Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương
lượt xem 1
download
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương. Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá theo thang điểm tổng hợp, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp phỏng vấn sâu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương
- ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG VƯỜN TRÁI CÂY LÁI THIÊU TỈNH BÌNH DƯƠNG Phan Văn Trung1, Lê Thị Ngọc Anh1 , Đỗ Ngọc Trinh2 1. Khoa Công nghiêp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Lớp D20DULILH01, Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương. Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá theo thang điểm tổng hợp, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực vườn trái cây Lái Thiêu có nhiều tiềm năng thuận lợi phát triển du lịch đường sông như: độ hấp dẫn, vị trí, sức chứa, môi trường và khả năng liên kết các điểm tài nguyên. Tuy nhiên, hạn chế về cơ sở vật chất kĩ thuật và khả năng quản lí đang cản trở phát triển du lịch đường sông ở địa bàn nghiên cứu. Thực trạng hoạt động du lịch cho thấy số lượng vườn trái cây kinh doanh dịch vụ du lịch còn ít đồng thời quá trình khai thác có những hạn chế về sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực và hiệu quả kinh tế. Dựa trên kết quả đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu. Từ khoá: du lịch đường sông; tiềm năng du lịch; vườn trái cây Lái Thiêu 1. MỞ ĐẦU Vườn trái cây Lái Thiêu là khái niệm địa lí định danh cho vùng thủ phủ trái cây lớn nhất phía tây nam của tỉnh Bình Dương, gắn liền với thương hiệu “Măng cụt Lái Thiêu” đã được Bộ KH & CN Việt Nam chứng nhận năm 2013 thuộc địa bàn các phường Vĩnh Phú, phường Lái Thiêu, phường Bình Nhâm, phường Hưng Định, phường An Thạnh và xã An Sơn. Trong quá trình phát triển của thành phố Thuận An, diện tích vườn trái cây Lái Thiêu hiện nay phân bố dọc theo sông Sài Gòn bao gồm phường Bình Nhâm, phường Hưng Định, phường An Thạnh và xã An Sơn (Phòng Kinh tế TP Thuận An, 2023). Đây là khu vực nổi tiếng từ lâu về nhiều loại cây ăn trái miền nhiệt đới đặc biệt là măng cụt, sầu riêng, mít tố nữ, chôm chôm, bòn bon. Vườn trái cây Lái Thiêu còn gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên độc đáo ven sông Sài Gòn và các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn. Bình Dương có tiềm năng đường sông (DLĐS) lớn với con sông lớn Đồng Nai và Sài Gòn bao bọc hai phía tây – đông của tỉnh, kết nối hầu hết các điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh với khoảng cách bến sông đến điểm tài nguyên (TN) không quá xa, thuận lợi khai thác tuyến du lịch kết hợp. Sông Sài Gòn chạy dọc rìa tây của tỉnh, đi qua các điểm du lịch nổi tiếng trong đó các di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia như làng nghề gốm sứ Lái Thiêu, vườn trái cây Lái Thiêu, đình thần Phú Long, nhà cổ Trần Văn Hồ. Tuy nhiên, hoạt động du lịch của tỉnh chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch, giai đoạn 2015-2020 chỉ tăng từ 4200 đến 5500 nghìn lượt khách, riêng năm 2020 chỉ có 292,7 nghìn lượt khách lưu trú (Sở VHTT&DL tỉnh Bình Dương, 2021). Trong bối cảnh hiện tại, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Bộ đã thúc đẩy nhu cầu du lịch gia tăng, đặc biệt là du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh các điểm đến du lịch trong vùng cũng yêu cầu phải đa dạng loại hình và sản phẩm du lịch mới. Trên cơ sở đó, Bình Dương đã có chính sách khuyến khích phát triển DLĐS nhằm khai thác lợi thế đặc điểm tự nhiên của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn cùng các TN du lịch ven bờ phong phú. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu trở thành điểm đến DLĐS hấp dẫn dựa trên vị trí theo tuyến đường sông Sài Gòn và lợi thế du lịch sinh thái – miệt vườn. Ngoài ra, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã xoá bỏ các vườn trái cây ở hai phường Vĩnh Phú và Lái Thiêu, thu hẹp diện tích các vườn trái cây của khu vực gây khó khăn cho việc khai thác hoạt động du lịch của một số cơ sở và phát triển bền vững nông nghiệp địa phương (Phòng Kinh tế TP Thuận An, 113
- 2023). Do vậy, việc đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển DLĐS là hướng đi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch ở các điểm đến sẵn có, khai thác tốt tiềm năng các vườn trái cây ven sông trong khu vực Lái Thiêu. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu - Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu dựa trên các kế hoạch – báo cáo của Sở Văn hoá – Thể thao Du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015 – 2021; báo cáo thống kê nông nghiệp do Phòng Kinh tế thành phố Thuận An cung cấp, số liệu báo cáo của UBND phường, xã trong khu vực nghiên cứu và các tài liệu khác liên quan tới vườn trái cây Lái Thiêu. - Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu được thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn 15 đối tượng là chủ vườn trái cây, cán bộ quản lí trong khu vực nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực địa: sử dụng để khảo sát và đánh giá các tiêu chí về tiềm năng DLĐS khu vực Lái Thiêu, phân tích thực tiễn các đối tượng nghiên cứu và đối chiếu với cơ sở dữ liệu thứ cấp đã được cung cấp. - Phương pháp đánh giá thang điểm tổng hợp: thực hiện đánh giá và xếp hạng tiềm năng khai thác DLĐS theo 8 tiêu chí với thang đo 5 bậc và phân cấp hệ số giữa các tiêu chí, các điểm TN lựa chọn đánh giá bao gồm các phường/xã thuộc vườn trái cây Lái Thiêu gồm phường Bình Nhâm; phường Hưng Định; phường An Thạnh và xã An Sơn. - Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn 15 đối tượng gồm chủ vườn trái cây, cán bộ phụ trách nông nghiệp, quản lí du lịch để thu thập các dữ liệu tình hình trồng và bảo tồn diện tích vườn trái cây; hoạt động khai thác du lịch bao gồm các nội dung về khách du lịch; thời gian; sản phẩm du lịch; doanh thu; cơ sở vật chất kĩ thuật; nhân lực. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch vườn trái cây Lái Thiêu Hoạt động kinh doanh du lịch của vườn trái cây Lái Thiêu được xem xét khía cạnh liên quan đến quy mô và hiệu quả hoạt động bao gồm khách du lịch; dịch vụ, doanh thu, nhân lực, CSHT và CS VCKT. Vườn trái cây Lái Thiêu có tổng diện tích 948,6 ha (2021), tuy nhiên hoạt động khai thác phục vụ nhu cầu tham quan khách du lịch tập trung ở phường Hưng Định (khu vực Cầu Ngang) (Phòng Kinh tế TP Thuận An, 2023). Diện tích vườn trái cây thuộc phường năm 2021 có 30.54 ha với măng cụt là cây trồng chính, chiếm 27.7 ha (90.7%). Phường Hưng Định có 4 điểm vườn phục vụ tham quan khách du lịch nổi tiếng bao gồm nhà vườn Hồng Vân; Vườn 99; Bé Hai và Ba Tâm (UBND phường Hưng Định - TP Thuận An, 2023). Các vườn có lịch sử hoạt động du lịch khá lâu đời với sự chuyển tiếp hai đến ba thế hệ, kinh doanh theo hộ gia đình. Điều này tạo nên tính truyền thống và đặc trưng hoạt động du lịch riêng của từng vườn trái cây, mang lại ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan. Tuy nhiên, các điểm vườn tham quan có sự phân hoá về quy mô, một số có quy mô lớn như Hồng Vân, Vườn 99 với diện tích phục vụ khách tham quan khoảng 3000 m2 và một vườn trái cây tách riêng để trồng, khai thác. Một số cơ sở khác bị thu hẹp diện tích (Bé Hai) chỉ còn phục vụ các dịch vụ ẩm thực trong sân vườn hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh (Ba Tâm). Về khách du lịch, kết quả phỏng vấn cho biết nguồn khách chủ yếu theo nhóm gia đình, bạn bè với hình thức tự túc, rất ít khách du lịch theo công ty. Khách xuất phát từ các khu vực lân cận trong tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài những khách quen trở lại, vườn còn tiếp đón khách đến lần đầu thông qua mạng xã hội, website và truyền miệng, đặc biệt vào mỗi mùa trái cây. Thời gian khách lưu lại khá ngắn, chỉ vài giờ và tập trung đông nhất vào buổi trưa để sử dụng dịch vụ ẩm thực. Lượng 114
- khách phân bố không đều theo các thời điểm trong năm, bắt đầu từ tháng 3, cao điểm vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 và kéo dài đến hết tháng 6. Số lượng khách đông nhất vào ngày lễ từ 500-600 khách/vườn. Đây là thời điểm trái cây bắt đầu chín rộ, có thể thu hoạch và thưởng thức. Ngoài ra, khách đến các vườn cũng chủ yếu tập trung vào dịp cuối tuần. Vào mùa trái vụ lượng khách đến thưa thớt hơn và có những thời điểm không có khách. Các dịch vụ du lịch tại vườn trái cây bao gồm dịch vụ ẩm thực, dịch vụ tham quan, mua trái cây và hái quả (vào mùa trái cây). Món ăn được khách yêu thích nhất là gỏi gà măng cụt, gà nướng sầu riêng, trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch tiêu biểu của các vườn. Trong vườn trồng đa dạng nhiều loại cây trái phục vụ nhu cầu tham quan của khách. Ngoài ra, mỗi vườn đều có dịch vụ bán các loại trái cây vào vụ, trong đó đặc biệt là măng cụt mang thương hiệu “Măng cụt Lái Thiêu”. Dịch vụ hái trái cây thường xuất hiện vào đầu mùa, số lượng người tham gia dịch vụ này tùy thuộc vào diện tích vườn và quy định của chủ vườn nhằm bảo vệ tốt vườn cây. Đối với những khu vực chỉ trồng để thu hoạch và bán sản phẩm cho du khách, các nhà vườn không mở cửa đón khách tham quan. Về doanh thu, các vườn không thu vé tham quan của du khách, chi phí giữ xe phụ thuộc vào các chủ vườn. Nguồn thu du lịch dựa vào dịch vụ ẩm thực và bán trái cây tại điểm. Trong đó, ẩm thực là nguồn doanh thu chính cho các vườn với các món ăn, nước uống phục vụ khách tham quan. Thời gian cao điểm doanh thu một số vườn đạt 70-90 triệu/ngày. Tuy nhiên, thời gian thu nhập cao rất ngắn, phổ biến là nguồn thu không ổn định. Nguồn nhân lực phục vụ chủ yếu là lao động trong gia đình và lao động thời vụ vào các dịp cao điểm đón khách. Kết quả khảo sát cho thấy, số người làm bình quân từ 4-5 người/cơ sở/ ngày, vào dịp cao điểm lên đến 15-16 người/cơ sở/ngày. Người lao động chưa được đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ du lịch như chế biến ẩm thực dựa theo kinh nghiệm kế thừa từ thế hệ trước, chưa có kiến thức về hướng dẫn viên du lịch, nhất là những lao động thời vụ. Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống cầu cảng phục vụ khách tham quan được quy hoạch đầu tư theo kế hoạch 4352 của tỉnh Bình Dương, các bến ở vườn trái cây Lái Thiêu được đầu tư xây dựng mới, giai đoạn 2019-2020 gồm bến Hưng Định; giai đoạn 2021-2025 gồm bến Bình Nhâm; bến Rạch Sơn. Các bến được xây dựng thuộc bến loại II, phục vụ 30.000 – 50.000 khách/năm (UBND tỉnh Bình Dương, 2019). Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng đang được triển khai xây dựng vì vậy việc tiếp đón khách bằng đường sông đang tạm ngừng. Tiếp cận của du khách hiện tại dựa trên hệ thống đường giao thông nối liền đã được đổ nhựa và bê tông hoá với quy mô đường 4 – 6 mét, thuận tiện cho xe ô tô ra vào các vườn. Tuyến đường vành đai ven sông Sài Gòn từ thành phố Hồ Chí Minh ngang qua phường Hưng Định đã hoàn thành giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, đặc biệt đối với những đoàn chọn di chuyển bằng xe đạp. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ khách tham quan bao gồm bãi giữ xe, các chòi lá và khu vệ sinh. Khu vực nhà ở của chủ cơ sở trong vườn trái cây được cải tạo thành nơi chế biến ẩm thực và trưng bày trái cây bán cho du khách. Các chòi lá phục vụ cho khách nghỉ ngơi, ăn uống có quy mô từ 6-10 người, một số chòi được xây liền với quy mô 30-40 người phục vụ đoàn khách đông. Chòi lá được xây dựng tách riêng từ 10 -15 chiếc/cơ sở xen kẻ giữa các hàng cây phục vụ khách nghỉ ngơi. Nhìn chung, hệ thống CS VCKT tại các vườn còn đơn giản, phục vụ nhu cầu ẩm thực chủ yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng các dịch vụ giải trí – thư giãn khác của khách du lịch. 3.2. Đánh giá tiềm năng khai thác du lịch đường sông của vườn trái cây Lái Thiêu 3.2.1 . Tiêu chí đánh giá theo thang điểm tổng hợp Đánh giá tài nguyên DLĐS liên quan chặt chẽ với điều kiện đặc thù loại hình DLĐS và giá trị khai thác TN các điểm đến ven bờ. Prideaux, B. & Cooper, M. (2009) đề xuất các nhân tố ảnh hưởng DLĐS gồm đặc điểm tự nhiên dòng sông; quản lí; sử dụng đất ven sông; đa dạng sinh học; hoạt động sản xuất; phương tiện vận chuyển và môi trường (Prideaux, B., and Cooper, M, 2009). Đối với đánh giá điểm tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái, Phạm Xuân Hậu & Trương Thị Thanh Tuyền (2017) đề xuất các tiêu chí theo 4 bậc gồm độ hấp dẫn; tính bền vững; tính an toàn; tính thời vụ; sức chứa và khả năng liên kết. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng & Nguyễn Kim Hồng (2019) xác định 6 tiêu 115
- chí đánh giá điểm TN phục vụ phát triển DLĐS gồm độ hấp dẫn; cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật; vị trí điểm TN; thời gian hoạt động; sức chứa và độ bền vững môi trường. Tác giả Nguyễn Phú Thắng (2020) trong đánh giá mức độ thuận lợi các điểm du lịch đề xuất sử dụng thang đo 5 bậc và tách riêng hai tiêu chí cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất – kĩ thuật (CS VCKT), tiêu chí môi trường cũng được xem xét bổ sung khía cạnh môi trường xã hội. Dựa trên cơ sở lí luận về DLĐS, kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả trên và đặc điểm TN du lịch khu vực vườn trái cây, nhóm nghiên cứu đánh giá điểm TN phục vụ phát triển DLĐS vườn trái cây Lái Thiêu dựa trên 8 tiêu chí, mỗi tiêu chí được phân cấp theo 5 bậc thang Likert (Bảng 1). Bảng 1. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá điểm TN du lịch STT Tiêu chí Mức độ Thang Chỉ tiêu – diễn giải điểm 1 Vị trí Rất thuận lợi 5 Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm TN < 500m. điểm TN Thuận lợi 4 Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm TN từ trên 500m – 1km. Trung bình 3 Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm TN từ 1 – 2km. Ít thuận lợi 2 Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm TN từ 2-3 km. Kém thuận lợi 1 Khoảng cách từ bến thuyền, bờ sông đến điểm TN từ 3-5 km. 2 Độ hấp Rất hấp dẫn 5 Cảnh quan đẹp, đặc sắc với đa dạng thành phần tự nhiên kết hợp TN dẫn du lịch văn hoá đặc sắc; khai thác >5 loại hình du lịch hoặc là điểm du lịch được công nhận cấp quốc gia. Hấp dẫn 4 Cảnh quan đẹp, khá đặc sắc với đa dạng thành phần tự nhiên kết hợp điểm di tích lịch sử văn hoá; khai thác 3-5 loại hình du lịch. Trung bình 3 Cảnh quan tương đối đẹp, thành phần tự nhiên tương đối ít; khai thác 2-3 loại hình du lịch. Ít hấp dẫn 2 Cảnh quan đơn điệu với 1-2 thành phần tự nhiên; phong cảnh ít đặc sắc; khai thác 1-2 loại hình du lịch. Kém hấp dẫn 1 Cảnh quan rất đơn điệu với 1 thành phần tự nhiên, chỉ khai thác được một loại hình du lịch. 3 Cơ sở hạ Rất thuận lợi 5 Có bến thuyền có khả năng tiếp nhận trên 50.000 lượt khách/năm tầng (bến loại I); 90%-100% đường nhựa di chuyển nội bộ; chất lượng (CSHT) đường tốt. Thuận lợi 4 Có bến thuyền có khả năng tiếp nhận trên 30.000 - 50.000 lượt khách/năm (bến loại II); 80%-90% đường nhựa từ bến thuyền đến điểm du lịch. Trung bình 3 Có bến thuyền có khả năng tiếp nhận dưới 30.000 lượt khách/năm (bến loại III); 70%-80% đường nhựa từ bến thuyền đến điểm du lịch. Ít thuận lợi 2 Chưa có bến thuyền; 50%-80% đường nhựa từ bến thuyền đến điểm du lịch; Chưa có phương tiện trung chuyển đến điểm TN. Kém thuận lợi 1 Chưa có bến thuyền; 1000 người/ngày; Điểm TN văn hoá trên 500 người/ngày. Lớn 4 Điểm TN tự nhiên có sức chứa 700-1000 người/ngày; Điểm TN văn hoá trên 300-500 người/ngày. Trung bình 3 Điểm TN tự nhiên có sức chứa 500-700 người/ngày; Điểm TN văn hoá trên 200-300 người/ngày. Nhỏ 2 Điểm TN tự nhiên có sức chứa 100-500 người/ngày; Điểm TN văn hoá trên 100-200 người/ngày. Rất nhỏ 1 Điểm TN tự nhiên có sức chứa dưới
- 6 Môi Rất thuận lợi 5 Môi trường tự nhiên trong lành. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán trường được bảo tồn nguyên vẹn, không có tệ nạn xã hội, an ninh – chính trị ổn định. Thuận lợi 4 Môi trường tự nhiên trong lành, ít bị ô nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán cơ bản được bảo tồn nguyên vẹn, ít tệ nạn xã hội, an ninh – chính trị ổn định. Trung bình 3 Môi trường tự nhiên có nguy cơ ô nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán bị mai một, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, an ninh – chính trị có một số biến động. Ít thuận lợi 2 Một số thành phần môi trường tự nhiên bị ô nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán ít được bảo tồn, tệ nạn xã hội tăng, an ninh – chính trị biến động. Kém thuận lợi 1 Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán ít được bảo tồn, tệ nạn xã hội tăng, an ninh – chính trị biến động. 7 Khả năng Rất tốt 5 Có ban quản lí riêng, du lịch hoạt động hiệu quả và tích cực; có đầy quản lí đủ các bộ phận chuyên trách du lịch như: điều hành; hướng dẫn viên; lưu trú; ăn uống; mua sắm; môi trường. Tốt 4 Có ban quản lí riêng, du lịch hoạt động thường xuyên; có một số các bộ phận chuyên trách du lịch như: điều hành; hướng dẫn viên; lưu trú; ăn uống; mua sắm; môi trường. Trung bình 3 Chưa có ban quản lí riêng về du lịch; cơ quan quản lí địa phương kiêm chức năng quản lí và phát triển du lịch; có cán bộ chuyên trách theo dõi một số hoạt động tại điểm. Yếu 2 Chưa có ban quản lí riêng về du lịch; cơ quan quản lí địa phương kiêm chức năng quản lí du lịch; có cán bộ theo dõi một số hoạt động tại điểm nhưng không thường xuyên. Kém 1 Chưa có ban quản lí; hoạt động quản lí ít được chú trọng. 8 Khả năng Rất cao 5 Trên 5 điểm TN trong bán kính 2,5 km. liên kết Cao 4 4 điểm TN trong bán kính 2,5 km. của điểm Trung bình 3 3 điểm TN trong bán kính 2,5 km. TN Thấp 2 2 điểm TN trong bán kính 2,5 km. Rất thấp 1 1 điểm TN trong bán kính 2,5 km. 3.2.2. Xác định trọng số, thang bậc và điểm đánh giá Kế thừa mô hình đánh giá của các nghiên cứu ( Phạm Xuân Hậu & Trương Thị Thanh Tuyền, 2017; Nguyễn Thị Hồng & Nguyễn Kim Hồng, 2019; Nguyễn Phú Thắng, 2020), hệ số và điểm tiêu chí đánh giá TN du lịch vườn trái cây Lái Thiêu nhằm phát triển DLĐS được trình bày ở bảng sau: Bảng 2: Tiêu chí, thang bậc và hệ số đánh giá STT Tiêu chí Hệ số Bậc số 5 4 3 2 1 1 Vị trí điểm TN 3 15 12 9 6 3 2 Độ hấp dẫn 3 15 12 9 6 3 3 CSHT 3 15 12 9 6 3 4 CS VCKT 3 15 12 9 6 3 5 Sức chứa 2 10 8 6 4 2 6 Môi trường 2 10 8 6 4 2 7 Khả năng quản lí 2 10 8 6 4 2 8 Khả năng liên kết của điểm TN 1 5 4 3 2 1 Điểm tổng 95 76 57 38 19 Để phân loại mức độ thuận lợi trong phát triển DLĐS, nhóm nghiên cứu vận dụng công thức của Arman (1975), điểm tổng hợp của các tiêu chí điểm có giá trị cao nhất là 95 điểm, thấp nhất là 19 điểm, khoảng cách mỗi bậc là 15,2 điểm. Do vậy, điểm tổng hợp sẽ có sự phân hạng như sau: Điểm du lịch rất thuận lợi (Loại I): 79,8 – 95 điểm (85 – 100%). Điểm du lịch thuận lợi (loại II): 64,6 – 79,8 điểm (69 – 84%). Điểm du lịch trung bình (loại III): 49,4 – 64,6 điểm (54 – 68%). 117
- Điểm du lịch ít thuận lợi (loại IV): 34,2 – 49,4 điểm (37 – 52%). Điểm du lịch kém thuận lợi (loại V): 19 – 34,2 điểm (20 – 36%). 3.2.3. Kết quả đánh giá tiềm năng khai thác DLĐS vườn trái cây Lái Thiêu Bảng 3. Kết quả xếp loại tiềm năng du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu Điểm TN Vị trí Độ CS CS Sức Môi Khả Khả năng Điểm Xếp điểm TN hấp HT VC chứa trường năng liên kết tổng loại dẫn KT quản của điểm hợp lí TN Bình Nhâm 15 12 12 9 10 8 8 5 79 II Hưng Định 12 15 12 15 10 8 8 5 85 I An Thạnh 6 9 4 9 10 8 6 4 56 III An Sơn 15 12 12 3 10 10 6 4 72 II Theo kết quả đánh giá, các vườn trái cây Lái Thiêu có tiềm năng DLĐS cao với ¾ điểm ở mức độ thuận lợi trở lên. Tiềm năng du lịch vườn trái cây Lái Thiêu có sự phân hoá khá lớn với một điểm xếp hạng rất thuận lợi (Hưng Định); hai điểm xếp hạng thuận lợi (Bình Nhâm, An Sơn) và một điểm ở mức độ trung bình (An Thạnh); không có điểm nào đạt số điểm tuyệt đối. Tiêu chí vị trí địa lí, CSHT thuận lợi với ¾ điểm TN có bến tàu dừng lại với khoảng cách dưới 1 km. Độ hấp dẫn được đánh giá cao khi các vườn có sự kết hợp giữa vườn trái cây với các làng nghề truyền thống nổi tiếng (gốm sứ Lái Thiêu, guốc Hưng Thái, mứt gừng Hưng Định) và các TN du lịch văn hoá khác như đình Phú Long; miếu Mộc Tổ; đền Bình Nhâm, chợ Búng; Dìn Kí; tổ đình Niệm Phật; Gia Nguyên Garden; sân gôn Sông Bé,… Sức chứa cũng là thế mạnh của các vườn bởi diện tích rộng, cho phép đón nhiều đoàn tham quan. Môi trường của các điểm TN trong lành, một số phường chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá tuy nhiên các vườn gìn giữ cảnh quan sinh thái khá tốt; khu vực An Sơn vẫn giữ được sự trong lành của cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn. Các nhân tố khác như CS VCKT có sự phân hoá giữa các điểm, các dịch vụ du lịch đơn điệu, điểm TN An Sơn chưa có công trình nào phục vụ nhu cầu tham quan khách du lịch. Các vườn trái cây tự quản lí quá trình khai thác, chỉ có ¼ điểm (Hưng Định) có hoạt động kinh doanh du lịch dưới sự giám sát thường xuyên của cán bộ chuyên trách ở địa phương. Khả năng liên kết các điểm được đánh giá cao khi có nhiều TN du lịch khác nhau phân bố trên địa bàn, ngoài ra, mỗi khu vực có nhiều vườn trái cây phân bố có thể kết hợp lại để phục vụ tối đa nhu cầu khách tham quan. 3.3. Thảo luận Vườn trái cây Lái Thiêu có lợi thế khai thác DLĐS dựa trên thế mạnh về vị trí địa lí, độ hấp dẫn TN khi kết hợp giữa TN du lịch sinh thái và văn hoá. Bên cạnh đó, môi trường thiên nhiên trong lành và liên kết dễ dàng các điểm tham quan khác là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển. Ở cấp vĩ mô, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành quy hoạch phát triển sản phẩm DLĐS trong đó tuyến sông Sài Gòn được xem là tuyến trọng điểm, hệ thống bến thuyền du lịch được triển khai và đầu tư xây dựng mới là tiền đề để DLĐS hoạt động. Đối với các cơ sở vườn trái cây đang hoạt động du lịch, kinh nghiệm hoạt động lâu năm cùng với thương hiệu du lịch đã được công nhận tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DLĐS. Ở các khu vực chưa khai thác hoạt động du lịch như Bình Nhâm, An Thạnh, An Sơn du lịch vườn trái cây trở thành một hướng đi có hiệu quả để gìn giữ và bảo tồn được các vườn trái cây, thay thế cho hoạt động nông nghiệp lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, việc xây dựng CSHT bến thuyền diễn ra chậm dẫn đến việc tạm ngưng hoạt động đưa đón khách bằng đường sông. CS VCKT phục vụ nhu cầu khách tham quan vẫn còn đơn điệu, chưa tạo ra nhiều sản phẩm – hoạt động du lịch đa dạng hấp dẫn khách. Hoạt động khai thác du lịch vườn trái cây chỉ thực hiện ở phường Hưng Định, các vườn trái cây ở các phường, xã còn lại đang ở dạng tiềm năng, chưa đón khách tham quan. Các vấn đề khác như nguồn lao động, vốn đầu tư, quảng bá vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, một vấn đề đe doạ đến sự phát triển các vườn trái cây là tình trạng đô thị hoá diễn ra nhanh chóng ở khu vực Thuận An. Sự phát triển công nghiệp và dịch vụ đã thay đổi cơ cấu kinh tế của khu vực và đẩy giá đất tăng nhanh, cùng với nguồn thu từ các vườn trái cây thấp thúc đẩy tình trạng phá bỏ vườn, bán đất. Nhiều vườn trái cây ở khu vực Hưng Định, Bình Nhâm và 118
- An Thạnh đang thu hẹp diện tích nhanh chóng hoặc biến mất. Đây là thách thức lớn nhất đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu phát triển du lịch gắn liền với vườn cây để mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn và bảo vệ được nền nông nghiệp cây ăn trái. 3.4. Giải pháp phát triển du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu - Chính sách phát triển du lịch: Chính quyền địa phương cần ban hành các chính sách nhằm hạn chế tác động của quá trình đô thị hóa làm thu hẹp diện tích các vườn trái cây. Tuyên truyền, vận động và có chính sách hỗ trợ để người dân tích cực bảo tồn diện tích vườn cây hiện có, chuyển đổi các vườn cây sang khai thác du lịch. Nâng cao ý thức người dân đối với việc gìn giữ và bảo vệ môi trường cảnh quan sạch đẹp, văn minh tạo hình ảnh tốt trong mắt khách du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần thúc đẩy việc hợp tác trong quản lí vận chuyển bằng đường sông giữa cơ quan quản lí giao thông đường thuỷ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đối với các phương tiện du thuyền và xem xét các bến thuyền có khả năng đón khách tránh sự chồng chéo trong quản lí. Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh đầu tư hướng khai thác du lịch sinh thái vườn trái cây theo tuyến đường sông. Lựa chọn các vườn trái cây có tiềm năng để xây dựng điểm tham quan tiêu biểu với đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật và sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo ra thương hiệu du lịch khu vực. - Cơ sở hạ tầng: Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, xây dựng mới các bến thuyền theo quy hoạch chung trong đó xây dựng mới bến Hưng Định, bến Bình Nhâm, bến Rạch Sơn để dành riêng đón khách du lịch. Xem xét cải tạo và kết hợp một số bến đã có để đón khách tạm thời trên cơ sở đảm bảo an toàn như cảng Bà Lụa. Đầu tư một số phương tiện di chuyển nội bộ cho du khách trải nghiệm giữa các vườn như xe đạp đôi, xe điện. - Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đầu tư hệ thống dịch vụ du lịch để tạo sự phong phú sản phẩm du lịch tăng trải nghiệm cho du khách. Dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung cho khách cần chú trọng đầu tư theo hướng sinh thái và gần gũi với thiên nhiên. - Xây dựng tour tuyến và sản phẩm du lịch: Đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch khác nhau theo hướng tăng cường tối đa các trải nghiệm và hoạt động để du khách tham gia dựa trên lợi thế TN sinh thái và văn hoá. Xây dựng các tour với nội dung khác nhau để du khách lựa chọn dựa trên nhu cầu, đặc điểm riêng của các đối tượng du khách. - Xây dựng môi trường và cảnh quan: Đầu tư cảnh quan dọc theo ven sông để tạo điểm nhấn cho du khách trên thuyền thưởng ngoạn. Thường xuyên nạo vét, làm sạch các con kênh, rạch dọc theo các vườn trái cây tạo ra môi trường xanh sạch. Xây dựng và tu sửa cảnh quan dọc các vườn thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí của du khách. - Quảng bá thương hiệu du lịch vườn trái cây: Sử dụng các trang mạng xã hội, thông tin đại chúng, các cuộc thi như “Lễ hội trái cây Lái Thiêu” để tuyên truyền các điểm đến. Xây dựng logo thương hiệu du lịch vườn trái cây Lái Thiêu thống nhất và gắn tại các điểm checkin hấp dẫn trong các vườn để tranh thủ sức lan toả từ khách tham quan. 4. KẾT LUẬN Dựa trên lợi thế tiềm năng vốn có về điều kiện tự nhiên và TN du lịch, loại hình DLĐS là hướng khai thác hiệu quả nhất các điểm đến vốn được phân bố dọc theo tuyến sông Sài Gòn và Đồng Nai của tỉnh Bình Dương. Khai thác và phát triển tiềm năng du lịch đường sông khu vực Lái Thiêu sẽ góp phần đóng góp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đem lại nguồn lợi từ du lịch lớn, cải thiện đời sống người dân địa phương khu vực ven sông khi tham gia hoạt động du lịch. Vườn trái cây Lái Thiêu có tiềm năng lớn để khai thác DLĐS với kết quả đánh giá ¾ điểm xếp loại thuận lợi để khai thác. Hoạt động khai thác du lịch đã được một số cơ sở thực hiện từ sớm và tạo thành các điểm đến mang tính thương hiệu trong khu vực. TN du lịch vườn cây trái cùng các điểm TN văn hoá hấp dẫn trong các vườn du lịch là cơ sở để xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng. 119
- Để hoạt động du lịch đi vào thực hiện và mang lại giá trị cho kinh tế xã hội địa phương, cần có vai trò dẫn đầu của các cơ quản lí trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ chế thông thoáng cho hoạt động DLĐS cùng với môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp. Sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng dân cư khu vực vườn trái cây ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai hoạt động du lịch trong thực tiễn. Bên cạnh đó, vai trò của các doanh nghiệp lữ hành du lịch quan trọng khi kết hợp với các vườn trong xây dựng các sản phẩm du lịch và tour tham quan đa dạng, hấp dẫn nhiều đối tượng du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Xuân Hậu và Trương Thị Thanh (2017). Đánh giá tiềm năng để phát triển điểm đến du lịch sinh thái tại khu Ramsar Láng Sen (tỉnh Long An). Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP HCM, Tập 14, số 11, tr. 16-29. 2. Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Kim Hồng (2019). Đánh giá điểm tài nguyên du lịch theo định hướng khai thác du lịch đường sông trên sông Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ ở Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP HCM, Tập 16, Số 5, tr. 108-120. 3. Nguyễn Thị Thảo Nguyên và Huỳnh Văn Tùng (2019). Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh DLĐS tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 55, Số 2, tr. 104-114, 2019. DOI: 10.22144/ctu.jvn.2019.053. 4. Phòng Kinh tế TP Thuận An (2023). Báo cáo nông nghiệp năm 2021, 2022. 5. Prideaux, B., and Cooper, M. (2009). River tourism, UK: Cabi. 6. Sở VHTT&DL tỉnh Bình Dương (2021). Thống kê tình hình du lịch giai đoạn 2015-2020. 7. Nguyễn Phú Thắng (2020). Đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch vùng trọng điểm tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP HCM, Tập 17, Số 10, tr. 18-31. 8. UBND phường Hưng Định - TP Thuận An (2023). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2021, 2022. 9. UBND tỉnh Bình Dương (2019). Phát triển tuyến và các sản phẩm du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 120
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang
9 p | 229 | 38
-
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch MICE tại địa bàn thành phố Cần Thơ
15 p | 117 | 11
-
Văn hóa Champa ở Quảng Bình tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch
5 p | 136 | 10
-
Xác lập hệ thống chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá tiềm năng du lịch nông thôn (áp dụng cho nông thôn Việt Nam)
14 p | 100 | 10
-
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và đề xuất giải pháp phát triển bền vững
9 p | 13 | 8
-
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tâm linh thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
8 p | 110 | 7
-
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị - Lê Thị Xuân, Trần Anh Tuấn
8 p | 108 | 5
-
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
8 p | 8 | 3
-
Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk
14 p | 5 | 3
-
Đánh giá khả năng phát triển du lịch đường sông của hệ thống sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng
13 p | 89 | 3
-
Cở sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch bền vững hai huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
6 p | 91 | 3
-
Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
7 p | 111 | 3
-
Đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch theo không gian tại khu vực hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
12 p | 39 | 2
-
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch homestay gắn với các điểm di tích trên địa bàn xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
7 p | 9 | 2
-
Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
8 p | 3 | 1
-
Phân tích SWOT đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tại huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
14 p | 1 | 1
-
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
13 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn