intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Danh nhân lịch sử: Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Đức Cảnh(1908 - 1932) Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2/2/1908 tại thôn Diêm Điền, xã Thái Hà, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình. Là học sinh trường Thành Chung Nam Định, Nguyễn Đức Cảnh tham gia lãnh đạo thanh niên trong phong trào truy điệu Phan Chu Trinh ở Nam Định. Bị đuổi học, Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội tìm việc làm và cũng từ đây anh đã tham gia vào tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng. Mùa thu năm 1927, Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật được Việt Nam Quốc dân Đảng cử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Danh nhân lịch sử: Nguyễn Đức Cảnh

  1. Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) Nguyễn Đức Cảnh(1908 - 1932) Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2/2/1908 tại thôn Diêm Điền, xã Thái Hà, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình. Là học sinh trường Thành Chung Nam Định, Nguyễn Đức Cảnh tham gia lãnh đạo thanh niên trong phong trào truy điệu Phan Chu Trinh ở Nam Định. Bị đuổi học, Nguyễn Đức Cảnh l ên Hà Nội tìm việc làm và cũng từ đây anh đã tham gia vào tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng. Mùa thu năm 1927, Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật được Việt Nam Quốc dân Đảng cử đi Quảng Châu, Trung Quốc tìm hiểu về Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1928, Nguyễn Đức Cảnh là uỷ viên kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ phụ trách khu Duyên hải và trực tiếp làm Bí thư tỉnh bộ Hải Phòng. Cuối năm 1928 thực hiện chủ trương 'Vô sản hoá' của Thanh niên, Nguyễn Đức Cảnh xin làm thợ tại xưởng Caron. 28, 29 tháng 3/1929 Kì bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội họp ở Sơn Tây, có thảo luận lập Đảng cộng sản, cử Tự, c ùng Đính, Tuân, đi Hương Cảng họp Đại hội toàn quốc Thanh niên cách mạng đồng chí hội vào ngày 1/5/1929.
  2. Nguyễn Đức Cảnh là một trong bảy người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở nước ta (chi bộ 5D Hàm Long Hà Nội). Về Hải Phòng, tổ chức kết nạp và thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng vào đầu tháng 4/1929, trực tiếp làm Bí thư chi bộ. Tháng 6/1929, tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập (tại số 312 Khâm Thiên Hà Nội). Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đ ược bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời, phụ trách phong trào công nhân, hoạt động tại Hải Phòng và khu mỏ. Tháng 7/1929, được Đảng giao nhiệm vụ, Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Đại hội đại biểu Công hội đỏ Băc Kỳ. Tháng 8/1929 Nguyễn Đức Cảnh được chỉ định làm Bí thư Ban chấp hành Đông Dương Đảng cộng sản Đảng Đảng bộ Hải Phòng. Đầu năm 1930, Nguyễn Đức Cảnh v à Trịnh Đình Cửu, đại diện của Đông Dương cộng sản Đảng đi Hương Cảng dự hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì, Nguyễn Đức Cảnh được chỉ định vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời. Năm 1930 thành lập các Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đ ược cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, phụ trách công vận. C ơ quan Xứ uỷ đặt tại Hải Phòng.
  3. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh phát triển rầm rộ rộng khắp, nhằm tăng c ường đội ngũ lãnh đạo cho phong trào miền Trung. Cuối năm 1930 do cơ sở bị đàn áp dữ dội Trung ương Đảng điều Nguyễn Đức Cảnh vào Trung kỳ tham gia Thường vụ Xứ uỷ, chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tháng 4/1931 trên đường đi công tác trở về c ơ sở Nguyễn Đức Cảnh bị sa vào tay giặc, tại làng Yên Dũng Hạ, cách thành Vinh chừng vài cây số. Ngày 17/11/1931 Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân bị đưa xuống Hải Phòng thi hành án tử hình. Nguyễn Duy Trinh (1910 - 1985) Nguyễn Duy Trinh (1910 - 1985), nhà hoạt động Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Quê: xã Nghi Thọ (nay là xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tham gia Đảng Tân Việt rồi gia nhập Đảng Cộng sản Đông D ương (1930). Từ 1932 đến 1945, bị thực dân Pháp bắt nhiều lần và giam giữ ở các nhà tù Côn Đảo, Kon Tum. Ra tù, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Vinh và Huế (8.1945). Lần l ượt giữ các chức: thường vụ Xứ uỷ, phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính Trung bộ, bí thư Liên Khu uỷ V kiêm chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Miền Nam Trung Bộ (1946 - 1954); uỷ viên Ban
  4. Chấp hành Trung ương Đảng các khoá II - V; được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng (1955 và 1976); uỷ viên Bộ Chính trị khoá II (bổ sung 1956) khoá III, IV (1956 - 1982); bộ trưởng Phủ Thủ tướng (4.1958), chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (12.1958); phó thủ t ướng Chính phủ kiêm chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (1960) và kiêm chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1.1963); phó thủ t ướng Chính phủ kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1.1965 - 80); uỷ viên Hội đồng Quốc phòng (1960 - 1971). Thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (Pari, 27.1.1973). Đại biểu Quốc hội các khoá I - VII. Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2