Danh thắng Bình Định 1
lượt xem 9
download
Danh thắng Bình Định Tháp Vàng Phốc Lốc - Bình Định Tháp Phốc Lốc được xây từ thế kỷ XII trên một đỉnh đồi cao thuộc đất Châu Thành, Nhơn Thành, An Nhơn, tỉnh Bình Định (thật ra có thể gọi đồi Phốc Lốc là một ngọn núi cũng chẳng oan tí nào). Xa trông tháp có dáng vẻ của một người khổng lồ đang ngồi thiền, bốn mùa hắt bóng lên nền trời u tĩnh.Chính cái thế tĩnh tại đó khiến người trên đường thiên lý không thể điềm nhiên lướt qua, buộc người ta cứ ngoái nhìn suốt mấy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Danh thắng Bình Định 1
- Tháp Vàng Phốc Lốc - Bình Định Tháp Phốc Lốc được xây từ thế kỷ XII trên một đỉnh đồi cao thuộc đất Châu Thành, Nhơn Thành, An Nhơn, tỉnh Bình Định (thật ra có thể gọi đồi Phốc Lốc là một ngọn núi cũng chẳng oan tí nào). Xa trông tháp có dáng vẻ của một người khổng lồ đang ngồi thiền, bốn mùa hắt bóng lên nền trời u tĩnh.Chính cái thế tĩnh tại đó khiến người trên đường thiên lý không thể điềm nhiên lướt qua, buộc người ta cứ ngoái nhìn suốt mấy dặm dài. Các nhà nghiên cứu người Pháp gọi nó là Tour d'Or, tức tháp Vàng. Tháp Vàng Phốc Lốc thân vuông, mỗi cạnh chừng mười mét, từ đế đến đỉnh cao ước 15 mét là chạm trời xanh. Cửa chính hướng về phía đông, vòm cửa cao khoảng 6m. Ngoài cửa chính, tháp có ba cửa giả chạm phù điêu trang trí. Ba tầng cửa choãi bên dưới, càng lên trên càng thu lại, tạo thành một hình khối giống như 3 lưỡi mác nhọn xếp nối nhau vút lên sát diềm mái. Ở đây, mắt ta dừng lại ở một bộ diềm đá để trơn không trang trí, được đỡ bởi các cột đá ốp xung quanh thân tháp. Thẳng và vững chãi, các cột đá này kiêu hãnh từ chối mọi sự trang trí để bắt lấy bộ diềm. Phong cách kiêu bạt đạt đến cao trào, khi ánh mắt ta chợt bị hút vào mái tháp ba tầng phía trên. Mái tháp là sự trình diễn ngoạn mục của nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên các mảng tường thu hẹp dần về phía đỉnh. Mỗi mặt có cửa giả vòm nhọn, bên trên đi hoa văn lá lật xoắn đối xứng cực đẹp. Các hàng cột ốp dọc tầng mái không để trơn như các cột ốp thân bên dưới mà được chạm hoa văn xoắn kết dài, vừa khắc sâu ấn tượng tôn nghiêm, vừa tôn vinh những vẻ đẹp cao quý và chắt lọc. Có thể nói phần mái là hình ảnh thu nhỏ của tháp chính bên dưới, như một điệp khúc, nhưng là sự lặp lại tràn đầy tinh thần sáng tạo, không chỉ tạo nên sự thăng hoa về mỹ cảm, mà còn giúp ta cảm nhận được sự phần tâm linh sâu thẳm mà các nghệ nhân xưa đã gửi gắm trong từng công trình tín ngưỡng. Ở một địa thế đặc biệt, vừa cách xa đường thiên lý vừa ở trên đỉnh đồi cao, trải khắp bốn bên là ruộng đồng làng mạc, tháp Phốc Lốc xác lập một thế giới an nhiên tự tại. Sự an nhiên ấy ta có thể cảm nhận khi lên đến nơi tháp đang ngồi, giây phút chạm tay vào thân tháp rêu phong, bỗng thấy mình đang ở rất gần mây trắng. Chùa Thập Tháp Di Ðà: Một danh lam thắng cảnh ở miền trung Chùa Thập Tháp Di Đà nằm giữa một vùng quê xanh tươi và yên ả, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 28km về phía bắc, thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Ngôi chùa cổ kính này do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập vào năm 1683, tính đến nay đã hơn 300 năm tuổi, trên ngọn đồi mang tên Long Bích, mặt trước chùa là hồ sen rộng 500m2 được xây bằng đá ong, quanh năm sen nở thơm ngát một vùng, bao bọc sau lưng và phía bắc chùa là sông Côn và sông Bàn Khê. Năm 1691, chùa được vua Lê Hiển Tông ban cho biển ngạch đề “Thập Tháp Di Đà tự” và mang tên đó cho tới bây giờ. Bước qua cổng chùa, du khách sẽ đi qua khoảng sân rợp bóng mát của những cây cổ thụ có niên đại hơn 200 năm để vào chùa chính. Chùa được kiến trúc theo hình chữ khẩu, bốn vày, ba gian, hai chái, có hai lớp tường bao bọc xung quanh. Khu vực chính của chùa gồm chính điện, khu phương trượng, khu tây đường và đông đường, có dãy hành lang rộng lớn nối liền, bao bọc một sân rộng, lát gạch vuông với nhiều loài hoa cảnh. Chính điện chùa kết cấu chủ yếu bằng gỗ quý, chạm trổ tinh xảo, công phu với hoa cuộn, hoa sen, rồng, phượng cách điệu. Đầu tám hàng trụ cột và đầu kèo được chạm, trang trí cổ tự. Ngoài kiến trúc bên trong, chùa Thập Tháp còn làm du khách ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc của nhiều thời khác nhau. Như nhiều ngôi chùa ở Đàng trong, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật, hai bên thờ Tôn Giả A Nan, Ca Diếp, Quan Thế Âm Bồ Tát và Bồ Đề Đạt Ma; chùa còn thờ Thập Bát La Hán và Thập điện Minh Vương. Các pho tượng không chỉ là những tác phẩm độc đáo về nghệ thuật mà còn mang nét dung dị đời thường. Nụ cười, ánh mắt của mỗi pho tượng đều hàm chứa lý thuyết về cõi nhân sinh, cuộc sống và sự vĩnh hằng. Ngoài ra, chùa còn có đôi câu đối do chính chúa Nguyễn Phúc Chu viết ban vào năm 1691 và ba tạng kinh giấy khổ rộng, chữ to bằng ngón tay út. Bộ kinh hết sức cổ, có lẽ được Thiền sư Nguyên Thiều thỉnh từ Trung Hoa sang lúc phụng mệnh chúa Nguyễn về nước vào cuối thế kỷ XVII... Đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Trong tất cả các chùa chiền ở miền Trung được xây dựng vào thời Lê - Nguyễn thì chùa Thập Tháp ở Bình Định là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và cái mới đan xen nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, trang nghiêm. Năm 1990, chùa Thập Tháp Di Đà được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia. Huyền thoại suối nước nóng Hội Vân - Tỉnh Bình Định Từ thị trấn Ngô Mây nằm trên quốc lộ 1A, đi về hướng Tây chưa đầy 10 km, chúng ta sẽ bắt gặp suối nước nóng Hội Vân, thuộc xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát (Bình Định). Đây là một trong bốn nguồn nước nóng được khai thác để chữa bệnh ở nước ta. Nói đến Hội Vân, người dân xứ này bao giờ cũng nhắc về một huyền thoại...
- Chuyện kể rằng nàng công chúa Chămpa lúc bấy giờ, không may mắc phải một chứng bệnh lạ, da dẻ sần sùi, lở lói. Mặc dù vua cha đã cho tìm kiếm thầy thuốc giỏi khắp nơi về chữa trị, nhưng bệnh tình của công chúa vẫn không khỏi. Để giúp công chúa vơi bớt nỗi buồn, một lần đi săn bắn, nhà vua mang nàng theo. Mặt trời sắp lặn, đến một góc rừng hoang vu, giữa cây cối đại ngàn, nhà vua nhìn thấy giữa dòng suối mát có những mạch nước ngầm trào lên trong vắt. Người bèn ra lệnh vây màn cho công chúa tắm. Không ngờ, khi nàng vừa ngâm mình xuống nước, ghẻ chóc tự nhiên tan biến hết, da dẻ trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn xưa. Ngày nay, qua nghiên cứu, người ta đã biết trong nước nóng có chất lưu huỳnh (diêm sinh) và các khoáng chất rất thích hợp cho việc điều trị bệnh ngoài da, hô hấp, thần kinh. Trữ lượng mỏ nước nóng Hội Vân rất dồi dào. Đặc biệt, nguồn nước nơi đây được hòa tan với hơn 20 chất khoáng có cấu tạo hóa học dạng Cloruahydro Cacbonnat Sunfatnatri, được xếp vào loại nước khoáng nóng Silic cùng nhóm với một số viện điều dưỡng nổi tiếng trên thế giới... Đầu năm 1976, Nhà điều dưỡng nước nóng Hội Vân ra đời. Tính đến nay, trung tâm này đã đón hơn 2.200 lượt bệnh nhân đến điều trị. Bình quân mỗi năm đón khoảng 325 lượt người (trong đó có cả người ngoài tỉnh chiếm khoảng 2%). Những năm gần đây, số lượng người đến điều trị ngày càng tăng, có năm đón tới 600 lượt bệnh nhân. Cùng với những người đến để chữa bệnh, vào những ngày lễ ngày tết, suối nước nóng Hội Vân còn thu hút khách du lịch từ nhiều nơi đến tham quan. Người ta đến chủ yếu để thưởng thức trứng gà, trứng cút được luộc ở các vũng nước nóng có độ sôi 70-80 độ C, rồi sau đó thả mình xuống dòng nước ấm để tận hưởng cái cảm giác “thần tiên” ban tặng. Lại có người chờ hoàng hôn buông xuống để được nhìn thấy từ những mạch nước nóng lộ thiên (nằm rải rác trên một đoạn suối dài khoảng 1 km), khói nước bay lên phả vào không gian như thực như mơ. Từ cuối 1994, Bộ Y tế đã có chủ trương chuyển toàn bộ Nhà điều dưỡng sang Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức năng. Theo đó, Nhà điều dưỡng Hội Vân cũng đã xây dựng và hoàn tất luận chứng kinh tế kỹ thuật để chuẩn bị chuyển sang phương án hoạt động mới. Theo luận chứng, bệnh viện sẽ có hai khu: khu dành cho khách du lịch sẽ xây dựng bể bơi, có sức chứa 1.000 lượt người/ngày, có nơi ăn nghỉ giải khát độc lập; khu an dưỡng sẽ được nâng cấp và đầu tư trang thiết bị hiện đại. Song có lẽ vì kinh phí quá lớn (5 tỷ đồng) nên cho đến nay, ý tưởng xây dựng Hội Vân trở thành nơi du lịch và chữa bệnh lý tưởng vẫn còn nằm trên giấy (?!). Nhà Bảo tàng Quang Trung - Bình Định
- Xây dựng năm 1978, khánh thành năm 1979. Bảo tàng Quang Trung là điểm được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm hơn cả với 9 phòng trưng bày các di chỉ, hiện vật của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771-17789 ) Trong khuôn khổ viện, rộng 9 ha bảo tàng còn có tượng đài, cầu cảnh, nhà khách... Đặc biệt bên phải nhà bảo tàng có điện thờ 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và cây me, giếng nước- những dấu tích còn in đậm kỷ niệm gia đình người anh hùng dân tộc. Đến tham quan bảo tàng, khách du lịch sẽ được tham quan một số vùng lân cận, nơi trước đây là dinh lũy, quán lương, bãi tập của một nghĩa quân Tây Sơn (núi Ông Bình, hòn Ấm, hòn Kiến, Tây Sơn thượng đạo...), xem biểu diễn võ Tây Sơn, nhạc trống Tây Sơn. Hàng năm cứ vào ngày 5 tháng 1 (âm lịch) nhân dân quanh vùng tụ hội về nhà bảo tàng đề làm lễ tưởng niệm người anh hùng dân tộc (tục gọi là ngày lễ Đống Đa). hắng cảnh Gành Ráng - Tiên Sa - Bình Định Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 2km về phía nam, Gành Ráng - Tiên Sa là một quần thể sơn thạch trải dài sát biển, dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Vùng đất này không chỉ được xếp vào hàng "đệ nhất" trong các danh thắng của Bình Định với những cảnh đẹp đượm màu huyền thoại, giàu tính nhân văn mà còn bởi nó ôm ấp trong mình hình hài của một nhà thơ lớn: Hàn Mặc Tử. Nét đặc trưng tạo thành sức hấp dẫn ở đây chính là vẻ đẹp của đá. Đá chồng lên đá, đuổi theo nhau tạo thành hang, gành, rạn với nhiều hình thù gợi cảm, chạy sát chân sóng. Qua Hòn Chồng một quãng ngắn, bạn sẽ tới một bãi đá la liệt những hòn đá xanh hình tròn, nhẵn như quả trứng. Phía trên bãi, một mạch nước ngầm từ khe núi chảy ra tạo thành hai giếng nước ngọt. Đi hết bờ đá, một bãi cát vàng mịn hình lưỡi liềm sẽ hiện ra trước mắt du khách. Đến đây, ai cũng ghé qua mộ nhà thơ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Vùng đồi Gành Ráng - Tiên Sa nằm ở độ cao trung bình 30m, với tổng diện tích 150ha, trải dài đến thắng cảnh Quy Hoà và núi Vũng Chua. Từ đỉnh Gành phóng tầm mắt nhìn ra biển, bạn sẽ thấy rực sáng ánh đèn của ngư dân, quay sang hướng Quy Nhơn sẽ thấy lung linh đủ màu sắc. Bí ẩn 14 tháp cổ Chàm trên đất Tây Sơn - Bình Định Nằm ngay cửa ngõ thành phố Qui Nhơn là hai ngọn tháp đứng sừng sững kề nhau, dân gian gọi là tháp Đôi. Theo các tư liệu xưa còn ghi chép được, tháp Đôi là
- tháp Hưng Thạnh. Ngày 10/7/1980, tháp Đôi được trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Chăm bởi tháp Đôi không giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường này. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12. Ở ngọn tháp lớn, có khắc nhiều bức phù điêu hình khí Hanuman trong tư thế nhảy múa. Còn tháp nhỏ lại có nhiều phù điêu hình thú vật như hươu, nai; phía trong vòm khám thờ có hình người ngồi thiền, đứng chầu hai bên là các sư tử đầu voi. Các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá. Ngược lại, vùng "Tây Sơn hạ đạo" có cụm tháp Dương Long. Người Pháp gọi đây là "tháp Ngà", còn dân địa phương gọi là tháp An Chánh. Tháp Dương Long có ba toà tháp cổ với chiều cao 29-36m. Hệ thống cửa của cụm tháp này phần lớn đã bị sụp đổ. Các đề tài chạm khắc trên tháp Dương Long cũng có các hình thú như voi, sư tử đang đùa giỡn, phía bên trong toà tháp cũng là những tu sĩ đang ngồi thiền. Hầu hết toà tháp có cấu trúc nhỏ dần về phía đỉnh và kết thúc bằng một đoá sen đang nở. Những bức chạm khắc của tháp Dương Long rất tinh tế về nghệ thuật và kỹ xảo. Vòm cửa có hình quái vật Kala khạc ra rắn bảy đầu, bộ diềm mái được nghệ nhân khắc nhiều hoa văn với cảnh trí rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, tháp Dương Long có giá trị nghệ thuật nhất trong số các kiến trúc Chăm thời kỳ này. Nhiều nhà nghiên cứu hiện xác định niên đại của tháp là vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ hai được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng cùng lúc với tháp Đôi. Sau hai cụm tháp Đôi và tháp Dương Long là tháp Cánh Tiên và tháp Bánh Ít. Tháp Cánh Tiên được xây dựng ngay ở trung tâm thành phố Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Có thể nói đây là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn. Theo tài liệu của Pháp, tháp Cảnh Tiên còn được gọi là tháp Đồng, nhưng vì sao có tên gọi này thì vẫn chưa có ai xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời xanh. Khác với các tháp Chăm khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc. Không giống như Cánh Tiên, Bánh ít có đến bốn toà tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 20 km. Đứng xa cụm tháp này trông như những chiếc bánh ít lá gai thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là tháp Bạc. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh.
- Cũng tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hoà (Tuy Phước). Người dân ở đây kể rằng thôn Bình Lâm là vùng đất phì nhiêu có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến khai phá mở mang. Trong hệ thống tháp Chăm Bình Đ
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn