keeley, M. C. (1990), “Deposit insurance, risk, and market power in banking”, The American Economic Review, 1183 - 1200. 11. M. Abdi Shalihin, Sugiharso Safuan (2021), “Effects of Financial Inclusion and Openness on Banking Stability: Evidence from Developing and Developing and Developed Countries”, Economics and Finance in Indonesia. 67(2), Article 4. https://scholarhub. ui.ac.id/cgi/viewcontent.cgi?article=1019&context=efi 12. Markowitz, H. M. (1976), “Markowitz revisited”, Financial Analysts Journal, 32(5), 47 - 52. https://doi.org/10.2469/faj.v32.n5.47 13. Ozili, P.K. (2020), “Theories of Financial Inclusion”, Emerald Publishing Limited. Leeds, 6 - 21. https://doi.org/10.1108/978-1-80043-095-220201008 14. Tram, T. X. H., Nguyen, T. N. (2020), “Factors Affecting The Stability Of Commercial Banks In Vietnam”, In Ternational Conference On - Cifba 2020. 15. Wooldridge, J. M. (2002), “Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data”, Cambridge, USA, MA: MIT Press. 622
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2