intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá chẽm (Lates Calcarifer) trong ao ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

138
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để xác định được vai trò và vị trí của nghề nuôi cá chẽm trong ao đất, do đó nghiên cứu được thực hiện với nội dung đánh giá khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá chẽm trong ao ở các tỉnh ven biển ĐBSCL nhằm làm cơ sở dữ liệu và đánh giá tiềm năng phát triển của nghề nuôi cá chẽm trong ao ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá chẽm (Lates Calcarifer) trong ao ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long

Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 60 – 71<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM (Lates<br /> calcarifer) TRONG AO Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> Lý Văn Khánh, Lê Việt Hà, Trần Ngọc Hải<br /> Trường Đại học Cần Thơ<br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 20/07/2015<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 14/09/2015<br /> Ngày chấp nhận đăng: 09/2016<br /> Title:<br /> An evaluation on the potential<br /> development of seabass model<br /> (Lates calcarifer) along the<br /> coastal provinces of the<br /> Mekong Delta area<br /> Từ khóa:<br /> Cá chẽm, Lates calcarifer, nuôi<br /> trồng thủy sản, ĐBSCL<br /> Keywords:<br /> Butter catfish (Ompok<br /> bimaculatus), Biological<br /> characteristics, Reproductive<br /> biology<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This study aimed at evaluation on the status and potential for development of<br /> seabass (Lates calcarifer) culture in pond in the coastal province of the Mekong<br /> Delta. The study was conducted from July 2014 to December 2014 through<br /> interviewing 74 households in Tien Giang, Ben Tre, Soc Trang, Bac Lieu, Ca<br /> Mau and Kien Giang with prepared questionairs.Results showed that the<br /> improved intensive farming system, the farms had average area of 1.4ha, and<br /> depth of 0.8-1.2m. Fish of 5-6cm in size were stocked at 0.06 inds/m2, in<br /> polyculture with other species. After 7-10 months of culture, fish were harvested<br /> at body weight of 0.6 kg, survival rate of 48%$ and yield of 0.2 ton/ha/crop. For<br /> the intensive farming systems, it was practiced mainly in Ben Tre, Tien Giang<br /> and Soc Trang province under firms of companies and entrepreneurs. Average<br /> stocking density was at 5 fish/m2 (ranging of 3-6 fish/m2). After 9-15 months of<br /> culture, fish were harvested at BW of 0.8-1kg, and yield of 26 tons/ha/crop<br /> (ranging of 12-31 tons/ha/crop).Production cost for the extensive farming<br /> systems and intensive farming systems were 27,900 VND/kg and 58,200<br /> VND/kg, respectively, and selling prices were at 48,700 VND/kg and 52,200<br /> VND/kg. The prior systems with low production cost obtained net profit of<br /> 21,600 VND/kg while the later system was fail to get profit (- 6,200 VND/kg);<br /> corresponding B/C of 81% and -9.0%. Among the provinces, Bac Lieu and Tra<br /> Vinh had higher rates of households fail to get profit. Factors effecting yields<br /> and profits of the systems were analyzed.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển mô hình nuôi<br /> cá chẽm (Lates calcarifer) trong ao ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu<br /> Long. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2014 đến tháng 12/2014, thông<br /> qua khảo sát 74 hộ nuôi cá chẽm trong ao ở tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà<br /> Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang bằng bảng câu hỏi được<br /> soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nuôi quảng canh cải tiến có diện tích<br /> bình quân 1,4 ha/ao, độ sâu 0,8 - 1,2 m. Cá giống có kích cỡ 5 - 6 cm/con được<br /> thả nuôi với mật độ thả 0,06 con/m2, kết hợp với một số đối tượng thuỷ sản<br /> khác. Sau thời gian nuôi từ 7 - 10 tháng cá đạt kích cỡ 0,6 kg/con, với tỉ lệ sống<br /> 48% và năng suất nuôi đạt 0,2 tấn/ha/vụ. Đối với nuôi công nghiệp, mô hình<br /> này tập trung ở Bến Tre, Tiền Giang và Sóc Trăng với hình thức công ty hay<br /> trang trại lớn. Mật độ thả trung bình 5 con/m2 (dao động 3 - 6 con/m2). Sau thời<br /> gian nuôi 9 - 15 tháng, cá đạt 0,8 - 1,0 kg/con được thu hoạch với năng suất<br /> trung bình 26 tấn/ha/vụ (dao động 12 - 31 tấn/ha/vụ). Chi phí đầu tư trong 2 mô<br /> 60<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 60 – 71<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> hình quảng canh và công nghiệp lần lượt là 27.900 đồng/kg và 58.200 đồng/kg<br /> cá, với giá bán cá thương phẩm đạt 48.700 đồng/kg và 52.200 đồng/kg. Mô<br /> hình quảng canh có mức đầu tư thấp, lợi nhuận đạt 21.600 đồng/kg cá, trong<br /> khi mô hình công nghiệp lỗ 6.200 đồng/kg, tương ứng tỉ suất lợi nhuận lần lượt<br /> là 81% và -9% (tỉ lệ hộ nuôi có lãi tương ứng 87% và 35%). So sánh giữa các<br /> địa phương, người nuôi cá chẽm tại Bạc Liêu và Trà Vinh thua lỗ nhiều nhất.<br /> Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận trong mô hình nuôi<br /> thâm canh cũng được phân tích.<br /> <br /> tóm tắt của Tổng cục Thống kê; các bản tin thủy<br /> sản của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và<br /> Phát triển Nông thôn.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Việt Nam có lịch sử phát triển nuôi cá biển còn rất<br /> non trẻ so với thế giới, mới bắt đầu từ những năm<br /> 90 và phát triển khá chậm, tới năm 2005 chỉ đạt<br /> 3.500 tấn chủ yếu từ nuôi lồng trên biển, nuôi ao<br /> đất chỉ là phần không đáng kể. Tới năm 2010 cả<br /> nước đạt 12.598 tấn cá biển chủ yếu vẫn là nuôi<br /> lồng bè, diện tích nuôi ao đất mới chỉ đạt khoảng<br /> 1.000 ha nhưng tập trung ở các tỉnh Miền Trung<br /> chưa phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu<br /> Long (ĐBSCL) (Nguyễn Địch Thanh, 2010).<br /> Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br /> (2011), mục tiêu đến năm 2015, tổng sản lượng cá<br /> biển nuôi ở nước ta đạt 160.000 tấn; năm 2020,<br /> tổng sản lượng cá biển nuôi đạt 200.000 tấn. Nuôi<br /> cá chẽm trong ao giúp người dân tận dụng được<br /> các nguồn lực tự có ở địa phương như nhân công,<br /> diện tích đất chưa được khai thác. Để xác định<br /> được vai trò và vị trí của nghề nuôi cá chẽm trong<br /> ao đất, do đó nghiên cứu được thực hiện với nội<br /> dung đánh giá khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài<br /> chính của mô hình nuôi cá chẽm trong ao ở các<br /> tỉnh ven biển ĐBSCL nhằm làm cơ sở dữ liệu và<br /> đánh giá tiềm năng phát triển của nghề nuôi cá<br /> chẽm trong ao ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.<br /> <br /> Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn<br /> trực tiếp 74 hộ nuôi cá chẽm trong năm 2013 ở<br /> các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc<br /> Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang bằng<br /> phiếu khảo sát soạn sẵn. Các thông tin thu thập<br /> bao gồm: khía cạnh kỹ thuật (diện tích ao nuôi, độ<br /> sâu, mật độ, mùa vụ, thời gian nuôi, cỡ giống thả,<br /> cỡ cá thu hoạch, loại thức ăn sử dụng, hệ số thức<br /> ăn, năng suất,…); chỉ tiêu tài chính (chi phí xây<br /> dựng, cải tạo ao, chi phí con giống, chi phí thức<br /> ăn, chi phí nhân công, chi phí khác, tổng thu, tổng<br /> chi, lợi nhuận,…). Qua kết quả khảo sát đánh giá<br /> được mô hình đạt hiệu quả và các yếu tố tác động<br /> ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình như điều<br /> kiện ao nuôi, thời gian nuôi, cỡ giống thả, giá cá<br /> giống, chi phí thức ăn, giá cá thương phẩm, thị<br /> trường tiêu thụ, …<br /> 2.3 Phương pháp xử lý số liệu<br /> Số liệu điều tra sau khi thu thập được hiệu chỉnh,<br /> kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất,<br /> mức độ chính xác và được mã hóa, nhập vào máy<br /> tính, sau đó sử dụng phần mềm Excel và SPSS để<br /> xử lý. Các số liệu thu thập được phân tích bằng<br /> thống kê mô tả qua việc tính toán các giá trị trung<br /> bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm.<br /> <br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2014 đến<br /> tháng 12/2014 tại các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL<br /> là Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc<br /> Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi cá<br /> chẽm trong ao<br /> 3.1.1 Mô hình nuôi cá chẽm quảng canh cải<br /> tiến<br /> <br /> 2.2 Phương pháp nghiên cứu<br /> Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng<br /> kết năm 2013 của chi cục thủy sản ở các tỉnh đang<br /> khảo sát; niên giám thống kê 2013 và niên giám<br /> <br /> Kết quả khảo sát cho thấy ở mô hình nuôi quảng<br /> canh cải tiến, cá chẽm giống được là thả nhiều lần<br /> 61<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 60 – 71<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> trong suốt vụ nuôi. Mật độ cá chẽm trung bình<br /> 0,06 con/m2 (60 con/1.000 m2), cá giống có kích<br /> cỡ từ 5 - 6 cm/con. Trong thời gian nuôi cá chẽm<br /> chủ yếu tận dụng thức ăn sẵn có trong ao, chỉ bổ<br /> sung thức ăn (cá tạp, đầu tôm) vào 2 tháng cuối<br /> trước khi thu hoạch. Sau 7 tháng nuôi cá chẽm đạt<br /> khối lượng 0,6 kg/con, người nuôi thu hoạch toàn<br /> bộ cá chẽm. Một số hộ nuôi thu tỉa cá lớn trong vụ<br /> nuôi bằng cách đặt lú. Năng suất trung bình của<br /> mô hình nuôi quảng canh cải tiến chỉ được 197<br /> kg/ha/vụ và tỉ lệ sống trung bình 48%.<br /> <br /> mỗi mô hình khác nhau. Tuy nhiên khi so sánh<br /> với mô hình nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi<br /> của Rimmer and Russell (1998) thì mô hình nuôi<br /> cá chẽm kết hợp cá rô phi cho năng suất cao hơn<br /> hẳn với 2 tấn/ha, tỉ lệ sống là 80 - 90% và tốc độ<br /> tăng trưởng đạt 2,7 g/con/ngày. Mặc dù cá chẽm<br /> nuôi trong mô hình quảng canh cải tiến có năng<br /> suất thấp so với các mô hình nuôi kết hợp lúa,<br /> nuôi kết hợp cá rô phi nhưng mô hình nuôi cá<br /> chẽm quảng canh cải tiến đang là mô hình hiệu<br /> quả và phù hợp với người dân khu vực ven biển,<br /> tại đây người dân có sẵn diện tích canh tác nhưng<br /> chưa đủ điều kiện chuyển đổi qua nuôi công<br /> nghiệp như nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm quản<br /> lý, thị trường đầu ra,...<br /> <br /> Năng suất cá chẽm trong mô hình nuôi quảng<br /> canh cải tiến thấp hơn so với nghiên cứu của Trần<br /> Ngọc Hải và ctv. (2013) là 249 kg/ha, nhưng tỷ lệ<br /> sống cao hơn. Nguyên nhân sự khác biệt này là do<br /> kích cỡ giống thả, mật độ thả và điều kiện nuôi ở<br /> <br /> Bảng 1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi cá chẽm quảng canh cải tiến<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Giá trị (trung bình ± độ lệch chuẩn)<br /> <br /> Diện tích ao nuôi (ha/ao)<br /> <br /> 1,3 ± 0,7<br /> <br /> Độ sâu mức nước ao nuôi<br /> <br /> 1,0 - 1,3<br /> <br /> Mật độ thả giống<br /> <br /> 0,06 ± 0,04<br /> <br /> (con/m2)<br /> <br /> Kích cỡ cá giống (cm/con)<br /> <br /> 5,0 - 6,0<br /> <br /> Thời gian nuôi (tháng)<br /> <br /> 7,0 ± 1,3<br /> <br /> Tỉ lệ sống (%)<br /> <br /> 48 ± 16<br /> <br /> Kích cỡ cá thu hoạch (kg)<br /> <br /> 0,6 ± 0,2<br /> <br /> Tăng trưởng (g/con/ngày)<br /> <br /> 3,1 ± 0,8<br /> <br /> Năng suất (kg/ha/vụ)<br /> <br /> 197 ± 153<br /> các ao nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình chỉ đạt<br /> 0,4 ha/ao. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền<br /> Giang ao nuôi cá chẽm lớn nhất do được chuyển<br /> qua từ các ao nuôi tôm sú và các trang trại lớn, do<br /> đó diện tích ao lớn và đồng đều hơn, trung bình<br /> diện tích ao nuôi 0,6 ha/ao.<br /> <br /> 3.1.2 Mô hình nuôi cá chẽm công nghiệp<br /> 3.1.2.1. Diện tích và độ sâu mức nước ao nuôi<br /> Kết quả khảo sát cho thấy, các ao nuôi cá chẽm<br /> trong khu vực chủ yếu được chuyển đổi từ ao nuôi<br /> tôm và ao nuôi cá kèo, do đó diện tích trung bình<br /> 0,5 ha/ao và có sự biến động lớn giữa các địa<br /> phương trong khu vực. Ao nuôi cá chẽm ở Bạc<br /> Liêu có diện tích nhỏ nhất so với các khu vực<br /> nuôi còn lại (diện tích trung bình mỗi ao 0,3<br /> ha/ao), do ao nuôi được chuyển đổi từ các ao nuôi<br /> cá kèo trong khu vực Bạc Liêu, diện tích canh tác<br /> của các hộ gia đình nhỏ. Tiếp đến là ao nuôi ở<br /> Bến Tre, ao được chuyển đổi qua nuôi cá chẽm từ<br /> <br /> Độ sâu ao nuôi cá chẽm ở các hộ được khảo sát<br /> trung bình 1,4 - 1,5 m. Ao nuôi tại Bạc Liêu có độ<br /> sâu thấp nhất, chỉ đạt 1,4 m trong khi đó các ao<br /> nuôi ở tỉnh khác sâu nhất trung bình đạt 1,6 m<br /> nước do tại Tiền Giang ao nuôi của doanh nghiệp<br /> lớn được đầu tư cơ bản tốt.<br /> <br /> 62<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 60 – 71<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> Bảng 2. Diện tích và độ sâu trung bình của ao nuôi cá chẽm công nghiệp<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Bến Tre<br /> <br /> Trà Vinh<br /> <br /> Sóc Trăng<br /> <br /> Bạc Liêu<br /> <br /> Khác<br /> <br /> (n=12)<br /> <br /> (n=11)<br /> <br /> (n=11)<br /> <br /> (n=10)<br /> <br /> (n=7)<br /> <br /> Diện tích ao (ha)<br /> <br /> 0,4±0,2<br /> <br /> Độ sâu (m)<br /> <br /> 1,5±0,1<br /> <br /> ab<br /> <br /> 0,6±0,1<br /> <br /> bc<br /> <br /> 1,5±0,1<br /> <br /> 0,6±0,2<br /> <br /> c<br /> <br /> 1,5±0,1<br /> <br /> 0,3±0,2<br /> <br /> a<br /> <br /> 1,4±0,1<br /> <br /> 0,5±0,2<br /> <br /> Toàn<br /> vùng<br /> abc<br /> <br /> 1,6±0,1<br /> <br /> 0,5±0,2<br /> 1,5±0,1<br /> <br /> Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái (a, b và c) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2