intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DANH NHÂN TRIẾT HỌC - F. Brentano - Người đặt nền móng cho lý luận về tính ý hướng

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

140
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

DANH NHÂN TRIẾT HỌC F. Brentano - Người đặt nền móng cho lý luận về tính ý hướng Franz Brentano (1838 - 1917) - nhà triết học người Áo, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất về mặt trí tuệ và có sức thu hút rất lớn về mặt đời sống cá nhân. Ông đặc biệt nổi tiếng về sự phân biệt giữa những hiện tượng tâm lý và những hiện tượng thể chất dựa trên nền tảng tính ý hướng, định hướng trực tiếp vào tư duy. Khi phục hồi tư tưởng của Arixtốt và phương pháp kinh nghiệm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DANH NHÂN TRIẾT HỌC - F. Brentano - Người đặt nền móng cho lý luận về tính ý hướng

  1. DANH NHÂN TRIẾT HỌC F. Brentano - Người đặt nền móng cho lý luận về tính ý hướng Franz Brentano (1838 - 1917) - nhà triết học người Áo, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất về mặt trí tuệ và có sức thu hút rất lớn về mặt đời sống cá nhân. Ông đặc biệt nổi tiếng về sự phân biệt giữa những hiện tượng tâm lý và những hiện tượng thể chất dựa trên nền tảng tính ý hướng, định hướng trực tiếp vào tư duy. Khi phục hồi tư tưởng của Arixtốt và phương pháp kinh nghiệm trong triết học và trong tâm lý học, học thuyết về giỏ trị và đạo đức của ông được biện hộ bởi khái niệm của những xúc cảm đối lập hoặc những quan điểm về yêu, ghét. F.Brentano cũn nổi tiếng với những đóng góp lý luận về những phạm trự siờu hỡnh học, hiện tượng học, nhận thức luận, lôgíc học tam đoạn luận và triết học tôn giáo. Công việc giảng dạy của ông cũng đó tạo nờn những ảnh hưởng sâu rộng, tác động mạnh đến những sinh viên của ông ở Wurzburg và ở Vienna. Nhiều người trong số họ đó trở thành những nhà tư tưởng được cả thế giới kính trọng trong các lĩnh vực của họ, như Meinong, Husserl, Twardowski, Chirstian von Ehrenfels, Anton Marty và Freud. F.Brentano bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu triết học trong trường Trung học Hoàng gia Aschaffenburg ở Bavarian Gymnasium. Vào những năm 1856 - 1858, ông học tại Đại học Munich và Đại học Wurzburg, sau đó được tuyển vào Đại học Berlin - nơi mà lần đầu tiên, ông được đảm nhận trỏch nhiệm nghiờn cứu siờu hỡnh học
  2. Arixtốt dưới sự giám sát của F.A.Trendelenburg. Vào những năm 1859 - 1860, ông học ở Học viện Munster, nghiên cứu trường phái Arixtốt thời kỳ Trung cổ. Năm 1862, ông nhận học vị tiến sĩ triết học. Trong những năm 1866 - 1874, ụng là giảng viên với tư cách người diễn thuyết ở Khoa Triết học, trường Đại học Tubingen và sau đó, ông nhận học hàm giáo sư ở Đại học Vienna. Năm 1880, ông kết hôn và quyết định tạm thời từ bỏ vị trớ của mỡnh để được trở thành một công dân Xăcxông nhằm tránh những phiền phức về pháp luật ở Áo, nơi mà lễ cưới của linh mục không bao giờ được công nhận một cách chính thức. Ông được hứa hẹn phục hồi vị trí khi âm mưu chống lại hạn chế đó bị huỷ bỏ và mặc dù, sau đó, ông đó được phục hồi vị trí giảng viên đại học, nhưng sự thỉnh cầu của ông đối với việc phục hồi chức danh giáo sư chỉ nhận được sự trả lời một cách chậm trễ, mập mờ, nước đôi. Ông rời Vienna vào năm 1895 và nghỉ hưu ở Italia - quê hương của gia đỡnh ụng. Cuối đời, ông đến sống ở Zurich, Thụy Sĩ một thời gian ngắn tr ước khi Italia bước vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Ở đó, ông vẫn tích cực nghiên cứu triết học và tâm lý học, mặc dự sau đó bị mù, ông vẫn viết và sửa bản in cho nhiều cuốn sách, bài viết và thường xuyên gặp mặt những sinh viên cũ, những người bạn đồng nghiệp và luôn cân bằng mối quan tâm đến triết học cũng như văn học cho đến lúc qua đời. Những cụng trỡnh nghiờn cứu chớnh của F.Brentano bao gồm: Khảo luận về nhận thức (Chân lý và tính hiển nhiên. Các bài viết và thư từ về lý luận nhận thức), Thư gửi cho Anton Mácti; Về tính hiển nhiên; Các bức thư cho Husserl; Hợp tuyển triết học thế giới; Tâm lý học nhìn từ lập trường kinh nghiệm chủ nghĩa (Psychologie vom vempirischen Standpunkt. Leipzig, 1874); Bốn giai đoạn triết học (Die vier Phasen der Philosophie. Stuttgart, 1895); Từ sự phân loại những hiện tượng tinh thần (Von der Klassifikation der psychologischen Phanomenne. Leipzig, 1911); Những nghiên cứu triết học thể liên tục từ Raum, Zeit (Philosophische Untersuchungen zu Raum. Zeit und Kontinuum. Hamburg, 1976).
  3. F.Brentano được coi là người đặt nền móng cho lý luận về tính ý hướng, khi ông đặt lên hàng đầu vấn đề phân biệt về căn bản những hiện tượng tâm lý và vật lý. Quan điểm này được ông thể hiện rõ trong Psychologie vom empirischen Standpunkt (Tõm lý học nhỡn từ lập trường kinh nghiệm chủ nghĩa). Ở đây, ông không chỉ phân biệt sự khác nhau giữa hiện tượng tâm lý và hiện tượng vật lý, mà còn phân biệt các phương thức thể hiện của chúng trong ý thức. Khi bác bỏ khả năng tự quan sát của chủ thể, ông coi cội nguồn của các hiện t ượng tâm lý là tri giác nội tại - cái cùng tồn tại trong một hành vi ý thức với bất cứ hình thức hoạt động tâm lý nào. Mỗi hình thức này, theo ông, đều có thể nhận thức được trong ý thức với tư cách tự nó: quan niệm với tư cách là quan niệm, phán đoán với tư cách là phán đoán. Tri giác nội tại hay kinh nghiệm nội tại cũng đồng thời là cội nguồn của tính hiển nhiên, quan niệm được nhận thức trong ý thức với tư cách quan niệm mà chúng ta có được, phán đoán với tư cách phán đoán mà chúng ta nói ra(1). Trong vấn đề này, ông đã thể hiện rõ sự bất đồng quan điểm với I.Cantơ. Theo ông, kinh nghiệm nội tại không bao hàm trong nó sự phân chia thành sự vật và hiện tượng. Với ông, những hiện tượng vật lý chẳng qua chỉ là hình dáng, màu sắc, phong cảnh mà chúng ta nhận thấy, là những âm thanh chúng ta nghe thấy; đối tượng của các khoa học tự nhiên chẳng qua chỉ là các hiện tượng vật lý được bộc lộ ra trong những cảm giác; còn việc đồng nhất các lực gây ra cảm giác với đối tượng là sự ước lệ đem lại cho khách thể của khoa học một sự tồn tại ổn định n ào đó(2). Từ việc phân biệt các hiện tượng tâm lý và vật lý, F.Brentano đã đưa ra lý luận về tính ý hướng. Ông cho rằng, hiện tượng tâm lý được cấu thành bởi các hiện tượng nghe, nhìn, cảm giác, tư duy, phán đoán, suy lý, yêu, ghét,… Đặc trưng loài của những hiện tượng này là tính ý hướng. Trong Tõm lý học nhỡn từ lập trường kinh nghiệm chủ nghĩa, ông đó núi rừ: Tớnh ý hướng là biểu hiện của tinh thần; rằng, mọi kinh nghiệm tâm lý đều bao gồm khách thể được ý hướng, và có thể gọi
  4. chúng là đối tượng ý hướng mà tư tưởng trực tiếp hướng vào. Vỡ vậy, trong sự mong muốn, người ta có thể ước muốn bất cứ cỏi gỡ cũng được. Với luận điểm về tính ý hướng nội tại thỡ điều đó nghĩa là, đối tượng mong muốn, theo nghĩa đen, được chứa đựng trong kinh nghiệm tõm lý của sự mong muốn. Từ quan niệm này, ụng cho rằng, điều đó là duy nhất đúng với cái tinh thần trong sự đối lập với những hiện tượng thể chất hay phi tâm lý và do vậy, tớnh ý hướng của tâm lý khỏc với cỏi tinh thần từ trạng thỏi vật chất. Cũng từ quan niệm về tớnh ý h ướng nội tại này, ông đó xỏc định 3 hiện tượng tâm lý học: tư duy, phán đoán và cảm xúc. Hơn nữa, ụng cũn khẳng định rằng, mọi tư duy đều diễn ra một cách tự giác, được phản ánh trở lại trong bản thân nó với tư cách đối tượng ý hướng thứ sinh trong cái được gọi là “eigentumliche Verleckung”. Như vậy, theo F.Brentano, sự khác nhau căn bản giữa hiện tượng tâm lý và hiện tượng vật lý là ở chỗ chúng có tính ý hướng hay không. Cũng theo ông, chính tính ý hướng này đã làm nảy sinh mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và hiện tượng vật lý. Ví dụ, khi một hiện tượng vật lý nào đó thâm nhập vào lĩnh vực ý thức, được ý thức nhận biết thì khi đó, nó trở thành đối tượng tồn tại hoặc nội tại của ý hướng. Ngược lại, khi ý thức nhận biết được một hiện tượng vật lý nào đó thì khi đó, hiện tượng tâm lý (ý thức) này chính là cái để hướng vào một nội dung hoặc một khách thể nào đó. F.Brentano không phải là người đầu tiên đưa ra luận điểm về tính ý hướng. Luận điểm này có nguồn gốc từ triết học kinh viện thời Trung cổ. Là một cố đạo Thiên chúa giáo, F.Brentano quá biết triết học kinh viện, nên mặc dù bị trục xuất khỏi Thiên chúa giáo vì tham gia tranh luận về vấn đề “Giáo hoàng có sai lầm hay không”, trong tư tưởng của ông vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố thần học và do vậy, ông đã cải biến tư tưởng “tồn tại ý hướng” của triết học kinh viện thành lý luận về tính ý hướng.
  5. Theo F.Brentano, tính ý hướng có “quan hệ với nội dung” và luôn “hướng vào một đối tượng”. Rằng, chúng ta không thể nói một cách đơn giản: “tôi cảm thụ”, “tôi tưởng tượng”, “tôi phán đoán”. Để cho lời nói của chúng ta có ý nghĩa, chúng ta phải nói: “tôi cảm giác về một vật nào đó”, “tôi yêu ai đó”. Do vậy, mọi ý hướng đều là sự ý thức về đối tượng; còn hiện tượng tâm lý là hiện tượng có ý hướng bao dung đối tượng vào chính bản thân nó (ý hướng). Ở đây, cái gọi là “đối tượng” không phải là đối tượng vật lý hoàn toàn nằm ngoài ý hướng, bởi đối tượng vật lý không có chỗ đứng trong hiện tượng học. Những từ “đối tượng”, “khách thể”, “nội dung” mà F.Brentano sử dụng đều nói về đối tượng trong ý thức, chứ không phải vật thực tại bên ngoài. Đối tượng trong ý hướng cũng không cần phải lấy vật thực tại bên ngoài làm cơ sở. Ví dụ, khi chúng ta ý thức về cái xe, thì không cần phải có cái xe thực tại trước, cái xe trong ý thức của tôi chỉ là bản mô phỏng theo nó mà thôi; bản mô phỏng này tồn tại trong tâm linh con người như là hình ảnh tinh thần. Ngược lại, ngay dù cái xe như vậy, về căn bản, không tồn tại, con người vẫn có thể ý thức được nó. Trên thực tế, những vật như cái xe đều do con người trước hết tạo ra trong ý thức, sau đó mới tạo ra nó trong thực tế. Quan hệ chặt chẽ đó giữa ý thức và đối tượng không thiết lập trước tồn tại thực tế của hai phía. Quan hệ đó chỉ yêu cầu hoạt động của ý thức hoặc của tư duy được triển khai chân thực, còn vật được ý thức tới hoặc được tư duy tới thì không nhất định phải tồn tại(3). Không chỉ nhấn mạnh quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động của ý thức và đối tượng của nó, hoặc nói “tôi nghĩ” thì phải nói “tôi nghĩ về vật nào đó”, F.Brentano còn phân tích một cách sáng tạo quá trình nhận thức của con người (phân tích những biểu tượng và sự phán đoán của con người). Điều đó cũng có nghĩa là, ông đã phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động mang tính ý hướng của ý thức và đối tượng của ý hướng. Sự phân biệt đó cho thấy rõ đằng sau nhiều biểu tượng hiển thị trong quá trình nhận thức, còn có “sự nhộn nhịp” của hoạt động mang tính ý hướng. Điều này đã có ảnh hưởng và giá trị gợi mở rất lớn đối với các nhà tư tưởng hậu
  6. thế. Sau này, chính Husserl là người đã kế tục sự nghiệp của F.Brentano bằng việc phát hiện ra lĩnh vực ý thức thuần tuý và kết cấu của nó. Còn Haiđơgơ thì dựa trên hoạt động của tính ý hướng để tìm ra sự tồn tại ẩn giấu đằng sau vật tồn tại(4). Quan hệ tính ý hướng giữa ý thức và đối tượng như vậy được F.Brentano gọi là tính ý hướng nguyên sơ. Trên cơ sở này, ông đã nghiên cứu tính ý hướng cao cấp hơn - quan hệ giữa ý thức và tự ý thức. Ví dụ, khi tôi nhớ là đã nhìn thấy một màu sắc nào đó thì khi ấy, màu sắc và hoạt động “nhìn” đều ở trong quan hệ tính ý hướng; đồng thời hoạt động “nhìn” cùng với hoạt động “nhớ” lại ở trong một quan hệ nào đó. Quan hệ đó là quan hệ gì, có phải là ý thức có thể trực tiếp hướng vào chính bản thân nó hay không? Hoặc là, hai cái đó dứt khoát là một chỉnh thể thống nhất, không thể phân chia và do vậy, không thể nói đó là quan hệ gì. Lý giải vấn đề này, F.Brentano cho rằng, khi hiện tượng tinh thần hiển thị trong ý thức chúng ta, chúng ta nhất định sẽ ý thức nó như một đối tượng. Rằng, tính ý hướng “phản tư” chỉnh bản thân nó (quay lại quan sát chính nó) và phát sinh quan hệ với chính nó là cái có thể xảy ra. Kết cấu tính ý hướng này phức tạp hơn tính ý hướng nguyên sơ, bởi trong đó, hoạt động và đối tượng (của tính ý hướng) rất khó xác định, chúng thường xuyên ở trạng thái biến động. Nhưng đối tượng ý hướng đó luôn là nội tại, không hề có tính siêu việt nào và do vậy, nó luôn là xác thực và được minh chứng về mặt nhận thức luận. Ông gọi quan hệ tính ý h ướng giữa hoạt động ý thức và tự ý thức đó là tính ý hướng số hai(5). Với lý luận về tính ý hướng này, F.Brentano đã phân chia mọi hiện tượng thành bốn loại. Thứ nhất, hiện tượng vật lý. Đây chỉ có thể là đối tượng của tính ý hướng nguyên sơ, không thể là đối tượng của tính ý hướng số hai. Thứ hai, ý thức nội tại. Đây luôn là đối tượng của tính ý hướng số hai, không thể là đối tượng của tính ý hướng nguyên sơ. Thứ ba, hoạt động ý hướng, tương ứng với đối tượng của tính ý hướng nguyên sơ. Đây là sự quan sát, chú ý, biểu tượng, phản ánh. Thứ tư, hành vi
  7. ý hướng, tương ứng với đối tượng của tính ý hướng số hai. Đây là phương pháp tự thỉnh (tự phản tỉnh) không dễ dàng biến đổi. Trong tỏc phẩm Từ sự phân loại những hiện tượng tinh thần (Von der Klassifikation der pychischen Phanomene), F.Brentano đó t ừ bỏ luận điểm tính ý hướng nội tại để hướng triết học của mỡnh về phớa nhất luận thể mà theo đó, chỉ cá thể là tồn tại, kể cả irrealia - cỏi vốn được coi là không tồn tại, vốn chỉ là tiềm năng thuần túy; rằng chỉ có cái thực mới mang tính cá thể, cũn cỏi được gọi là khỏch thể trong tư duy là cỏi đó khụng cũn mang tớnh cỏ thể(6). Trong khi đó, những sinh viên của ông, như Twardowski, Meinong và Husserl, khi phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa tâm lý và những vấn đề triết học có liên quan đến lý luận về tớnh ý hướng nội tại đó xây dựng học thuyết về những khách thể tồn tại và không tồn tại siêu nghiệm, đồng thời hướng đến hiện tượng luận siêu nghiệm. Mặc dù vậy, học thuyết về tớnh ý hướng nội tại của F.Brentano vẫn bị nhiều nhà triết học bác bỏ, kể cả những người vẫn đồng ý với ông về quan điểm cho rằng, tư duy, về bản chất, luôn trực tiếp hướng đến khách thể. Bất chấp sự phản đối đó, tâm lý học kinh nghiệm của F.Brentano với luận điểm độc đỏo về tớnh ý hướng vẫn có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng học của Husserl và Haiđơgơ, đến chủ nghĩa hiện thực mới, triết học phân tích, trường phái tâm lý học Viursburg và tâm lý học hiện tượng. Với những đóng góp và ảnh hưởng về mặt triết học cùng với công việc giảng dạy và gương mẫu về đạo đức cá nhân, F.Brentano đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử triết học phương Tây hiện đại và được coi là người đặt nền móng cho lý luận về tính ý hướng. (1) Xem: Triết học phương Tây hiện đại - Từ điển. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr.57. (2) Xem: Sđd., tr.57-58. (3) Xem: Diêu Trị Hoa. Edmund Husserl. Nxb Thuận Hóa, 2005, tr.126.
  8. (4) Xem: Diêu Trị Hoa. Sđd., tr.127. (5) Xem: Diêu Trị Hoa. Sđd., tr.128. (6) Xem: Triết học phương Tây hiện đại - Từ điển. Sđd., tr.58.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2