Đánh giá tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng máu Ehrlichia canis và Anaplasma phagocytophilum trên chó ở Bệnh viện thú y CP PET Quận 9
lượt xem 3
download
Đề tài "Đánh giá tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng máu Ehrlichia canis và Anaplasma phagocytophilum trên chó ở Bệnh viện thú y CP PET Quận 9" nhằm khảo sát cắt ngang từ 10/22 - 4/2023 trên 94 con chó tại bệnh viện thú y CP PET Quận 9. Ghi nhận các yếu tố giống, giới tính, phương thức nuôi, độ tuổi và các biểu hiện lâm sàng ở chó bị nhiễm. Kết quả cho thấy 35,11% số chó nuôi bị nhiễm ký sinh trùng máu, trong đó có 60,61% nhiễm Anaplasma phagocytophilum, 39,39% nhiễm Ehrlichia canis. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng máu Ehrlichia canis và Anaplasma phagocytophilum trên chó ở Bệnh viện thú y CP PET Quận 9
- ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG MÁU EHRLICHIA CANIS VÀ ANAPLASMA PHAGOCYTOPHILUM TRÊN CHÓ Ở BỆNH VIỆN THÚ Y CP PET QUẬN 9 Đinh Văn Tân*, Nguyễn Quốc Vương, Nguyễn Tuấn Hy, Bùi Thụy Hồng Ngọc, Lâm Thư Linh Khoa Thú y - Chăn nuôi, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh TÓM TẮT Khảo sát cắt ngang từ 10/22 - 4/2023 trên 94 con chó tại bệnh viện thú y CP PET Quận 9. Ghi nhận các yếu tố giống, giới tính, phương thức nuôi, độ tuổi và các biểu hiện lâm sàng ở chó bị nhiễm. Kết quả cho thấy 35,11% số chó nuôi bị nhiễm ký sinh trùng máu, trong đó có 60,61% nhiễm Anaplasma phagocytophilum, 39,39% nhiễm Ehrlichia canis. Các yếu tố có liên quan tới bao gồm: chó nuôi thả bị bệnh nhiều hơn chó nuôi nhốt (25,53% và 9,57%), chó từ 1 - 5 tuổi nhiễm nhiều hơn (20,21%) dưới 1 tuổi (9,57%) và trên 5 tuổi (5,32%). Triệu chứng thường gặp là chảy máu mũi và xuất huyết dưới da xuất hiện ở chó bị nhiễm Ehrlichia canis (46,15% và 61,54%). Triệu trứng ở chó bị nhiễm Anaplasma phagocytophilum thường không đặc trưng nhưng thường thấy nhất là sốt (75%). Từ khóa: Ehrlichia canis, Anaplasma phagocytophilum, ký sinh trùng máu, chó 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ehrlichia Canis và Anaplasma Phagocytophilum là 2 loại ký sinh trùng máu gây bệnh phổ biến trên chó đang được các bác sĩ thú y quan tâm các năm gần đây. Phương thức truyền nhiễm chính thông qua vecto ve. Chẩn đoán chó bị ký sinh trùng máu hiện nay bao gồm tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm ký sinh trùng máu. Phương pháp xét nghiệm hiện nay đối với nhiễm ký sinh trùng được coi hiệu quả và có ý nghĩa là phương pháp nhuộm Giemsa, phết máu ngoại biên tìm thể vùi. Với những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp thông tin về sự lưu hành, phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa đối với các loại ký sinh trùng này trên chó. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Khảo sát cắt ngang từ ngày 1.10.2023-1.4.2023 trên những con chó đưa đến bệnh viện thú y CP PET Quận 9 để khám hoặc điều trị có biểu hiện nghi nhiễm ký sinh trùng máu như xuất huyết lỗ tự nhiên, sốt cao, khó vận động hoặc bị liệt, hô hấp khó khăn. 656
- 2.2 Dụng cụ và hóa chất - Dụng cụ: kim tiêm 3cc, ống Citrate, lam kính. - Thiết bị: kính hiển vi. - Hóa chất: thuốc nhuộm Giemsa. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Ghi nhận các yếu tố lứa tuổi, giống, giới tính và phương thức nuôi có ảnh hưởng tới chó bị nhiễm ký sinh trùng máu. - Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng trên chó bị bệnh. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Bước 1: Thu thập các thông tin cơ bản về chó nuôi thông qua việc phỏng vấn người nuôi và khám trực tiếp trên chó để ghi nhận các triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm ký sinh trùng máu như sốt, bỏ ăn, thở khó, hoàng đản, chảy máu mũi, vận động kém, xuất huyết dưới da, niêm mạc nhợt nhạt và triệu chứng thần kinh. Bước 2: Nhuộm tiêu bản máu, pha loãng bằng dung dịch đệm có pH 7,0 - 7,2 với tỷ lệ 1:5. Việc nhuộm tiêu bản máu được thực hiện từ 94 mẫu máu tương ứng vói 94 con chó xét nghiệm sau đó nhận diện Ehrlichia theo Hildebrandt và cs. (1973) và Anaplasma theo Harver và cs. (1978). Sử dụng thuốc nhuộm Giemsa và coi kính hiển vi với độ phóng đại 1000 lần. 2.5 Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel 2019 để tính các công thức bao gồm: - Tỷ lệ chó nuôi bị bệnh ký sinh trùng máu theo tổng mẫu xét nghiệm và phân theo nhóm giống, nhóm tuổi, giới tính, và phương thức nuôi được tính theo công thức sau: Tỷ lệ (%) = [số chó bị bệnh /số chó nghi nhiễm] x100. - Tỷ lệ chó nuôi bị dương tính phân theo chi ký sinh trùng được tính theo công thức sau: Tỷ lệ (%) = [số chó bị bệnh /số chó nhiễm ở mỗi chi] X 100. - Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng được tính theo công thức sau: Tần suất (%) = [số chó có triệu chứng lâm sàng/số chó mắc bệnh] X 100. Sử dụng phần mềm Minitap 16 để so sánh và phân hạng theo trắc nghiệm X2. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Các yếu tố liên quan đến chó bị nhiễm ký sinh trùng máu Kết quả khảo sát trên 94 con chó cho thấy có 35,11% (33/94) cá thể nhiễm ký sinh trùng máu và các yếu tố khác được thể hiện như sau: 657
- Bảng 0.1. Tỷ lệ chó xét nghiệm dương tính với 2 chi ký sinh trùng Chỉ tiêu khảo sát Số chó dương tính Tỉ lệ (%) Nội 20 21,28a Giống Ngoại 13 13,83a Đực 17 18,09a Giới tính Cái 16 17,02a Thả 24 25,53a Phương thức nuôi Nhốt 9 9,57b 5 tuổi 5 5,32c Tổng 33 35,11 *Ghi chú: Tổng số chó xét nghiệm là 94 con. Trong cùng cột, các giá trị trung bình theo sau bởi cùng ký tự khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua trắc nghiệm X2 ở p = 0,05. Bảng 0.2. Tỷ lệ chó xét nghiệm dương tính vời mỗi chi ký sinh trùng đối với các yếu tố E.canis A.phagocytophilum Tổng Các yếu tố (n=13) (n=20) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Nội 8 61,53a 12 60,00a 20 60,61 Giống Ngoại 5 38,46a 8 40,00a 13 39,39 Đực 6 46,15a 11 55,00a 17 51,52 Giới tính Cái 7 53,84a 9 45,00a 16 48,48 Thả 10 76,92a 14 70,00a 24 72,73 Phương thức nuôi Nhốt 3 23,07b 6 30,00b 9 27,27 658
- < 1 năm 4 30,77a 4 25,00a 8 24,24 Lứa tuổi 1-5 năm 7 53,84b 12 60,00b 19 57,58 >5 năm 2 15,38c 3 15,00c 5 15,15 Tổng 13 39,39 20 60,61 33 35,11 Ở bảng 3.1 trong số chó bị nhiễm, nhóm chó nuôi thả có tỷ lệ cao hơn so với nhóm nuôi nhốt, nhóm chó từ 1 – 5 tuổi nhiễm cao hơn nhóm dưới 1 tuổi và trên 5 tuổi và nhóm trên 5 tuổi nhiễm thấp hơn nhóm dưới 1 tuổi. Sự chênh lệch về tỷ lệ nhiễm giữa các nhóm được phân theo phương thức nuôi hoặc nhóm tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong khi, tỷ lệ này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) khi phân theo nhóm giống và giới tính. Trong 33 cá thể ghi nhận được ở bảng 3.2 có 39,39% cá thể bị nhiễm E. canis và 60,61% cá thể bị nhiễm A. phagocytophilum. Tỷ lệ nhiễm A. phagocytophilum cao hơn so với E. canis có ý nghĩa thống kê (p 0,05) khi phân theo giống nội hay ngoại và điều này cũng tương tự khi phân theo nhóm giới tính đực và cái. Trong khi, tỷ lệ bị nhiễm cả 2 chi ký sinh trùng ở chó nuôi thả cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nuôi nhốt và tỷ lệ chó bị nhiễm ở lứa tuổi 1 - 5 cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với cả 2 nhóm tuổi nhỏ hơn 1 và lớn hơn 5, nhóm tuổi lớn hơn 5 nhiễm ít hơn (có ý nghĩa thống kê với p
- Bảng 0.3. Tần suất triệu chứng trên 33 con chó bị nhiễm ký sinh trùng máu Tần suất xuất hiện (%) Dấu hiệu lâm sàng Tổng (n=33) E. canis (n=13) A. phagocytophilum (n=20) Nhiễm ve 92,30 95 93,93 Niêm mạc nhợt nhạt 30,77 30 30,3 Xuất huyết dưới da 61,54 10 39,39 Chảy máu mũi 69,23 5 21,21 Hoàng đản 7,69 5 6,05 Co giật 0 0 0 Bỏ ăn 76,92 70 72,72 Vận động kém 61,54 60 60,60 Sốt 53,84 75 66,66 Thở khó 15,38 15 15,15 A B Hình 0.1. Nhuộm giemsa soi ký sinh trùng máu. A) Morulae của E. canis trong bạch cầu đon nhân (mũi tên) ở độ phóng đại 100x B) Morulae của A. phagocytophilum trong bạch cầu đơn nhân (mũi tên) ở độ phóng đại 100x Như vậy ở bảng 3.3, chó bị bệnh ký sinh trùng máu thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như niêm mạc nhợt nhạt, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi và vận động kém. Các dấu hiệu lâm sàng thường thấy của E. canis bao gồm ủ rũ, lờ đờ, kém ăn, giảm cân và có khuynh hướng xuất huyết, trong những triệu chứng điển hình trên triệu chứng chảy máu mũi và xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở 660
- những cá thể chó bị nhiễm E. canis (61,54% và 69,23%). Xuất huyết thường thể hiện dưới dạng lấm tấm, hoặc thành đốm, đôi khi cả hai. Chảy máu cam thường thấy ở chó bị E. canis (Whitt SP và cộng sự, 1999). Phần lớn chó bị nhiễm A. phagocytophilum có các dấu hiệu không đặc trưng của bệnh, tuy nhiên triệu chứng sốt thường được ghi nhận ở chó bị nhiễm A. phagocytophilum (75%). Sốt (từ 39,2°C) là bất thường thường thấy nhất, thể hiện ở 61% đến 90% chó bị nhiễm. Lờ đờ hay ủ rũ và kém ăn cũng là các phát hiện thường được ghi nhận xảy ra ở trên 75% chó (Granick JL và cộng sự, 2009). Ngược lại chỉ 3% đến 11% chó bị nhiễm A. phagocytophilum có thể hiện các cấu hiệu rối loạn đông máu (xuất huyết lấm tấm, và chảy máu cam) (Kim HY và cộng sự, 2002). 4. KẾT LUẬN Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên chó không phụ thuộc vào nhóm giống, giới tính mà phụ thuộc vào phương thức nuôi và lứa tuổi của chó. Chó nuôi thả có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao hơn so với nuôi nhốt, chó từ 1 - 5 tuổi nhiễm cao nhất, kế đến chó dưới 1 tuổi, và nhiễm thấp nhất ở chó trên 5 tuổi. Triệu chứng xuất huyết dưới da và chảy máu mũi xuất hiện phổ biến ở chó bị nhiễm E. canis, đối với A. phagocytophilum thì sốt chính là biểu hiện thường được ghi nhận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh. N. T. L., Duy. N. Đ., & Vũ. D. T., 2020. Khảo sát bệnh ký sinh trùng máu trên chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Dantas-Torres, F. (2008). Canine vector-borne diseases in Brazil. Parasites & Vectors, 1, 1-17. 3. Ebani, V. V. (2019). Serological survey of Ehrlichia canis and Anaplasma phagocytophilum in dogs from central Italy: An update (2013–2017). Pathogens, 8(1), 3. 4. Granick, J. L., Armstrong, P. J., & Bender, J. B. (2009). Anaplasma phagocytophilum infection in dogs: 34 cases (2000–2007). Journal of the American Veterinary Medical Association, 234(12), 1559-1565. 5. Harvey, J. W., Simpson, C. F., & Gaskin, J. M. (1978). Cyclic thrombocytopenia induced by a Rickettsia-like agent in dogs. Journal of Infectious Diseases, 137(2), 182-188. 6. Hildebrandt, P. K., Conroy, J. D., McKee, A. E., Nyindo, M. B. A., & Huxsoll, D. L. (1973). Ultrastructure of Ehrlichia canis. Infection and immunity, 7(2), 265-271. 7. Kim, H. Y., Mott, J., Zhi, N., Tajima, T., & Rikihisa, Y. (2002). Cytokine gene expression by peripheral blood leukocytes in horses experimentally infected with Anaplasma phagocytophila. Clinical and Vaccine Immunology, 9(5), 1079-1084. 8. Phi. T. N., 2022. Tỷ lệ nhiễm Ehrlichia canis trên chó và hiệu quả điều trị tại Phòng khám thú y Quốc Cường, Thành phố Hồ Chí Minh 9. Vui. L. Đ., 2019. Khảo sát các trường họp nhiễm Ehrlichia canis, Anaplasma platys trên chó và hiệu quả điều trị tại Phòng khám thú y Tín Thơ. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM 10. Whitt SP, Everett ED, Roland W. 1999. Ehrlichia chaffeensis-associated cardiomyopathy in a patient with AIDS. Clin Infect Dis 28:140. 661
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình thâm canh giống ngô lai LVN – 4
6 p | 375 | 25
-
Tạo giống và thâm canh ngô
68 p | 90 | 17
-
Tỷ lệ nhiễm Toxocara canis của chó được nuôi tại thành phố Huế và hiệu quả điều trị của hai dạng thuốc ivermectin
9 p | 10 | 4
-
Một số ngoại ký sinh trùng ký sinh trên ghẹ ba chấm (Portunus sanguinolentus Herbst, 1783) thu tại vùng biển Khánh Hòa
11 p | 34 | 4
-
Đánh giá và tuyển chọn giống hoa sen trồng chậu và trồng ao, hồ triển vọng tại tỉnh Phú Thọ
9 p | 47 | 3
-
Khảo sát bệnh viêm tai ở mèo do otodectes cynotis và theo dõi hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y Thanh Hưng, tỉnh An Giang
7 p | 13 | 3
-
Điều trị giun tròn Camallanus anatantis ký sinh trên cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng Fenbendazole
6 p | 39 | 2
-
Sự đồng nhiễm và tương quan giữa các kỹ thuật xét nghiệm PCV2 ở ca bệnh hô hấp phức hợp và còi cọc sau cai sữa
6 p | 21 | 2
-
Đánh giá miễn dịch và cảm nhiễm virus dại trên chó nuôi tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình bằng kỹ thuật hi và SSDHI
10 p | 45 | 2
-
Phát hiện và phân tích đặc điểm di truyền của Canine Kobuvirus trên chó nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn