T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GÂY SUY GIẢM TRÍ NHỚ CỦA<br />
SCOPOLAMINE TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG QUA<br />
BÀI TẬP NHẬN THỨC ĐỒ VẬT VÀ MÊ LỘ CHỮ Y<br />
C n Văn Mão*; Đinh Qu c B o*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhằm đánh giá tác dụng của scopolamine đến trí nhớ nhận thức và trí nhớ làm<br />
việc của chuột nhắt thông qua bài tập nhận thức đồ vật và bài tập mê lộ chữ Y (Y maze).<br />
Phương pháp: chuột nhắt trắng, giống đực, khỏe mạnh, 10 - 12 tuần tuổi được chia ngẫu nhiên<br />
thành 4 nhóm tiêm NaCl 0,9% (nhóm chứng) và tiêm scopolamine: scop 0,5 (0,5 mg/kg), scop 1,0<br />
(1 mg/kg), scop 1,5 (1,5 mg/kg). Kết quả: ở bài tập nhận thức đồ vật, chuột thuộc nhóm scop<br />
1,0 và scop 1,5 có thời gian khám phá đồ vật mới không khác biệt so với đồ vật cũ, trong khi<br />
chuột ở nhóm chứng và nhóm scop 0,5 có thời gian khám phá đồ vật mới cao hơn so với đồ<br />
vật cũ (p < 0,05). Trên bài tập mê lộ chữ Y, chuột thuộc nhóm scop 1,5 có % thay đổi luân<br />
phiên thấp hơn nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: scopolamine liều 1 mg/kg, rõ nhất là liều<br />
1,5 mg/kg làm giảm thời gian khám phá đồ vật mới so với đồ vật cũ ở bài tập nhận thức đồ vật<br />
và gây giảm % thay đổi luân phiên tự phát trong bài tập mê lộ chữ Y.<br />
* Từ khóa: Scopolamine; Bài tập nhận thức đồ vật; Mê lộ chữ Y; Chuột nhắt trắng.<br />
<br />
Study of effect of Scopolamine-Induced Memory Impairment on<br />
Mice by Using Object Recognition Test and Y Maze Test<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the effect of scopolamine on recognition memory and working<br />
memory of mice through object recognition test and Y maze test. Subjects and methods: Male,<br />
healthy mice (10 - 12 weeks of age) were randomly divided into 4 groups: 3 scopolamine groups<br />
(0.5, 1.0 and 1.5 mg/kg scopolamine, respectively, i.p) and the control group (saline, i.p).<br />
Results: Mice in 1.0 and 1.5 mg/kg scopolamine group spent more time exploring novel object<br />
than it does exploring the familiar object in object recognition test. In addition, mice in 1.5 mg/kg<br />
scopolamine group had percentage of alternation lower than control group (p < 0.05).<br />
Conclusion: Scopolamine in dose of 1 mg/kg and 1.5 mg diminished time exploring the novel object<br />
vs old objects in object recognition test and percentage of spontaneous alternation in Y maze test.<br />
* Key words: Scopolamine; Object recognition test; Y maze test.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trí nhớ nhận thức là khả năng nhận ra<br />
các sự kiện, đối tượng, hay con người gặp<br />
<br />
phải trước đây. Trí nhớ làm việc là một hệ<br />
thống lưu trữ tạm thời và quản lý các thông<br />
tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ nhận<br />
thức phức tạp như học tập, suy luận và hiểu.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): C n Văn Mão (canvanmao2011@gmail.com)<br />
Ngày nh n bài: 16/09/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 20/12/2016<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 26/12/2016<br />
<br />
27<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Trí nhớ làm việc có liên quan đến việc lựa<br />
chọn, bắt đầu và kết thúc của các chức<br />
năng xử lý thông tin như mã hóa, lưu trữ<br />
và dữ liệu truy xuất. Trong bệnh Alzheimer<br />
có sự suy giảm trí nhớ ở cả hai dạng này,<br />
dẫn đến bệnh nhân giảm và mất khả<br />
năng thực hiện các công việc và nhận ra<br />
sự kiện, đối tượng hoặc những người đã<br />
từng gặp trước đây [6]. Nghiên cứu để<br />
tìm ra các phương pháp giúp cải thiện<br />
trí nhớ trên bệnh nhân Alzheimer là vấn<br />
đề đang được quan tâm. Các mô hình<br />
gây tổn thương trí nhớ kiểu trong bệnh<br />
Alzheimer trên động vật thực nghiệm theo<br />
những cơ chế khác nhau như: sử dụng<br />
hóa chất, gây tổn thương vùng não, biến<br />
đổi gen đã được thực hiện rất nhiều trên<br />
thế giới [3, 4]. Trong đó mô hình sử dụng<br />
thuốc scopolamine, chất đối kháng thụ thể<br />
acetylcholine gây suy giảm trí nhớ được<br />
quan tâm nhiều [2, 4, 8]. So với những<br />
mô hình khác, mô hình này có ưu điểm là<br />
thực hiện dễ dàng hơn (tiêm scopolamine<br />
vào phúc mạc), tỷ lệ và khả năng sống sót<br />
của chuột cao. Mô hình này là một trong<br />
những mô hình thường được áp dụng cho<br />
thử nghiệm thuốc cải thiện trí nhớ theo cơ<br />
chế kháng enzym acetylcholinesterase<br />
[5, 8, 9]. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện<br />
đề tài này nhằm: Đánh giá ảnh hưởng<br />
<br />
của scopolamine lên trí nhớ của chuột<br />
nhắt trắng thông qua bài tập mê lộ nước,<br />
bài tập nhận thức đồ vật và bài tập mê lộ<br />
chữ Y.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Chuột nhắt trắng, giống đực, khỏe mạnh,<br />
10 - 12 tuần tuổi, trọng lượng 25 - 30 g<br />
do Ban Cung cấp Động vật thí nghiệm,<br />
Học viện Quân y cung cấp. Chuột được<br />
chăm sóc và nuôi trong phòng thoáng<br />
mát, ăn uống đầy đủ, chu kỳ sáng tối duy<br />
trì 12/12 giờ.<br />
Chuột được chia đều cho các bài tập<br />
(nhận thức đồ vật, mê lộ chữ Y). Một bài<br />
tập chuột được chia thành 4 nhóm: scop<br />
0,5; scop 1,0; scop 1,5 và nhóm chứng.<br />
2. Phương tiện và hóa chất.<br />
* Phương tiện:<br />
Buồng thực nghiệm được quây bằng<br />
vải đen có kích thước 150 x 150 x 150 cm<br />
để cách ly với môi trường xung quanh,<br />
tránh yếu tố gây nhiễu.<br />
Dụng cụ bài tập nhận thức đồ vật:<br />
buồng tập hình hộp, dài 45 cm, rộng 45 cm,<br />
cao 45 cm. Các vật thể A và B có hình<br />
dạng giống hệt nhau, vật thể C có hình<br />
dạng và kích thước khác A và B.<br />
<br />
Vật A<br />
<br />
Vật C<br />
<br />
Hình 1: Buồng tập nhận thức đồ vật.<br />
28<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Mê lộ chữ Y: là dụng cụ hình chữ Y, được làm bằng tôn, sơn đen, cấu tạo gồm 3<br />
cánh (A, B, C), các cánh chia đều 3 hướng, đối xứng nhau và tách ra ở 1200, chiều dài<br />
mỗi cánh 60 cm, rộng 5 cm, cao 10 cm.<br />
Cánh A<br />
<br />
Cánh C<br />
<br />
Cánh B<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh cấu tạo mê lộ chữ Y.<br />
- Hệ thống ghi hình ảnh và phân tích hành vi Any - maze (Hãng Stoelting, Mỹ).<br />
* Hóa chất:<br />
- Dung dịch NaCl 0,9% (Hãng Euro-Med, Philippine).<br />
- Scopolamine: scopolamine hydrobromid trihydrate (Hãng Sigma Aldrich).<br />
3. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu can thiệp có đối chứng.<br />
* Sử dụng thuốc:<br />
Mỗi chuột được uống và tiêm 1 lần/ngày vào buổi sáng, 1 g trọng lượng cơ thể tương<br />
ứng với thể tích tiêm 0,01 ml dung dịch.<br />
Nhóm<br />
Lô chứng<br />
<br />
Tiêm<br />
NaCl 0,9% (0,01 ml/g thể trọng)<br />
<br />
Lô scop 0,5 mg<br />
<br />
Scopolamine liều 0,5 mg (0,01 ml/g thể trọng)<br />
<br />
Lô scop 1 mg<br />
<br />
Scopolamine liều 1 mg (0,01 ml/g thể trọng)<br />
<br />
Lô scop 1,5 mg<br />
<br />
Scopolamine liều 1,5 mg (0,01 ml/g thể trọng)<br />
<br />
Bài tập nhận thức đồ vật và bài tập mê lộ chữ Y: chuột được sử dụng thuốc 1 ngày<br />
duy nhất.<br />
* Bài tập nhận thức đồ vật:<br />
Chuột được chia thành các nhóm, mỗi chuột được đánh số khác nhau. Một ngày<br />
trước tiến hành bài tập nhận thức đồ vật, đặt chuột vào buồng tập (không có đồ vật)<br />
cho phép tự do khám phá không gian mới. Bài tập nhận thức đồ vật tiến hành qua<br />
2 giai đoạn: giai đoạn luyện tập và giai đoạn kiểm tra.<br />
- Ngày 2 (giai đoạn luyện tập): đặt chuột vào buồng tập ngày hôm trước, có bổ sung thêm<br />
2 đồ vật giống nhau A và B. Chuột được phép khám phá tự do 2 đồ vật này trong 5 phút.<br />
29<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
- Ngày 3 (giai đoạn kiểm tra): tiến hành<br />
sau khi thực hiện giai đoạn luyện tập 1<br />
ngày. Ở giai đoạn này, một trong hai đồ<br />
vật trong buồng tập được thay thế bằng<br />
một đồ vật có kích thước và hình dáng<br />
khác với 2 đồ vật ở giai đoạn luyện tập,<br />
đặt tên là C. Chuột được phép khám phá<br />
những đồ vật này trong 5 phút giống ở<br />
giai đoạn luyện tập.<br />
- Mỗi lần kiểm định, làm sạch buồng<br />
tập và khử mùi bằng cồn 90o, làm tương<br />
tự với các chuột tiếp theo.<br />
* Bài tập mê lộ chữ Y:<br />
Chuột được chia thành các nhóm, mỗi<br />
chuột đánh số khác nhau. Bài tập được<br />
tiến hành 1 lần:<br />
- Thả chuột vào một cánh bất kỳ, cho<br />
chuột tự vận động trong 10 phút.<br />
- Mỗi lần kiểm định, làm sạch buồng<br />
tập và khử mùi bằng cồn 90o, làm tương<br />
tự với các chuột tiếp theo.<br />
<br />
Toàn bộ hoạt động của chuột trong<br />
các bài tập (mê lộ nước, mê lộ chữ Y và<br />
bài tập nhận thức đồ vật) được ghi hình<br />
và phân tích trên phần mềm Any maze<br />
(Hãng Stoelting, Mỹ).<br />
* Các chỉ số nghiên cứu:<br />
- Bài tập nhận thức đồ vật:<br />
+ Tần suất chuột khám phá hai đồ vật<br />
giống nhau.<br />
+ Thời gian chuột khám phá hai đồ vật<br />
giống nhau.<br />
+ Tần suất chuột khám phá hai đồ vật<br />
khác nhau.<br />
+ Thời gian chuột khám phá hai đồ vật<br />
khác nhau.<br />
- Bài tập mê lộ chữ Y:<br />
+ Số lần thay đổi luân phiên (alternation)<br />
là số lần chuột đi vào 3 cánh khác nhau<br />
liên tiếp.<br />
<br />
+ % thay đổi luân phiên (% alternation):<br />
<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích được xuất ra dưới dạng file excel. Tính toán<br />
số liệu dưới dạng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, lập bảng và so sánh thống kê giữa<br />
thông số thu được của các nhóm chuột bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Bài tập nhận thức đồ vật.<br />
Bảng 1: Thời gian (giây) chuột khám phá các đồ vật (X ± SD).<br />
Nhóm<br />
<br />
Giai đoạn luyện tập<br />
<br />
Giai đoạn kiểm tra<br />
p<br />
<br />
Vật A (1)<br />
<br />
Vật B (2)<br />
<br />
Vật A (3)<br />
<br />
Vật C (4)<br />
<br />
Chứng (n = 20)<br />
<br />
18,77 ± 8,75<br />
<br />
21,60 ± 8,04<br />
<br />
21,22 ± 11,45<br />
<br />
27,11 ± 8,01<br />
<br />
p3,4 < 0,05<br />
<br />
Scop 0,5 (n = 20)<br />
<br />
17,31 ± 13,77<br />
<br />
22,04 ± 15,75<br />
<br />
17,56 ± 10,10<br />
<br />
25,27 ± 10,17<br />
<br />
p3,4 < 0,05<br />
<br />
Scop 1,0 (n = 20)<br />
<br />
18,13 ± 13,30<br />
<br />
22,59 ± 11,55<br />
<br />
27,11 ± 17,20<br />
<br />
30,48 ± 12,71<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Scop 1,5 (n = 19)<br />
<br />
19,67 ± 12,95<br />
<br />
20,62 ± 14,85<br />
<br />
16,42 ± 8,62<br />
<br />
20,02 ± 14,85<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
30<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
- Chuột thuộc nhóm chứng, scop 0,5; scop 1,0 và scop 1,5 có thời gian khám phá<br />
vật A và B (2 vật giống hệt nhau) trong giai đoạn luyện tập không khác biệt (p > 0,05).<br />
- Chuột thuộc nhóm chứng và nhóm scop 0,5 có thời gian khám phá vật C (khác<br />
vật A) lâu hơn vật A trong giai đoạn kiểm tra (p3,4 < 0,05). Trong khi thời gian khám phá<br />
vật C và vật A ở chuột thuộc nhóm scop 1,0 và scop 1,5 không khác biệt.<br />
Bảng 2: Tần suất (lần) chuột khám phá các đồ vật (X ± SD).<br />
Giai đoạn luyện tập<br />
<br />
Giai đoạn kiểm tra<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
p<br />
<br />
Vật A (1)<br />
<br />
Vật B (2)<br />
<br />
Vật A (3)<br />
<br />
Vật C (4)<br />
<br />
Chứng (n = 20)<br />
<br />
18,85 ± 7,22<br />
<br />
22,25 ± 8,43<br />
<br />
15,05 ± 6,96<br />
<br />
19,50 ± 5,88<br />
<br />
p3,4 < 0,01<br />
<br />
Scop 0,5 (n = 20)<br />
<br />
14,10 ± 9,39<br />
<br />
17,95 ± 11,12<br />
<br />
17,65 ± 10,92<br />
<br />
19,70 ± 8,76<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Scop 1,0 (n = 20)<br />
<br />
16,15 ± 6,69<br />
<br />
22,65 ± 10,43<br />
<br />
18,10 ± 9,18<br />
<br />
21,80 ± 8,68<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Scop 1,5 (n = 19)<br />
<br />
16,63 ± 9,98<br />
<br />
16,21 ± 10,29<br />
<br />
13,68 ± 5,54<br />
<br />
14,47 ± 9,34<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
- Chuột ở tất cả các nhóm: chứng,<br />
scop 0,5, scop 1,0 và scop 1,5 có tần suất<br />
khám phá vật A và B trong giai đoạn<br />
luyện tập không khác biệt (p > 0,05).<br />
- Ở giai đoạn kiểm tra, chuột thuộc nhóm<br />
chứng có tần suất khám phá đồ vật C lớn<br />
hơn đồ vật A (p3,4 < 0,05), trong khi chỉ số<br />
này của chuột thuộc nhóm scopolamine<br />
không khác biệt (p > 0,05).<br />
Trong bài tập nhận thức đồ vật, để<br />
đánh giá sự suy giảm trí nhớ bằng<br />
scopolamine trên chuột, chúng tôi tiến<br />
hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn luyện<br />
tập cho chuột khám phá với vật thể A và<br />
B (hai vật thể giống hệt nhau). Giai đoạn<br />
kiểm tra một trong hai vật thể quen thuộc<br />
được thay đổi bằng vật thể lạ có hình<br />
dạng và kích thước khác (thay B bằng C).<br />
Thông số về thời gian và tần suất chuột<br />
khám phá hai vật thể ở hai giai đoạn<br />
được tính toán. Bình thường, nếu chuột<br />
<br />
có trí nhớ tốt sẽ phân biệt được vật quen<br />
và vật lạ, do đó với xu hướng thích khám<br />
phá vật lạ thì thời gian và tần suất chuột<br />
khám phá vật C (vật thể khác) sẽ tăng lên<br />
ở giai đoạn kiểm tra. Chúng tôi thấy chuột<br />
thuộc nhóm scop 1 và scop 1,5 có thời<br />
gian khám phá đồ vật mới không khác<br />
biệt so với đồ vật cũ, trong khi chuột ở<br />
nhóm chứng và nhóm scop 0,5 có thời<br />
gian khám phá đồ vật mới (vật C) cao<br />
hơn so với đồ vật cũ, điều này chứng tỏ<br />
scopolamine liều 1 và 1,5 mg/kg gây suy<br />
giảm trí nhớ, nên chuột không phân biệt<br />
được đồ vật cũ và mới. Abdelkader<br />
Ennaceur và CS nhận thấy scopolamine<br />
với liều cao (1 - 2 mg/kg) gây giảm khả<br />
năng nhận thức đồ vật mới và cũ trên<br />
chuột cống [1]. Tương tự, Jinghua Wang<br />
và CS (2014) cũng thấy scopolamin giải<br />
phóng chậm, gây giảm khả năng phân<br />
biệt đồ vật của chuột [7].<br />
31<br />
<br />