Hoàng Thanh Oai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 11 - 17<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT<br />
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG,<br />
TỈNH BẮC KẠN<br />
1<br />
<br />
Hoàng Thanh Oai1*, Hoàng Văn Hùng2<br />
Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường tỉnh BắcKạn<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Quang<br />
Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: toàn xã có 5 loại hình sử<br />
dụng đất (LUT) khác nhau, trong đó các loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bao gồm: LUT<br />
trồng cây ăn quả, LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa – màu v. Loại hình có nhiều tiềm năng và có thể<br />
đem nhiều triển vọng nhất cho xã là LUT cây ăn quả (cam, quýt). Hiện nay, trên một số thị trường<br />
đã xuất hiện thương hiệu cam, quýt Quang Thuận tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm<br />
sản xuất.<br />
Từ khóa: Loại hình sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, sản xuất nông nghiệp, cam, quýt Quang Thuận<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng<br />
quý giá, là nền tảng để con người định cư và tổ<br />
chức các hoạt động kinh tế xã hội. Xã hội phát<br />
triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi<br />
hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực<br />
phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa,<br />
xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai<br />
thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu<br />
ngày càng tăng đó [2]. Như vậy đất đai, đặc<br />
biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích<br />
nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác<br />
động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của<br />
con người trong quá trình sản xuất. Đó còn<br />
chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông<br />
nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra<br />
mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất<br />
mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá tiềm<br />
năng đất đai để sử dụng hợp lý theo quan điểm<br />
sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành<br />
vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các<br />
nhà khoa học trên thế giới quan tâm [1].<br />
Xã Quang Thuận là một xã vùng núi cao nằm<br />
ở phía Tây nam của huyện Bạch Thông, tỉnh<br />
Bắc Kạn; là một xã thuần nông nên nông<br />
nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Hiện nay,<br />
trên địa bàn xã, quá trình công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình<br />
*<br />
<br />
Tel: 0936.679.008; Email: oaittktbk1970@gmail.com<br />
<br />
này đã gây áp lực mạnh tới việc sử dụng đất<br />
đai, chuyển đổi cơ cấu đất đai và cơ cấu lao<br />
động, đặc biệt là việc chuyển diện tích đất<br />
nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích<br />
khác đòi hỏi xã phải phát huy được thế mạnh<br />
về tiềm năng đất đai cũng như lao động của<br />
mình. Đánh giá tiềm năng đất đai để biết<br />
được quỹ đất và khả năng hiện có, từ đó chỉ<br />
ra phương hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu<br />
quả là việc làm hết sức cần thiết.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông<br />
nghiệp dựa trên cơ sở đánh giá hiện trạng<br />
sử dụng đất, hiện trạng cơ cấu cây trồng<br />
trên địa bàn xã; xác định các loại hình sử<br />
dụng đất (LUT) phổ biến của xã và đánh giá<br />
hiệu quả sử dụng đất.<br />
Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp<br />
xã Quang Thuận đến năm 2020.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, thu<br />
thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên,<br />
kinh tế - xã hội, thực trạng các LUT và hiệu<br />
quả các LUT nông nghiệp trên địa bàn xã<br />
Quang Thuận.<br />
- Phương pháp thống kê: Phân tích, xử lý số<br />
liệu về sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử<br />
dụng đất, làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử<br />
dụng đất hiệu quả hơn [2].<br />
11<br />
<br />
Hoàng Thanh Oai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự<br />
tham gia của người dân (PRA) đánh giá nhu<br />
cầu phát triển nông nghiệp, các vấn đề ưu<br />
tiên, xem xét tính khả thi của các biện pháp<br />
đề xuất [1].<br />
- Phương pháp sử dụng phần mềm tin học<br />
Excel để xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả<br />
kinh tế. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử<br />
dụng đất gồm: Hiệu quả kinh tế giá trị sản<br />
xuất (GTSX)/ha, chi phí sản xuất (CPSX)/ha,<br />
thu nhập thuần/ha, hiệu quả đồng vốn<br />
(HQĐV)/ha); Hiệu quả xã hội (GTSX/lao<br />
động (LĐ), thu nhập thuần/LĐ, công LĐ đầu<br />
tư cho 1 ha); Hiệu quả môi trường (mức độ sử<br />
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) [3].<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên,<br />
kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận<br />
Quang Thuận là một xã miền núi nằm ở phía<br />
Tây Nam của huyện Bạch Thông. Xã có vị trí<br />
địa lý và hệ thống đường giao thông rất thuận<br />
lợi, có nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước<br />
dồi dào, tài nguyên sinh vật, tài nguyên rừng<br />
phong phú;<br />
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quang Thuận<br />
là 3249,28 ha chiếm 5,95% tổng diện tích tự<br />
nhiên của huyện Bạch Thông, trong đó diện<br />
tích đất đang sử dụng chiếm tới 98,39%. Đất<br />
nông nghiệp có diện tích là 3035,8 ha, chiếm<br />
93,43% tổng diện tích đất tự nhiên của xã.<br />
Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng<br />
năm chiếm 4,02%; đất trồng cây lâu năm<br />
chiếm 14,46%; đất lâm nghiệp chiếm<br />
81,45%; đất nuôi trồng thủy sản chiếm<br />
0.07%. Đất đai của Quang Thuận rất phong<br />
phú với nhiều chủng loại và kiểu địa hình<br />
khác nhau, có điều kiện để phát triển đa dạng<br />
các loại cây trồng và vật nuôi, đặc biệt đất đai<br />
của xã rất phù hợp với cây ăn quả đặc sản<br />
(cam, quýt).<br />
Quang Thuận chịu ảnh hưởng của vùng khí<br />
hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 2<br />
mùa chính: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng<br />
10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm<br />
sau). Nhiệt độ trung bình trong năm là<br />
21,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1.586<br />
mm. Độ ẩm không khí trung bình đạt khoảng<br />
12<br />
<br />
97(09): 11 - 17<br />
<br />
84%. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại<br />
cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông<br />
nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về<br />
sản phẩm. Tuy nhiên do địa hình đồi núi kết<br />
hợp với mưa lớn, tập trung theo mùa dễ dẫn<br />
đến tình trạng lũ quét làm xói mòn, lở đất,<br />
gây ngập úng cục bộ và phá hủy hệ thống<br />
giao thông, thủy lợi… xã cần có biện pháp<br />
chủ động trong giai đoạn tới.<br />
Trong cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp<br />
chiếm tỷ trọng gần 90% tổng giá trị sản xuất<br />
của xã và mang lại nguồn thu nhập chính cho<br />
nông dân. Năm 2011, tổng sản lượng lương<br />
thực quy thóc ước đạt 955 tấn, cây ăn quả<br />
với diện tích 438,91 ha, sản lượng đạt hơn<br />
1000 tấn/năm. Thu nhập bình quân đầu<br />
người đạt 11,5 triệu đồng/năm. Nhóm cây<br />
lương thực và cây ăn quả là những cây trồng<br />
chính của xã và đóng góp lớn vào giá trị của<br />
ngành nông nghiệp.<br />
Thực trạng sản xuất nông nghiệp<br />
<br />
Các loại hình sử dụng đất sản xuất<br />
nông nghiệp<br />
Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất<br />
nông nghiệp chính trên địa bàn xã Quang<br />
Thuận năm 2011 thể hiện bảng 1.<br />
Bảng 1. Các loại hình sử dụng đất<br />
tại xã Quang Thuận năm 2011<br />
Loại<br />
đất<br />
<br />
LUT<br />
2 lúa<br />
2 lúa màu<br />
<br />
Cây<br />
trồng<br />
hàng<br />
năm<br />
<br />
1 lúa màu<br />
<br />
Chuyên<br />
màu<br />
Cây<br />
lâu<br />
năm<br />
<br />
Cây ăn<br />
quả<br />
<br />
Công thức<br />
luân canh<br />
1. LX - LM<br />
<br />
Diện tích<br />
(ha)<br />
72,88<br />
<br />
2. LX - LM<br />
- Rau đông<br />
3. LM - Ngô<br />
ĐX<br />
4. LM - Lạc<br />
xuân<br />
5. Ngô ĐX<br />
- Ngô HT<br />
6. Lạc xuân<br />
- Ngô HT<br />
7. Quýt<br />
<br />
346,72<br />
<br />
8. Cam<br />
<br />
86,67<br />
<br />
9. Vải<br />
<br />
5,52<br />
<br />
4,02<br />
2,44<br />
4,37<br />
19,83<br />
18,63<br />
<br />
(LX: Lúa xuân; LM: Lúa mùa; Ngô ĐX: Ngô đông<br />
xuân; Ngô HT: Ngô hè thu)<br />
<br />
Hoàng Thanh Oai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 11 - 17<br />
<br />
Bảng 2. Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng<br />
STT<br />
1<br />
1.1<br />
1.2<br />
2<br />
2.1<br />
2.2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Loại cây trồng<br />
Lúa cả năm<br />
Lúa xuân<br />
Lúa mùa<br />
Ngô cả năm<br />
Ngô hè thu<br />
Ngô đông xuân<br />
Lạc<br />
Rau đông<br />
Quýt<br />
Cam<br />
Vải thiều<br />
<br />
Diện tích gieo<br />
trồng (ha)<br />
156,59<br />
72,88<br />
83,71<br />
60,73<br />
22,27<br />
38,46<br />
23,00<br />
4,02<br />
346,72<br />
86,67<br />
5,52<br />
<br />
Số liệu bảng 1 cho thấy: toàn xã có 5 loại<br />
hình sử dụng đất (LUT), tùy thuộc vào điều<br />
kiện từng khu vực mà sự phân bố LUT và<br />
kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một xã miền<br />
núi có diện tích đất nông nghiệp tương đối<br />
cao nên hệ thống cây trồng của xã tương đối<br />
đa dạng, chủ yếu là các loại cây lương thực và<br />
cây ăn quả. Trong đó LUT chuyên lúa chỉ có<br />
một kiểu sử dụng đất, LUT 2 lúa - 1 rau<br />
màu có 1 kiểu sử dụng đất, LUT 1 lúa - màu<br />
có 2 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu có<br />
2 kiểu sử dụng đất và LUT cây lâu năm có<br />
1 kiểu sử dụng đất là trồng các loại cây ăn<br />
quả, chủ yếu là quýt và cam.<br />
Hiện trạng cơ cấu cây trồng<br />
Sản xuất nông nghiệp của xã Quang Thuận<br />
trong năm 2011 được thể hiện qua bảng 2.<br />
Số liệu bảng 2 cho thấy:<br />
- Cây lương thực: Sản lượng trong năm 2011<br />
đạt mức trung bình, cụ thể như: cây lúa có<br />
năng suất trung bình là 46,06 tạ/ha, sản lượng<br />
cả năm đạt 721,31 tấn; cây ngô năng suất đạt<br />
38,43 tạ/ha, sản lượng thu được là 233,39 tấn.<br />
- Cây thực phẩm: Cây trồng chủ yếu trên địa<br />
bàn xã là cây lạc và một số loại rau đông (cà<br />
chua, cải bắp, xu hào...) góp một phần không<br />
nhỏ cho việc sử dụng hàng ngày và phát triển<br />
kinh tế của các hộ, cụ thể: năm 2011 diện tích<br />
cây lạc là 23,00 ha và sản lượng thu được là<br />
33,03 tấn; diện tích cây rau các loại là 4,02 ha<br />
và sản lượng thu được là 37,29 tấn.<br />
<br />
Diện tích cho sản<br />
phẩm (ha)<br />
156,59<br />
72,88<br />
83,71<br />
60,73<br />
22,27<br />
38,46<br />
23,00<br />
4,02<br />
260,34<br />
65,03<br />
5,52<br />
<br />
Năng suất<br />
(tạ/ha)<br />
46,06<br />
41,68<br />
49,88<br />
38,43<br />
39,59<br />
37,76<br />
14,36<br />
92,77<br />
78,33<br />
80,48<br />
16,66<br />
<br />
Sản lượng<br />
(tấn)<br />
721,31<br />
303,76<br />
417,55<br />
233,39<br />
88,17<br />
145,22<br />
33,03<br />
37,29<br />
2.039,24<br />
523,36<br />
9,20<br />
<br />
- Cây lâu năm phổ biến trên địa bàn xã là cây<br />
quýt, cam, vải, trong đó cây quýt cho giá trị<br />
kinh tế cao, diện tích trồng quýt của xã năm<br />
2011 là 346,72 ha, diện tích cho sản phẩm là<br />
260,34 ha và sản lượng thu được trong năm là<br />
2.039,24 tấn. Bên cạnh đó, cây cam cũng thu<br />
được năng suất và sản lượng tương đối cao,<br />
với diện tích gieo trồng là 86,67 ha, diện tích<br />
cho sản phẩm là 65,03 ha và sản lượng thu<br />
được là 523,36 ha. Ngoài ra, một số hộ dân<br />
trong xã còn trồng thêm cây vải, tuy nhiên<br />
cây vải được trồng với diện tích nhỏ, không<br />
phổ biến, năng suất chỉ đạt mức trung bình,<br />
sản lượng thu được là 9,20 tấn.<br />
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất<br />
Đánh giá hiệu quả kinh tế<br />
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông<br />
nghiệp được trình bày trong bảng 3.<br />
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3 cho thấy:<br />
- Trên cùng một điều kiện đất đai, khí hậu<br />
nhưng hiệu quả của các LUT là khác nhau<br />
như: Trong các loại đất trồng cây hàng năm,<br />
đất 2 lúa - màu mang lại hiệu quả cao nhất<br />
với tổng chi phí sản xuất là 62,48 triệu đồng,<br />
tổng thu nhập thuần 50,997 triệu đồng, hiệu<br />
quả đồng vốn đạt 0,82 lần, giá trị ngày công<br />
lao động đạt 124,38 nghìn đồng/công lao<br />
động. Tiếp đến là đất chuyên lúa, đất LM Lạc xuân v.v., thấp nhất là kiểu sử dụng đất<br />
chuyên màu với tổng chi phí sản xuất là 32,4<br />
13<br />
<br />
Hoàng Thanh Oai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
– 33.8 triệu đồng, tổng thu nhập thuần 18,8 –<br />
20,3 triệu đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 0,5 –<br />
0,6 lần, giá trị ngày công lao động đạt 94 96 nghìn đồng/công lao động, một trong<br />
những nguyên nhân là do thiếu sự đầu tư về<br />
vốn, về khoa học kỹ thuật, các kiểu sử dụng<br />
đất đơn giản, đặc biệt là nhân dân còn sử<br />
dụng các giống địa phương cộng với cơ sở<br />
hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nghèo<br />
nàn, trình độ canh tác còn lạc hậu, điều này<br />
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và hiệu<br />
quả sử dụng đất.<br />
<br />
97(09): 11 - 17<br />
<br />
- Trên đất trồng cây lâu năm thì cây trồng chủ<br />
yếu là quýt, cam, vải thiều v.v. Đây là những<br />
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và là thế<br />
mạnh trong sản xuất nông nghiệp của xã.<br />
LUT này có cây quýt là cây mang lại hiệu quả<br />
kinh tế cao nhất do năng suất và giá bán cao,<br />
hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 1,2 lần. Cây<br />
cam cho năng suất cao nhưng do không có thị<br />
trường tiêu thụ nên giá rẻ dẫn đến hiệu quả<br />
kinh tế không bằng cây quýt. Cây có hiệu quả<br />
kinh tế thấp là cây vải thiều, do năng suất<br />
thấp, mặt khác thị trường không ổn định, giá<br />
bán sản phẩm thấp.<br />
<br />
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính trên 1 ha<br />
<br />
2 lúa<br />
<br />
LX - LM<br />
<br />
64.092,0<br />
<br />
37.130<br />
<br />
Thu nhập<br />
thuần<br />
(1000đ)<br />
26.962<br />
<br />
2 lúa - màu<br />
<br />
LX – LM - Rau đông<br />
<br />
113.477,0<br />
<br />
62.480<br />
<br />
50.997<br />
<br />
0,82<br />
<br />
124,38<br />
<br />
LM - Ngô ĐX<br />
<br />
60.592,0<br />
<br />
36.224<br />
<br />
24.368<br />
<br />
0,67<br />
<br />
105,95<br />
<br />
LM - Lạc<br />
<br />
60.764,0<br />
<br />
34.880<br />
<br />
25.884<br />
<br />
0,74<br />
<br />
107,85<br />
<br />
Ngô ĐX - Ngô HT<br />
<br />
52.597,2<br />
<br />
33.766<br />
<br />
18.831,2<br />
<br />
0,56<br />
<br />
94,16<br />
<br />
Lạc xuân - Ngô HT<br />
<br />
52.769,2<br />
<br />
32.422<br />
<br />
20.347,2<br />
<br />
0,63<br />
<br />
96,89<br />
<br />
Quýt<br />
<br />
105.745,5<br />
<br />
48.130<br />
<br />
57.615,5<br />
<br />
1,20<br />
<br />
230,46<br />
<br />
Cam<br />
<br />
68.408,0<br />
<br />
39.530<br />
<br />
28.878<br />
<br />
0,73<br />
<br />
137,51<br />
<br />
Vải thiều<br />
<br />
10.829,0<br />
<br />
8.110<br />
<br />
2.719<br />
<br />
0,34<br />
<br />
67,98<br />
<br />
LUT<br />
<br />
1 lúa - màu<br />
Chuyên màu<br />
<br />
Cây ăn quả<br />
<br />
GTSX<br />
(1000đ)<br />
<br />
Công thức luân canh<br />
<br />
CPSX<br />
(1000đ)<br />
<br />
0,73<br />
<br />
Giá trị ngày<br />
công LĐ<br />
(1000đ)<br />
107,85<br />
<br />
HQĐV<br />
(lần)<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả xã hội<br />
Hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thông qua các kiểu sử<br />
dụng đất được thể hiện ở bảng 4.<br />
Bảng 4. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất<br />
LUT<br />
Chuyên lúa<br />
Lúa - Rau màu<br />
<br />
Chuyên màu<br />
<br />
Cây ăn quả<br />
<br />
LX - LM<br />
<br />
250<br />
<br />
GTSX/công LĐ<br />
(1000đ)<br />
256,37<br />
<br />
LX - LM - Rau đông<br />
<br />
410<br />
<br />
276,77<br />
<br />
124,38<br />
<br />
LM - Ngô ĐX<br />
<br />
230<br />
<br />
263,44<br />
<br />
105,95<br />
<br />
LM - Lạc xuân<br />
<br />
240<br />
<br />
253,18<br />
<br />
107,85<br />
<br />
Ngô ĐX - Ngô HT<br />
<br />
200<br />
<br />
262,99<br />
<br />
94,16<br />
<br />
Lạc xuân - Ngô HT<br />
<br />
210<br />
<br />
251,28<br />
<br />
96,89<br />
<br />
Quýt<br />
<br />
250<br />
<br />
422,98<br />
<br />
230,46<br />
<br />
Cam<br />
<br />
210<br />
<br />
325,75<br />
<br />
137,51<br />
<br />
Vải thiều<br />
<br />
40<br />
<br />
270,73<br />
<br />
67,98<br />
<br />
Công thức luân canh<br />
<br />
LĐ (công)<br />
<br />
TNT/công LĐ<br />
(1000đ)<br />
107,85<br />
<br />
(TNT: Thu nhập thuần)<br />
<br />
14<br />
<br />
Hoàng Thanh Oai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ đầu tư<br />
lao động và giá trị ngày công ở mỗi LUT là<br />
khác nhau. Các LUT: chuyên lúa, 2 lúa - màu,<br />
1 lúa – màu, cây ăn quả (cam, quýt) phần lớn<br />
thu hút từ 230 - 410 công lao động/ha/năm.<br />
Các loại hình này đảm bảo một phần lương<br />
thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ<br />
khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động<br />
dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập.<br />
LUT chuyên màu trên địa bàn xã thu hút ít<br />
lao động, LUT ít được đầu tư do đó hiệu quả<br />
kinh tế chưa cao. Đây là kiểu sử dụng đất cần<br />
được quan tâm nghiên cứu, vì nó có thể thu<br />
hút được lực lượng lao động dư thừa trong<br />
nông thôn.<br />
Nhìn chung, các LUT trên địa bàn xã đều là<br />
những LUT đã có từ lâu nên đã đi sâu vào tập<br />
quán canh tác của người dân địa phương và<br />
có thị trường tiêu thụ tại chỗ và một phần<br />
được tiêu thụ tại các địa bàn lân cận, giải<br />
quyết việc làm, thu hút nhiều lao động, tăng<br />
thu nhập cho người dân trên địa bàn xã nâng<br />
cao đời sống nhân dân.<br />
Đánh giá hiệu quả xã hội<br />
Việc lạm dụng phân bón hoá học thay cho<br />
phân hữu cơ là nguyên nhân chính gây ra hiện<br />
tượng hàm lượng cao của lân trong đất (lân ít<br />
bị rửa trôi, khác với đạm và kali) và hàm<br />
lượng chất hữu cơ trong đất thấp của đa số<br />
các LUT. Để đạt năng suất cao và rút ngắn<br />
thời gian thu hoạch, người nông dân thường<br />
bón quá nhiều đạm, lân, kali cho đất mà hầu<br />
như không bón phân hữu cơ.<br />
Lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử<br />
dụng tương đối nhiều, thậm chí lạm dụng<br />
thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các loại cây<br />
trồng ở đây đều được phun thuốc bảo vệ thực<br />
vật ít nhất 2 lần/ vụ, đặc biệt cây ăn quả (quýt,<br />
cam...) phun 10-15 lần/năm và các loại rau<br />
màu như cà chua, bắp cải... phun đến 5-6<br />
lần/vụ. Do số lượng thuốc và số lần phun<br />
nhiều, có khi phun ngay trước khi thu hoạch<br />
nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tàn dư<br />
trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là<br />
tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi<br />
trường và sự an toàn chất lượng nông sản.<br />
<br />
97(09): 11 - 17<br />
<br />
Trong những năm tới, để nông nghiệp phát<br />
triển bền vững cần quan tâm đến quy trình<br />
sản xuất và chất lượng sản phẩm, đây là yếu<br />
tố quan trọng để xây dựng thương hiệu cho<br />
nông sản.<br />
Đánh giá tiềm năng đất đai<br />
Tiềm năng đất đai là khả năng mở rộng diện<br />
tích các loại đất, khả năng tăng năng suất của<br />
các loại cây trồng, vật nuôi trên một đơn vị<br />
diện tích nhất định [1]. Nói cách khác tiềm<br />
năng quỹ đất bao gồm tiềm năng về số lượng<br />
và chất lượng kể cả đất đang sử dụng và đất<br />
chưa sử dụng. Việc đánh giá đúng tiềm năng<br />
đất đai về lượng và chất theo khả năng thích<br />
hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa<br />
quan trọng, tạo ra những căn cứ nhằm định<br />
hướng cho việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu<br />
quả, phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh<br />
tế - xã hội của xã [3] .<br />
Hiện nay, quỹ đất phát triển nông nghiệp của<br />
xã còn rất lớn chiếm 93% diện tích đất tự<br />
nhiên của toàn xã. Nhìn chung quỹ đất của xã<br />
đang được khai thác, sử dụng cơ bản đúng<br />
mục đích, hiệu quả sử dụng ngày càng tăng,<br />
tuy nhiên tiềm năng của đất đang sử dụng còn<br />
lớn nếu đầu tư khai thác theo chiều sâu sẽ<br />
mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nữa.<br />
Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn 52,23<br />
ha, trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng<br />
(51,19 ha). Đó là phần diện tích đất chưa sử<br />
dụng có khả năng phục hồi, sử dụng cho sản<br />
xuất nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng,<br />
bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.<br />
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến<br />
năm 2020<br />
Căn cứ điều kiện khí hậu, điều kiện đất đai,<br />
nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình<br />
độ thâm canh của người dân, các tiến bộ kỹ<br />
thuật, giống cây trồng, kết quả đánh giá hiện<br />
trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình<br />
sử dụng đất và trên cơ sở mục tiêu phát triển<br />
kinh tế - xã hội của xã, chúng tôi định hướng<br />
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã<br />
Quang Thuận đến năm 2020 như sau:<br />
15<br />
<br />